Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần sinh học cơ thể thực vật sinh học 11 nâng cao THPT

56 803 1
Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần sinh học cơ thể thực vật  sinh học 11 nâng cao  THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... pháp xây dựng tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học thể thực vật – Sinh học 11 NC – THPT 2.3.4.1 Các nguyên tắc xây dựng Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạykiến thức phần Sinh học thể thực vật- ... chữ tư liệu để giảng dạy số thuộc phần Sinh học thể thực vật SGK sinh học 11NC - Khảo sát điều tra tính khả thi, hiệu việc sử dụng tư liệu hỗ trợ giảng dạy phần Sinh học thể thực vật – Sinh học. .. chiếu,…) sử dụng PTDH giảng dạy môn Sinh học trường THPT Ý kiến giáo viên tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học thể thực vật- Sinh học 11 NC ý kiến HS dạy- học giảng điện tử có nhiều

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH - KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI. Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH – KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Và việc đưa CNTT với tư cách là phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại đã trở thành một trào lưu mạnh mẽ với quy mô quốc tế và đó là một xu thế của giáo dục thế giới [17]. Một trong những vấn đề ngành Giáo dục nước ta quan tâm hiện nay là yêu cầu giáo viên ứng dụng những thành tựu CNTT nhằm cụ thể hóa chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Điều này được cụ thể qua việc khuyến khích người dạy chuyển sang soạn giáo án và bài giảng trên máy vi tính mà chúng ta vẫn quen gọi là giáo án điện tử (GAĐT). Đây là một yêu cầu cần thiết đối với những người làm công tác giảng dạy nói chung trong xu thế hiện nay [8]. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú, hấp dẫn, dễ dàng kích thích,tạo hứng thú cho học sinh. Muốn được như vậy, GV cần tổ chức các hoạt động bằng các phương pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm,… giúp HS tự tìm tòi, phát hiện để chiếm lĩnh tri thức[2].Phần Sinh học cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11 nâng cao chứa đựng nhiều nội dung kiến thức hay, có những kiến thức các em khó có thể hình dung nếu không có hình ảnh minh họa, cũng có những kiến thức rất thực tế gần gũi với các em, tuy nhiên tư liệu hình ảnh trong sách giáo khoa (SGK) không đáp ứng đủ nhu cầu tìm hiểu của học sinh cũng như tài liệu cho quá trình soạn giáo án của giáo viên. Để nâng cao hiệu quả giảng dạy cho giáo viên cũng như sinh viên sư phạm mới ra trường có thể tiết kiệm được thời gian tìm kiếm nguồn tư liệu, phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình, chúng tôi chọn đề tài “Xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao- THPT”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng bộ tư liệu để tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy – học các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11. - Kết quả của đề tài sẽ là tư liệu phục vụ cho quá trình soạn giáo án và giảng dạy sau này của bản thân và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên THPT và sinh viên sư phạm mới ra trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phương tiện dạy học. - Khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông hiện nay. Những khó khăn của GV trong quá trình soạn bài giảng điện tử và hứng thú của HS đối với việc tiếp thu bài mới có nhiều hình ảnh, video minh họa. - Phân tích mục tiêu, kiến thức phầnSinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC. - Sưu tầm, biên tập hệ thống hình ảnh, video, kiến thức bổ sung, trò chơi ô chữ phù hợp với từng nội dung kiến thức trong SGK thuộc phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC. - Ứng dụng quy trình thiết kế bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy các kiến thức về phần Sinh học cơ thể thực vật trên phần mềm Microsoft FrontPage. - Thiết kế giáo án có sử dụng hình ảnh, video, trò chơi ô chữ của bộ tư liệu để giảng dạy một số bài thuộc phần Sinh học cơ thể thực vật trong SGK sinh học 11NC. - Khảo sát điều tra tính khả thi, hiệu quả việc sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC. 4. Nội dung bộ tư liệu - Hệ thống các hình ảnh, phim có chú thích nội dung. - Kiến thức bổ sung và bộ câu hỏi trắc nghiệm của từng bài. - Hệ thống trò chơi ô chữ có gợi ý và đáp án. - Các giáo án mẫu có sử dụng hình ảnh, phim của bộ tư liệu 5. Giả thuyết khoa học Bộ tư liệu nếu xây dựng được sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất tốt cho giáo viên và sinh viên sư phạm sau khi ra trường để giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC. Bộ tư liệu sẽ là một công cụ đắc lực cho việc soạn và giảng bằng GAĐT góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận Làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xây dựng bộ tư liệu trong giảng dạy. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC là nguồn tư liệu hữu ích giúp giáo viên THPT, sinh viên sư phạm Sinh và bản thân sau khi ra trường trong quá trình soạn bài giảng, góp phần nâng cao tính tích cực, hiệu quả học tập của học sinh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học ở các trường phổ thông 1.1.1. Trên thế giới Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT [4]. Công nghệ thông tin ở các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang phát triển như vũ bão, khi CNTT càng phát triển thì việc phát huy ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu.Ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ XXI – kỷ nguyên của thông tin và tri thức[4].Ở hầu hết các trường phổ thông các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật,.. việc học với các phương tiện hiện đại đã không còn là vấn đề mới, các trường đều có phương tiện hỗ trợ đa chức năng, phòng multimedia. Các bài giảng sinh động ứng dụng các phần mềm dạy học thông minh đã kích thích sự hứng thú, sáng tạo ở HS[9]. Không chỉ ở các nước có nền giáo dục tiên tiến từ lâu đã ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong giảng dạy mà hiện nay hầu hết các trường học nói chung và trường phổ thông nói riêng đều đã được trang bị những phương tiện kĩ thuật, máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học. Trình độ giáo viên được nâng cao rõ rệt về trình độ tin học song song với chuyên môn, việc tìm kiếm thông tin, thao tác trên máy tính cũng như sử dụng hiệu quả các tư liệu phục vụ cho quá trình dạy học ngày càng thành thạo. HS được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiện trực quan giúp quá trình học tập trở nên hứng thú hơn, kích thích sự sáng tạo và phát huy nhiều hơn khả năng của học sinh. Chính vì vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu dạy học trong đó có bộ tư liệu hỗ trợ dạy học được trang bị đa dạng và tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu dạy – học của giáo viên và học sinh [11]. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết để phát huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.[4] Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” Trong các nhiệm vụ trọng tâm Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2012- 2013: Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning và Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Bộ Giáo dục cũng đã yêu cầu:“Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”[21]. Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục đã là một xu thế của nền giáo dục Việt Nam trước đó, đang rất phổ biến hiện nay và sẽ kéo dài trong tương lai. Cùng với xu thế hòa nhập toàn cầu và đổi mới PPDH theo chỉ đạo trực tiếp của Bộ GD&ĐT, việc đưa CNTT vào ứng dụng trong dạy học đã được áp dụng rộng rãi ở các trường phổ thông [8]. Đưa tin học hay CNTT vào nhà trường phổ thông ở Việt Nam đã được triển khai bắt đầu từ những năm 1990.Theo khảo sát của Bộ Giáo dục – Đào tạo, tính đến năm 2012, Việt Nam đã có hơn 10.000 trường học ở các bậc học khác nhau trên cả nước được hỗ trợ kết nối Internet. Đây là chủ trương đúng, công cụ mạnh để giúp giáo dục Việt Nam thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam [11]. Nhiều chương trình, dự án đã được triển khai nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT.Hiện có 96% các trường THPT trong cả nước đã kết nối Internet phục vụ cho việc dạy và học ở trường. Tại mỗi trường đã trang bị ít nhất hai máy tính để kết nối. Nhiều tỉnh, thành còn đầu tư mạnh hơn như Đà Nẵng, Đồng Nai [6]. Hiện nay, việc giảng dạy bằng các trang trình chiếu powerpoint đang được nhiều GV trường THPT thực hiện. Vấn đề xây dựng các bài giảng, giáo trình điện tử đáp ứng đào tạo theo nhiều kênh thông tin là một hướng đang dần cụ thể hóa. Tuy nhiên, mức độ và chất lượng của loại hình này vẫn còn nhiều hạn chế do khó khăn trong điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy đòi hỏi một sự đầu tư lớn của ngành giáo dục cho công cuộc ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu cho quá trình day – học. 