Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay

81 871 3
Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sông người dân quảng trị trong thời đại ngày nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... tha nhân loài Tư tưởng triết học phật giáo thấm nhuần vào đời sống người dân Việt Và nói giáo lý nhân tư tưởng triết học bật tư tưởng phật giáo Một giáo lý ăn sâu vào hệ tư tưởng dân tộc ta Nó. .. hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡng phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam 35 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 2.1 Tư tưởng. .. giáo lý Nhân Phật giáo - Làm rõ ảnh hưởng tư tưởng Nhân đời sống người dân Quảng Trị thời đại ngày Ý nghĩa đề tài *Ý nghĩa lý luận: -Kết nghiên cứu đề tài góp phần làm rõ thêm tư tưởng phật giáo

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : TS.Trần Ngọc Ánh : Ngô Thị Hiệp : 09SGC Đà Nẵng, tháng 05/2013 Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, những người thân trong gia đình và bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, TS. Trần Ngọc Ánh – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2013 Sinh Viên Ngô Thị Hiệp 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Phật giáo một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội loài người từ khi ra đời đến nay là vô cùng lớn. Sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo là một sự phát triển hợp với quy luật của xã hội của lịch sử phát triển loài người. Phật giáo, qua bao nhiêu thời gian của sự phát triển nó vẫn như một ngọn đèn sáng chiếu rọi cho con người những bước đi trong cuộc đời sóng gió. Hơn 20 thế kỷ Phật giáo đã và đang làm sứ mệnh lịch sử của mình đó là sự giáo huấn, rèn luyện cho con người những điều hay, lẽ phải, đạo lý của con người chân chính, để con người biết vứt bỏ những sân si, dục vọng ham muốn của cuộc sống đời thường để đạt đến sự chân thiện mỹ. Cùng với trào lưu phát triển trên thế giới, phật giáo đã đến với con người Việt Nam. Đạo phật đã hòa quyện cùng dân tộc Việt Nam, đã đưa con người, đất nước Việt Nam vào một nguồn suối mát trong, an lạc, hiền hòa. Qua năm tháng tồn tại và phát triển cùng đất nước, đạo phật đã trở thành một tôn giáo mang đậm bản sắc của dân tôc, nó dường như đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Giáo lý phật giáo đã mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nó không chỉ vì mục đích giải thoát tự thân mà vì an vui, hạnh phúc cho tha nhân và mọi loài. Tư tưởng triết học của phật giáo đã thấm nhuần vào đời sống của người dân Việt. Và có thể nói rằng giáo lý nhân quả là một trong những tư tưởng triết học nổi bật trong tư tưởng của phật giáo. Một giáo lý đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của dân tộc ta. Nó không chỉ ảnh hưởng qua những trang sách, những bài viết, những trang kinh của đức phật mà nó ảnh hưởng trực tiếp qua cách sống, qua ý thức tự nhiên, nó như trở thành bản năng của con người Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung là vô cùng lớn. Và đặc biệt ở mảnh đất Quảng Trị, mảnh đất của sự linh thiêng lịch sử, mảnh đất của một thời hoa lửa, của máu và hoa, sự ảnh hưởng của phật giáo cũng rất nổi bật. Sự ác liệt của chiến tranh trên mảnh đất này, sự hi sinh, mất mát đã hằn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây. Chính vì vậy, đời sống văn hóa của con người Quảng Trị nó mang đậm một nét riêng, luôn hướng về thời lịch sử anh hùng ấy. Phật giáo đã đến xoa dụi những nỗi đau, những mất mát mà người dân nơi đây đã hứng chịu. Phật giáo, nó ảnh hưởng trong mọi phương diện của lối sống người dân Quảng Trị, đặc biệt là sự ảnh hưởng giáo lý nhân quả của Phật. Với mong muốn được đi sâu vào khám phá đời sống của người dân quê mình, dưới ánh sáng của phật giáo, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng Nhân Quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, trước sự xâm nhập của nhiều nền văn hóa, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, con người ngày nay như trở nên thực dụng hơn, lối sống chạy theo đồng tiền và danh lợi mà đánh mất đi nhân phẩm, phẩm chất của mình. Xã hội với biết bao nhiêu điều đáng phải nói, con người dường như trở nên khó để phân biệt ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói của mình trong hồi chuông thức tỉnh những tâm hồn lạc lối. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề phật giáo trong lịch sử đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó. Đây là một vấn đề có phương diện nghiên cứu rộng, có nhiều cách để khai thác phân tích và tìm hiểu nên đã lôi cuốn rất nhiều con người tìm hiểu và khám phá. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến phật giáo và giáo lý nhân quả của phật giáo như: “ Nhận thức về nhân quả và nghiệp” của Thích Giác Khang; “Nền tảng đạo phật- đường đến Thức tỉnh, Giác ngộ, Tự do, hạnh phúc ”, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2009; Nayakathera Piyadassi, Thích Tâm Quang (dịch), “ Học thuyết phật giáo về đời sống sau khi chết”, NXB Tôn giáo, 2008; Minh Chi, “ Quan niệm của phật giáo đối với sống chết”, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002; Hoàng Thị Thơ,“ Giá trị nhân bản của phật giáo trông truyền thống và hiện đại”, tạp chí triết 6 học số 6 (9/2001); Lê Hữu Tuấn “ Ảnh hưởng của phật giáo đối với tư duy của người Việt”,Tạp chí triết học số6 (12/1998); “ Phật giáo Quảng Trị, 30 năm thành lập và phát triển” của Nguyễn Hữu Ban ; Ngô văn Minh, “ Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/ 2009; Tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của thầy Nhất Hạnh.. Trên đây là những công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của phật giáo, ít nhiều đã đề cập đến giáo lý nhân quả của Phật. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống nười dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay là một vấn đề nghiên cứu còn mới. Các công trình nghiên cứu trên là những tư liệu hết sức quý báu, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu ấy đã giúp bản thân Tôi đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống của người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay”. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở giáo lý nhân quả của Phật giáo, đề tài sẽ phân tích, luận giải những ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống tinh thần của người dân Quảng Trị. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát chung về phật giáo và quá trình du nhập và phát triển phật giáo Việt Nam - Tư tưởng nhân quả và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân Quảng Trị 3.3. Giới hạn của đề tài Trong khuôn khổ khóa luận tôt nghiệp, đề tài chỉ giớ hạn ở giáo lý Nhân Quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1.Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác 7 – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp biện chứng duy vật lịch sử * Phương pháp lôgic và lịch sử * Phương pháp phân tích và tổng hợp * Phương pháp diển dịch, quy nạp * Phương pháp thống kê. 5. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài trình bày có hệ thống về giáo lý Nhân quả của Phật giáo. - Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nhân quả đối với đời sống của người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay. 6. Ý nghĩa của đề tài. *Ý nghĩa lý luận: -Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thêm tư tưởng của phật giáo nói chung và đặc biệt là giáo lý nhân quả của phật giáo. - Đề tài này có thể dung làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập môn tôn giáo học và các môn học liên quan. *Ý nghĩa thực tiển: Góp phần giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ trẻ Quảng trị học tập vận dụng mặt tích cực của giáo lý nhân quả Phật giáo trong thời đại ngày nay. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài nghiên cứu gồm hai chương Chương 1: Khái quát chung về phật giáo và quá trình du nhập và phát triển phật giáo Việt Nam. Chương 2: Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU NHẬP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1. Khái quát về phật giáo 1.1.1. Sự ra đời của phật giáo Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước công nguyên (TCN). Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. 1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Phật giáo ở Ấn Độ Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ: Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa dạng. Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắt, vừa có biển Ấn Độ Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông Hằng chảy về phía Đông. Vì thế Ấn Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu mỡ, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có những vùng xa mạc khô cằn, nóng bức. Những điều kiên tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt ấy là cơ sở để hình thành sớm những tư tưởng tôn giáo triết học. Về kinh tế – xã hội: Từ thế kỷ VI – I TCN, nền kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ Ấn Độ đã phát triển, thổ dân trên bán đảo Nam Á là người Dravidian và Sumerian đã có nền văn minh khá cao. Đầu thế kỷ II TCN, một nhánh người Aryan thâm nhập vào bán đảo Ấn Độ, dần dần chuyển sang định cư và sống bằng nghề nông. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế – xã hội của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế – xã hội theo mô hình “công xã nông thôn”. Mô hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc quyền sở hữu nhà nước, gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong công xã, và quan hệ giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với xã hội được phân chia thành các đẳng cấp. Xã hội thời kỳ này được phân chia thành 4 đẳng cấp lớn là: tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ cung đình. Sự phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng 9 cấp trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh ấy, nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời, trong đó có Phật giáo. Đặc điểm văn hóa – khoa học: Văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại được chia làm ba giai đoạn. Khoảng thế kỷ XXV-XV TCN gọi là nền văn minh sông Ấn, từ thế kỷ XV – VII TCN gọi là nền văn minh Vêđa và từ thế kỷ VI – I TCN là thời kỳ hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau là chính thống và không chính thống. Tiêu chuẩn của chính thống và không chính thống là có thừa nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không. Về khoa học, ngay từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về khoa học tự nhiên. Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học… Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ, trung đại với các hình thức phong phú đa dạng. Và Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc biệt là quan điểm của kinh Vêđa nên Phật giáo được xem là dòng triết học không chính thống. 1.1.1.2. Thân thế, sự nghiệp Phật Thích Ca Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN, Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Thích Ca nguyên tên là Tấn Đạt Đa (Siddhattha), có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi lại là Thích Ca (sakiya). Ngài được sinh ra vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 264 Tây lịch. Ngài là Hoàng tử con vua Tịnh Phạn (Suddhadana ) và hoàng hậu Ma Da ( Mahamaya) . Sau ki sinh hạ Hoàng tử được bảy ngày hoàng hậu MayDa từ trần. Thái tử được Maha-ba-xà-ba-đề ( Mahà Pajapatì) là em ruột của hoàng hậu May Da, con gái của vua Anjana nuôi dưỡng, chăm sóc. Theo truyền thuyết Siddhattha đã có tới 547 tiền kiếp trước đầu thai làm con vua Sakiya. Trong những tiền kiếp trước Đức Phật là loài vật hay những con người 10 đầy lòng từ bi, hỉ xả, sẵn sàng hy sinh cho đồng loại. Kiếp gần nhất của Đức Phật là con voi trắng sáu ngà. Khi hoàng tử chào đời, có một vị hiền triết được triệu vào cung để tiên đoán vận mệnh của hoàng tử, đó là đạo sĩ Asita, một người thân tính của nhà vua, được hoàng tộc Gautama quý trọng. Khi xem thân tướng của thái tử, Asita tiên đoán rằng đây quả là một vương tử phi thường sẽ trở thần một vĩ nhân. “Ngài ứa nước mắt vì chính ngài sẽ không còn sống lâu nữa để nhìn thấy thái tử Siddattha thành Phật và ngài dặn cháu trai mình là Nâlaka nhớ rằng về sau phải làm đệ tử của Đức Phật tương lai này” Năm bảy tuổi, theo học các đạo sĩ Bàlamôn, Tất Đạt Đa đã tỏ ra là một người thông minh lạ thường và sức khoẻ tuyệt luân. Một lần theo phụ vương ra ngoài dự lễ hạ điền, thấy cảnh người nông dân chân lấm tay bùn cực nhọc, trâu bò phải kéo cày khổ sở, trên luống cày chim chóc tranh nhau sâu bọ, hoàng tử lặng lẽ ngồi trầm ngâm thiền định dưới góc cây, suy tư về nỗi khổ của chúng sinh. Để tránh Tất Đạt Đa sẽ xuất gia đi tu như đã được các vị đạo sĩ tiên đoán, nhà vua đã đặt ra các thú vui, tạo ra cuộc sống xa hoa, lộng lẫy, ngày đêm có các ca công vũ nữ hầu hạ, để hoàng tử quên đi những suy tư và việc tu hành. Năm 16 tuổi nhà vua đã cưới cho hoàng tử công chúa Ýaodhara, một người em cô cậu cho hoàng tử. Trong 13 năm sau ngày hôn lễ, Tất Đạt Đa hoàn toàn sống cuộc đời vương giả. “Đời sống của ta thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung chỗ đâu ta ở, phụ hoàng đều có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây, thì sen đỏ vươn mình khoe sắc phía bên kia, và bên cạnh sen trắng đau nhau tranh đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dung đều là loại thượng hạng từ xứ Kasi đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Kasi chở đến…” Mặc đầu sống trong giàu sang phú quý với sự yêu chiều của vua cha và người vợ trẻ đẹp, nhưng như tiền định, hoàng tử vẫn luôn nghĩ về sự khổ của sinh, bệnh, lão, tử và những phiền não của bụi trần ô trược. Siddhattha suy niệm: “Chính ta phải chịu sinh, già, bệnh, tử phiền não và ô nhiễm. Tại sao vẫn mê mãi chạy theo 11 những điều mà bản chất cũng còn như vậy. Vì chịu sinh, lão, bệnh, tử phiền não và ô nhiễm, ta đã nhận thức được sự bất lợi của những điều ấy. Hay ta thử đi tìm cái chưa thành đạt, cái tối thượng và tuyệt đối chu toàn là Niết Bàn”. Mỗi ngày Thái tử càng xít lại gần hơn với quyết định xuất gia. Thái tử vẫn thấy lòng nặng trĩu bao nỗi băng khoăn thắc mắc. Ngài cho cảnh đời mà ngài đang sống ở đây không phải là hạnh phúc chân thật mà là giả dối, mê muội chỉ làm cho kiếp sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật và cao đẹp hơn. Trong những lần ra khỏi hoàng cung để nhìn xem thế gian bên ngoài và trực tiếp tiếp xúc với sự thật phủ phàng của đời sống, thái tử tận mắt nhìn thấy một cụ già đầu bạc, lưng còng, chân chồn, đầu gối mỏi, đi đứng mệt nhọc, một người bệnh hoạn đau khổ, một thây ma theo sau có những người khóc than sầu não, một đạo sĩ nghiêm trang khả kính. Hoàng tử càng suy tư về khổ của nhân sinh, càng chán cảnh phồn hoa thế vị, càng quyết tâm xuất gia đi tu tầm đạo để giải thoát cho chúng sinh khỏi cảnh khổ ải của nghiệp chướng luân hồi. Nữa đêm mùng bảy tháng hai, hoàng tử lặng lẽ rời cung đi ra đi tìm đường chân lý. Lúc ấy hoàng tử Tất Đạt Đa vừa tròn 29 tuổi và đã có một người con trai tên là Ruhula. Sau khi đi khắp nơi học đạo. Đầu tiên Tất Đạt Đa gặp hai vị ở trong rừng là Alàrà Kàlama và Uddaka Kama. Hai vị tẩn sĩ này lần lượt lần lượt dạy cho Tất Đạt Đa tu tập các phương pháp thiền định. Tất Đạt Đa lần lượt học hết các đạo nhưng nhận thấy không đạo nào giúp Ngài chứng ngộ được chân lý cao thượng. Ngài tự mình vào ở ẩn trong rừng sâu, trải qua sáu năm cùng với năm đạo sĩ thuộc nhóm Kiều Trân Như thực hành phép tu khổ hạnh ép xác đến kiệt sức nhưng vẫn không tìm ra chính đạo. Sau đó, Ngài đã vượt qua sự cám dỗ của Ma vương và sự xa lánh, kỳ thị của người đồng tu, chọn kiên trì tu luyện theo con đường trung đạo. Trải qua kinh nghiệm đời sống tu luyện Tất Đạt Đa đã nhận thấy rằng tu khổ hạnh chỉ làm suy giảm tinh thần và trí tuệ; còn lối sống lợi dưỡng vật chất thì chỉ làm chậm trể sự tiến bộ của đạo đức và tâm trí. Đó là hai thái cực cần phải tránh. Sau 48 ngày đêm nhập định, Siddhattha đã ngộ đạo, nhận thức được căn nguyên sinh thành biến hoá 12 của vũ trụ vạn vật, tìm được nguồn góc của nỗi khổ và từ đó chỉ ra phương pháp diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh bằng học thuyết “nhân sinh duyên” và triết lý “tứ diệt đế”, “ Thập nhị nhân duyên”, “ Bát chánh đạo”. Tất Đạt Đa đã trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni, còn gọi là Đức Phật, lúc này ngài vừa đúng 35 tuổi. Sau khi đắc đạo Đức Phật bắt đầu cuộc thuyết giáo dài tới 45 năm. Những nơi có nhân duyên sâu nặng với Đức Thích ca mà Ngài lưu lại thuyết giáo lâu nhất là thành Vương Xá của nước Ma Kiệt Đà, thành Xá Vệ của nước Kiều Tất La, thành Bà La Nại của nước Ca Thi. Năm 80 tuổi , Đức Phật nhận thấy cơ duyên giáo hóa chúng sinh đã viên mãn và quyết định nhập niết bàn dư y. Để ban lời giáo huấn cuối cùng, chỉ trong một ngày đêm, Đức Phật đã nói xong bộ kinh Đại Bát Niết Bàn. Rồi Ngài lên tòa thất bảo, nằm nghiên sườn bên trái, đầu gối về phía Bắc, chân duỗi về phương Nam đi vào đại diệt độ ( Mahàvirvàna), nhằm vào ngày 15 tháng 02. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, Ngài Ma Ka Diếp và Đại Chúng rước kim quan của Đức Phật tới giàn thiêu để làm lễ Trà tỳ. Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khăp Ấn Độ. Ông qua đời ở tuổi 80 và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á. Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là “tam tạng kinh” bao gồm Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận. 1.1.2. Quá trình phát triển của phật giáo Sự phân phái các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình phát triển của mình đã trở thành một hiện tượng mang tính quy luật và đạo Phật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau khi Đức Phật diệt độ, các môn đệ cũng như các tăng sỹ trong hàng ngũ tăng gia có quan điểm khác nhau về giáo lý và giới luật của Đức Phật cùng với sự thay đỗi của cuộc sống xã hội lúc bấy giờ đã dẫn đến sự phân phái trong Đạo Phật. 13 Quá trình phân phái đó bắt đầu từ khi Đức Phật diệt độ và gắn liền với 4 kỳ kết tập của phật giáo. Kết tập lần một (gọi là Hội thánh kỳ đầu hay kết tập 500) được tổ chức sau khi Phật tịch khoảng 100 ngày (khoảng thế kỷ V Tcn) do Đại Ca Diếp triệu tập và làm chủ tọa. “Chư Thánh Tăng hội kỳ đầu cốt dọn thành bộ Tam Tạng kinh đề dìu dắt Chư Tăng và tránh cho nhau những sự sai lầm có thể xảy ra”. Đại hội này kéo dài 7 tháng có 500 tỳ kheo tham dự. Tại Đại hội này, Ananda kể lại lời Phật dạy về giáo lý, Ưu Bà Ly kể lại lời Phật nói về giới luật tu hành, Đại Ca Diếp kể về những lời luận giải của Phật về giáo lý và giới luật. Như vậy, về nguyên tắc Tam Tạng của Phật giáo được khởi soạn từ đây nhưng tất cả đều không được ghi bằng văn tự. Kết tập lần hai (Hội thánh kỳ hai, kết tập 700). Đây là “đại hội các vị trưởng lão” được tiến hành khoảng thế kỷ IV TCN, kéo dài 8 tháng với 700 tỳ kheo tham dự. Đại hội lần này chủ yếu giải quyết những bất đồng về việc thực hành giới luật và luận giải kinh điển. Đại hội này đánh dấu cho việc Phật giáo tách thành hai phái: Thượng Tọa bộ và Đại chủng bộ. Kết tập lần ba (Hội thánh kỳ 3) tiến hành giữa thế kỷ III Tcn, do vua A Dục (Asoka) đứng ra triệu tập. Đại hội kéo dài 9 tháng với 1000 tỳ kheo tham dự. Lần kết tập này Tam Tạng đã được ghi lại bằng văn bản với cả hai thứ tiếng Sankrit và Paly. Sau kết tập được sự bảo trợ của vua A Dục các tăng đoàn được thành lập và bắt đầu truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Kết tập lần bốn được tiến hành dưới triều vua Ca Nhị Sắc Ca (Kaniska), năm 125-150 Scn, với 500 tỳ kheo tham dự. Kết tập đã hoàn chỉnh “kinh điển” của Phật giáo và tồn tại cho đến ngày nay. Cũng từ lần kết tập này, Phật giáo chính thức chia thành hai phái: Tiểu thừa và Đại thừa. Tiểu thừa có nghĩa là cỗ xe nhỏ. Phái này chủ trương ai tu thì độ lấy mình. Kinh sách ban đầu chủ yếu viết bằng tiếng Paly và chủ yếu truyền đạo về phía Nam Ấn như Xrilanca, Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện nên còn gọi là Nam tông. Tiểu thừa có hai phái lớn là: Phái “Nhất thiết hữu bộ” tập trung nghiên cứu phạm trù thời gian, phái “Kinh bộ” xây dựng “lý thuyết về tính chốc lát”. Về sau Tiểu 14 thừa còn có nhiều phái khác như Câu xá tông, Thành thực tông, Luật tông… Đại thừa có nghĩa là cỗ xe lớn, phái này không chỉ tự giác ngộ cho mình mà còn giác ngộ cho mọi người. Kinh sách thường viết bằng tiếng Sankrit và phát triển mạnh về phía Bắc Ấn như Nêpan, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật bản, Việt Nam nên còn gọi là Bắc tông. Đại thừa có hai phái lớn: Phái “Trung luận” (Madhymika) do sư Long Thọ lập ra ở thế kỷ II Scn. Phái này truyền tụng chủ yếu là các kinh Hoa Nghiêm; Phái “Du già” (Yogacara) do hai anh em Vô Trước (Asangha) và Thế Thân (Vasubhandha) sáng lập ở thế kỷ IV Scn. Kinh sách truyền tụng của phái này thường là Du già sư địa luận (duy thức luận), đại thừa luận, kim cương bát nhã luận. Về sau Đại thừa còn có nhiều tông phái khác như: Pháp tướng tông, Tam luận tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên thai tông, Mật tông (chân ngôn tông), Thiền tông, Tịnh độ tông… 1.1.3. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo Tư tưởng triết học Phật Giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, Gồm 3 Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật, và Tạng Luận. Trong đó thể hiện các quan điểm về thế giới và con người. 1.1.3.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên. *Vô ngã (không có cái tôi chân thật) Trái với quan điểm của kinh Vêđa, đạo Bàlamôn và đa số các môn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc” và “Danh”. Trong đó, Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không khí; Danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm: thụ (cảm thụ), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận thức). 15 Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn”. Ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức), chúng tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi. Do đó, không có “Bản ngã” hay cái tôi chân thực. *Vô thường (vận động biến đổi không ngừng) Đạo Phật cho rằng “Vô thường” là không cố định, luôn biến đổi. Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh – trụ – dị – diệt”. Nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi. Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không ngừng.Với quan niệm này, Đức Phật dạy: “tất cả những gì trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường”. Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến đi rồi tan rã. Sinh và diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một sinh thành mới. *Duyên (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả) Bàlamôn Phật giáo cho rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả. Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các sự vật, tuân theo quy luật “NhânQuả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái trái do mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không thể có nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy. Hạt lúa được gọi là “nhân” khi gặp “duyên” là điều kiện thuận lợi về không khí, 16 nước, ánh sáng, nhiệt độ…thì nhân sẽ phát triển thành “quả” là cây lúa. Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên, triết học Phật giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo ra con người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ các yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng. Nguyên nhân của sự vận động, biến đổi nằm trong các sự vật. Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mọc mạc chất phát nhưng rất đáng trân trọng. Và đó cũng là quan điểm duy vật biện chứng về thế giới. 1.1.3.2. Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết “Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được. Tứ diệu đế là: * Khổ đế: Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi khổ là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người). Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ đau là một thực tại đối với con người, khổ đế là một chân lý khách quan hiện thực. Khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọat nhân duyên được tạo tác từ tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con người không thể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó. Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác. 17 Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước biển”. *Nhân đế (hay Tập đế): Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ. “Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ, phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người. 12 nhân duyên gồm: 1. Vô minh (không sáng suốt): đồng nghĩa với mê tối, ít hiểu biết, không sáng suốt. Không hiểu được đời là bể khổ, không tìm ra nguyên nhân và con đường thoát khổ. Trong mười hai nhân duyên, vô minh là căn bản. Nếu không thấu hiểu Tứ diệu đế cũng được gọi là Vô minh. 2. Duyên hành: là ý muốn thúc đẩy hành động. 3. Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối. 4. Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức). 5. Duyên lục nhập: là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêu hủy, đón nhận. 6. Duyên xúc: là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác. Đó là sắc, thính, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào. 7. Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với lục căn sinh ra cảm giác. 8. Duyên ái: là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác động của thế giới bên ngoài. 9. Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi muốn chiếm lấy, giữ lấy không chịu buông ra. 10. Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được. 18 11. Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại. 12. Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già, ốm đau rồi chết. Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Cũng có lời giải thích là 12 yếu tố tích luỹ đưa đến cái khổ sinh tử hiện tại mà yếu tố căn đế là ái và thủ, nghĩa là tham lam, ích kỷ, còn gọi là ngã chấp. Mười hai nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhân loại. Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng. Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình. Hay nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không. Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc. *Diệt đế: Là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. muốn diệt khổ phải đi ngược lại 12 nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh. Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng, hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác diệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ vẩn dừng lại, tu đến niết bàn, tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử. Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi những 19 tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo lắng sợ hãi mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn. Tùy vào khả năng giảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng phần hạnh phúc đến mức độ ấy. *Ðạo đế: Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết bàn. Có 8 con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo”. Bát chính đạo bao gồm: 1. Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã. 2. Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm. 3. Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay nói phù phiếm. 4. Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới luật, không làm việc xấu, nên làm việc thiện. 5. Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh. 6. Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực đúng hướng không biết mệt mỏi để phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu. 7. Chính niệm: tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát, luôn tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý. 8. Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng cao độ suy nghĩ về tứ điệu đế, vô ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian. Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh, đạt 20 tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi. Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra 5 đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người và xã hội. Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không trộm cướp). Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới. Phật giáo khuyên con người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Tuy nhiên trong triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội. Và những tư tưởng xã hội phật giáo đã phản ánh thực trạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại và nêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúc đó. Phật giáo cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tính chất bi quan không tưởng và duy tâm về xã hội. 1.2. Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam 1.2.1. Lịch sử du nhập phật giáo vào Việt Nam Phật giáo đã mang đến cho con người một dòng suối mát trong của niềm vui và hạnh phúc thật sự. Theo dòng chảy của sự phát triển phật giáo đã được du hập vào xã hội Việt Nam, đánh thức tâm hồn con người, xoa dịu những nỗi đau mà con người phải hứng chịu. Qua mọi khoảng cách của địa lý, khoảng cách về thời đại, với bản chất khoan hoà của mình, Phật giáo đã hoà mình cùng với đời sống văn hoá dân tộc Việt Nam, và đã trở thành một nét văn hoá của dân tộc ta. Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, là cái gạch nối địa lý giữa hai nước lớn, hai nền văn minh cổ xưa nhất của Châu Á và có thể là của cả loài người là Ấn Độ và Trung Quốc. Với một địa thế, nằm kẹp giữa hai nước lớn như vậy, Việt Nam tất nhiên chịu ảnh hưởng từ cả hai phía, phía Ấn Độ và phía Trung Quốc. Chính vì vậy đạo phật đã được du nhập vào Việt Nam rất sớm, từ hai con đường là đường bộ và đường thuỷ khoảng từ cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. 21 Xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia, Việt Nam…lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các dân tộc ở Đông Nam Á. Ấn Độ là một bán đảo, cũng như bán đảo Đông Dương nhưng là một bán đảo khổng lồ, cả một tiểu lục địa. Từ xa xưa trước công nguyên, thương nhân Ấn Độ đã giao thương với các nước Ả rập, các nước ven biển Địa Trung Hải và nhất là với đế quốc La Mã, tiêu thụ rất nhiều vàng ngọc, châu báu, hương liệu, lụa là, trầm quế… Để có đủ hàng cung cấp cho thị trường phương Tây, thương nhân Ấn Độ đống thuyền theo gió mùa Tây Nam đi về phía Đông Nam Á, đến Mã Lai, quần đảo Nam Dương, vượt eo biển Malacca vào biển Đông, đến Việt Nam, rồi đến Trung Hoa, Nhật Bản. Khi đi thì lựa theo gió mùa Tây Nam, khi về thì phải chờ tới sang năm, theo mùa gió Đông Bắc. Ròng rã một năm ở lại, đủ thời giờ cho họ buôn bán, và ảnh hưởng dần dần, sâu đậm đến các dân tộc địa phương trên mặt sản xuất, văn hóa, sinh hoạt tôn giáo. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Tây lịch, Mahodacon vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam. Dưới thời vua A-dục trị vì tại Ấn Độ (273 – 232 TCN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc). Tư liệu trong Lĩnh Nam Chính Quái cho biết một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước 22 công nguyên 2879-258). Đó là truyện “Nhất Dạ Trạch”, chuyện kể Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá buôn bán giao thiệp với người nước ngoài. Một hôm Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ, tại đây Đồng Tử đã gặp một nhà sư Ấn Độ tên Phật Quang. Phật Quang đã truyền pháp cho Đồng Tử và Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung đã biết đến Đạo Phật. Qua dữ kiện này ta thấy sự hiện diện của Phật Giáo do các tăng sĩ Ấn Độ truyền vào Việt Nam khá lâu trước công nguyên. Thiền Uyển Tập Anh cũng ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc – Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607) đối thoại với Tùy Cao Đế (?-604): “Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó”. Ma Ha Kỳ vực, Khâu Đà La (188) người Ấn Độ hay Trung Á; Mâu Bác (165-170) người Trung Hoa; Khương Tăng Hội (200-247) người Ấn Độ; Chi Cương Lương (?-264) người xứ Nhục Chi, theo sử chép đó là các vị sư có mặt sớm nhất ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ ba. Có lẽ đây chỉ là những vị được sử ghi lại tên tuổi, kỳ thực đây không phải là phái đoàn truyền bá đầu tiên đến Việt Nam, vì từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch đến thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch chắn chắc đã có nhiều tăng sĩ đặt chân đến hoằng Pháp tại Việt Nam, cho nên Pháp sư Đàm Thiên chỉ dẫn phần giới hạn và căn cứ vào sự có mặt của tác phẩm “Lý hoặc Luận” của Mâu Bác. Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường biển. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật đồng thời được truyền vào Việt 23 Nam qua con đường bộ hay còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây, phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà. Các con đường bộ không thiếu nhưng vất vả và khó nhọc hơn. Trước hết là có những con đường vừa thủy vừa bộ khá tiện lợi. Thay vì đi vòng xuống eo biển Malacca, xa về phía Nam, thương nhân Ấn Độ có thể chuyển hàng hóa qua eo biển Kra và bán đảo Mã Lai, theo những tuyến đường bộ tiện lợi, có thể vượt vài giờ, nối liền biển nọ đến biển kia.Từ Nam Ấn, thương nhân Ấn Độ có thể dùng thuyền không lớn vượt thủy đạo hẹp giữa Andaman và Nicobar, hoặc là quá xuống phía Nam, thủy đạo giữa Nicobar và Achin. Tuyến đường thứ hai dẫn tới điểm Kadah. Tại hai điểm này, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều đồ vật cổ thuộc nền văn minh Ấn Độ thời xưa. Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam. “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Hà Nội, 1988) có nói rõ: “Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An”. Xa về phía bắc, thì con đường nối Ấn Độ với Nam Trung Quốc ngang qua Assam, thượng Miến Điện, và Vân Nam. Tuyến đường này hình như đã được sử dụng từ thế kỷ II và thậm chí trước đó nữa. Những dữ kiện về con đường biển và con đường bộ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng minh có những chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành văn, theo lịch sử Phật giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh 24 điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là Uttara và Sona được phái đến Suvana -Bhumi, xứ Kim Địa. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển lịch sử Phật giáo thế giới thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ Miến Điện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề này được sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam viết: Sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật giáo tại Thái Lan cũng ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên bằng hai con đường thủy và bộ. Ngay sau khi được du nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triển mạnh mẽ và trở thành quốc giáo bởi những giá trị tốt đẹp của nó. 1.2.2. Quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam Từ khi được du nhập vào nước ta, Phật giáo đã luôn luôn đồng hành cùng lịch sử phát triển của dân tộc. Trong những năm đầu khi mới được truyền vào Việt Nam Phật giáo chưa phát triển mà chỉ phớt qua trên mọi miền đất nước. Và dần dần có ảnh hưởng sâu rộng tới các triều vua về sau nhất là triều Lý và Trần, các triều đại sau này Phật giáo ngày càng bị suy đồi do một phần ảnh hưởng của chiến tranh triền miên mang lại. Có thể chia quá trình phát triển phật giáo ở Viêt nam qua 3 thời kỳ *Thời kỳ cực thịnh Phật giáo đời Đinh Tiên Hoàng và Tiền Lê (968 -1009) phất triển mạnh mẽ và giữ vị trí độc tôn. Sau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 (thế kỷ X) Giao Châu chính thức độc lập. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra thời kì độc lập và thống nhất phát triển lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã phát triển đến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất nước. Khởi đầu là Đinh Tiên Hoàng với việc 25 lập ra chức tăng thống – người đứng đầu phật giáo của đất nước trong lịch sử. Như ta đã thấy, Phật Giáo Việt Nam của thế kỷ thứ V chỉ còn ghi lại hai thiền sư là Đạt Ma Đề Bà và Huệ Thắng. Thế kỷ thứ VI ghi lại hai thiền sư Việt Nam: Quán Duyên và Pháp Thiền. Chính trong thế kỷ này mà thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Việt Nam. Ba thế kỷ tiếp theo, thế kỷ VII, VIII và IX là ba thế kỷ thuộc nhà Đường cai trị, đến thế kỷ X thì Việt Nam mới bắt đầu giành được quyền tự chủ. Chính trong thế kỷ này Đạo Phật mới thực sự hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho đất nước. Năm 971 vua Đinh Tiên Hoàng định giai cấp cho tăng sĩ và ban chức tăng thống cho Thiền sư Ngô Chân Lưu thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, và ngài Khuông Việt Thái Sư, chính thức tiếp nhận Phật Giáo làm nguyên tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng chính trong thế kỷ này vua Lê Đại Hành đã mời thiền sư Pháp Thuận và thiền sư Vạn Hạnh của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi làm cố vấn chính sự. Các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh cũng đã tiếp tục trợ giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế tiếp. Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa. Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Ðường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc thiền phái Thảo Ðường. Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan. Có chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn là vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý Cao Tông. Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền. Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có từ thời Lý trong đó có đạo Phật. Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với thời trước là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà tổ sư chính là vị vua rời bỏ chính sự để xuất gia Trần Nhân Tông. 26 Phật Giáo Việt Nam trong thời kỳ này phát triển tới mức toàn vẹn và cực thịnh. Do ảnh hưởng tư tuởng của vua Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đầu thế kỷ VIII, ba thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường sát nhập tạo thành một và đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm là thiền phái duy nhất dưới đời Trần. Vì vậy đời Trần có thể gọi là thời đại thống nhất của Phật Giáo các hệ phái trước đó. Tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như các thiền sư đời Lý, nhưng Phật Giáo là một yếu tố quan trọng để liên kết nhân tâm. Tinh thần Phật Giáo đã kiến cho các nhà chính trị đời Trần áp dụng những chính sách bình dân, thân dân và dân chủ. Phật Giáo trong đời Trần là quốc giáo, mọi người dân trong xã hội điều hướng về Phật Giáo. Nhà nho Lê Quát, học trò Chu Văn An, đã lấy làm tức giận vì thấy toàn dân theo Phật : “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người, sao mà sâu sắc và bền chắc đến như vậy? Trên từ Vương Công, dưới đến thứ dân, hễ làm việc gì thuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền để làm chùa xây tháp thì hớn hở, vui vẻ, như trong tay đã cầm được biên lai để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại. Cho nên trong kinh thành ngoài đến Châu Phủ, đường cùng ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin, hễ chổ nào có nhà thì có chùa Phật; bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại” Có rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựng trong thời Lý Trần như chùa Phật Tích, chùa Đại Lãm, chùa Linh Xứng, chùa Một Cột, chùa Phổ Minh. Khâm phục trước những thành tựu văn hóa của Phật Giáo Việt Nam thời Lý Trần mà sách vỡ Trung Hoa truyền tụng nhiều về 4 công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là An Nam Tứ Đại Khí. Tượng Phật Chùa Quỳnh Lâm: chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di Lặc bằng đồng mà theo văn bia mà nay vẫn còn giữ được trong chùa thì tượng cao 6 trượng (1 trượng bằng khoảng 4m) đặt trong một tòa Phật điện cao 7 trượng. Đứng từ bến đò Đông Triều, cách xa 10 dặm vẫn còn trong thấy nóc chánh điện. Tháp Bảo Thiên: gồm 12 tầng, cao 20 trượng do vua Lý Thánh Tông cho xây 27 dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía Tây Hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm Hà Nội ngày nay) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng. Đây là đệ nhất danh thắng đế đô một thời. Đến năm 1414 tháp bị quân Vương Thông tàn phá, nền tháp còn lại to như quả đồi, có thời dùng làm nơi họp chợ; đến năm 1791 dỡ ra lấy gạch xây thành còn thấy 4 pho tượng Kim Cương trấn giữ 4 cửa và nhiều tượng chim thú khác. Thời Pháp bị phá huỷ hoàn toàn để xây dựng nhà thờ lớn trên mảnh đất ấy. Chuông Quy Điền: Năm 1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất hàng vạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo nó tại khuôn viên chùa Diên Hựu trong lầu chuông bằng đá xanh cao 8 trượng. Vạc Phổ Minh: đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông (1279-1293) đặt tại chùa Phổ Minh (làng Tức Mặc, Nam Hà). Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước nặng trên 7 tấn. Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng, trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùa Phổ Minh. *Thời kỳ suy thoái Đạo Phật đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thời nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại trong chính đạo Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nho giáo). Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì các nhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào. Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó bảo đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu hãnh càng thêm cao. Sự cúng dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu hiện của sự suy thoái. Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư tham dự chính sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý Ly vốn xuất thân Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện một số 28 biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa, nhiều nhà Nho vốn trọng từ chương, tự cho mình là độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dung. Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉ trích đạo Phật. Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà là cả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm. Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1528- 1802) cả hai họ Trịnh và Nguyễn đều lấy Phật giáo làm quốc giáo, cho xây dựng nhiều chùa chiền tuy nhiên đạo phật vẫn không phát triễn. Đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần. Khi đất nước chia hai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không phổ biến như ở Đàng Trong. Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào Sơn Bản Tịch (840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai... đến nay vẫn được xem là truyền thừa của dòng thiền này. *Thời kỳ phục hưng Phật Giáo Việt Nam đã trải qua thời cực thịnh nhất dưới hai triều đại Lý Trần, sang đến đời Hậu Lê rồi Nguyễn Triều thì Phật Giáo phải nhường bước cho Nho giáo, lúc ấy đang chiếm vai trò độc tôn. Triều đại nhà Nguyễn truyền đến đời vua Tự Đức thì mất chủ quyền, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp. Phật Giáo Việt Nam vốn đã suy vi nay lại điêu tàn hơn. Trong bối cảnh đó, Ky Tô giáo đã du nhập vào Việt Nam và dân tộc Việt Nam lại tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của phương Tây. Tuy tinh thần khai phóng dung hợp của Phật Giáo suốt mấy thế kỷ qua không còn được thể hiện trong chính sách quốc gia, văn hóa và xã hội vào thế kỷ XX nhưng Phật Giáo vẫn là tôn giáo 29 chính của dân tộc, đóng vai trò hòa giải giữa các thế lực tranh chấp, góp phần xây dựng tinh thần dân tộc, bảo vệ nền độc lập của quốc gia. Chính vì vậy, trước sự suy vi của phật giáo bởi nhiều nguyên nhân khác nhau đã giấy lên phong trào chánh hưng phật giáo một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Nhằm tìm về với cuội nguồn tinh thần của dân tộc, một nét đẹp làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhờ phong trào chấn hưng Phật Giáo này mà đội ngũ tăng ni được đào tạo qua nhiều trường lớp và phát triển nhiều ở các tỉnh. Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa phật học ở các thành thị. Nhiều ngôi chùa ở làng xã được trùng tu và có chư tăng ni trụ trì. Bên cạnh đó, trong thời kỳ này, có nhiều hệ phái, tôn phái phật giáo ra đời, như giáo phái Khất Sĩ Việt Nam, Thiên Thai Giáo Quán Tông, Phật Giáo Hoa Tông ..Một yêu cầu thống nhất Phật Giáo được đặt ta tại Huế, đưa đến việc thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đặt trụ sở tại chùa Từ Đàm Huế, hội chủ là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, đây là một tổ chức thống nhất Phật Giáo ba miền Nam, Trung, Bắc, đồng thời vạch ra một con đường dân tộc nhân bản, hướng dẫn bước đi Phật Giáo vào môi trường tư tưởng và văn hóa, tiếp tục xây dựng con người và xã hội Việt Nam. Điểm đặc sắc của Phật Giáo Việt Nam trong thế kỷ XX là sự kết hợp của hai giáo phái Nam Tông và Bắc Tông vào năm 1964 để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Giáo Hội này hoạt động cho đến năm 1981 thì ngừng hoạt động trong nước, nhưng có văn phòng hai Viện Hóa Đạo đặt tại tiểu bang California, Hoa Kỳ, hoạt động rất mạnh. Phật giáo ngày nay lâm lâm vào trạng thái suy đồi nhưng đứng về phương diện tính ngưỡng dân gian nó được tiếp tục phát triển, dân chúng vẫn giữ lối ăn chay, giữ giới, tụng kinh, phóng sinh….để tạo công đức, bởi vì đức tin nhân quả đã ngày càng ăn sâu vào tâm khảm người dân Việt Nam. Cùng với sự vận động chung của xã hội, vận động chung của quốc tế trong xu thế hội nhập với bao thách thức đối với mặt nhân cách của con người, thì những giá trị của Phật giáo vẫn thăng hoa và toả sáng làm cho nền văn hoá Việt Nam mang đậm chất phật, đã mang đến cho con người làn suối mát trong của sự chuẩn mực, với những giá trị chân- thiện- mỹ. Từ ngày đầu du nhập và đến khi trở thành đạo phật của người dân Việt Nam, 30 qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nó đã vận động cùng con người và đất nước Việt Nam và mang đậm hình hài bản sắc dân tộc. Nó đã trở thành một mạch sống không thể thiếu trong nếp sống của con người Việt Nam. 1.2.3. Vai trò của phật giáo trong lịch sử dân tộc. Phật giáo qua bao thời gian tồn tại với những biến cố lịch sử dân tộc, nó chính là nguồn suối mát trong cho tâm hồn của mỗi con người. Nó đã len lõi vào cuộc sống, nếp văn hoá của dân tộc, nó trở thành món ăn không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Đạo phật đã chung sống với người dân Việt Nam gần hai mươi thế kỷ, sợi dây vô hình đã thắt chặt đạo phật với dân tộc ta thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính bởi sợi dây gắn kết này người dân Việt Nam đã coi đạo phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Chính vậy đảm bảo tinh thần dân tộc, giữu gìn tính ngưỡng truyền thống của tổ tiên, dân tộc ta đã nhận thấy bổn phận trong việc gìn giữ và phát triển đạo phật. Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. Mãi đến thế kỷ thứ X, XI về sau, từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần, nước Việt Nam hoàn toàn độc lập phật giáo đã từng góp phần lớn lao xây dựng đất nước và giáo huấn đồng bào. Ở các triều đại các ông vua đều lấy đức trị dân và giáo hoá dân theo tinh thần phật giáo. Nhờ ảnh hưởng của Phật giáo nên thời Lý có nhiều ông vua nhân từ hết mực, nhưng không kém vẻ hào hùng. Chính vì vậy quốc gia hưng thịnh, dân chúng an vui. Ngót năm thế kỷ, phật giáo luôn luôn có mặt trong guồng gánh chính quyền để tiếp tay xây dựng đất nước, bảo vệ quê hương. Sự có mặt của phật giáo chẳng những giúp cho vua chúa một đường lối chính trị sáng suốt, mà còn hướng dẫn dân tộc tiến cao trên con đường văn minh đạo đức. Những thiền sư trong thời ấy chẳng những thâm đạt về đạo lý giải thoát mà còn thấu hiểu cách tổ chức xã hội, đem lại an lạc thực tế cho dân tộc. Theo luật vô thường, có thịnh thì chắc hẳn sẽ có suy, Phật giáo cũng không thể tránh khỏi quy luật chung ấy. Từ đời Hậu Lê, phật giáo bị suy thoái nhường chỗ cho 31 nho giáo. Nhưng nhờ đó mà Phật giáo lại có cơ hội được về sống gần gũi với cuộc sống bình giã với nhười dân lao động. Nó gieo rắc một tiềm lực hùng hậu trong toàn dân, và trở thành một đạo của dân tộc. Qua bao năm đen tối cùng dân tộc, Phật giáo vẫn bùng dậy như ngọn cuồng phong cuốn sạch tất cả. Bởi Phật giáo nằm sẵn trong lòng dân tộc, nên khi bị kích động mạnh tự dưng trổ dậy một cách hùng hồn. Phật giáo như đã gắn chặt với dân tộc, nên nhịp tiến triển của dân tộc và phật giáo đi đều nhau. Mang trong mình tinh thần hướng thiện, diệt từ nhứng điều ác, đưa lại cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp cho mọi người đạo phật đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức của con người Việt Nam. Những giáo lý của nó đã ảnh hưởng sâu sắc trên mọi lĩnh vực đời sống của nhân dân ta, từ phong tục tập quán, nếp sống, cách suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, đao đức, nghệ thuật …. Đạo phật với mục đích giải thoát của mình đã đến với người dân Việt Nam cùng xao dịu nỗi đau, hướng người dân Việt đến những giá trị chân- thiện –mỹ. Hình thành nên những nhân cách con người Việt Nam mang đậm âm hưởng của đạo Phật, như Hồ Chí Minh đa nói: “Tôn chỉ mục đích đạo phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. Chính vì vậy phật giáo đã được nhân dân ta đón nhận với tinh thần tôn trọng những chuẫn mực giá trị đạo đức góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Chủ trương giải thoát của đạo phật là vượt ra ngoài vòng nô lệ, từ ở ngoài đem đến hay từ ở trong phát sinh ra. Bởi quyết thoát nô lệ nên Phật giáo luôn luôn phá trừ tính ỉ lại. Chính bì vậy tinh thần an lạc và giải thoát của đạo phật rất thích hợp với tinh thần bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Nam. GS TS Nguyễn Tài Như đã có nhận xét “Phật giáo là lời kêu gọi thâm trầm về nhân sinh, đạo đức con người. Trong chừng mực nhất định, nhân cách phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay”. Những tư tưởng của Phật giáo đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách, đạo đức con người Việt Nam. Lòng hiếu thảo của người con Việt đã bắt gặp với lòng hiếu thảo của đạo phật và đã tạo nên một khối trọn vẹn trong chữ “ hiếu” chữ “ tình” của dân tộc Việt Nam. Hiếu thảo là chất liệu thiết yếu trong xã hội Việt Nam. 32 Chữ hiếu của nhà Phật thể hiện trong kinh báo đáp thâm ân cha mẹ. Đức hiếu thảo đã đi vào lòng người từ câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, cho nên dân gian Việt Nam đã ví mẹ như “Phật ở trong nhà” từ thẳm sâu trong tâm thức mỗi con người: “Con người có bố, có ông. Như cây có cuội như sống có nguồn”. Phật đã dạy “tội lỗi lớn nhất đời người là tội bất hiếu” chính vì răn theo điều dạy của Phật mỗi con người Việt luôn đặt chữ hiếu lên đầu. Đức hiếu thảo của người dân Việt đã được nhân dân ta đúc kết trong những câu ca, vần thơ và đã đi vào cuộc sống đời thường hết sức bình dị, gần gũi nhưng chứa đựng ý nghĩa to lớn và trở thành một triết lý sống của một dân tộc hào hùng. Không chỉ thu mình trong nét tương đồng về đức hiếu thảo, phật giáo còn có vai trò quan trọng trong nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam, một đất nước vốn mang truyền thống đạo đức, một truyền thống gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nền văn hoá của dân tộc Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ suối nguồn đạo lý Phật giáo. Phật giáo đã góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, một trong những sức mạnh đóng vai trò quyết định trong công cuộc giữ vững nền độc lập đất nước. Ý thức giá trị tự thân, vai trò trách nhiệm của cá nhân trong xã hội, dân tộc Việt Nam đã liên kết cùng nhau xây dựng thành một khối đại đoàn kết vững mạnh. Giáo lý phật giáo đã dạy cho con người Việt Nam thấy rằng giữ vững nền hoà bình độc lập của đất nước thì mỗi cá nhân trong xã hội phải nỗ lực phấn đấu, không ngồi để trông chờ hạnh phúc. Một đất nước tuy nghèo và còn lạc hậu nhưng không vì thế mà dân tộc Việt Nam cảm thấy tự ti mặc cảm, hay chấp nhận một quá khứ đau thương như là định mệnh. Trong hoàn cảnh ấy, mỗi người Việt Nam càng ý thức vai trò và trách nhiệm thiêng liêng và trọng đại của mình, để cùng nhau góp phần kiến tạo một đất nước giàu mạnh trong tinh thần đoàn kết dưới sự soi sáng của giáo lý phật giáo. Đoàn kết ở đây không phải là kích động chiến tranh hạnh thù mà là kêu gọi hoà bình nhân ái. Giá trị to lớn của giáo lý Phật giáo là hướng con người sống sao cho tốt, hành động 33 sao cho thiết thực và có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội. Theo tinh thần của đạo phật, đoàn kết còn mang một ý nghĩa cao đẹp và rộng mở hơn đó là xa lìa lối sống vị kỷ hẹp hòi. Trên tinh thần đoàn kết, Đạo Phật xây dựng cho dân tộc Việt Nam một truyền thống rất đẹp đó là tính chan hoà yêu thương, mở rộng cõi lòng. Đó chính là truyền thống tương thân tương ái. Một truyền thống thật gần gũi và gắn liền với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, một dân tộc xưa nay vốn hiền hoà, thân thiện và dễ mến. Đặc tính yêu thương, mở rộng cõi lòng được thể hiện rõ nhất qua những việc làm nhân nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Nêu cao tinh thần tương thân, tương ái với phương châm “ nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những việc làm ấy phần nào phản ánh được phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Thật đúng như lời của cố Hoà Thượng Thích Đức Nhuận đã nói: “Hãy tỏ ra mì nh có đức hạnh, can đảm và hết lòng. Cố gắng thương yêu mọi loài. Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa của nó chừng nào làm chủ được ý nghĩa, lời nói và hành động của mình về nội giới và ngoại giới. Chinh phục được ngoại là một trình to lớn, những điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là điều ngự được chính mình”. Nhưng điều đáng ca ngợi hơn hết vẫn là sự điều ngự được chính mình. Do đó, về phương diện luân lý, đạo Phật đặt trọng tâm vào sự thiện ác vào tội phúc báo ứng phân minh và vào luật nhân quả, vì biết rằng: “ làm lành được sung sướng. Làm ác chịu khổ sở”. “Nhân nào thì quả nấy”. Hành động của chúng ta hiện nay ra sao thì kết quả của ngày mai cũng y như thế. Mọi hành động tốt xấu của cá nhân sẽ có ảnh hưởng đến đoàn thể không ít. Người có đạo luân lý là con người hoàn toàn sung sướng nhất ở trên đời, khác nào như bông hoa nở đẹp làm thơm cho cuộc thế. Một triết lý xây dựng cho con người nhận biết trách nhiệm cá nhân để tự hoàn thiện cho mình một phong cách sống lành mạnh và có ý nghĩa nhất. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ tương quan mật thiết giữa con người với con người, giữa con ngươì với xã hội, đất nước, với dân tộc. 34 Ngoài tính nhân văn khẳng định và đề cao giá trị con người cũng như xây dựng truyền thống tương thân tương ái, triết lý Phật giáo cho dân tộc Việt Nam một truyền thống luân lý đạo đức mang tính chất đặc trưng của văn hoá Việt Nam. Truyền thống tôn vinh “Đạo Đức” nó còn là quan niệm “Tích đức” vốn mang tính chất dân tộc rất cao. Nó thể hiện ý nghĩa giáo dục đạo đức làm người không chỉ trong hiện tại mà còn lưu lại sau này. Hai chữ “tích đức” nghe qua sao thật bình dị đời thường nhưng ẩn chứa bên trong một giá trị nhân văn rất lớn. Quan niệm ấy vốn được hun đúc sâu xa từ chất nhân sinh quan đạo Phật và đã ăn sâu vào lòng dân tộc Việt Nam. Tích đức bao hàm ý nghĩa khuyên răn con người sống ở đời phải biết nhân đức làm trọng, tránh xa điều ác, nỗ lực làm việc lành với tâm nguyện cao đẹp là để lại cái “Đức” cho con cháu mai sau. Trên lĩnh vực văn hoá, đạo đức lối sống, những đóng góp của Phật giáo đã góp phần hình thành nên những giá trị, những chuẩn mực trong lối sống của người dân Việt Nam. Các phạm trù như cứu nhân độ thế, nhân quả, nghiệp báo từ bi, hỉ xả… đã không còn là những thuật ngữ nguyên nghĩa của riêng Phật giáo mà đã trở thành một phần của lẽ sống người dân Việt Nam Phật giáo còn là nơi di dưỡng, bảo lưu các giá trị văn hoá linh thiêng của người Việt. Đối với đa số người dân Việt nam chùa là không gian thiêng liêng để con người gửi gắm niềm tin. Họ tin vào niềm tin thiêng liêng của nhân quả, ở hiền gặp lành của nhà Phật. Là nơi gửi gắm niềm tin cứu khổ cứu nạn, là không gian thiêng liêng mang lại sự an bình, tỉnh lặng cho con người. Thực tế cho thấy, nhiều giá trị văn hoá của dân tộc đã được dung nạp, di dưỡng, bảo tồn trong phật giáo qua nhiều thế kỷ. Chính sự dung nạp, di dưỡng những giá trị truyền thống dân tộc đã làm nên sức sống và sự hấp dẫn riêng của Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, Phật giáo vẫn đã và đang tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình, làm giàu làm đẹp, làm phong phú thêm cho nền văn hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡng phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam. 35 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY. 2.1. Tư tưởng nhân quả trong giáo lý phật giáo. 2.1.1. Khái quát tư tưởng nhân quả Tư tưởng nhân quả của phật giáo, một tư tưởng mang đậm tính nhân văn sâu sắc của đạo phật. Nó là bánh xe lái con người đến những giá trị đạo đức chân - thiện - mỹ, soi sáng cho con người không lầm đường, lạc lối, đánh mất nhân phẩm của bản thân, nó như là một kim chỉ nam, một thước đo đạo đức của một con người. Chính vì vậy, giáo lý nhân quả của phật có một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm thức của mỗi một con người, đó là tâm thức hướng thiện. Các hiện tượng tâm lý và vật lý chuyễn biến liên tục, tuần hoàn không ngừng trong sự xoay chuyển của vũ trụ. Phật giáo gọi sự chuyển động không ngừng nghĩ đó là vô thường. Nho giáo gọi là “dịch biến”. Nhà triết học Hy Lạp thời cổ đại Heraclite đã có câu nói nỗi tiếng nói lên hình ảnh cuộc đời trôi chãy “Chúng ta không thể bước xuống hai lần trên một dòng sông”. Ông đã dùng hình ảnh dòng nước trôi chảy để nói lên một quy luật đang hằng diễn tiến trong thế giới nhân sinh và vũ trụ. Bởi lẽ, không chỉ ở cuộc đời mà ngay cả mọi sự vật hiện tượng giới luôn luôn trôi chảy, vận hành theo quy luật nhân quả. Nhìn vào cơn mưa đang đổ, ta sẽ dễ dàng bắt gặp và nhận ra một chuỗi liên kết qua lại của nhiều nhân tố khác nhau. Trong Phật Giáo gọi những nhân tố đó là nhân duyên. Thế nhưng bản chất sâu xa bên trong vẫn không vượt ra ngoài quy luật nhân quả. Ta thấy rằng trong một chuỗi dài của tiến trình ấy thì mưa là kết quả, mây là nguyên nhân; mây là kết quả và hơi nước lại là nguyên nhân … Trong vấn đề nhân quả của con người, một vấn đề khác được đặt ra đó là nghiệp. Nghiệp là hành động tác ý, một hành động không có tác ý thì chỉ là hành động, mà không gọi là nghiệp. Nhân và quả trong phật giáo đều là pháp duyên sinh, chúng vô ngã; chúng 36 luôn luôn được nhìn dưói ánh sáng duyên khởi. Nói đến nhân quả là nói đếntương quan; nói đến nghiệp là nói đến thiện và ác. Phật giáo không ngừng lại ở điểm “không làm các việc ác, chỉ làm việc lành”, mà còn đi xa hơn đến chổ “ tâm ý thanh tịnh, giải thoát’’, nghĩa là thoát ly khỏi sự trói buộc của nhân quả. Thiện ác chỉ là vấn đề luân lý của đạo phật, giải thoát sinh tử khổ đau mới là mục đích của đạo phật. Theo Phật Giáo, con người hiện tại chính là kết quả của nhiều nguyên nhân trong quá khứ. Con người ở hiện tại lại tiếp tục là nguyên nhân tạo nên bản chất cho con người ở mai sau (tương lai). Xuất phát từ những quan niệm trên, trong dân gian ta quen gọi tiến trình diễn tiến ấy bằng những khái niệm rất quen thuộc như kiếp trước, kiếp sau hay còn gọi là tiền kiếp, hậu kiếp. Tuy nhiên, tiến trình diễn tiến từ nhân đến quả không phải chỉ xảy ra một cách đơn giản như lâu nay chúng ta thường nghĩ, mà nó có những thay đổi chuyển biến hết sức phức tạp và phong phú. Như nhân thế này không phải sẽ cho quả như vậy, mà nó lại còn cho ta quả thế khác. Đó là do ảnh hưởng của nghiệp duyên tạo tác khác nhau nên có sự sai biệt trong kết quả. Ta thường gọi đó là dị thục quả. Do vậy, cơ sở hình thành nhân quả là do tác động của nghiệp. Nói đến nghiệp là nói đến cặp phạm trù thiện và ác. Một hành động có tác ý mới được gọi là nghiệp. Nếu nghiệp đơn thuần là một hành động thiếu tác ý thì gọi là nghiệp vô tình, và tất nhiên cũng sẽ đưa đến một kết quả vô tình. Chủ trương của Phật giáo là khích lệ con người vận dụng tuệ giác và ý chí của mình để đoạn tuyệt nhiệp, để thoát ly hoàn toàn sự ràng buộc của nhân quả. Nhân quả nghiêm chỉnh đặt ra vấn đề trách nhiệm cá nhân của con người, bởi con người là chủ nhân của nghiệp. Không có trách nhiệm cá nhân thì nhân quả không được thành lập. Cũng như vậy không có trách nhiệm cá nhân thì luật pháp xã hội không được thành lập, hay nếu được thành lập nhưng không có cơ sở để thi hành. Đời không có pháp luật thì đại loạn. Giáo lý nhân quả do đó, một mặt vừa chỉ rõ con đường sinh tử của con người để tránh, vừa khích lệ con người hành thiện, mặt khác dạy con người ý thức trách 37 nhiệm, sống không ỷ lại, không chạy trốn, không đổ lỗi, không cầu xin. Đây là tinh thần giáo dục rất lành mạnh và tích cực trong giáo dục một con người tốt ở cả hai mặt cá nhân và xã hội. Nền đạo đức, luân lý Phật giáo không xây dựng trên các tư duy thuần lý, không ra lệnh mà được xây dựng trên giá trị tiêu chuẩn an lạc, hạnh phúc và giải thoát con người. Trả con người về chính nó để tự chịu trách nhiệm về hai mặt nhận thức và hành động. Một luân lý như vậy đầy màu sắc tích cực, đầy trí tuệ, đầy tính người và rất nhân bản. 2.1.2. Lý thuyết nhân quả 2.1.2.1 .Khái niệm nhân, quả, duyên Mỗi tôn giáo đều có một giáo lý riêng, để giải thích sự sống. Giáo lý ấy có khi hoàn toàn dựa trên đức tín thuần túy, có khi dựa trên sự tưởng tượng hoang đường, có khi dựa trên lòng ước mơ tha thiết của loài người. Riêng về đạo phật, giáo lý về sự sống đặt căn bản lên lý trí và thực giáo lý ấy được gọi là luật nhân quả. Luật nhân quả không xa lạ gì đối với những ai có một chút nhận xét và suy luận; luật nhân quả lại càng rất gần gũi với giới khoa học. Nhờ tin chắc ở luật nhân quả mà nhà khoa học khám phá ra biết bao nhiêu điều huyền bí của vũ trụ và phát minh được những cái kỳ lạ cho cõi đời, nhưng nhà khoa học chỉ áp dụng luật nhân quả trong phạm vi vật chất. Đức Phật đi xa hơn, chứng minh luật nhân quả cả trong phạm vi tinh thần. Nói đến tư tưởng nhân quả của phật giáo trước hêt chúng ta cần phải nắm rõ học thuyết nhân duyên của phật giáo. Học thuyết nhân duyên của Phật giáo nhằm giải thích nguyên nhân biến hoá vô thường của vạn pháp, có ba khái niệm chủ yếu là: nhân, duyên và quả. Theo phật giáo, trong thế gian này không có việc gì xảy ra bởi sự tình cờ hay ngẫu nhiên mù quáng. Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế gới từ cái vô cùng nhỏ bé đến cái vô cùng to lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp đều bị chi phối bởi quy luật nhân quả mà tồn tại và biến hiện. Mỗi học thuyết của mỗi tôn giáo đều có những quan niệm khác nhau về thuyết nhân quả. Theo phật giáo quan niệm: Cái gì phát động ra ở vật, làm cho nó biến đổi, gây ra một hay nhiều kết quả nào đó gọi là Nhân. Cái gì được kết tập lại do một hay 38 nhiều nhân gọi là Quả. Duyên là điều kiện, là mối liên hệ trợ giúp cho nhân (ở trạng thái khả năng) biến thành quả ( ở trạng thái hiện thực). Nhân chính là nguyên nhân, quả là kết quả. Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả. Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chính là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tính khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: “Đạo Phật là khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa siêu nhiên”. Vũ trụ nhân sinh luôn chuyển biến vận hành trong mọi thời khắc. Có thể nói, bản thân chúng ta, hoạt động tâm lý và tất cả các pháp đang chuyển biến liên tục. Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trí sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý. Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sản phẩm cung ứng cho lòng tham vô bờ của con người. Còn Đạo Phật cũng khám phá 39 về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là đến với đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả, chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, không nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác. Có thể nói, phương pháp giáo dục phổ thông của Đạo Phật được tìm thấy ở đạo lý nhân quả. Khi chúng ta làm một việc sai trái, có hại cho người khác, có khi trốn được tòa án ở thế gian nhưng không trốn chạy được chính lương tâm của mình. Mình chính là gương nghiệp in bóng trước đài, là quan tòa xử án công minh cho những hành vi tội lỗi nơi bản thân. Giáo dục về nhân quả giúp mình sửa đổi cái hư dở nơi lương tâm chúng ta chứ không phải giúp mình trốn chạy trước pháp luật bên ngoài. Nhân quả nhà Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận, phòng cháy chứ không chờ chữa cháy. Giáo dục của Đạo Phật là giáo dục từ ban đầu khi khởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn hiền ở lành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình yên. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt. Từ đó từng bước cải hóa trở thành bậc Hiền, bậc Thánh. Giáo lý nhân quả dạy con người lánh xa các nghiệp ác và làm các nghiệp lành. Một giáo lý nhấn mạnh về sự giải thoát, chính vì vậy nó mang ý nghĩa, luân lý đậm đà chất Phật. 2.1.2.2. Quan hệ biện chứng giữa nhân quả Theo phật giáo, nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi sự vật hiện tượng đều có những nguyên nhân của nó. Nguyên nhân cho sự có mặt của các hiện hữu tồn tại gọi là nhân, và sự hiện hữu gọi là quả. Nếu nhân là hạt giống thì quả là mầm cây. Nếu nhân là mầm cây thì quả là sự đơm hoa kết trái ... Mỗi hiện tượng vừa là nhân mà cũng vừa là quả. Tương quan nhân quả ấy gọi là tương quan duyên sinh và đã được Đức phật nói đến qua giáo lý duyên khởi. Từ nhân đến quả phải trãi qua một quá trình chịu sự tác động và ảnh 40 hưởng to lớn của các yếu tố duyên theo một tiến trình tất yếu (nhân- duyên- quả). Vì vậy, đôi lúc ta thấy tuy quả cùng đẳng loại với nhân nhưng vẫn khác nhau. Đó là tùy thuộc vào sự tác động mạnh hay yếu, thuận hay nghịch của các duyên ở trung gian mà cho kết quả sớm hay muộn, thậm chí không đưa đến kết quả. Trong thế giới tương quan hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân, hiện hữu goi là quả. Nguyên nhân chính gọi là nhân, nguyên nhân phụ gọi là duyên. Duyên làm cho nhân biến thành quả, quả lại biến thành quả mới. Do đó, nhân quả nói đủ chính là nhân- duyên - quả, từ nhân đến quả còn có các yếu tố nhân ảnh hưởng. Một nhân không thể đưa đến quả, hay một quả không chỉ có một nhân; nhân quả thường ở trong một đẳng loại, không có sự lẫn lộn đẳng loại. Trong thế giới sinh vật, khi đã giải thích về nguyên nhân biến hoá vô thường của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện đại tới tương lai. Phật giáo đã trình bày thuyết “Thập Nhị Nhân Duyên” (mười hai quan hệ nhân duyên) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, một cách tất yếu của sự liên kết nghiệp quả. Vô minh: là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ. Hành: là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có thức ấy là hành làm quả cho vô minh và là nhân cho Thức. Thức: là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho Danh sắc. Danh sắc: là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do danh sắc mà có Lục xứ, ấy danh sắc làm quả cho thức và làm nhân cho Lục xứ. Lục xứ hay lục nhập: là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc - tiếp xúc. Ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xúc. Xúc: là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm giác. Do xúc mà có thụ ấy là xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho 41 Thụ. Thụ: là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có ái. Ấy là thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho Ái. Ái: là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ. Do ấy, ái làm quả cho Thụ và làm nhân cho Thủ. Thủ: là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do thủ mà có Hữu. Do vậy mà Thủ làm quả cho ái và làm nhân cho Hữu. Hữu: là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân của Sinh. Sinh (Hiện hữu): là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có Tử, ấy là sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Tử. Lão tử: là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết - sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh. Cho nên lại mang cái nghiệp rơi vào vòng luân hồi. Thập nhị nhân duyên như nước chảy kế tiếp nhau không bao giờ cạn, không bao giờ ngừng, nên đạo Phật là Duyên Hà. Các nhân duyên tự tập nhau lại mà sinh mãi gọi là Duyên hà mãn. Đoạn này do các duyên mà làm quả cho đoạn trước, rồi lại do các duyên mà làm nhân cho đoạn sau. Bởi 12 nhân Duyên mà vạn vật cứ sinh hoá vô thường. Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, không tính đến sự giản đơn hay phức tạp. Một hạt cát nhỏ được tạo thành trong mối quan hệ nhân quả của toàn vũ trụ. Cả vũ trụ hoà hơp tạo nên nó. Cũng như nó hoà hợp tạo nên cả vũ trụ bao la. Trong một có tất cả, trong tất cả có một. Do nhân Duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, Duyên tan thì diệt. Vạn vật sinh hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối, trong dòng biến hoá vô tận vô thường, vô 42 thực thể, vô bản ngã, chỉ là hư ảo. Chỉ có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi. Do vậy toàn bộ thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ cũng chỉ là dòng biến hoá hư ảo vô cùng, không có gì là thường định, là thực, là không thực có sinh, có diệt, có người, có mình, có cảnh, có vật, có không gian, có thời gian. Đó chính là cái chân lý cho ta thấy được cái chân thế tuyệt đối của vũ trụ. Thấy được điều đó gọi là“ chân như” là đạt tới cõi hạnh phúc, cực lạc, cõi niết bàn. Vì thế giới luôn luôn là dòng biến ảo, vô thường, không ngừng, không nghỉ, theo Phật giáo không có cái bản ngã hay là cái tôi và chẳng có cái thực thể. Tất cả đều biến hoá theo chu trình sinh, trụ, dị, diệt và chỉ có sự biến hoá ấy là thường hữu, Mọi sự vật từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên. Duyên là điều kiện cho nhân sinh ra thành quả. Quả ấy lại do duyên mà thành nhân khác. Nhân khác lại nhờ duyên mà thành quả mới…Nhân nào thì quả ấy. Cứ thế nối tiếp nhau vô cùng vô tận nhờ thế mà vạn vật cứ tiếp tục sinh sinh hoá hoá. 2.1.3. Phân loại nhân quả Thông thường, khi một quả hình thành, nó cần có sự kết tinh của nhiều nguyên nhân chính và các nhân duyên phụ. Chính vì những yếu tố khác nhau về thời gian, không gian, tâm lý, vật lý. . . nên các nhà nghiên cứu phật học đã phân loại nhân quả theo một trình tự như sau : 2.1.3.1. Phân loại theo thời gian 2.1.3.1.1. Nhân quả đồng thời Là loại nhân quả mà thời gian từ nhân đến quả xảy ra rất nhanh. Như ăn thì liền no, uống nước vào liền hết khát, sân hận vừa khởi lên thì phiền não liền xuất hiện, hay chiếc dùi vừa đánh vào trống thì tiếng trống liền phát ra. 2.1.3.1.2. Nhân quả dị thời Là loại nhân quả mà quá trình diễn ra từ nhân đến quả phải có một khoảng thời gian nhanh hay chậm khác nhau. Khoảng thời gian ấy đựơc chia thành 3 loại như sau: 43 Hiện Báo: Nghĩa là nghiệp nhân trong đời này đưa đến quả báo ngay trong đời này. Sanh Báo: Nghĩa là tạo nhân ở đời này nhưng đến đời sau mới nhận quả. Hậu Báo: nghĩa là tạo nhân trong đời này nhưng đến nhiều đời sau mới thọ quả báo. Ba khoảng thời gian của tiến trình nhân quả trên tương đối ổn định nên chúng ta gọi đó là định nghiệp. Tuy nhiên, có những trường hợp do sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố trung gian khác nhau nên ta khó có thể xác định được thời gian và chủng loại. Những trường hợp này được gọi là bất định nghiệp. Ba thời nhân quả giúp cho chúng ta cắt nghĩa rõ ràng sự khác biệt giữa người này với người khác, cắt nghĩa rõ trường hợp ở ác mà được may mắn, ở lành mà chẳng may. Tuy nhiên, không phải vì thế mà sự phân loại trên có thể gói gọn mọi trường hợp của nhân quả. Có trường hợp do yếu tố tâm lý và tuệ giác can thiệp mạnh vào quá trình biểu hiện của nghiệp quả, nghiệp quả có thể không đến, hoặc đến đến với đẳng loại khác hẳn với nghiệp nhân. Như trường hợp người làm điều ác mà đời sau được sanh thiên, làm mười thiện nghiệp mà đời sau lại đoạ địa ngục. Có trường hợp làm việc ác nhỏ mà có thể kiếp sau rơi vào địa ngục. Nhân quả đồng thời là dòng chuyển biến tự nhiên của vũ trụ làm nền tảng duyên khởi nhân quả dị thời. Tùy nhận thức của mỗi chúng sanh trong 3 cõi mà chia nhân quả khác thời thành nghiệp thiện hoặc ác.Muốn chuyển nghiệp, mỗi chúng sanh cần thay đổi nhận thức ngay trong hiện tại, bởi “những gì ở quá khứ được cải sửa ngay hiện tại, những gì ở tương lai đều nằm ngay hạt giống hiện tại”. Bốn đường ác tâm tán loạn, chưa có ý chí nên không biết cải sửa. Người-trời Dục giới tâm tạp niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp khi thiện khi ác; Trời Sắc giới tâm nhất niệm, cải sửa nhân quả thành nghiệp thiện; Trời Vô sắc giới tâm nhất niệm sâu, chuyển nghiệp thiện sang thuần thiện. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ nhân quả và nghiệp nên đè nén đối trị chạy trốn để tiến hóa, nếu quá tải vẫn trở lại hành động tạo nghiệp ác. Để “tự cứu lấy mình” thì phải dứt nghiệp. Muốn dứt được nghiệp thì phải thấu đáo nhân quả và nghiệp. Khi tâm vô niệm, nhận lại Chân tâm, lặng lẽ thấy rõ tiến trình ngũ uẩn diễn biến như thế nào nhận như thế nấy tức thấy rõ trong 44 nghiệp có nhân quả hoặc ngay trong hiện tại có cái hiện tiền. Ba bậc Thánh đầu, trên đường trở về Chân Tâm, từng bước “bất muội nhân quả và phi nghiệp” từ Địa ngục đến Tam thiền. Thánh Alahán an trụ Chân Tâm, còn xác thân thì “bất muội nhân quả, nghiệp mà phi nghiệp”, bỏ xác thân thì “phi nhân quả, phi nghiệp”. Ba bậc Tam Tôn “phi nhân quả, phi nghiệp” nhưng với lòng bi mẫn tùy thuận vào “hiện pháp” mà thực hiện “nhân quả và nghiệp” dài dài để độ chúng sanh. 2.1.3.2. Phân loại theo vật lý và tâm lý, nội tâm và ngoại giới 2.1.3.2.1. Tâm lý và vật lý Trên cùng một con người, thế nhưng những biểu hiện nhân quả tâm lý và vật lý của người ấy lại khác nhau. Như một người có thân (vật lý) xấu xí, tật nguyền, thô kệch . . . nhưng tâm (tâm lý) thì lại hiền từ nhân hậu và rất thông minh, sáng suốt. Ngược lại cũng có những người tuy vẽ bên ngoài đẹp trai, khỏe mạnh nhưng tâm hồn thì lại xấu xa ích kỷ. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt ngoại lệ, như có người đầy đủ phước báu vẹn toàn cả hai mặt, hoặc cũng có những trường hợp ngược lại. 2.1.3.2.2. Nội tâm và ngoại giới Những trường hợp mà quá trình nhân quả diễn ra bên trong tâm lý của con người được gọi là nhân quả nội tâm (bên trong), và quá trình nhân quả diễn ra bên ngoài thì được gọi là nhân quả ngoại giới (bên ngoài). Ví dụ: có người tuy thân bị giam cầm trong chốn tù lao nhưng tâm vị ấy luôn trú trong an định, giải thoát. Điều đó cho ta thấy rằng nghiệp quả chỉ biểu hiện ở thân chứ không biểu hiện nơi tâm. Trên đây người viết không đi sâu vào tìm hiểu mà đã trình bày khái quát giáo lý nhân quả của Phật giáo, qua đó cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về Nhân quả và vận dụng nó vào cuộc sống một cách tốt nhất. Giáo lý nhân quả dạy cho ta những bài học đúng đắn nhất, thiết thực nhất để tự mỗi cá nhân xây dựng và hoàn thiện cho mình một đời sống an lành, hạnh phúc. 2.2 Phật giáo trong đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay. 2.2.1. Giới thiệu về vùng đất và con người Quảng Trị 2.2.1.1. Vùng đất Quảng Trị 45 Quảng Trị -“mảnh đất thân thương, hiền lành, giản dị” đúng như đã đi vào lời ca trên nhưng vẫn giữ nguyên cái cốt cách riêng của mình, dẫu đi qua bao thăng trầm của lịch sử. Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Quảng Trị có diện tích 4.747 km2 với 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Trị là một trong những chiến trường khốc liệt vì mưa bom, bão đạn. Để đến bây giờ người Quảng Trị vẫn thường nói rằng, ở quê mình mỗi hạt cát, mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng là di tích, cũng có linh hồn. Du lịch văn hóa lịch sử đã được tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Hàng rào điện tử Mc.Namara, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, Đường 9 - Khe Sanh…Song, Quảng Trị còn được biết đến với những bờ biển dài, môi trường trong lành như: Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, những nơi nghỉ dưỡng mát mẻ, nguyên sơ như Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh… Ở đây, mùa hè thì đối mặt với nắng nóng cùng cơn gió Lào rát da, cháy thịt. Mùa mưa chưa kịp đến thì phải gồng mình đón lũ. Cái khắc nghiệt của khí hậu, cái cằn cỗi của đất đai cùng những vết sẹo của chiến tranh đã hình thành nên đức tính cần cù, chịu khó, kiên trung của con người nơi đây. Nếp sống của họ cũng trở nên giản dị, khiêm nhường hơn ở đâu hết. Bởi vậy, những món đặc sản tuy không nhiều, không phô trương nhưng vẫn mang tất cả tinh túy của đất và người khiến một ai đã nếm thử thì ắt hẳn sẽ khó mà quên. Có thể với mỗi người ghé qua và dừng chân tại nơi này, Quảng Trị giống như xứ sở của những hoài niệm, những ký ức thuộc về dĩ vãng. Thế nhưng, với những ai chôn nhau, cắt rốn ở nơi này, Quảng Trị là niềm tự hào khôn xiết, là một cái tên vẫn đau đáu nhớ về, là một phần sâu nặng trong tâm khảm khi rời xa. Ngày xưa Quảng Trị là vùng đất lửa, ngày nay Quảng Trị là vùng “đất tâm 46 linh”, trở thành một cõi riêng trong tâm khảm bao người dù là người con của quê hương hay là khách đến viếng. Vậy nên có người đã nói: cư đến Quảng Trị, ở trong mỗi con người chúng ta bỗng nảy ra những điều mà chúng ta không thể dự đoán trước….Chính ở nơi đây ta tự trang bị cho ta những hiểu biết rất nhiều so với cái ta đã biết về quá khứ, giúp ta nhận ra giá trị của hiện tại và hình dung một cách rỏ ràng về tương lai. Về với đất thiêng Quảng Trị trong những ngày tháng bảy, ta như được đắm mình trong truyền thống, để hun đúc niềm tự hào. Đó là cuội nguồn của sức mạnh để bản thân ta được vững vàng trên hành trình đến với ngày mai. Chính vì vậy mà nơi đây mang âm hưởng đậm đà của phật giáo. 2.2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 16018’ -170 10’ vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông. Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình và phía Đông giáp biển Đông. Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển. Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha; được phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng núi, vùng gò đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven biển. Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản. Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị. Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9 xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Gio Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "Nữ hoàng của những bãi 47 tắm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng 30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4 km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những chiến công oai hùng, nay là Huyện đảo đang chuyển mình để trong tương lai gần trở thành huyện đảo du lịch. 2.2.1.1.2. Hoàn cảnh xã hội Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá. Những bằng chứng khảo cổ học đã chứng tỏ người Quảng Trị đã tồn tại với tộc người Việt Nam từ thời cổ đại, khi Vua Hùng lập quốc. Quảng Trị thuộc đất Bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc. Dư địa chí Nguyễn Trãi đã ghi "Xưa là Bộ Việt Thường Thị, đây là phên dậu thứ tư về phương Nam". Tên Quảng Trị xuất hiện từ năm 1801 (thời Gia Long). Dưới thời Minh Mạng dinh Quảng Trị đổi thành tỉnh Quảng Trị. Cuối tháng 7/1954, theo Hiệp định Giơnevơ, sông Hiền Lương được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, nước nhà thống nhất, năm 1976, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh được sáp nhập với tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989, tỉnh Quảng Trị trở về với tên gọi chính mình. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Tổng số dân tỉnh Quảng Trị vào cuối năm 2005 vào khoảng 63 vạn; trong đó, người Kinh chiếm trên 90% dân số, tiếp đến là người Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc khác như: Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà Tu, Ba Na, Ê Đê, Nùng, Stiêng, Xêđăng, Dao (8). Dân số Quảng Trị thuộc lọai trẻ. Quảng Trị có nguồn nhân lực khá dồi dào; trình độ tay nghề, chất lượng đào tạo được nâng lên một bước. Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Lao Bảo; là điểm giữa của "Con đường di sản miền Trung" và "Con đường huyền thoại". Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động, cần cù, chịu khó, truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường đã làm nên những kỳ tích hào hùng. 2.2.1.2. Đời sống văn hóa của người dân Quảng Trị 48 Văn hóa là nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, được kết tinh trong suốt quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Nó vừa là động lực phát triển kinh tế, vừa là nơi bảo lưu và minh chứng cho sự phát triển xã hội qua các giai đoạn lịch sử của quốc gia. Văn hóa làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng, góp phần vào quá trình bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, nhất là các lễ hội dân gian. Bản sắc văn hóa đó là sự lắng động trầm tư của mái đình - bến nước - cây đa, là khúc đồng dao, là câu dân ca có sức sống đến vô cùng... Đặc biệt, ngôi đình làng trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn còn nguyên một thế giới tâm linh thiêng liêng, thần bí mà cũng gần gũi với tâm hồn người dân quê. Đình làng nói chung, với chức năng vốn có, tự nó đã khẳng định giá trị, ý nghĩa trong đời sống văn hoá, xã hội của mỗi một cộng đồng dân cư của người dân Việt. Trong quá khứ đã qua và trong hiện tại, có một miền quê Quảng Trị - “thánh địa” của miền Trung, một Quảng Trị với màu hồng Thành cổ, một Quảng Trị với Lũy thép Vĩnh Linh, một Quảng Trị nằm sâu dưới lòng địa đạo…Và lại có một Quảng Trị bay bổng những làn điệu dân ca, tươi mới những sắc màu văn hoá làm xao lòng tất cả những ai đã từng đặt chân lên mảnh đất này. Được hình thành và phát triển trên vùng đất giữa “khúc ruột” miền Trung của đất nước, nơi mà thiên nhiên không ưu đãi, nơi thường là chiến trường ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh đã hun đúc cho con người Quảng Trị những nét tính cách đặc thù đáng quý: Kiên cường, bất khuất, dũng cảm, thông minh trong các cuộc chiến tranh vì nghĩa lớn; cần cù, tự lực, tự cường sáng tạo trong sản xuất và xây dựng cuộc sống, có tâm hồn trong sáng, bình dị, khí khái, bộc trực thẳng thắn và hết mực thủy chung son sắt. Từ khi còn thuộc quận Nhật Nam đời Hán cho đến thời điểm trở thành một tỉnh với các đơn vị hành chính toàn vẹn như hiện nay, có thể nói Quảng Trị đã nếm trải hầu hết các thăng trầm của cuộc sống. Nhưng có lẽ những thăng trầm ấy đã bị khuất phục bởi những con người kiên cường của mảnh đất gió lào cát trắng này. Truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó đã hình thành cho người Quảng Trị một bản lĩnh không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa. Quá trình tồn tại và phát triển của Quảng Trị là quá trình con 49 người tự chinh phục, đấu tranh, sáng tạo để khẳng định mình. Ý thức tin tưởng vào ngày mai "còn da lông mọc, còn chồi nảy cây" đã trở thành nền tảng cho người Quảng Trị vượt lên tất cả và chiến thắng. Trong các cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước, các thế hệ người dân Quảng Trị đã phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của quê hương được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Họ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của quê hương, đất nước. Họ đã làm nên những chiến công chói lọi tô thắm thêm những trang sử hào hùng của quê hương Quảng Trị. Con người Quảng Trị còn có một truyền thống hiếu học, ở trên vùng đất điều kiện phát triển vô cùng khó khăn thì chính chí khổ học khổ luyện là truyền thống quý báu của người dân Quảng Trị từ bao đời nay. Chính vì vây, Quảng Trị là quê hương của nhiều đại khoa và danh nhân nổi tiếng đất Việt. Ngày nay, những giá trị lịch sử truyền thống quý báu của con người Quảng Trị đã và đang là động lực tinh thần to lớn cổ vũ lớp trẻ trong chặng đường xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Bản sắc văn hoá của Quảng Trị có một dấu ấn riêng, thấm đẫm tình đất và tình người của miền gió lào – cát trắng. Trong kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Quảng Trị thì di sản văn hoá chiến tranh cách mạng là khổng lồ, hoàn toàn xứng đáng đứng vào vị trí những địa danh nổi tiếng hàng đầu đất nước và thế giới. Không những thế, Quảng Trị còn nổi tiêng với những di tích danh thắng tiêu biểu làm say đắm lòng người. Đó là dòng Thạch Hãn, con sông nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị. Sông Thạch Hãn là mạch máu giao thông đường thuỷ quan trọng của Quảng Trị, vùng đất phên dậu phía Bắc của nhà Nguyễn và là “con hào thiên tạo” phía Bắc Thành cổ. Trong mùa hè rực lửa năm 1972, Thạch Hãn đã trở thành dòng sông oanh liệt, ôm vào lòng hàng ngàn người con ưu tú của tổ quốc, khi họ dũng cảm vượt sông dưới làn đạn địch, theo tiếng gọi của chiến trường. Máu đỏ hoà vào nước. Thịt xương tan vào đất. Họ mãi mãi nằm xuống cho khát vọng tự do, có câu thơ thật sự nỗi tiếng về dòng sông này. “Đò xuôi Thạch Hản xin chèo nhẹ 50 Đáy sông còn mãi bạn tôi nằm”. Hàng năm nhân kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, Quảng Trị tổ chức lễ thả đèn hoa, bè hoa trên sông, tưởng nhớ hàng ngàn liệt sĩ đã hi sinh khi vượt sông Thạch Hãn. Cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam, cách Quốc lộ 1A khoảng 2 km về phía Đông cũng là một địa danh nổi tiếng: Thành cổ Quảng Trị. Một địa danh, mà khi bước vào mỗi con người chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động, nơi mà không biết bao nhiêu chiến sĩ, bao nhiêu con người nằm xuống mãi mãi trên mảnh đất này, vì màu xanh của đất nước. Đó còn là Khe Sanh, một thung lũng mỗi chiều chưa tới 10km, bốn bề núi rừng trùng điệp, có khe nước trong vắt từ lòng núi chảy ra. Nơi đây hơn 40 năm trước là một căn cứ địa bất khả chiếm của Mỹ với nhiều cứ điểm như sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Hướng Hóa…Nhưng chính chiến thắng Khe Sanh của quân và dân ta đã góp phần đập tan chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến thuật “tìm diệt”, “bình định” của Mỹ. Cái sót lại của chiến tranh ở nơi đây là Bảo tàng Tà Cơn và những dòng lưu bút của các cựu chiến binh cả bên này và bên kia.. Theo vệt đường 9- Khe Sanh, đi qua các làng bản người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều, Tà Ôi…, vượt dòng Đakrông huyền bí với bao câu chuyện thần tiên, sử thi ở km 65, dừng lại bản Bông Tho, xã Tà Long, Đakrông, một cung đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh gần như nguyên vẹn từ bao nhiêu năm trước, ẩn mình trong thâm u rừng đại ngàn… Con đường đã “cõng” trên 2 triệu lượt người, hàng chục ngàn đòan xe, hàng triệu tấn lương thực, súng đạn chi viện cho chiến trường Miền Nam. Và sự mất mát cũng thật lớn không thể nào kể hết. Ngày hôm nay, ngay bên cạnh cung đường “di tích” huyền thọai thời chiến tranh là giao lộ của Đại lộ Hồ Chí Minh thế kỷ 21 và con đường xuyên Á. Một cung đường nối quá khứ huyền thọai với tương lai rực rỡ. Bên cạnh những di sản văn hoá chiến tranh cách mạng, những di tích danh thắng tiêu biểu, sắc màu văn hóa của vùng đất Quảng Trị còn được tô điểm bởi những nét đặc sắc trong hội hè, đình đám. Đó là những lễ hội dân gian truyền thống như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ; Tết cơm mới; lễ hội Cầu Ngư; lễ hội tôn giáo 51 như lễ Vu Lan, rước kiệu Đức Mẹ La Vang; và các lễ hội cách mạng lịch sử cũng đang được hình thành phát triển như lễ hội "Uống nước nhớ nguồn", “Huyền thoại cõi Trường Sơn” kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27-7 bằng hình thức thả hoa trên sông Thạch Hãn; lễ hội "Thống nhất non sông" ở đôi bờ sông Bến Hải. Ngoài các lễ hội kể trên, ở Quảng Trị còn có các trò chơi dân gian thường diễn ra trong Tết Nguyên đán. Tết đến, nhiều làng mở hội, vui xuân như: Chạy cù, đánh đu, đánh bài chòi, đua ghe, hát bội, đánh vật, đá gà… Lễ hội, trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có tính phổ biến trong đời sống xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo nhân dân, nhất là lớp trẻ tham gia. Phong tục tập quán Quảng Trị cũng như ở các nơi khác là nhấn mạnh phương châm "tùy gia phong kiệm". Phong tục lễ nghi được giản lược đến mức vừa đủ tối thiểu. Người dân Quảng Trị rất tâm đắc câu tục ngữ: "Không ai khen đám cưới, không ai cười đám ma". Văn hoá Quảng Trị còn được kết tinh ở tinh thần cộng đồng bền chặt, phong cách giao tiếp, ứng xử và lối sống thuần hậu, tao nhã của người dân xứ Quảng...Trên vùng đất bi thương nhưng hào hùng về lịch sử. Con người Quảng Trị luôn luôn khao khát được một cuộc sống an lành. Chính vì vậy đạo Phật đã đến sưởi ấm, xoa dịu những nỗi đau thương mất mát cho người dân nơi đây, và có thể khẳng định rằng phật giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Quảng Trị và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của con người nơi đây. Và hôm nay, đến với Quảng Trị, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa sẽ cảm nhận hết được nét đẹp của một miền quê thấm đẩm tình người và sắc màu văn hoá. 2.2.2. Sự xâm nhập và phát triển Phật giáo ở Quảng Trị Khi nói đến sự du nhập của Phật giáo vào Quảng trị, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Song tất cả đi vào hai giả thuyết: giả thuyết thứ nhất cho rằng Phật giáo đã có ở Quảng Trị từ trước thời Nguyễn Hoàng, giả thuyết thứ hai cho rằng Phật giáo bắt đầu bén rễ ở Quảng Trị khi Nguyễn Hoàng đến đất Quảng Trị (năm 1600). Theo ý kiến của những phật tử và ý kiến của nhiều vị cao tăng, thực đức thì Phật 52 giáo đã đến Quảng Trị theo Nguyễn Hoàng và mọi phật tử đều xem tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là cơ sở thờ tự Phật đầu tiên ở Quảng trị. Đó là những ý kiến, những dự đoán theo cách tông truyền dân gian bằng miệng chứ chưa hề có sách sử nào ghi chép cụ thể. Nhưng theo sách “Ô Châu cận lục” viết về Quảng Trị từ thời Quang Thiệu (1516-1522) được Dương Văn An chấp bút năm 1533 thì chúng ta khẳng định được rằng Phật giáo không chỉ đến Quảng Trị năm 1600 mà Phật giáo đã đến Quảng Trị từ trước năm 1533. Miêu tả về những vùng đất thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị lúc này Dương Văn An viết “Chùa Mộc Linh nhịp gõ mõ khua đều, am Ưu Đàm hoa ưu bát nở rộ (loài hoa nhà phật nở đúng vào dịp Phật đản), “Sãi vải rung chuông Phả Lại, ông chài hát khúc Dương Loan”. Khi nói đến sự trù phú của Hải Lăng, ông viết “La Chữ núi xa xa, cầu vồng thu ngàn sương núi, Lăng Châu sông kề cận thủy triều ngập nữa bầu trời, làng Uyên rồng tự do ẩn hiện, Hà Đá cá tùy ý ra vào. Chùa làng sông Long Đôi từng nghe đồn chốn ấy”. Ngoài ra Dương Văn An còn nói đến một ngôi chùa nữa không rõ ở địa phận nào, đó là chùa Đường Long. Như vậy, vào thế kỷ thứ XVI ở Quảng Trị không những đã có phật tử, có sư sãi mà hơn thế nữa ở đây đã tồn tại am , chùa, cụ thể là am Ưu Đàm, chùa Mộc Linh và chùa làng Long Đôi. Điều này chứng tỏ rằng vào thế kỷ thứ XVI Phật giáo đã tồn tại và phát triển ở Quảng Trị. Cũng vào thế kỹ thứ XVII, sách sử đã ghi lại ở Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình – một huyện giáp ranh với Quảng Trị đã có một ngôi chùa lớn, nổi tiếng trong nước lúc bấy giờ đó là chùa Kính Thiên. Vậy thì chắc chắn rằng lúc này Phật giáo đã rất phát triển ở Lệ Thủy và diều này cũng cho ta thấy Phật giáo đã có ở Quảng Trị trước thế kỷ thứ XVII cũng không phải là một điều mâu thuẫn (bởi lẽ, Lệ Thủy, Quảng Bình và Vĩnh Linh Quảng Trị là một giải đất thong thương rất thuận lợi, nên dù ít nhiều lúc này người dân Quảng Trị đã tiếp cận với Phật giáo). Mặt khác, khi đi vào tìm hiểu lịch sử tổ đình Sắc Tứ tịnh Quang, nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát đã cho rằng trên thác bản văn bia viết vào năm Thành Thái thứ bảy (1895) có đoạn đã ghi lại “Từ thời Dương Văn An viết Ô Châu cận lục 53 vào khoảng những năm 1555, ta biết vùng đất Quảng Trị và Thừa Thiên đã có nhiều ngôi chùa nỗi tiếng … Phật giáo vào thời Nguyễn Hoàng đóng quân ở Ái Tử Quảng Trị, như thế đã phát triển mạnh mẽ. Vì vậy kết hợp với tính ngưỡng gia đình, Nguyễn Hoàng không có lý do gì mà không lập chùa tại trụ sở nơi mình trấn nhậm. Cho nên ta có thể chắc chắn là, nếu Quảng Trị có những ngôi chùa sỡm nhất thì vùng đất Ái Tử này phải là nơi có một ngôi chùa như thế. Vì vậy nếu bảo Hòa thượng Chí Khả là người khai sơn chùa Tịnh Quang thì chắc chắn rằng ngôi chùa này không phải là ngôi chàu đầu tiên của Quảng Trị cũng như của vùng đất Ái Tử”. Đến thế kỷ thứ XVII, Nguyễn Hoàng lập mưu xui khiến thủy quân Phu Ngạn và Ngô Đình Nghĩa làm phản ở cửa biển Đại An, sau đó ông xin vua Lê Kính Tông cho ông đi dẹp, nhưng ông giả vờ không thắng và trở về Thuận Hóa, xin lưu lại trấn Thuận Hóa (lúc này Quảng Trị cũng thuộc trấn Thuận Hóa. Cụ thể lúc này Quảng trị gồm hai huện: Đăng Xương, Hải Lăng và một châu đó là châu Minh Linh). Được Trịnh Tùng chấp nhận năm 1600 Thái úy Đan Quốc Công nguyễn Hoàng đưa gia đình và tướng sĩ bản bộ rút về Thuận Quảng, đóng dinh phủ ở gò phù sa trên bờ song Ái Tử thuộc làng Trà Bát. Nguyễn Hoàng là một phật tử rất mộ đạo, ông rất quan tâm chăm lo đến sự phát triển của Phật giáo. Do vậy khi đến Quảng Trị ông cũng đã mang theo phật giáo. Như vậy, ở đây Phật giáo không đến Quảng Trị bằng con đường truyền đạo thuần nhất, mà nó theo những người mộ đạo đi làm việc nước, nên biểu hiện của Phật giáo chưa rõ rệt. Tuy nhiên, khi Nguyễn Hoàng đặt chân đến Quảng Trị, đó cũng chính là lúc Phật giáo ở Quảng Trị được mở rộng, dân chúng biết đến Phật giáo ngày càng đông, số người hướng tâm theo Phật giáo ngày càng nhiều, nhưng việc xây dựng cơ sở thờ tự thì lúc này chưa thấy phát triển. Đến Ái Tử, thấy phong cảnh núi non, song nước thanh tịnh với ba dòng sông hiệp thương nổi lên gò đất tọa thế voi nằm, liền dãy với những gò đống nối tiếp Trường Sơn tượng hình như chuông mỏ, Nguyễn Hoàng đã quyết định lập một am thờ Phật trên núi Hoành Sơn, am này được ông lấy tên là Tịnh Độ (nay thuộc địa phận Ái Tử). Sau khi Nguyễn Hoàng vào nam đánh Chiêm Thành, am Tịnh Độ vẫn được người dân hương khói bảo tồn cho đến ngày tổ sư Chí Khả đến và phát triển 54 am thành chùa. Tổ sư Chí Khả vốn là người Trung Hoa, ông theo tu học từ nhỏ ở chùa Kiến Nguyệt thuộc núi Hoa Sơn. Khi xảy ra tranh loạn Minh Thanh, ông đã lánh sang Việt Nam và đến Quảng Trị. Khi qua Hoành Sơn, thấy được sự tĩnh lặng, linh thiêng của am Tịnh Độ, ông đã quyết định dừng chân trú lại vừa hương khói bảo tồn am vừa đi thuyết giảng phật pháp cho những vùng lân cận, thu phục những người dân hướng đạo, từ đó thu nhận thêm nhiều phật tử, phát triển Phật giáo và xây dựng lại am Tịnh Độ thành chùa (trong thời gian ở đây ông đã độ được hơn mười người xuất gia làm tăng và nhiều phật tử). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì ban đầu chùa được lấy tên là Tịnh Quang, còn theo sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, và Đình chùa lăng tẩm Việt Nam thì ban đầu chùa được đặt tên là Tịnh Nghiệp, sau đó mới đổi thanh Tịnh Quang và đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát chùa được đổi tên thành Sắc Tứ Tịnh Quang. Đến năm ba mươi tư tuổi, Chí Khả phát nguyện thiêu than, thể hiện hung tam vô úy hoằng nguyện cúng dường. Với đóng góp và hy sinh cao cả này ngài được các phật tử Quảng Trị xem là tổ sư. Tổ khai sơn Chí Khả vốn là người uyên thâm, uyên bác lại đức độ hơn người, do vậy tiếng tăm của ông đã đến tai chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa Nguyễn Phúc Khoát nghe tin có vị thiền sư xuất chúng đang trú tại Tịnh Độ, ông đã than chinh ra tận Ái Tử hỏi thăm và để tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ ông đã khắc bảng năm chữ sơn son thiếp vàng “Sắc Tứ Tịnh Quang Tự” để tặng cho chùa. Đây cũng là một điều kiện để Phật giáo Quảng trị ngày càng phát triển rộng rãi. Tương truyền rằng Nguyễn Hoàng cũng đã cho xây dựng ngôi chùa Phước Long (nay thuộc Phước Long, Hải Phú, Hải Lăng). Đến thế kỷ thứ XVII, Ở Quảng Trị ngoài các ngôi chùa đã được xây dựng, lúc này có thêm ba ngôi chùa nữa đó là chùa Long Phước, chùa Thiên Tôn, và chùa Tịnh Quang (chùa Long Phước, thuộc phường An Tịnh, huyện Địa Linh (nay trực thuộc huyện Gio Linh); chùa Thiên Tôn do chúa Nguyễn Phước Tần thành lập từ khoảng 1648 đến 1687, chùa thuộc xã Đâu Phong, huyện Triệu Phong). Thời kỳ này ở Quảng Trị đã có nhiều nhà sư nổi tiếng, có những đóng góp cho 55 sự phát triển của Phật giáo cũng như việc bảo vệ và xây dựng đất nước như: Chí Khả, Bửu Ngạn, Tâm Quảng, Tuyết Phong, Tánh Thiên, Cương Ký, Thanh Đức… Sang đầu thế kỷ thứ XX, Phật giáo Quảng Trị có xu hướng phát triển mạnh dần khi bác sỹ Lê Đình Thám đến Quảng Trị và tuyên truyền sâu rộng Phật giáo. Ông vốn là bác sỹ y khoa Đông Dương nhưng lại đam mê nghiên cứu Phật giáo và ngưỡng mộ Phật giáo. Khi thấy một vài địa phương Phật giáo phát triển ông đến đó nghiên cứu, truyền bá và ông đã đến Quảng Trị. Đầu tiên ông quy tụ một vài người nói chuyện phật pháp, sau đó ngững người này tiếp tục quy tụ và tuyên truyền đến những nhóm khác … đây chính là một trong những nguyên nhân giúp cho Phật giáo ngày càng đi sâu là lan rộng khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị. Cùng với lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Quảng Trị cũng đã tồn tại và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cùng với đồng bào cả nước phật tử Quảng Trị cũng hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước. Vào những năm ba mươi của thế kỷ XX, một số nhà tu hành cũng như một số nhân sĩ, trí thức đã đứng ra vận động phong trào “chấn hưng Phật giáo”, kể từ đó Phật giáo có sự khởi sắc, một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức. Cụ thể, năm 1923 Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị đã được thành lập có hệ thống, có tổ chức, cơ cấu nhân sự đẩy đủ mặc dù trụ sở ban đầu chỉ là chùa tranh (đến năm 1933 chùa mới được xây dựng lại). Ở thời kỳ này thực dân Pháp đã tìm cách để lôi kéo, thao túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị cho chế độ thực dân. Tuy nhiên, mưu toan đó đã không được như thực dân Pháp mong muốn. Đại bộ phận tăng ni, phật tử vẫn giữ được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc và ủng hộ chính phủ kháng chíến kiến quốc. Một số nhà sư đã tự nguyện đứng vào hang ngũ bộ đội cụ Hồ, tham gia mặt trận Việt Minh, mặt trận liên Việt và nhiều chùa đã trở thành cơ sở che dấu cán bộ cách mạng như chùa Tỉnh hội, tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang. Từ khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp, đạo Thiên chúa được nâng đỡ và trở thành một trong những cơ sở xã hội cho chế độ Ngô Đình Diệm. Dưới sự thống 56 trị hà khắt của Mỹ - Diệm, Phật giáo Quảng Trị cũng như Phật Giáo miền Nam đã bị chèn ép, đồng thời do bom đạn tàn phá nên nhiều chùa chiền đã bị hủy hoại và phần đông phật tử phải đi sơ tán, di tản nhiều nơi. Năm 1972 chùa Tỉnh hội cũng bị bom đạn san bằng. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất đã tạo được thuận lợi cho Phật giáo thống nhất các hệ phái. Sau hai năm chuẩn bị, tháng 11 năm 1981 Đại hội Đại biểu thống nhất phật giáo đã long trọng tổ chức tại thủ đô Hà Nội và đã lập ra “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua hiến chương, chương trình hoạt động bầu ra cơ quan lãnh đạo. Đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Phật giáo Việt Nam và cũng là một mốc son quan trọng của Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị, vì nó đã đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của tăng ni, phật tử đồng thời tạo điều kiện cho Phật giáo thuận lợi trong việc phụng vụ dân tộc, hoằng dương phật pháp, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Năm 1989 chùa Tỉnh hội đã được xây dựng lại. Phật giáo Quảng Trị từ đây ngày càng bình ổn và phát triển, các tăng ni phật tử ngày càng phấn khởi, thi đua thực hành phương châm: đạo pháp – dân tộc và đạo pháp chủ nghĩa xã hội. Quảng Trị tuy không có những đình chùa nổi tiếng, Phật giáo không phát triển rầm rộ, song ở một mức độ nhất định Phật giáo Quảng Trị cũng có những đóng góp đáng kể đối với Phật giáo Việt Nam. Từ mãnh đất Quảng Trị đã nuôi dưỡng nên nhiều nhà sư nổi tiếng như: Thiền sư Hương Hải (1628 – 1715): ngài vốn từng là tri huyện Triệu Phong, học phật với thiền sư Viên Cảnh – Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm. Về sau ông trụ trì chùa Thiên Mụ. Thiền sư Hải Thiệu- Cương Kỷ, ông là người Xuân An, An Đôn, Đăng Xương, Triệu Phong, ông vốn là trụ trì của chùa Thiên Mụ. Tăng cang Hải Nhu Tín Nhậm (1812 -1873) người làng Trung Kiên, Thuận Xương, Triệu Phong. Ông vốn cùng tu với Chí Khả tại chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, sau đó ông vào Thuận Hóa trụ trì chùa Giác Hoàng và các ngôi chùa khác trong đó có chùa Thiên Mụ. 57 Thiền sư Nhất Định (1784 – 1847) có pháp danh là Tánh Thiên người làng Trung Kiên, Triệu Thượng, Triệu Phong. Ông có công khai sơn chùa Tây Thiên, chùa Từ Hiếu (Thừa Thiên Huế). Ông là một trong những người đầu tiên trong các vị hòa thượng đương thời được vua Minh Mạng cấp Giới đạo và Độ điệp (là chứng nhận cao nhất của chính quyền triều Nguyễn đối với người xuất gia tu hành. Sau ông thọ giới cụ túc với Thiền sư Mật Hoằng ở chùa Quốc Ân. Vâng mệnh vua Gia Long Sư giữ chức vụ Trụ trì chùa Thiên Thọ. Thiền sư Giác Nhiên (07/1/1878 – 01/02/1979) người làng Ái Tử, Triệu Phong, đã xuất gia Thọ giáo với Hòa Thượng Tâm Tịnh (Trú trì Chùa Tây ThiênHuế, lúc bấy giờ) và được ban Pháp danh là (Thượng) Trừng (hạ) Thuỷ, Pháp tự là Chí Thâm, Pháp hiệu là Giác Nhiên. Ông vốn sáng lập và trụ trì chùa Thuyền Tôn. Thiền sư Giác Nhiên từng giữ chức Tăng Thống từ năm 1973 cho đến khi ông mất năm 1979. Ông là một vị hòa thượng rạng ngời đức hạnh, là người kế thừa đời thứ 42 thiền phái Lâm Tế chính tôn, đời thứ tám hệ phái Liễu Quán. Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905 - 1992), người làng Xuân Yên, Triệu Phong, nguyên là ủy viên thường trực Hội đồng Phật giáo Châu Á. Ông vốn trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế), nguyên là Chủ tịch liên minh các lực lượng dân tộc yêu nước Việt Nam, Phó chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, nhiều năm là đại biểu Quốc hội nước ta. Nhìn chung từ khi du nhập, Phật giáo Quảng Trị đã nhanh chóng hòa nhập và phát triển và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa xã hội và tinh thần người dân Quảng Trị. 2.2.3. Tình hình phật giáo ở Quảng Trị Tìm hiểu Phật giáo Quảng Trị, nơi có nhiều vết thương chiến tranh nhất và cảm được sự vững chãi của đạo Phật nơi đây, vốn là điều hiển nhiên: nơi gian khổ, nghèo khó nhất chính là nơi trui rèn cho đạo lực thêm mạnh mẽ… Phật giáo được truyền vào tỉnh nhà cách đây khoảng 500-600 năm, cùng thời gian với Thừa Thiên Huế. Dấu tích của các ngôi cổ tự không còn do dòng thời gian và nhất là sự ác liệt của chiến tranh nên chùa chiền, làng ấp bị tàn phá một cách 58 khốc liệt. Hiện nay, ngôi chùa cổ nhất còn lại ở Quảng Trị, cũng là chùa Tổ tọa lạc tại Ái Tử (Triệu Phong, Quảng Trị) chính là chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam, chùa do Tổ sư Chí Khả khai sáng vào năm 1739 đời vua Lê Ý Tông, năm thứ hai đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, với tên gọi ban đầu là Tịnh Nghiệp). Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, mảnh đất Quảng Trị đã chứng kiến nhiều nỗi đau, mất mát nhưng cũng là niềm tự hào vì đây là nơi phát xuất ra những bậc Tăng tài cho đạo pháp, là nơi mà số lượng người đi xuất gia nhiều nhất (ước tính trên 6.000 Tăng Ni đi tứ phương - NV). Sinh ra nơi mảnh đất là khúc eo, là “đòn gánh” của hai đầu đất nước, chịu nhiều khổ đau vì thiên tai, vì chiến tranh con người nơi đây nhận thức về nỗi khổ khá dễ để rồi người Quảng Trị đã chọn đạo Phật là cứu cánh, tu tập giải thoát khổ đau. Và đó là lý do vì sao Phật giáo âm ỉ thấm vào lòng người Quảng Trị, biểu hiện rõ từ số lượng người xuất gia tu học cũng như Phật tử địa phương thuần mến Phật, theo Phật. Phật giáo Quảng Trị gồm có 2 hệ phái là Bắc tông và Khất sĩ, trong đó hệ phái Bắc tông là chủ yếu. Toàn tỉnh có khoảng 84.000 tín đồ chiếm 13,5% dân số toàn tỉnh, có mặt tại 9/10 Huyện, Thị xã và Thành phố trong tỉnh; Tổng số Tăng, Ni tu sĩ gồm 90 vị, trong đó Chức sắc Tăng, Ni 57 vị, có 3 Hoà thượng, 01 Thượng toạ, 37 Đại đức, 21 Ni cô, Sư cô và 33 Chúng điệu; Với tổ chức giáo hội gồm 3 cấp: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh với 47 uỷ viên Ban trị sự, Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, Thị xã và Thành phố với 90 uỷ viên, có 165 đơn vị gia đình phật tử với 1750 huynh trưởng và 11.500 đoàn sinh. Toàn tỉnh có 189 cơ sở thờ tự (Chùa, Tịnh xá, Tịnh thất, Trung tâm từ thiện, Niệm phật đường). Trong đó có Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia và nhiều Chùa trong tỉnh có bề dày lịch sử gắn với quá trình sinh cơ lập nghiệp cũng như những đóng góp cho Phật giáo và quê hương Đất nước. Một số chùa tiêu biểu như chùa Tỉnh Hội, Sắc Tứ, chùa Đông Hà. Còn lại là các cơ sở niệm phật đường ở khắp các thôn làng thuộc huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Hướng Hóa và thị xã Quảng Trị. Huyện Triệu 59 Phong có số tín đồ và cơ sở phật giáo nhiều nhất và số người xuất gia tu hành đông nhất, chư Tăng Ni đã thọ Ðại giới trú xứ tại địa phương chỉ có 80 vị, ngoài ra còn có khoảng 100 chúng Sa-di, Thức-xoa, Sa-di-ni tu tập tại các tự viện nên việc hoằng pháp vẫn còn khó khăn do thiếu người. Vài năm trở lại đây, với chính sách cởi mở, một số Tăng Ni gốc tỉnh nhà quay về mảnh đất Quảng Trị để hành đạo, hoằng pháp. Toàn tỉnh có 204 tự viện, niệm Phật đường. Và trong những năm qua, tại Quảng Trị đã có nhiều tự viện, niệm Phật đường đã xây mới, trùng tu, sửa chữa... Hiện nay, Phật giáo Quảng Trị đã có được 5 Ban Đại diện của 5 huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban trị sự, đã hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử tu học đúng Chánh pháp (dự kiến nhiệm kỳ 2012-2017 sẽ thành lập thêm 2 ban đại diện thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà). Công tác hướng dẫn Phật tử tại Quảng Trị luôn có truyền thống mạnh, đoàn kết, đem lại những thành công to lớn; toàn tỉnh có 32 đạo tràng Bát quan trai, trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức 14 giới đàn quy y, có 5.100 giới tử thọ Tam quy Ngũ giới. Công tác TTXH cũng hoạt động rất tích cực với tổng chi phí cho các hoạt động cứu tế an sinh, mẫu giáo tình thương, cấp học bổng, hỗ trợ xe lăn... trị giá hơn 36 tỷ đồng. Về cơ cấu tổ chức Bổ nhiệm Ban Đại diện Phật giáo: Căn cứ Hiến chương, Nội quy Ban Trị sự Tỉnh - Thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương, trên cơ sở hiệp thương nhân sự, Ban Trị sự đã bổ nhiệm hoàn tất 08/10 Ban Đại diện Phật giáo huyện, thị. Bổ nhiệm Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội: Căn cứ Hiến chương, Nội quy Ban Trị sự Tỉnh - Thành hội Phật giáo trực thuộc Trung ương, trên cơ sở giới thiệu của Trưởng Ban ngành Tỉnh hội, Ban Trị sự đã bổ nhiệm hoàn tất 08 Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội. Tổ chức thành công các lễ kỷ niệm 20 và 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức các hội nghị góp ý tu chỉnh Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, báo cáo tổng kết công tác hoạt động Phật sự nhiệm kỳ V( 2002-2007), 60 chương trình hoạt động Phật sự nhiệm ký VI ( 2007-2012) của giáo hội phật giáo Việt Nam, tổ chức hội nghị học tập các văn kiện của Trung ương giáo hội và Nhà nước. Hoạt động của các ban ngành: Ban Tăng sự: Theo thống kê gần đây nhất ở Quảng Trị hiện nay có 89 cơ sở Tự viện. 02 Tổ đình. 05 chùa, 02 tịnh xá. 01 tịnh thất, 179 niệm đường phật. Tăng ni có 116, trong đó có 80 Tăng ni đang học các trường Phật học tại các tỉnh thành phía Nam. Giáo phẩm: có 02 Hoà thượng, 02 thượng tạo. Tham gia cơ quan dân cử, mặt trận có 03 tu sĩ tham gia voà hội đồng nhân dân và uỷ ban mặt trận tổ quốc Tỉnh, huyện.Vào các ngày trưởng tịnh, Tăng ni đều tập trung về Tổ đình Tịnh Quang để bồ tát. Ban Giáo dục Tăng Ni: Trong nhiệm kỳ III, đã giới thiệu 38 Tăng Ni sinh theo học HVPGVN, Trường Trung cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh. Giới thiệu 07 TN du học tại Trung Quốc, Ấn Độ và tu nghiệp anh văn tại Anh Quốc. Ban Nghi lễ: Tham dự Hội thảo nghi lễ toàn quốc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Tổ chức thành công Đại lễ Phật đản, Vu Lan…, lễ tang, lễ tưởng niệm, húy kỵ chư Tôn đức hữu công. Đặc biệt lễ giỗ truyền thống tại Tổ đình Tịnh Quang hằng năm, lễ dâng hương liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn rất trang nghiêm, trọng thể, có nhiều Tăng Ni và khoảng gần 5.000 Phật tử tham dự. Ban Văn hóa Phật giáo Quảng Trị đã làm tham mưu cho Ban Trị sự cấp phép xây dựng lại 30 Tự viện, trung tù tôn tạo nhiều Tự viện khác. Hỗ trợ các Ban ngành trực thuộc Tỉnh hội và Tự viện thực hiện 1xe hoa cúng dường ngày Đức Phật đản sanh. Ban Hướng dẫn Phật tử Ngành Cư sĩ Phật tử: Tổ chức thành công 28 đạo tràng Bát quan trai, 01 đạo tràng niệm Phật, có hàng chục ngàn Phật tử tham gia tu tập.Trong thời gian qua ban cử sĩ Phật tử Quảng Trị đã tổ chức được 12 kỳ truyền Tam quy, Ngũ giới cho hơn 9.000 lượt Phật tử và có 40 Phật tử thọ giới Bồ tát tại gia tại Đàn giới Thừa Thiên 61 Huế và Quảng Nam. Ngành Gia đình Phật tử: Gia đình phật tử Quảng Trị qua nhiều năm tồn tại và trưởng thành cùng Phật giáo Quảng Trị. Trong nữa thế kỷ đó, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng tổ chức này cũng đã để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của một bộ phận thanh, thiếu niên tin theo đạo Phật. Đây là tổ chức giáo dục thanh, thiếu niên Phật tử được khai sinh tại Quảng Trị sau đó phát triển rộng ra khắp nước. Sinh hoạt của tổ chức này nhằm vào mục đích là rèn luyện tinh thần cho thanh, thiếu niên để trở thành người Phật tử tốt và trang bị những kỹ năng cần thiết khi vào đời. Ngoài ra, còn tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như hiến máu nhân đạo, phòng chống HIV/AIDS, cứu trợ nạn nhân bão lụt. Trên địa bàn tỉnh đã có 165 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt, với 13.387 Huynh trưởng và Đoàn sinh; 372 huynh trưởng cấp Tập; 139 huynh trưởng cấp Tín; 22 huynh trưởng cấp Tấn và 01 huynh trưởng cấp Dũng. Ban Hoằng pháp: Vào các ngày lễ truyền thống Phật giáo như Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Phật thành đạo v.v…, lễ tưởng niệm, húy kỵ, sinh hoạt tu học tại các Đạo tràng, Ban Hoằng pháp đều cử Giảng sư đến thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn Phật tử tu học. Ban Từ thiện Xã hội: Thực hiện tinh thần cứu khổ ban vui của đạo Phật, truyền thống tương thân tương ái của Dân tộc, Ban Từ thiện Xã hội đã vận động các Tự viện, Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, hàng hóa giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống, xây dựng nhà tình thương, lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ, quỹ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, vượt khó. Trong 5 năm qua, tổng trị giá tiền hàng vận động được 21.618.652.000 đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được chung của toàn tỉnh như: Công tác “chăm sóc thương binh liệt sỹ, người có công cách mạng”, xây dựng “quỹ Đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, “phụng dưỡng Mẹ Việt nam anh hùng”, phong trào “áo lụa tặng bà, tấm chăn tình nghĩa”… và các hoạt động cứu trợ thiên tai bão lụt, người khó khăn, neo đơn, hoạn nạn…các tổ chức, chức sắc và đồng bào các tôn giáo luôn 62 tích cực hưởng ứng lời kêu gọi, vận động của Mặt trận các cấp với nhiều hoạt động đóng góp tích cực như: Hàng năm các chức sắc, đồng bào tôn giáo đến viếng, cầu siêu tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại các nghĩa trang liệt sỹ, các chức sắc tôn giáo đã ủng hộ và vận động các nhà hảo tâm tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà, cứu trợ cho các đối tượng, nhất là sau các đợt thiên tai bão lụt, đặc biệt các hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ đến nay đã trở thành việc làm thường xuyên, việc làm truyền thống của từ thiện phật giáo tỉnh từ năm 2003 đến nay bằng các hoạt động từ thiện, cứu trợ như hổ trợ xây dựng, tu sửa nhà mẫu giáo, mầm non, dạy nghề miễn phí, hỗ trợ giáo viên mầm non, hỗ trợ người neo đơn, giúp học sinh nghèo vượt khó… với giá trị hơn 50 tỷ đồng. Các chức sắc đã vận động cứu trợ sau các đợt thiên tai, lũ lụt hàng năm trên 5 tỷ đồng, các tổ chức và chức sắc tôn giáo như Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh. Có thể nói rằng bên cạnh các hoạt động từ thiện, Phật giáo Quảng Trị còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động lớn do Đảng, Chính phủ các đoàn thể phát động, tăng tính đồ đã tích cực hưởng ứng tham gia nhằm nâng cao đời sống tinh thần, đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cũng cố khối đoàn kết dân tộc trong mỗi cộng đồng dân cư. Nhiều tăng ni phật tử tham gia đại biểu hội đồng nhân dân, Mặt trận các cấp các đoàn thể, các tổ chức xã hội như hội khuyến học, hội chữ thập đỏ… Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh tích cực hưởng ứng và lồng ghép vào hoạt động hoằng pháp, giáo lý, sinh hoạt để tuyên truyền học tập. Ban đại diện giáo hội phật giáo Viêt Nam huyện Triệu Phong cùng các ban đại diện, niệm phật đường phối hợp với Mặt trận xã, huyện tổ chức cuộc thi tìm hiểu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các buổi hội diễn văn nghệ giữa đạo và đời, các điểm sinh hoạt vui chơi thể thao được các chức sắc, chùa, giáo xứ đầu tư xây dựng phục vụ hài hoà và thiết thực; ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm ở khu dân cư được tổ chức phong phú, thiết thực trong đó có sự đóng góp, tham dự của chức sắc và đồng bào tín đồ ở khu dân cư 63 Ở tỉnh Quảng Trị, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý của Chính quyền, sự phối hợp thực hiện công tác vận động tôn giáo của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong công tác tôn giáo đã thu được những kết quả đáng quan trọng. Đông đảo các Chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong tỉnh đã phát huy được truyền thống yêu nước, đoàn kết lương giáo, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hăng hái tham gia tích cực nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ Quốc phòng - an ninh, góp phần vào việc xây dựng quê hương, đấu tranh ngăn chặn những âm mưu thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Sự đóng góp của Phật giáo Quảng Trị trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, ảnh hưởng của tôn giáo này trong tính cách, lối sống của con người Quảng Trị. 2.3. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả phật giáo trong đời sống tinh thần người dân Quảng Trị. 2.3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống văn hóa của người dân Quảng Trị. Những tư tưởng, triết lý Phật giáo đã có những ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và con người trên vùng đất thiêng Quảng Trị nói riêng. Giáo lý nhân quả của Đạo Phật đã có những ảnh hưởng rất sâu đậm vào con người Quảng Trị trên nhiều phương diện khác nhau. Giáo lý ấy đương nhiên đã trở thành nếp sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với mọi người mọi người dân Quảng Trị có hiểu biết có suy nghĩ. Mọi người dù là những tín đồ Phật giáo hay đơn thuần chỉ là những người ngoài cuộc, nhưng khi nói đến nhân quả dường như tất cả đều tin tưởng và chấp nhận. Điều đó đã được thể hiện rõ nét qua cách sống, qua hành vi cư xử của mọi người dân. Người ta biết lựa chọn cho mình cách sống ăn ở ngay lành. Dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên âm thầm của lý nhân quả. Không một nhà trí thức, nho sĩ nào, ngay cả ngày nay từ mọi tầng lớp bình dân cho đến trí thức không ai lại không biết qua ít nhiều về giáo lý nhân quả. Nó đã in sâu và đậm nét trong tâm khảm của mỗi con người dân tộc Việt nam. 64 Từ ngàn xưa cho đến nay, giáo lý nhân quả đã có những ảnh hưởng rất sâu sắc và rộng lớn trong đời sống sinh hoạt của xã hội, trong văn chương bình dân, trong thi ca văn học, trong ngôn từ giao tiếp… Nó đã dẫn dắt bao thế hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào giáo lý nhân quả mà hành động sao cho tốt đẹp trong một cộng đồng xã hội. Do vậy tư tưởng triết lý nhân quả của Đạo Phật đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ trên một bề rộng qua nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội. Ở đây người viết chỉ nghiên cứu trong phạm vi sự ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống văn hoá của người dân Quảng Trị Kể từ khi phật giáo được du nhập và phát triển trên vùng đất Quảng Trị đã khoảng gần 600 năm với trên 70% dân số của tỉnh theo Phật giáo. Trong suốt thời gian này sự truyền bá và hoạt động của Phật giáo ở Tỉnh diển ra khá sôi nỗi. Đã để lại trên mảnh đất này một nền văn hoá phật giáo vô cùng phong phú. Sự đa dạng phong phú được thể hiện trên cả hai lĩnh vực văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, thể hiện qua các công trình kiến trúc chùa chiền, tượng phật, chuông, âm nhạc, lễ hội và tư tưởng đạo đức mang giá trị nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy trong qúa trình tồn tại và phát triển của mình Phật giáo đã gắn bó với những thăng trầm lịch sử của Quảng Trị đặc biệt là hai cuộc chiến tranh ác liệt và hiện nay là quá trình hội nhập và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội của người dân Quảng Trị. Với vai trò và chức năng của mình, văn hoá phật giáo đã trở thành chổ dựa quan trọng cho văn hoá tinh thần và tính ngưỡng của quần chúng nhân dân trong suốt thời gian qua. Phật giáo đã ảnh hưởng trực tiếp tới những quan niệm lối sống, đạo đức, phong tục tập quá, tính ngưỡng và các lễ hội của người dân Quảng Trị. Vùng đất với biết bao thăng trầm của lịch sử, với biết bao nổi đau thương mất mát, biết bao di chứng của chiến tranh để lại. Bao nhiêu xương máu và nỗi đau đã chốn kính ở mảnh đất của máu và hoa. Chính vì vậy Phật giáo đã xoa dịu nỗi đau, đưa con người nơi đây từng bước đi qua những vết đau thể xác và nỗi đau tinh thần. Ở vùng quê Quảng Trị có câu tục ngữ “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Lên đi chùa đối với các cụ thành một truyền thống của người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là đối với các cụ bà. Cuộc đời của đã ở buổi hoàng hôn, mọi đắng cay, ngọt bùi ở 65 đời họ đã nếm trải. Chính vì vậy họ có cái nhìn sâu xa, bao dung, họ muốn có một sự yên tỉnh trong tâm hồn. Bởi vậy họ đã đến cửa chùa để vui thú tuổi già. Thuyết từ bi cứu khổ cứu nạn, vong luôn hồi, nghiệp quả, nghiệp báo đã ăn sâu vào tiền thúc của các cụ. Thuyết vô thường đến với họ lại càng thấm thía, khi tuổi đã cao, sắp từ giả thế gian này. Phật giáo đã lan toả và thấm nhuần trong mọi người dân đất Quảng Trị. Phong tục đi chùa ngày rằm, mùng một, ba mươi hàng tháng đã trở thành một nét văn hóa của người dân nơi đây. Theo tâm khảm của mỗi người đi chùa để cho tâm hồn được thanh thản, để cầu phước cầu may, chuộc lại những lỗi lầm của bản thân. Phật giáo đã nhận ra mối quan hệ cơ bản phổ biến của mọi sự vật hiện tượng đó là quan hệ nhân quả. Chính vì giáo lý nhân của mà thế giới quan phật giáo, cách xem xét vạn vật, con người trong phật giáo đều mang tính nhân quả. Ảnh hưởng của quan niệm này lớn đến mức, chính nó đã biến thành quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của đại đa số người dân trong tỉnh Quảng Trị. Người ta nói với nhau “ gieo nhân nào thì gặp quả ấy”, “gieo gió thì gặp bão”, người Quảng Trị thường nói vói nhau “ ăn ở có đức để lành cho con cháu” để răn đe bản thân và con người sống sao cho hợp tình hợp nghĩa, hợp với đạo lý làm người. Có một nói mà như trở thành một câu cửa miệng của người dân nơi đây “vô hậu” để ám chỉ những người ăn ở thất đức, những người hẹp hòi, ích kỷ…quan niệm ác giả ác báo cũng đã ăn sâu vào lối sống của con người. Những câu nói ấy tuy ngắn gọn nhưng ý nghĩa và nội dung mang tính giáo dục rất cao. Nói “nhân nào quả ấy” hàm chứa một lời răn đe khuyên dạy con người sống ở đời phải biết lấy cái thiện làm chất liệu để xây dựng và hoàn thiện cho mình một đời sống hướng thiện. Nếu ta gieo nhân lành ắt được quả lành, bằng ngược lại ta gieo nhân xấu, bất thiện tất phải nhận lấy kết quả bất hạnh khổ đau. Chính những câu nói ấy, lời răn ấy đã giáo dục con người nói chung và con người Quảng Trị nói riêng một lối sống an lành mang đậm tình người. Tất cả những ý chỉ ấy tuy không hoàn toàn chuyển tải nội dung của lẽ sống một cách chính xác nhất nhưng nó đã phản ánh một khía cạnh, một đặc tính nào đó của quy luật nhân quả tác động đến cuộc sống của con người. 66 Nhân quả nói đến báo ứng, thưởng phạt một cách tích cực, trong ca dao tục ngữ dân gian Việt Nam, người Quảng Trị cũng như bao vùng đất khác trên chiều dài của tổ quốc sử dụng cũng góp phần phản ứng sâu sắc như: “Trồng cây chua ăn quả chua Trồng cây ngọt ăn quả ngọt Trứng rồng lại nở ra rồng Liu điu lại nở ra dòng liu điu” Ở đây, cây chua là chỉ cho nghiệp nhân bất thiện nên phải chiêu cảm nghiệp quả cũng bất thiện. Cây ngọt là chỉ cho nghiệp nhân lành nên thọ nhận nghiệp quả cũng lành. Điều đó đã nói lên đặc tính nhân nào qủa nấy. Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường lắm khi ta chứng kiến bao cảnh trái ý nghịch lòng. Trước những hoàn cảnh ấy, nếu xét trên góc độ của thế gian ta sẽ vội vàng kết luận và cho rằng cuộc đời sao bất công vô lý. Người Quảng Trị với tính chất thật thà chất phác, cần cù một nắng hai sương, chụi thương chụi khó, để rồi lấy đạo lý nhân quả làm động lực vươn lên trong cuộc sống: “Ai ơi hãy ở cho lành Kiếp này chẳng được, để dành kiếp sau”. Đó là những tiếng như những lời khuyên tha thiết, nhẹ nhàng mà tràn trề đạo đức. Người Quảng Trị cứ khuyên nhau ăn ở cho lành, dù hiện đời chưa hưởng được quả thì đời sau sẽ hưởng chứ không bao giờ mất. Lòng tin lý luân hồi nhân quả của con người dân Quảng Trị chắc như đá, vững như núi, không thể nào lay chuyển. Có nhân quả nên có luân hồi, nhân quả luân hồi là một quy luật tất yếu trong nhân sanh và vũ trụ. Cho nên, sức thu hút của ca dao tục ngữ dân gian chính bởi sự kết tinh từ những sự kiện có thật trong cuộc sống. Từ đó nó tác động đến tâm lý, suy nghĩ của con người. Quy luật nhân quả luân hồi còn là bài học giáo dục có giá trị sâu sắc cho đời, không chỉ trong một thế hệ mà trãi qua nhiều thế hệ tiếp nối. Người dân Quảng Trị đã vận dụng một cách triệt để các câu ca dao, tiếng hò, câu vè mang đậm giáo lý nhân quả để giáo dục cho con người vươn đến cuộc sống 67 tốt đẹp hơn “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Những hành động thiết thực đã được người dân thưc hiện với cả một tấm lòng mang tình người. Việc thực hiện “hủ gạo tình thương” của mỗi gia đình để chung tay góp sức vì người nghèo, đã phần nào thể hiện được tấm lòng của con người nơi đây. Tổ tiên ta rất tôn trọng những con người quá cố. Trên quan niệm ấy mà giáo lý nhân qủa, nghiệp báo, luân hồi của Đạo Phật lại càng dễ dàng được mọi người tin nhận. Người Quảng Trị cũng như mọi người dân Việt Nam tin rằng sau khi chết tuy thân này tan rã nhưng phần hồn, âm linh của người ấy vẫn còn đó. Qua những ngày giỗ kỵ hoặc tế lễ trong mỗi gia đình người dân Quảng Trị chứa đựng một ý nghĩa hết sức thiêng liêng trong đời sống sinh hoạt tâm linh của xã hội. Do lòng kính ngưỡng, tôn trọng và tin tưởng rằng chết không phải là hết, người dân nơi đây đã hòa đồng và tiếp nhận triết lý nhân quả của Phật Giáo như một lẽ tất yếu. Họ đặt niềm tin và hy vọng về một kiếp sống tràn đầy hạnh phúc ở kiếp lai sanh. Họ đã ý thức được rằng kiếp này gieo trồng nhân lành thì kiếp sau ắt sẽ được an vui hạnh phúc. Bằng ngược lại, nếu kiếp này gây tạo những nghiệp nhân ác thì đời sau sẽ lãnh thọ những nghiệp quả khổ đau và bất hạnh. Ý thức được điều đó, người dân đã không quên khuyên răn, nhắc nhỡ mọi người hướng thiện thông qua hình thức truyền khẩu bằng những câu ca dao, tục ngữ để con người sống tốt hơn. Vùng đất Quảng Trị, một miền thiêng liêng, nơi mà không biết bao nhiêu xương bao nhiêu máu của dân tộc đổ xuống. Không có vùng đất nào mà nghĩa trang nhiều như ở nơi dây, hàng năm cứ đến ngày 27/7 là mọi người dân Quảng Trị thấy trong lòng nao nao, ai cũng thắp một nên hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, cầu cho vong hồn các anh được siêu thoát. Nó như đã trở thành một thói quen của người dân nơi đây. Hay vào rằm tháng bảy, lễ Vu Lan báo hiếu, đất Quảng Trị rợp bóng cờ phật, mọi người dân đều thể hiện lòng thành kính của mình đối với người sinh thành. Vào những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ tết, hay những ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan (được tổ chức trọng thể ở chùa Quảng Trị, chùa Ái Tử và nhiều chùa khác hàng năm. Thông qua các đại lễ, họ cảm thấy gắn bó với nhau hơn, tình yêu quê hương đất nước được khơi dậy, nhớ ơn tổ tiên, ông 68 bà, cha mẹ đã có công nuôi lớn, dưỡng dục mình. "Công cha nhu núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Những câu ca dao trên mang đậm tư tưởng Phật giáo. Các lễ hội ấy giúp cho các tín đồ Phật tử và người dân nâng cao tình yêu thương đồng loại, nảy nở đức hy sinh, lòng vị tha, vun đắp lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô... mang ý nghĩa giáo dục rất lớn. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện và nâng cao. Con người như có nhiều thời gian để di lễ phật thường xuyên hơn. Ngoài việc cầu phước xin được phù hộ, người dân còn quan tâm hơn nghe giảng giáo lý, giáo luật, về đạo đức…hay xin được rửa tội cho tâm hồn thanh thản, do đó các bài thuyết giảng của các chức sắc ngày càng thu hút và được nhiều người tham gia. Lấy đức Phật làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó trong đời sống, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tinh thần hướng phật của người dân Quảng Trị luôn được thể hiện qua các hoạt động hàng này, chính vì vậy ở đây không có sự bon chen của cuộc sống khác nghiêt như ở các thành phố lớn, con người ở đây mang tính chất mọc mạc, chân quê, dằm tắm tình người. Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã ảnh hưởng không ít đến môi trường sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh, đi chùa là một tục lệ không thể thiếu đối với người dân nơi đây. Phật giáo không chỉ dừng lại trong việc chia sẽ những khó khăn xã hội mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực cho lối sống, làm phương tiện để đạt tới hạnh phúc. Với quan niệm nhân quả và nghiệp báo “ gieo nhân nào gặp quả ấy”, kiếp trước làm điều ác thì kiếp sau sẽ bị báo ứng, chính vì vậy người dân đã không ngừng tu nhân tích đức, gieo nhân lành mong được gặp quả tốt, làm việc thiện, như nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rất, đã cùng chung tay góp sức trong các hoạt động xã hội, như xây nhà tình thương, mở lớp học tình thương, giúp đở những người có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy đã có rất 69 nhiều chương trình từ thiện, chương trình quyên góp của người dân trong tỉnh đã giúp đỡ những cảnh đời khó khăn, giúp những người khó thoát những cơn hoạn nạn. Cũng chính vì ảnh hưởng của các tư tưởng phật giáo mà đời sống của người dân trong quan hệ giữa người với người rất gần gũi thâm tình. Ngoài việc ăn chay phóng sinh, giữ giới…đã dần dần nhập sâu vào đời sống văn hoá tinh thần, tính ngưỡng của nhân dân tỉnh Quảng Trị và được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận. Do vậy, việc sát sinh tàn phá môi trường ngày giảm đi rất nhiều. Đặc biệt mọi người ngày càng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nhất là khi tham gia các lễ hội, tất cả những điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của văn hoá phật giáo trong việc giáo dục con người rất lớn. Cùng với sự phát triển của kinh tế, ở Quảng Trị một loạt hiện tượng tiêu cực cũng xuất hiện, như nghiện hút, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo. Nhiều tăng ni, Phật tử cùng với nhân dân không sợ khó khăn, nguy hiểm vẫn đến tận cùng ngõ hẻm của các gia đình có con em lầm lỡ để giáo dục, thăm hỏi, động viên, tặng quà. Những nghĩa cử cao đẹp mang nặng triết lý nhân sinh ấy giúp nhiều con người lầm lỡ, đau khổ được an ủi, động viên, hướng thiện. Trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không ăn của người. Cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo hay luật nhân quả của Phật đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống của con người. Lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi khổ của chúng sinh và mong muốn chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương cứu nhân độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm, vượt qua mọi cám dỗ để hoàn thiện dần nhân cách. Những chuẩn mực trong giá trị 70 đạo đức của Phật giáo mang tính triết lý nhân văn sâu sắc ngoài việc hoàn chỉnh đạo đức, nó còn ăn sâu vào suy nghĩ, hành vi, lối sống của mỗi người dân, góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống. Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực tới đạo đức, lối sống của người dân Quảng Trị trong những năm qua. Trên phương diện vật chất, ta không phủ nhận những thành tựu khoa học đạt được đã mang lại cho con người một đời sống đầy đủ và tiện ích hơn. Nhưng trên phương diện luân lý đạo đức của xã hội, tính nhân quả vẫn mãi là một quy tắc chuẩn mực mà con người không thể trốn chạy hay vượt qua. Dù con người có thành công đến đâu đi nữa thì vẫn không sao tránh khỏi những tác động âm thầm từ tính chất nhân quả. Bởi lẽ, chúng ta phải hiểu rằng tính nhân quả không phải là một sản phẩm do Đạo Phật tạo ra, mà nó là một quy luật tất yếu trong vũ trụ. Đức Phật chỉ là người khám phá và chỉ ra cho con người nhận biết. Cũng như bản chất Phật tánh của mỗi con người ai cũng có, nhưng đôi khi vô minh vọng tưởng ta không nhận ra được điều đó. Nên mục đích của Đức Phật ra đời không phải là sáng tạo thêm cho mỗi con người một Phật tánh mới, mà nhằm một mục đích duy nhất là chỉ ra cho chúng sanh nhận biết Phật tánh sẵn có trong mỗi con người. Ngày nay, cuộc sống hiện đại làm cho các hoạt động của con người trở nên tất bật, căng thẳng. Vì thế, hơn bao giờ hết con người cần có những giờ phút để thư giãn. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật là liều thuốc an thần làm cho tâm tĩnh, làm tươi mới đời sống tâm hồn là một phương cách dưỡng sinh cho con người hiện đại. 2.3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với sự giáo dục thế hệ trẻ. Phật giáo ngày nay đã đi vào lòng nguời của mỗi người con Việt Nam, nó ảnh hưởng rất lớn trong giá trị đạo đức và nhân phẩm của mỗi con người. Ngày nay với sự nhoà nhập cùng với nhiều luồng văn hoá xâm nhập nhưng những giá trị văn hoá truyền thống vẫn được con người Việt Nam gìn giữ, đặc biệt là những nét văn hoá giáo dục của nhà Phật. Giáo lý nhân quả không chỉ ảnh hưởng đến những người già hay là những gia đình phật tử mà nó còn ảnh hưởng đến các lớp thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ của Quảng Trị nói riêng. Phật giáo vói tư tưởng từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn 71 đã đi vào lòng người và trở thành những bài học giáo dục đối với các thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tư tưởng của phật giáo đã hoà vào tư tưởng truyền thống của dân tộc nên thấm nhuần vào tiềm thức của mỗi người dân ta, chính vì vậy mà nó mang giá trị giáo dục đối vói thế hệ trẻ rất lớn. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, với sự du nhập cuả nhiều nền văn hoá trong đó có các nền văn hoá độc hại, lai căng, đồi trụi không phù hợp với dân tộc ta cũng đã và đang đươc xâm nhập mạnh mẽ, và giới trẻ đã chịu tác động không nhỏ đối với các luồng văn hoá ấy. Nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi chính mình, nhiều giá trị đạo đức nhân cách bị xuống cấp trầm trọng, tạo nên nhiều vấn nạn cho xã hội.Và Việt Nam là một trong những quốc gia đang cần gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức, lối sống. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, chúng ta cần thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới, phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy giáo dục những tư tưởng của phật giáo, đặc biệt là tư tưởng nhân quả đối vói thế hệ trẻ hôm nay là việc làm cần thiết. Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ sống của con người Việt Nam, và nó đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị phức tạp, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những giá trị tích cực của tôn giáo này để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức của con người Việt Nam nói chung và thế hệ học sinh – sinh viên nói riêng. Tư tưởng nhân quả đã được thế hệ trẻ chúng ta phát huy qua những việc làm và hành động thiết thức của cuộc sống, nhằm hình nên cho chúng ta, chủ nhân tương lai của đất nước một lối sống cao đẹp. Ở các trường phổ thông, các tổ chức đoàn, luôn luôn phát động các phong trào nhân đạo “ lá lành đùm lá rách”, vây dựng “quỹ bạn nghèo vượt khó”, “ quỹ viên gạch hồng”…Ngay từ khi còn là các em học sinh đã được giáo dục các tư tưởng nhân đạo, bác ái giúp đở người khác mà cơ sở của nền tảng ấy là tư tưởng giáo lý của nhà phật đã hoà tan với giá trị truyền 72 thống của con người Việt Nam. Lên đến các bậc học cao hơn, giới trẻ chúng ta có những hoạt động thiết thức hơn. Việc giúp đở người khác không phải hạn chế ở việc xin bố mẹ tiền đóng góp mà đã bằng chính kiến thức và sức lực của mình. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những số phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp chúng ta, những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường đã có nghị lực tâm huyết lập ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chử thập đỏ, hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom các mẹ Việt Nam anh hùng, hay tu sửa, dọn vệ sinh hay tu bổ các nghĩa trang liệt sỹ, hay là những nồi cháo tình thương ở các bệnh viện giúp những người bệnh khó khăn… Hình ảnh hàng đoàn thanh niên, sinh viên hàng ngày vẫn lăn lội trên mọi nẻo đường của tổ quốc góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh thật đáng xúc động và tự hào. Tất cả những điều đó chứng tỏ thanh niên, sinh viên ngày nay không chỉ năng động sáng tạo đầy tham vọng trong cuộc sống mà còn thừa hưởng những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha, đó là tình thương, lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, đó là sự giúp đở mọi người trong cơn hoạn nạn không một chút tính toán. Và ta khẳng định rằng chính đạo phật đã góp nên những giá trị đạo đức tốt đẹp ấy. Với triết lý nhân quả của phật đã ảnh hưởng đến sự giáo sục thế hệ trẻ rất lớn, giáo dục cho bản thân chúng ta đã có một cái nhìn bao dung hơn về cuộc sống, giúp ta có cách nhìn nhận và làm việc với mục đích thiết thưc hơn, dựa vào sức lực của bản thân để vươn lên. Với câu dạy của Phật “gieo nhân nào gặp quả nấy” như đã đi theo chúng ta, làm nền tảng trong hoạt động của những chủ nhân của đất nước sau này. Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”.... Đó là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần giáo huấn con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản. Bên cạnh những sinh viên, những học sinh còn khó khăn đã dồn sức mình 73 học tập cống hiến cho đất nước thì vẫn còn một bộ phận thanh niên, giới trẻ ăn chơi, đua đòi làm tiêu tốn tiền bạc của cha mẹ, của đất nước. Đôi khi chúng ta bắt gặp các quán bar, các sàn nhảy những cô chiêu cậu ấm đốt tiền vào những thú chơi vô bổ. Rồi những học sinh, sinh viên lầm đường lở bước vào ma tuý, trộm cắp, khiến cho bao gia đình tan nát, biết bao người cha người mẹ phải đắng cay nhìn con chịu sự trừng phạt của pháp luật. Hậu quả của những tác hại mà những thú vui xã đoạ ấy là rất lớn “gieo nhân nào gặp quả nấy” đúng như lời Phật dạy. Thế hệ trẻ ngày nay nhiều người chỉ biết chạy theo vật chất, bị lôi cuốn bởi những thú vui sa đoạ làm hại đến gia đình và xã hội. Chính vì vậy hơn bao giờ hết giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên quan trọng, và một trong những phương pháp hữu ích chính là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà phật, đặc biệt là giáo lý nhân quả là công việc bức thiết ngày nay. Bên cạnh đó khi đề cập vấn đề ảnh hưởng của phật giáo nói chung và thuyết nhân quả của phật giáo đến thế hệ chúng ta ngày nay, thì cần phải đề cập đến những hạn chế trong ảnh hưởng của phật giáo đến giới trẻ ngày nay. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, mọi lĩnh vực của đời sống con người đều có bước nhảy vọt, xu thế toàn cầu hoá thể hiện ngày càng rỏ nét. Điều kiện đó đòi hỏi con người phải hết sức năng động nhạy bén nắm bắt vấn đề trong cuộc sống. Trong khi đó, theo giáo lý nhà phật con người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với những gì mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn khi cuộc sống trần gian kết thúc. Như vậy đạo đức Phật giáo đã tách con người ra khỏi đièu kiện thực tiển xã hội, làm cho con người có thái độ chấp nhận chứ không cải tạo thế giới, chính vì vậy nó có mặt hạn chế trong ảnh hưởng đối vói thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục những tư tưởng tiến bộ của phạt giáo và hạn chế những mặt tiêu cực của nó đối vói thế hệ trẻ ngày nay. 2.3.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng nhân quả trong đời sống Để phát huy những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng phật giáo nói chung, hay giáo lý nhân quả của phật giáo nói riêng, người viết xin mạnh dạn đưa ra một số 74 kiến nghị 2.3.3.1. Đ ối với trung ương Nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý, tạo điều kiện để giáo hội phật giáo Việt Nam thực hiện có hiệu quả việc lập hồ sơ tăng ni trong cả nước để đưa vào quản lý thường xuyên. Việc này sẽ làm cơ sở cho các quyết định của giáo hội và của chính quyền theo đúng pháp luật nhà nước và nội quy của giáo hội. Bên cạnh đó nhà nước cần hổ trợ các học viện phật giáo nâng cao chất lượng đào tặo tăng ni, để có trình độ phật học cao hơn nữa. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các chức sắc Phật giáo sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá phật giáo có giá trị, qua đó đưa nội dung phật pháp và văn hoá đạo đức Phật giáo vào đời sống xã hội. Tạo điều kiện để chức sắc phật giáo tham gia tích cực hơn vào các việc xã hội hoá một số hoạt động như lĩnh vực văn hoá xã hội, y tế, giáo dục, hoạt động từ thiện. Vấn đề này cần có chủ trương thống nhất và có cách thức để huy động tối đa nhân tài vật lực từ các bậc xuất gia. 2.3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Trị Ban hành văn bản Nghị quyết, Chỉ thị, hướng dẫn các cấp thực hiện, thống nhất chủ trương; tổ chức quán triệt chủ trương; Phân công trách nhiệm cho từng