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Cơ sở lí luận về phương tiện dạy học 1.2.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học và phương tiện trực quan trong dạy học Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và HS sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Phương tiện dạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy và người học đến đối tượng dạy học [7]. Trong quá trình dạy học, PTDH có vị trí đặc biệt quan trọng. PTDH không chỉ là một yếu tố trong chỉnh thể của quá trình mà còn có vai trò tác động trực tiếp đến nội dung và PPDH. Phương tiện trực quan (PTTQ) là PTDH đóng vai trò công cụ được GV và HS sử dụng làm khâu trung gian tác động tới đối tượng dạy học. PTTQ trong dạy học là những phương tiện được sử dụng trong hoạt động dạy học, có chức năng khơi dậy, dẫn truyền, tăng cường khả năng hoạt động của các giác quan góp phần tạo nên chất liệu cảm tính của đối tượng nhận thức nhằm đạt đến mục đích dạy học cụ thể. Trong PTTQ, bên cạnh những PTTQ truyền thống còn có cả PTTQ có tính hiện đại, các phương tiện nghe nhìn, phương tiện đa năng (multimedia)… Sự phong phú về PTDH đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn trong dạy học. Nhờ các PTTQ mà các tri thức trừu tượng, các sự kiện phức tạp được bộc lộ một cách trực quan làm cho người học tiếp thu một cách dễ dàng. Do đó, PTTQ là rất cần thiết phục vụ cho quá trình dạy học, nó không chỉ giúp GV tiết kiệm thời gian giảng dạy mà còn tạo niềm say mê, hứng thú, ham học hỏi của HS, phát huy năng lực tư duy và sáng tạo của HS. 1.2.1.2. Phân loại phương tiện dạy học Có nhiều cơ sở để phân loại phương tiện dạy học [12] * Dựa vào mục đích sử dụng: - Phương tiện dùng trực tiếp: bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ GV sử dụng trong giờ học để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho HS. Đó có thể là: máy chiếu, máy ghi âm, máy quay phim, các tài liệu in (SGK, sách bài tập…), tranh vẽ, bản đồ, đồ thị, các mô hình, vật mẫu… - Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học: là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. Bao gồm: bảng viết, các giá di động, bàn thí nghiệm, các loại sổ sách ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của HS. * Dựa vào cấu tạo của phương tiện: - Phương tiện dạy học truyền thống - Phương tiện nghe nhìn hiện đại * Dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện: - Phần cứng:bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử… theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Đó có thể là: máy chiếu, máy tính, máy quay phim… Phần cứng là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. - Phần mềm: bao gồm các phương tiện được sử dụng theo nguyên lý sư phạm, tâm lý, KHKT để xây dựng cho HS khối kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho HS. Đó có thể là: chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu SGK… 1.2.1.3. Vai trò của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe – thấy – làm (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các em. Có được các phương tiện thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. PTDH còn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao. PTDH còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với chủ thể của hoạt động học - HS: - PTDH giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn. - Giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp. - PTDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học. - Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy...). 1.2.1.4. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học Khi sử dụng PTDH cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau [19]. * Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc Sử dụng PTDH cần đưa vào đúng lúc cần thiết, lúc HS mong muốn nhất (mà lúc đó thầy giáo đã dẫn dắt, nêu vấn đề, gợi ý…) và được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lí thuận lợi nhất. Cần đưa phương tiện vào theo trình tự bài giảng, tránh việc trưng ra hàng loạt phương tiện trên giá, tủ trong một tiết học hoặc biến phòng học thành phòng trưng bày, triễn lãm. PTDH phải được đưa ra sử dụng và cất giấu đúng lúc. * Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ Sử dụng PTDH đứng chỗ tức là phải tìm vị trí để giới thiệu, trình bày phương tiện trên lớp hợp lý nhất, giúp HS có thể đồng thời sử dụng nhiều giác quan để tiếp thu bài giảng một cách đồng đều ở mọi vị trí trên lớp. Phải bố trí chỗ cất giấu PTDH ngay tại lớp sau khi sử dụng để không làm mất tập trung tư tưởng của HS khi nghe giảng. * Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng cường độ Mỗi PTDH có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn PTDH hoặc dùng lặp đi lặp lại một PTDH quá nhiều lần trong một buổi giảng, hiệu quả của nó sẽ giảm sút. Việc áp dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn trên lớp sẽ dẫn đến sự quá tải về thông tin do HS không kịp tiêu thụ hết khối lượng kiến thức được cung cấp. Để đảm bảo yêu cầu về chế độ làm việc của mắt chỉ nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 2-3 lần trong tuần và mỗi lần không quá 2030 phút. 1.2.2. Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học và vai trò của nó 1.2.2.1. Khái niệm về bộ tư liệu Tư liệu là các tài liệu sử dụng vào việc nghiên cứu. Trong quá trình dạy học, tư liệu được định nghĩa là “Những tài liệu chứa đựng nội dung học tập được thể hiện dưới dạng phương tiện trực quan, tranh ảnh, mẫu vật, phim…hoặc được biểu diễn bằng ngôn ngữ viết, dựa vào đó học sinh có thể tìm tòi, suy luận đi đến một tri thức”[12]. Bộ tư liệu được coi là một dạng công cụ hỗ trợ đa phương tiện, một dạng phương tiện dạy học mới xuất hiện trong thời đại CNTT, là một ứng dụng của CNTT trong quá trình dạy học. 1.2.2.2. Vai trò bộ tư liệu trực quan hỗ trợ dạy học Bộ tư liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Vì tư liệu phục vụ cho bài dạy trong SGK còn quá ít không đáp ứng nhu cầu học tập của HS cũng như soạn bài của GV cho nên bộ tư liệu này là nguồn tư liệu cho quá trình giảng dạy, bộ tư liệu chứa nhiều phương tiện trực quan, cụ thể như: hình ảnh, video thuận lợi cho quá trình thiết kế bài giảng điện tử. Giáo viên không phải tốn quá nhiều thời gian cho quá trình tìm kiếm tư liệu từ đó tập trung vào việc chuẩn bị bài tổ chức các hoạt động học tập của HS giúp HS lĩnh hội tri thức dễ dàng, hiệu quả. Khi sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc ghi bảng, thay vào đó, giáo viên có điều kiện tốt hơn để tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận, phát huy tính năng động tích cực và sự say mê, hứng thú của học sinh trong học tập. Đồng thời trong một thời gian ngắn của một tiết học, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp cận một lượng kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động. 1.2.3. Tổng quan kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao Chương trình Sinh học 11 NC tiếp tục chương trình sinh học 10NC (Sinh học Tế bào) về phần Sinh học cơ thể là cấp độ tổ chức của hệ thống sống cao hơn cấp độ tế bào, thể hiện sự liên tục trong chương trình THPT. Phần Sinh học cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11 NC bao gồm 19 bài lí thuyết, 4 bài thực hành. Trong phần này HS sẽ được nghiên cứu về những quá trình sinh học cơ bản chủ yếu của cơ thể thực vật: chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng phát triển và sinh sản,cụ thể qua 4 chương trong chương trình sinh học 11. Nội dung kiến thức được tóm tắt thông qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Bảng tóm tắt nội dung kiến thức cơ bản phần Sinh học cơ thể thực vậtSinh học 11 nâng cao Chương Nội dung kiến thức Đề cập đến 3 vấn đề: Trao đổi nước và muối khoáng, quang hợp và hô hấp ở thực vật - Trao đổi nước diễn ra trong suốt quá trình sống của thực TV bao gồm 3 quá trình: hấp thu nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Cùng với quá trình hấp thu nước CHƯƠNG 1. CHUYỂN thì TV còn hấp thụ các nguyên tố khoáng đại lượng và vi HÓA lượng tham gia cấu trúc nên tế bào, mô, cơ quan, hoạt hóa VẬT CHẤT VÀ enzim tỏng quá trình trao đổi chất. NĂNG LƯỢNG - Quang hợp có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với TV mà còn có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với tất cả sinh vật sống. Ở các nhóm thực vật khác nhau thì quá trình quang hợp diễn ra khác nhau. Và dựa vào những hiểu biết về quá trình quang hợp để điều chỉnh phù hợp nhằm tăng năng suất cây trồng. - Hô hấp ở TV bao gồm nhiều giai đoạn: đường phân và quá trình hô hấp( hô hấp kị khí hoặc hiếu khí). Hô hấp sáng giúp TV thích nghi trong một số điều kiện khắc nghiệt. Hiểu biết về hô hấp để có những biện pháp trong việc bảo quản nông sản. Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. Đối với thực vật có 2 hình thức cảm ứng là hướng động và ứng động - Hướng động là hình thức phản ứng của một số bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. Một số kiểu hướng động: hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc. CHƯƠNG 2. CẢM ỨNG - Ứng động là hình thức vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân môi trường từ mọi phía lên cơ thể. Có 2 kiểu ứng động: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. - Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên trong từng giai đoạn. Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể thực vật. Đây là hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau tỏng quá trình sống của TV. CHƯƠNG 3. SINH - Quá trình sinh trưởng và phát triển của TV chịu ảnh hưởng TRƯỞNG của nhiều yếu tố bên trong(hoocmôn TV) và bên ngoài(ánh VÀ PHÁT TRIỂN sáng, nhiệt độ, phân bón,…). - Sự ra hoa của cây cũng phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi cây, vai trò ngoại cảnh, hoocmôn ra hoa, quang chu kì. Biết được các nhân tố chi phối sự ra hoa để có những biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Ở thực vật, sinh sản là quá trình hình thành cơ thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. CHƯƠNG 4. - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp SINH SẢN giữa giáo tử đực và giao tử cái; con sinh ra giống nhau và giống với cây mẹ. Có 2 hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực(tinh trùng) và giao tử cái(trứng) thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 1.2.4.Giới thiệu chung về phần mềm Microsoft FrontPage Website là một tập hợp các trang web có liên quan với nhau. Trên mỗi website luôn có một trang web được gọi là trang chủ, từ trang chủ có thể truy cập đến các trang web khác trên cùng một site hay các site khác nhau thông qua các liên kết. Ngoài trang chủ một website còn coa các trang web khác gọi là các trang con. Một trang con có thể liên kết với trang chủ, có thể liên kết với các trang con khác trong cùng website [16]. Microsoft FrontPage (tên đầy đủ Microsoft Office FrontPage) là chương trình tạo web bán chuyên nghiệp, nó nằm chung với các chương trình MS.Word, MS. Excel,MS.PowerPoint,... tạo nên bộ chương trình văn phòng Microsoft Office là những công cụ phần mềm hỗ trợ hữu ích được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả trong dạy – học. Ứng dụng chính của MS. FrontPage là tạo webside, tổ hợp của các trang web, gồm có một trang chủ và các trang con, mỗi trang Web là một tập tin chứa nội dung cần thiết, các trang con liên kết với nhau và với trang chủ qua các siêu liên kết, chính nhờ khả năng này, trong dạy học người ta sử dụng MS. FrontPage để quản lí các cơ sở dữ liệu dạng các chương trình chạy đọc lập như: giáo án điện tử, phần mềm dạy học,...[16]. Hình 1.1. Giao diện trang làm việc của phần mềm MS. FrontPage Thoạt nhìn, giao diện của Microsoft Office FrontPage 2003 tương đối giống với Microsoft Office Word 2003, và thực tế, việc sử dụng FrontPage 2003 tương tự với Word 2003 với nhiều thanh công cụ được sắp xếp cũng như công dụng tương tự Word 2003. Bên cạnh đó, việc chèn nội dung dạng text, picture,…cũng gần như tương tự. Nếu đã sử dụng thành thạo Word 2003 thì sẽ cảm nhận được rõ ràng sự tương đồng này và dễ dàng khi sử dụng FrontPage 2003. Dựa trên những tính năng đó, chúng tôi lựa chọn MS. FrontPage để xây dựng và quản lí bộ tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống hình ảnh, video, trò chơi ô chữ hỗ trợ cho việc giảng dạy các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC. - Các giáo án được thiết kế có sử dụng các hình ảnh, video trong bộ tư liệu. - Các phương án sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC. - Câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho quá trình kiểm tra đánh giá. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11 THPT 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tư liệu bao gồm các hình ảnh, video, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, giáo án thuộc phần kiến thức Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC. Tiến hành điều tra và khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu tổng quan các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục và đổi mới PPDH và các tài liệu lý luận dạy học. - Tham khảo các tài liệu ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới và ở Việt Nam. Các phần mềm CNTT: MS Powerpoint, MS Frontpage, MS. Paint. - Tài liệu về nội dung, cấu trúc chương trình sinh học phổ thông - Nghiên cứu sách giáo khoa sinh học lớp 11NC, sách hướng dẫn giảng dạy dành cho giáo viên - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật. 2.3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các giảng viên chuyên ngành phương pháp, lắng nghe sự tư vấn của các thầy cô để lấy ý kiến về việc xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy – học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 NC. 2.3.3. Phương pháp điều tra cơ bản Tiến hành điều tra các nội dung sau: - Điều tra về tình hình ứng dụng CNTT (máy tính, máy chiếu, Internet…) trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT. - Điều tra về tình hình sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT nói chung, các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC nói riêng. - Điều tra ý kiến của các giáo viên về bộ tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC. - Điều tra ý kiến của HS về dạy- học bằng bài giảng điện tử ở các trường THPT. * Phương pháp điều tra được tiến hành theo hai hình thức: Phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra + Dùng phương pháp phỏng vấn cá nhân nhằm tìm hiểu tình hình dạy-học các bài thuộc phần Sinh học cơ thể- Sinh học 11 NC và những vấn đề liên quan đến ứng dụng PTDH trong quá trình dạy học của GV tại các trường THPT. Đồng thời thăm dò ý kiến, thái độ của GV phổ thông đối với việc sử dụng hình ảnh, video, trò chơi ô chữ trong dạy học các kiến thức Sinh học-THPT. + Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về tình hình ứng dụng CNTT (máy tính, máy chiếu,…) và sử dụng PTDH trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT. Ý kiến của các giáo viên về bộ tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC và ý kiến của HS về dạy- học bằng bài giảng điện tử có nhiều hình ảnh, phim minh họa. 2.3.4. Phương pháp xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC – THPT 2.3.4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng “Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạykiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC – THPT * Nguyên tắc phù hợp với chương trình SGK Đây là nguyên tắc hàng đầu, là căn cứ để xây dựng nên bộ tư liệu. Các tư liệu trong Bộ tư liệu này được thể hiện dưới dạng tranh, ảnh, phim, câu hỏi trắc nghiệm, … có chức năng, tác dụng riêng và đạt hiệu quả nhất định, phục vụ cho từng nội dung, đối tượng nhất định. Vì vậy, phải căn cứ vào chương trình SGK và các tài liệu học tập khác để lựa chọn các tư liệu phù hợp. * Nguyên tắc phù hợp với nội dung Tùy từng nội dung bài học khác nhau mà các tư liệu dạy học được nghiên cứu, thiết kế, sử dụng cho phù hợp với nội dung, giúp truyền tải kiến thức đến người học. Người học thông qua việc tổ chức sử dụng tư liệu của GV để có khả năng lĩnh hội tri trức mà PTDH muốn truyền tải. * Nguyên tắc phù hợp với đối tượng Để nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một PTDH có hiệu quả, cần phải căn cứ vào đối tượng cần phục vụ: Cấp học, lớp học, người học (đặc điểm tâm sinh lí, khả năng tư duy…). Do đó PTDH phải phù hợp với đối tượng dạy học, phù hợp với sự phát triển trí tuệ, tâm lí và khả năng tiếp thu kiến thức của HS * Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ Thông qua việc quan sát, phân tích của HS đối với các PTDH để hình thành tri thức, thì một tư liệu có tính thẩm mỹ sẽ góp phần kích thích tính hứng thú tìm tòi của HS. Để nâng cao chất lượng dạy – học, tư liệu trong “Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC – THPT” phải đảm bảo các yêu cầu: - Các hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà. - Phát huy được tính tích cực học tập của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, phát triển năng lực tư duy và năng lực hành động. - Cụ thể và đơn giản hóa các kiến thức trong SGK giúp HS tiếp thu bài một cách sâu sắc và toàn diện hơn. - Giáo dục lòng đam mê nghiên cứu môn học, có thói quen liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. * Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng Tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng của Bộ tư liệu chính là việc GV có thể dễ dàng sử dụng, dễ chỉnh sửa, sắp xếp, dễ tổ chức các hoạt động học tập dựa trên nguồn tư liệu đã có trong bộ tư liệu; dẫn đến HS có thể lĩnh hội tri thức nhanh hơn, sâu sắc hơn nhờ có sự hỗ trợ của PTDH. Để đảm bảo nguyên tắc này, khi thiết kế bộ tư liệu cần chú ý sao cho các tranh, ảnh được lựa chọn là những tư liệu có khả năng truyền tải thông tin, nội dung bài học hiệu quả nhất. Các tư liệu đó phải sắp xếp theo đúng chương trình nội dung bài học sao cho GV có thể sử dụng chúng dễ dàng nhất để tổ chức các hoạt động học tập cho HS. 2.3.4.2. Các bước xây dựng “Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC- THPT * Giai đoạn chuẩn bị - Nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung kiến thức của từng bài trong SGK để định hướng cho việc tìm tài liệu. - Đánh giá ưu, nhược điểm các hình ảnh, nội dung kiến thức có trong SGK, làm định hướng cho việc sưu tầm, biên tập các tư liệu phù hợp với nội dung của bài. * Giai đoạn sưu tầm, biên tập tư liệu - Tìm kiếm tư liệu trên các nguồn tài liệu khác nhau (sách, báo, Internet,…). Dịch các thuật ngữ chuyên ngành từ tiếng Việt sang tiếng Anh để việc tìm kiếm tư liệu trên mạng Internet được dễ dàng và có nhiều kết quả hơn. - Tập hợp xử lí sư phạm nguồn tư liệu hình ảnh, phim thu được cho phù hợp với nội dung từng bài trong SGK. + Đối với các tư liệu hình ảnh bằng tiếng Anh cần đựợc Việt hoá, chỉnh sửa, chú thích lại bằng tiếng Việt để GV và HS có thể sử dụng một cách thuận tiện. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng MS. Paint, MS. PowerPoint để sửa chữa và viết chú thích bằng tiếng Việt cho các tranh, ảnh. + Cắt nối các đoạn phim đảm bảo nội dung phù hợp bằng phần mềm MS. Movie Maker. Sau khi đã biên tập, xử lí sư phạm các nguồn tư liệu tìm được, chúng tôi tiến hành sắp xếp chúng theo từng nội dung kiến thức dưới dạng cây thư mục. - Sưu tầm và xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm với nhiều dạng cho từng bài. - Xây dựng trò chơi ô chữ để củng cố kiến thức trong mỗi bài. - Tiến hành soạn giáo án, có sử dụng nguồn tư liệu đã được xây dựng. * Giai đoạn xây dựng Bộ tư liệu (lưu trữ dưới dạng Web bằng phần mềm MS. Fronpage) - Sau khi thu thập được tư liệu sẽ tiến hành chỉnh sửa và lưu vào máy tại một Folder nhất định. - Tạo trang web: Start  Programs  MS FrontPage - Tạo mục lục cho các nội dung của web: + Ở trang chủ mục lục gồm: Trang chủ; Chương 1; Chương 2; Chương 3; Chương 4; Trò chơi ô chữ; + Trong các trang con của từng chương gồm các mục: Hình ảnh; Phim; Kiến thức bổ sung; Câu hỏi trắc nghiệm. + Ngoài ra con phần giáo án mẫu và góc thư giãn. - Tạo liên kết giữa trang chủ và các trang con bằng các liên kết thuận và nghịch. - Lưu trang web lại và đặt tên để tiện cho việc sữa chữa và sử dụng. - Chạy thử và chỉnh sửa web. - Hoàn thiện, in ra đĩa CD thành sản phẩm. * Tiến trình xây dựng bộ tư liệu được khái quát bằng sơ đồ sau Bước1: Nghiên cứu mục tiêu bài học, phân tích nội dung các bài thuộc phần Sinh học cơ thể thực vật trong SGK. Giai đoạn chuẩn bị. Bước 2: Đánh giá ưu, nhược điểm của hình ảnh trong SGKđể làm cơ sở cho việc tìm nguồn tài liệu về phim, tranh ảnh Bước 3: Thực hiện tìm kiếm tài liệu trên Internet và các tài liệu liên quan, thiết kế trò chơi ô chữ. Giai đoạn sưu tầm, biên tập tư liệu. Bước 4: Tập hợp xử lí sư phạm nguồn tài liệu tìm được. Bước 5: Sắp xếp tư liệu từng bài dưới dạng cây thư mục Bước 6: Nhập nội dung vào các trang Web, liên kết các trang Web, lưu và đặt tên trang Web Giai đoạn xây dựng bộ tư liệu trên MS. Frontpage Bước 7: Chạy thử và chỉnh sửa chương trình Bước 8: Hoàn thiện, in ra đĩa CD thành sản phẩm CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả điều tra về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam- Đà Nẵng 3.1.1. Mục đích điều tra - Tìm hiểu thực trạng các phương tiện hỗ trợ dạy- học môn Sinh học nói chung và của phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC nói riêng. - Thăm dò ý kiến, nhu cầu của giáo viên THPT về hỗ trợ PTDH giảng dạy các bài thuộc phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC. - Ý kiến của HS với việc học các tiết học với bài giảng điện tử. - Làm cơ sở để thiết kế và xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC. 3.1.2. Nội dung khảo sát - Phát phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT, nội dung khảo sát đề cập đến một số vấn đề: + Thực trạng PTDH cho bộ môn Sinh học nói chung và PTDH phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC nói riêng ở các trường. + Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Sinh học, các tư liệu hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của GV hiện nay tại các trường THPT. + Những khó khăn mà các GV gặp phải trong xây dựng và thiết kế các bài giảng điện tử. + Nhu cầu của GV về bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC. - Phát phiếu điều tra để thăm dò ý kiến của HS về dạy- học bằng bài giảng điện tử với nhiều hình ảnh, phim minh họa kiến thức. 3.1.3. Địa điểm khảo sát Tiến hành khảo sát ở một số trường THPT tại Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Cụ thể: - Các trường THPT tại TP. Đà Nẵng: + Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền + Trường THPT Phan Thành Tài + Trường THPT Phạm Phú Thứ - Các trường THPT tại Tỉnh Quảng Nam: + Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu + Trường THPT Nguyễn Trãi + Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển 3.1.4. Kết quả điều tra Qua quá trình gặp gỡ, trao đổi và phát phiếu điều tra cho các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Sinh học ở các trường THPT, chúng tôi nhận thấy: Hiện nay theo xu hướng toàn cầu và thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào tạo về ứng dụng CNTT trong dạy học, cho nên hầu hết các trường từ thành phố cho đến các huyện miền núi đều chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ ứng dụng CNTT vào giảng dạy như máy chiếu, phòng máy,TV. Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu – Quảng Nam thì hầu hết các phòng học đều lắp TV để phục vụ cho quá trình giảng dạy, một số trường huyện miền núi như trường THPT Đỗ Đăng Tuyển đã có tới 4 phòng máy. Một dấu hiệu đáng mừng là ở một số trường như THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng có riêng phòng máy phục vụ cho giảng dạy bộ môn Sinh học. Theo điều tra, khảo sát thì các thầy cô cho biết phương tiện phục vụ dạy học “phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11” ở các trường không giống nhau. Trường THPT Phạm Phú Thứ (vùng miền núi của TP. Đà Nẵng) các thầy cô chủ yếu dùng tranh ảnh trong SGK. Cô Dương Thị Vui, GV giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường cho biết, do điều kiện cơ sở vật chất của trường, chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học có ứng dụng CNTT,việc mượn phòng máy để dạy còn nhiều bất cập. Trường THPT Phan Thành Tài hiện nay dã có 3 phòng máy, tuy nhiên đến nay chỉ có một phòng là chất lượng máy còn tốt, nhưng phải phục vụ cho tất cả các môn học nên vấn đề ứng dụng CNTT cũng gặp nhiều khó khăn, do đó phương tiện dạy học của các thầy cô chủ yếu là các tranh do công ty thiết bị trường học cung cấp và các tranh tự thiết kế. Với việc trang bị đầy đủ hệ thống TV trong các phòng học thì việc đưa PTDH có ứng dụng CNTT đã giúp các thầy cô giáo, các em HS của trường có thể tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn. Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, những gì mà HS nhìn thấy sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn là nghe thấy, chính vì vậy các thầy cô luôn chú trọng sử dụng tranh ảnh, các bài giảng điện tử để HS dễ tiếp thu bài. Tuy nhiên ở một số trường do điều kiện còn khó khăn nên số tiết dạy có ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế, chủ yếu là đầu tư vào các tiết thao giảng. Mặc dù mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn nhiều hạn chế nhưng nó cũng mang lại hiệu quả đáng ghi nhận, theo ý kiến của nhiều GV khi sử dụng bài giảng powerpoint với các hình ảnh, video minh họa làm cho HS dễ tiếp thu bài, tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài hơn. Hầu hết các thầy cô cho biết: Khi dạy bằng BGĐT GV vừa có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc treo tranh ảnh cũng như thao tác các hoạt động thí nghiệm, vừa có thể cung cấp cho HS một lượng lớn những hình ảnh,phim sinh động góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên việc soạn một bài giảng cũng gặp không ít khó khăn do phải mất khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm, chỉnh sửa hình ảnh, phim sao cho phù hợp với nội dung kiến thức mình muốn truyền tải. Khi được hỏi đến vấn đề thiết kế trò chơi ô chữ cho phần củng cố sau mỗi bài học thì hầu hết các GV đưa ra ý kiến như sau: Việc thiết kế trò chơi ô chữ thay cho các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học sẽ kích thích được HS tham gia, tạo không khí sôi nổi sau mỗi giờ học. Nhưng việc xây dựng một trò chơi ô chữ thì không hề đơn giản, tuy hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo trò chơi ô chữ đơn giản, dễ sử dụng nhưng xây dựng nội dung một ô chữ để củng cố bài thì mất rất nhiều thời gian. Thường thì tiết thao giảng hay có thanh tra thì các thầy cô mới chú trọng đầu tư vào xây dựng và thiết kế trò chơi ô chữ.(Theo cô Dương Mỹ Phương, GV giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT Nguyễn Trãi – Hội An cho biết). Vì vậy qua điều tra và hỏi ý kiến trực tiếp thì hầu hết các GV đều mong muốn sử dụng bộ tư liệu, bởi bộ tư liệu có thể giúp các thầy cô giải quyết được phần nào những khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng của mình. Hơn nữa, trong quá trình điều tra khảo sát trên đối tượng là học sinh ở một số trường THPT Nguyễn Trãi – Quảng Nam, THPT Đỗ Đăng Tuyển – Quảng Nam, THPT Phan Thành Tài – Đà Nẵng thì kết quả cho thấy: 90% các em đều hứng thú với việc học tập bằng BGĐT có nhiều hình ảnh, phim minh họa kiến thức, đặc biệt những tiết học có trò chơi ô chữ lại càng tạo cho các em say mê, yêu môn học hơn. Và với việc sử dụng BGĐT trong dạy học đã nâng cao hiệu quả học tập của HS. Qua đó chúng tôi nhận thấy “Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vât- Sinh học 11 nâng cao” mang tính ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu của GV THPT. Hi vọng đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho GV và sinh viên sư phạm mới ra trường trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học 11 tại các trường phổ thông. 1.1. Kết quả tạo cây thư mục cho các bài trong chương trình Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao- THPT Căn cứ vào nội dung bài học và quy trình thiết kế web, chúng tôi đã xây dựng cây thư mục cho các bài trong phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC THPT. Đây là căn cứ cho việc sưu tầm và biên tập hình ảnh, phim cho bộ tư liệu. Các dạng nước trong đất TRAO ĐỔI NƯỚC Ở Quá trình hấp thụ nước ở rễ TV Quá trình vận chuyển nước ở thân Thoát hơi nước ở lá Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở TV Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với TV Vai trò của nitơ đối với TV Bón phân hợp lí cho cây trồng Vai trò của quang hợp Bộ máy quang hợp Khái niệm về hai pha của quang hợp QUANG HỢP Quang hợp ở các nhóm TV Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp Biện pháp tăng năng suất cây trồng Cơ quan và bào quan hô hấp Cơ chế hô hấp HÔ HẤP Ở TV Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp trong cây Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản Khái niệm hướng động HƯỚNG ĐỘNG Các kiểu hướng động Khái niệm ứng động Ứng động sinh trưởng ỨNG ĐỘNG Ứng động không sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Khái niệm sinh trưởng SINH TRƯỞNG Ở TV Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở TV Hoocmôn kích thích sinh trưởng HOOCMÔN TV Hoocmôn ức chế sinh trưởng Ứng dụng trong nông nghiệp Các nhân tố chi phối sự ra hoa PHÁT TRIỂN Ở TV CÓ HOA Ứng dụng trong nông nghiệp Khái niệm sinh sản vô tính Các hình thức sinh sản vô tính ở TV SINH SẢN VÔ TÍNH Ở TV Phương pháp nhân giống vô tính Thành tựu sinh sản vô tính ở TV Khái niệm Sự hình thành hạt phấn và túi phôi SINH SẢN HỮU TÍNH Ở TV Thụ phấn và thụ tinh ở TV có hoa Sự tạo quả và kết hạt 3.3. Kết quả xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 Nâng cao – THPT Sau một thời gian nghiên cứu các tài liệu, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT và ứng dụng phương pháp xây dựng bộ tư liệu chúng tôi đã xây dựng được bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC với các kết quả cụ thể như sau: 3.3.1. Hệ thống các hình ảnh, phim,câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ có trong bộ tư liệu Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng được bộ tư liệu bao gồm 260 hình ảnh, 66 video, 170 câu hỏi trắc nghiệm, 5 ô chữ và 4 giáo án mẫu. Kết quả cụ thể qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Bảng kết quả xây dựng bộ tư liệu TƯ LIỆU XÂY DỰNG ĐƯỢC Hình CHƯƠNG TÊN BÀI Phim ảnh Câu hỏi Trò trắc chơi nghiệm ô chữ (Câu) I. Chuyển Trao đổi nước ở thực vật 32 4 20 hóa 26 4 20 Quang hợp ở thực vật 32 5 15 Hô hấp ở thực vật 23 0 15 31 10 15 21 6 15 19 10 15 trưởng và Hoocmôn thực vật phát triển Phát triển ở thực vật có hoa 10 5 10 22 5 15 IV. 43 5 15 1 19 12 15 1 260 66 170 5 chất năng lượng II. vật Trao đổi khoáng và nitơ ở và thực vật Cảm Hướng động 1 2 ứng Ứng động III. sản Sinh Sinh trưởng ở thực vật Sinh Sinh sản vô tính ở thực vật Sinh sản hữu tính ở thực vật TỔNG 3.3.2. Hướng dẫn cách tìm và sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiếnthức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao 3.3.2.1. Hướng dẫn cách sử dụng đĩa Bộ tư liệu bao gồm hình ảnh, phim, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, giáo án mẫu được xây dựng dưới dạng web và trình bày trong đĩa CD, do vậy khi sử dụng chỉ cần đưa vào ổ CD- ROM. 3.3.2.2. Hướng dẫn cách tìm và sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 nâng cao Khi đưa vào ổ CD- ROM cho khởi chạy thì sẽ hiện ra trang với giao diện như hình 3.1 Hình 3.1. Giao diện trang chủ website Trang chủ được thiết kế đơn giản và thân thiện cho người sử dụng. Gần như cho người dùng bao quát được nội dung của website thể hiện với thanh nội dung kiến thức bên góc phải màn hình. Người dùng có thể đến bất cứ mảng kiến thức thuộc bất cứ chương nào bằng cách click chuột và nút hiện thị chương ở phía trên. * Đối với tư liệu là hình ảnh, phim, câu hỏi trắc nghiệm Từ trang chủ, khi click vào chương bất kỳ, thì giao diện nội dung hiện ra theo hình trên. Website xây dựng theo từng chương, trong từng chương sẽ chứa nhiều bài: Hình 3.2. Giao diện nội dung chương 3 trên trang chủ Ở mỗi click chuột vào 1 bài bất kỳ, bạn sẽ được cung cấp 3 nguồn thông tin bổ ích liên quan đến bài học đó là: Hình ảnh – Phim, Kiến thức bổ sung, Câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó chọn nguồn thông tin bạn muốn tìm kiếm +/ Hình ảnh – Phim: Tư liệu hình ảnh: Được thiết kế dưới dạng slide, hình ảnh sẽ tự động thay đổi sau 3s xuất hiện. Màn hình sẽ hiện ra các hình ảnh mẫu để bạn có thể chọn phát bất kỳ hình ảnh nào. Muốn dừng ở bất kỳ hình ảnh nào: Click phải vào màn hình trình chiếu, và chọn STOP, ngược lại chọn PLAY. Muốn lưu hình ảnh về máy: Chọn hình ảnh muốn lưu / click phải chuột / Save image as / Save. Hình 3.3. Giao diện trang tư liệu hình ảnh bài Trao đổi nước ở thực vật Tư liệu về Phim: Được sắp xếp theo từng ô vuông trên màn hình, với tên nội dung video ở phía trên. Khi muốn theo dõi video: rê chuột vào video, video sẽ tự phát. Khi muốn tạm dừng: click phải vào video/stop, ngược lại play. Hình 3.4. Giao diện trang tư liệu hình ảnh, phim bài Hướng động +/ Kiến thức bổ sung: Cung cấp những kiến thức cơ bản và nâng cao liên quan đến nội dung bài học. Hì nh 3.5. Giao diện trang kiến thức bổ sung bài Quang hợp +/ Giáo án mẫu: Muốn xem và lấy Giáo án mẫu về, bạn thực hiện các thao tác sau: - Xem giáo án mẫu: Click chuột vào “Giáo án mẫu” Bạn muốn xem bài nào thì chỉ cần Click chuột vào bài đó. - Muốn lấy giáo án mẫu về bạn chỉ cần thao tác Copy và Paste thông thường. +/ Trò chơi ô chữ Muốn xem nội dung, đáp án trò chơi ô chữ bạn chỉ cần Click chuột vào “Trò chơi ô chữ” ở trang chủ  Xuất hiện trang bao gồm hàng loạt các ô chữ được xây dựng theo từng chương, từng bài cụ thể. Hình 3.6. Giao diện trang trò chơi ô chữ bài Trao đổi nước ở thực vật Do trò chơi ô chữ được thiết kế dưới dạng đơn giản, nên muốn đạt hiệu quả cũng như tạo sự hứng thú cho học sinh bạn có thể dựa trên những nội dung đó để thiết kế ô chữ sinh động hơn nhờ phần mềm PowerPoint, hoặc phần mềm tạo trò chơi ô chữ khác,.. 3.3.3. Đề xuất một số phương án sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao Sau khi đã xây dựng, tập hợp hoàn thành,bộ tư liệu là cơ sở để đề xuất các phương án sử dụng dùng trong quá trình giảng dạy tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS. * Đối với tư liệu là hình ảnh GV có thể sử dụng hình ảnh cho việc thiết kế bài giảng điện tử, hoặc có thể in phóng to phục vụ cho quá trình giảng dạy. Có thể sử dụng hình ảnh cho nhiều mục đích khác nhau: - Sử dụng hình ảnh để dạy bài mới: Ví dụ: Để giảng dạy phần Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước thuộc Bài Trao đổi nước ở thực vật, trong SGK chỉ đưa ra hình ảnh minh họa về lông hút trong đất,và khi nhìn hình thì HS khó phát hiện được đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước của cây. Khi sử dụng hình 3.2 có trong bộ tư liệu, HS sẽ dễ dàng nhận biết được rằng để phù hợp với chức năng hút nước bộ rễ phải phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng. Và trên bề mặt rễ có rất nhiều lông hút, đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút phù hợp với chức năng nhận nước và chất khoáng cũng được minh họa một phần thông qua hình ảnh. Hình 3.7. Lông hút trong đất - Sử dụng hình ảnh để củng cố bài học: Để củng cố kiến thức bài mới sau khi học xong bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật, có thể yêu cầu học sinh sử dụng hình 3.3 để tóm tắt lại Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật có hoa. Hình 3.8.Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi - Sử dụng hình ảnh để thiết kế câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Quan sát hình 3.9 cho biết. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tế bào lông hút của rễ? A. Thành tế bào mỏng B. Tế bào không có thấm cutin C. Nằm phía sau lớp tế bào biểu bì của rễ D. Có áp suất thẩm thấu cao hơn áp suất thẩm Hình 3.9. Lông hút trong đất thấu trong đất. Câu 2:Quan sát hình 3.10 cho biết. Nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Cơ chế tích cực, đòi hỏi có sự cung cấp năng lượng B. Di chuyển từ môi trường ưu trương sang Hình 3.10. Con đường hấp thụ nước ở rễ môi trường nhược trương C. Di chuyển nơi có áp suất thẩm thấu cao sang nơi có áp suất thẩm thấu thấp D. Cơ chế thụ động không cần cung cấp năng lượng. Câu 3: Quan sát hình 3.11 cho biết. Yếu tố nào sau đây có tác dụng tạo ra cột nước liên tục trong mạch gỗ của thân? A. Sức đẩy của rễ B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ C. Sự thoát hơi nước của lá Hình 3.11. Vận chuyển nước và D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu muối khoáng trong mạch gỗ Câu 4:Thí nghiệm ở hình 3.12 chứng minh sự ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào? A. Quang chu kì B. Hoocmôn ra hoa-Florigen C.Phitôcrom D. Cả A, B và C Hình 3.12. Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhân tố chi phối sự ra hoa của thực vật Câu 5: Quan sát hình 3.13.hãy cho biết đó là hình thức sinh sản nào ở thực vật? A. Sinh sản bằng bào tử B. Sinh sản sinh dưỡng C. Sinh sản hữu tính Hình 3.13.Sinh sản ở cây thuốc bỏng D. Sinh sản bằng nuôi cấy mô * Đối với tư liệu phim Khi cho HS xét ví dụ về Vận động bắt mồi ở thực vật, Bài 24 Ứng động, trong SGK có giới thiệu 2 hình ảnh nhưng không cụ thể về cách bắt mồi và tiêu hủy con mồi. GV có thể sử dụng các đoạn phim minh họa để HS dễ dàng tiếp thu kiến thức và tạo hứng thú học tập, vì đây là những hiện tượng rất thú vị của thế giới TV mà trong thực tế các em khó có thể nhìn thấy. Hình 3.14. Các đoạn phim mô tả vận động bắt mồi ở cây bắt ruồi và cây gọng vó * Đối với câu hỏi trắc nghiệm GV có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố sau mỗi bài học, hoặc xây dựng đề kiểm tra để đánh giá quá trình học tập của HS. Ví dụ: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để xây dựng đề kiểm tra sau khi học xong phần Cảm ứng ở thực vật. Câu 1.Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của tính A. hướng sáng B. hướng nước C. hướng trọng lực âm D. hướng hóa Câu 2. Nguyên nhân của hiện tượng làm thân cây luôn mọc về phía có ánh sáng là gì ? A. Auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi B. Auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây C. Auxin phân bố nhiều hơn về phía ánh sáng của cây D. Auxin phân bố nhiều hơn về phía không được chiếu sáng của cây. Câu 3.Ứng động khác với hướng động ở đặc điểm cơ bản nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng B. Không liên quan tới sự phân chia tế bào C. Có sự vận động vô hướng D. Có nhiều tác nhân kích thích. Câu 4.Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây? A. Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên. B. Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm. C. Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối. D. Nở hoa vào ban đêm ở cây quỳnh. Câu 5.Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào? A. Mọc vống lên và có màu vàng úa. B. Mọc bình thường và có màu xanh. C. Mọc vống lên và có màu xanh. D. Mọc bình thường và có màu vàng úa. Câu 6. Cử động nào sau đây mang tính chất chu kì? A. Nở hoa ở cây mười giờ B. Khép lá ở cây trinh nữ khi bị va chạm C. Cử động bắt mồi ở cây nắp ấm D. Cử động quấn vòng của tua cuốn ở cây mướp khi chạm giàn. Câu 7. Sự thay đổi áp suất trương nước làm chuyển động lá là do sự: A. thay đổi vị trí vô sắc lạp B. thay đổi cấu trúc phitôcrom C. thay đổi nồng độ K+ D. thay đổi vị trí của lông hút Câu 8. Sử dụng các cụm từ sau để điền vào chỗ chấm. xác định không xác định hướng động dương hướng động hướng động âm ……là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước một tác nhân kích thích theo một hướng …………… Khi vận động về phía tác nhân kích thích gọi là…….Khi vận động tránh xa tác nhân kích thích gọi là……….. Câu 9.Điền chữ Đ( Đúng) hoặc S(Sai) vào mỗi ô sau đây. A. Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của kích tố sinh trưởng auxin B. Dưới tác dụng của ánh sáng, auxin phân bố nhiều ở phía ít được chiếu sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng làm cho cây có tính hướng sáng dương C. Thân cây có tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương Câu 10.Nối nội dung ở cột A và cột B sao cho phù hợp. A a, Vận động của cây theo chu kì đồng hồ sinh học chịu sự chi phối của b, Vận động quấn vòng của dây leo chịu sự chi phối của B 1, Ánh sáng và Nhiệt độ. 2, Kích tố sinh trưởng Giberalin. 3, Ánh sáng và các Hoocmôn thực vật. c, Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự chi phối của * Đối với trò chơi ô chữ Giáo viên có thể thiết kế trò chơi ô chữ để củng cố sau mỗi bài học bằng phần mềm PowerPoint hoặc các phần mềm tạo trò chơi ô chữ khác. Ví dụ: Dựa trên nội dung ô chữ có trong bộ tư liệu GV có thể sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế trò chơi ô chữ củng cố sau khi học xong bài 2. Trao đổi nước ở thực vật. Hình 3.15. Trò chơi ô chữ thiết kế trên powerpoint * Đối với giáo án mẫu Có thể tham khảo một số giáo án của một số bài có sử dụng các tư liệu hình ảnh, phim trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. Ví dụ: Trích một phần giáo án tham khảo GIÁO ÁN BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh đạt được: 1. Kiến thức: -Trình bày được khái niệm sinh sản và nêu được các hình thức sinh sản. -So sánh được các phương pháp nhân giống vô tính. -Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. 2.Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích. 3.Thái độ :Ứng dụng kiến thức về sinh sản vô tính để bảo vệ môi trường phát triển nông nghiệp. II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: Các hình thức sinh sản vô tính. III.PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN: 1.Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - tìm tòi. 2.Phương tiện : Tranh ảnh. IV-CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, tranh ảnh. 2.Học sinh : Đọc trước bài cũ ở nhà V-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số 2. Bài mới: Đặt vấn đề: Để duy trì nòi giống, cơ thể sinh vật phải thực hiện quá trình sinh sản. Vậy sinh sản là gì? Sinh sản ở thực vật có gì khác so với động vật? Chúng ta cùng tìm hiểu chương IV Sinh sản. Phần A – Sinh sản ở thực vật. Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật. HOẠT ĐỘNG 1: Khái niệm chung về sinh sản HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính. - Mô tả được quá trình sinh sản bằng bào tử của rêu. - Trình bày được một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên. Hoạt động của giáo viên Khái niệm sinh sản vô tính: Chiếu Slide 4 về một số hình ảnh liên quan đến sinh sản vô tính như: 1 cây mẹ cho nhiều cây con giống nhau, củ khoa tây tạo được nhiều chồi giống nhau hay 1 lá cây thuốc bỏng gieo xuống đất mọc nhiều cây con giống nhau. Hoạt động của học sinh Quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi của GV. Yêu cầu HS so sánh sự sinh sản của 3 VD trên. Đặt câu hỏi: Sinh sản vô tính là gì? Các hình thức sinh sản vô tính (trong tự nhiên) Sinh sản bào tử Trình bày: Ở thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên. Đó là sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng. Chiếu Slide 5 về sinh sản bằng bào tử ở cây rêu Yêu cầu HS mô tả hình ảnh. Đặt câu hỏi: 1/Sự sinh sản của rêu trải qua mấy giai đoạn. 2/Cây rêu trưởng thành là thể gì? 3/Sự khác nhau về mặt di truyền của thể giao tử và thể bào tử được thể hiện như thế nào? 4/Nêu con đường phát tán của bào tử? 5/Sinh sản bằng bào tử có ý nghĩa gì? Chiếu Slide 6 giới thiệu về hình thức sinh sản bằng bào tử ở đại diện khác là dương xỉ. Sinh sản sinh dưỡng: Trong tự nhiên một số loài thực vật sinh sản vô tính bằng các cơ quan sinh dưỡng. Tức là từ một cơ quan sinh dưỡng hình thành một cây hoàn chỉnh. Chiếu Slide 7 về một số hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên ở một số loài thực vật. Đặt câu hỏi: 1/Nêu một số cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có khả năng tạo thành cây con hoàn chỉnh? 2/Nêu thêm một số ví dụ về các loài thực vật có khả năng sinh sản vô tính? Chiếu Slide 8 về một số ví dụ khác về sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên Nội dung ghi bảng: II/Sinh sản vô tính ở thực vật: 1/Khái niệm: Là hình thức sinh sản -không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái. -con sinh ra giống nhau và giống mẹ. 2/Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: (trong tự nhiên) a/Sinh sản bào tử: b/Sinh sản sinh dưỡng Hình thức sinh sản: - Thân củ - Rễ củ - Thân rễ - Lá 3.4. Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên phổ thông về bộ tư liệu Sau khi hoàn thành xong chúng tôi tiến hành gửi bộ tư liệu này đến một số trường THPT và gặp gỡ trực tiếp, phỏng vấn, xin ý kiến nhận xét của các GV giảng dạy bộ môn sinh học và có những ý kiến đóng góp cho bộ tư liệu. Cụ thể: cô Nguyễn Thị Kim Yến, cô Đoàn Thị Kim Hoa, cô Bùi Thị Kim Cúc trường THPT Đỗ Đăng Tuyển; Cô Huỳnh Thị Phụng trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Qua điều tra và xin ý kiến trực tiếp thì hầu hết các GV đều mong muốn được sử dụng bộ tư liệu, bởi bộ tư liệu đã giải quyết được phần nào khó khăn trong quá trình soạn bài giảng như tiết kiệm được thời gian, công sức trong quá trình tìm kiếm và chỉnh sửa hình ảnh, các đoạn video cho phù hợp với nội dung dạy học. Theo ý kiến của cô Huỳnh Thị Phụng (GV trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) thì “bộ tư liệu với nhiều hình ảnh phù hợp cho từng bài làm cho nội dung bài giảng thêm phong phú; trò chơi ô chữ có thể là phần củng cố thú vị sau mỗi bài học giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập” đó cũng là nhận xét của cô Cúc, cô Hoa trường THPT Đỗ Đăng Tuyển. Cô Đoàn Thị Kim Hoa ( GV trường THPT Đỗ Đăng Tuyển) cho biết: “Tư liệu về hình ảnh và phim thì trên mạng có rất nhiều, nhưng việc tìm những hình ảnh cho phù hợp, chính xác, khoa học thì lại rất khó. Kiến thức về một phần nào đó rời rạc, phải tìm ở nhiều trang mạng khác nhau và phải có chọn lọc. Có những hình ảnh, đoạn phim không phải chúng ta gõ vào Google là dễ dàng tìm được. Và bộ tư liệu đã cung cấp nhiều hình ảnh khoa học,video hấp dẫn, từ bộ tư liệu GV có thể lựa chọn những hình ảnh, đoạn phim phù hợp để thiết kế bài giảng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian”. Cô Bùi Thị Kim Cúc ( GV trường THPT Đỗ Đăng Tuyển) có nhận xét về bộ tư liệu như sau: “Bộ tư liệu đã cung cấp hầu hết các tư liệu hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng. Hỗ trợ trong tất cả các khâu của tiến trình lên lớp: kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố bài; cũng như trong kiểm tra đánh giá”. Cũng theo ý kiến của nhiều GV thì việc dạy học với PowerPoint sẽ giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian ghi bảng, trong thao tác sử dụng đồ dùng trực quan truyền thống…Thay vào đó GV và HS có điều kiện tương tác với nhau nhiều hơn. Và trong một tiết học có sử dụng bài giảng điện tử, GV có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng lớn kiến thức phong phú,sâu rộng và sinh động, HS thì tích cực hơn, say mê hơn trong giờ học. Bên cạnh đó cũng có một số GV cho rằng việc dạy bằng BGĐT cũng mang lại không ít những vấn đề bất cập ví dụ như HS theo dõi không kịp, do đó sau mỗi tiết học không đọng lại trong vở HS bao nhiêu, nhất là các em lười học, đến lúc kiểm tra bài cũ thì trong vở không có chữ nào, và không học bài là điều tất yếu. Nếu vừa kết hợp sử dụng máy chiếu, tivi để đưa hình ảnh, phim cùng với việc ghi bảng thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Như vậy bộ tư liệu với nhiều hình ảnh, phim, trò chơi ô chữ đã góp một phần trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT, mang lại hiệu quả trong dạy và học. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với nội dung và nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi thu được kết quả sau: - Đã điều tra, khảo sát về tình hình ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy hiện nay và thực trạng các PTDH hiện có ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng cho thấy nhu cầu ứng dụng CNTT vào giảng dạy cụ thể là sử dụng BGĐT với nhiều hình ảnh, phim minh họa kiến thức là cần thiết, vừa góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục, ứng dụng CNTT vào giảng dạy vừa nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Đã phân tích nội dung kiến thức cơ bản để xây dựng cây thư mục nội dung kiến thức các bài trong phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao, làm cơ sở xây dựng bộ tư liệu. - Ứng dụng quy trình xây dựng bộ tư liệu trên phần mềm MS.ProntPage, chúng tôi đã sưu tầm, xây dựng bộ tư liệu bao gồm 260 hình ảnh, 61 đoạn phim, 170 câu hỏi trắc nghiệm, 5 trò chơi ô chữ cùng các kiến thức bổ sung của mỗi bài, in trên đĩa CD dưới dạng trang web. - Qua thăm dò ý kiến của một số GV THPT ở Đà Nẵng và Quảng Nam cho thấy bộ tư liệu (bao gồm cả nội dung và hình thức) sau khi biên tập đã đáp ứng được nhu cầu về tư liệu phục vụ thiết kế giảng dạy các bài thuộc nội dung kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11 NC-THPT. Giáo viên và sinh viên sư phạm mới ra trường hoàn toàn có khả năng ứng dụng trong việc làm tư liệu giảng dạy cho môn học trong quá trình giảng dạy của mình. 2. Kiến nghị Trong xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật và CNTT, đòi hỏi phương pháp dạy học trong giáo dục phải có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của CNTT, trước hết là việc đổi mới phương pháp - hướng đến phương pháp dạy học hiện đại, trong đó coi trọng việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Và bộ tư liệu đã góp một phần trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy bộ tư liệu như là một tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên trong quá trình thiết kế bài dạy của mình. Vì vậy bộ tư liệu cần được tiếp tục nghiên cứu phát triển không chỉ ở phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 nâng cao mà trên phạm vi rộng hơn, ở những phần khác của chương trình Sinh học phổ thông. Cần có thêm thời gian để tổ chức thực nghiệm ghi nhận kết quả cụ thể cho những giải pháp đã nêu để đánh giá tính khả thi của đề tài và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học cũng như mục đích đạt được Đồng thời cần phải trang bị, bổ sung đầy đủ phương tiện dạy học ứng dụng CNTT ở nhà trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bộ tư liệu. Bên cạnh đó cần có những buổi tập huấn giúp nâng cao kĩ năng tin học, kĩ năng soạn giảng bằng PowerPoint cho đội ngũ giáo viên phổ thông. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Sinh học cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành(2006), Lí luận dạy học Sinh học, NXB Giáo Dục. 2. Trần Bá Hoành(2003), Áp dụng dạy và học tích cực môn Sinh học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội 3. Nguyễn Duy Minh(2003), Cẩm nang kĩ thuật nhân giống cây: gieo hạt- giâm, chiết, ghép cành, NXB Nông nghiệp 4. Nguyễn Văn Nghiêm(2011), Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Sở GDĐT Bình Phước. 5. Phan Trọng Ngọ(2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐH Sư phạm. 6. Quách Tuấn Ngọc, Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, Hội thảo. 7. Nguyễn Thị Nguyệt (2005), Giáo dục học II, Đà Nẵng. 8. Đặng Trần Phong(2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 9. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân(2007), Kiến thức cơ bản Sinh học 11 nâng cao, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 10. Huỳnh Quốc Thành(2007), Câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 nâng cao, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 11. Vy Thảo (2013), Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục-ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp trong dạy học, Báo điện tử ĐCSVN. 12. Lê Thị Thúy(2009), Góp phần xây dựng và đề xuất phương pháp sử dụng bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy- học kiến thức chương “Cảm ứng” – Sinh học 11 nâng cao- THPT, Khóa luận tốt nghiệp. 13. Đỗ Thị Trường(2007), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Đà Nẵng. 14. Đỗ Thị Trường(2011), Lí luận dạy học môn Sinh học, Bài giảng 15. Đỗ Thị Trường(2011), Sinh lí thực vật, Bài giảng. 16. Hoàng Gia Tuấn(2007), Thực hành thiết kế Web bằng MS ProntPage 2003, NXB Giao thông vận tải. 17. Trần Minh Vũ(2013), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Du, Sáng kiến kinh nghiệm. 18. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền(2007), Sinh học 11 nâng cao, NXB Giáo Dục. 19. Phan Gia Anh Vũ (1998), Phương tiện dạy học, ĐH Sư phạm Huế. 20. Vụ Giáo dục Trung học-Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS-môn Tin học. 21. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Tài liệu Internet - http://baigiang.violet.vn/ - http://www.thuviensinhhoc.com/ - http://www.youtube.com - http://agriviet.com/ MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4 CHƯƠNG 2................................................................................................................16 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................48 MỤC LỤC..................................................................................................................50 [...]... Phương pháp xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC – THPT 2.3.4.1 Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng Bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạykiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC – THPT * Nguyên tắc phù hợp với chương trình SGK Đây là nguyên tắc hàng đầu, là căn cứ để xây dựng nên bộ tư liệu Các tư liệu trong Bộ tư liệu này được thể hiện dưới... hiểu thực trạng các phương tiện hỗ trợ dạy- học môn Sinh học nói chung và của phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC nói riêng - Thăm dò ý kiến, nhu cầu của giáo viên THPT về hỗ trợ PTDH giảng dạy các bài thuộc phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC - Ý kiến của HS với việc học các tiết học với bài giảng điện tử - Làm cơ sở để thiết kế và xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần. .. trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT - Điều tra về tình hình sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT nói chung, các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC nói riêng - Điều tra ý kiến của các giáo viên về bộ tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC - Điều tra ý kiến của HS về dạy- học bằng bài giảng điện... và sinh động 1.2.3 Tổng quan kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao Chương trình Sinh học 11 NC tiếp tục chương trình sinh học 10NC (Sinh học Tế bào) về phần Sinh học cơ thể là cấp độ tổ chức của hệ thống sống cao hơn cấp độ tế bào, thể hiện sự liên tục trong chương trình THPT Phần Sinh học cơ thể thực vật trong chương trình Sinh học 11 NC bao gồm 19 bài lí thuyết, 4 bài thực. .. hỗ trợ cho việc giảng dạy các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC - Các giáo án được thiết kế có sử dụng các hình ảnh, video trong bộ tư liệu - Các phương án sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy các kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11NC - Câu hỏi trắc nghiệm phục vụ cho quá trình kiểm tra đánh giá 2.1.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11 THPT 2.2 Phạm vi nghiên... và thực vật Cảm Hướng động 1 2 ứng Ứng động III sản Sinh Sinh trưởng ở thực vật Sinh Sinh sản vô tính ở thực vật Sinh sản hữu tính ở thực vật TỔNG 3.3.2 Hướng dẫn cách tìm và sử dụng bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiếnthức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao 3.3.2.1 Hướng dẫn cách sử dụng đĩa Bộ tư liệu bao gồm hình ảnh, phim, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ, giáo án mẫu được xây dựng. .. dạy học các kiến thức Sinh học- THPT + Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về tình hình ứng dụng CNTT (máy tính, máy chiếu,…) và sử dụng PTDH trong giảng dạy môn Sinh học ở các trường THPT Ý kiến của các giáo viên về bộ tư liệu hỗ trợ dạy học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC và ý kiến của HS về dạy- học bằng bài giảng điện tử có nhiều hình ảnh, phim minh họa 2.3.4 Phương pháp xây. .. phần Sinh học cơ thể thực vật – Sinh học 11 NC 3.1.2 Nội dung khảo sát - Phát phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy bộ môn Sinh học tại các trường THPT, nội dung khảo sát đề cập đến một số vấn đề: + Thực trạng PTDH cho bộ môn Sinh học nói chung và PTDH phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 NC nói riêng ở các trường + Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Sinh học, các tư liệu hỗ. .. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật 2.3.2 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các giảng viên chuyên ngành phương pháp, lắng nghe sự tư vấn của các thầy cô để lấy ý kiến về việc xây dựng bộ tư liệu hỗ trợ dạy – học kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật - Sinh học 11 NC 2.3.3 Phương pháp điều tra cơ bản Tiến hành điều... bộ tư liệu hỗ trợ giảng dạy kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng cao Sau khi đã xây dựng, tập hợp hoàn thành ,bộ tư liệu là cơ sở để đề xuất các phương án sử dụng dùng trong quá trình giảng dạy tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS * Đối với tư liệu là hình ảnh GV có thể sử dụng hình ảnh cho việc thiết kế bài giảng điện tử, hoặc có thể in phóng to phục vụ cho quá trình giảng dạy

Ngày đăng: 28/09/2015, 12:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 6.1. Ý nghĩa lí luận

  • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong

  • dạy - học ở các trường phổ thông

    • 1.1.1. Trên thế giới

    • 1.1.2. Ở Việt Nam

    • 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài

      • 1.2.1. Cơ sở lí luận về phương tiện dạy học

        • 1.2.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học và phương tiện trực quan trong dạy

        • học

        • 1.2.1.2. Phân loại phương tiện dạy học

        • 1.2.1.3. Vai trò của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học

        • 1.2.1.4. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

        • 1.2.2. Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học và vai trò của nó

          • 1.2.2.1. Khái niệm về bộ tư liệu

          • 1.2.2.2. Vai trò bộ tư liệu trực quan hỗ trợ dạy học

          • 1.2.3. Tổng quan kiến thức phần Sinh học cơ thể thực vật- Sinh học 11 nâng

          • cao

          • 1.2.4.Giới thiệu chung về phần mềm Microsoft FrontPage

          • 2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

            • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

            • 2.1.2. Khách thể nghiên cứu

            • 2.2. Phạm vi nghiên cứu

            • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

              • 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

              • 2.3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan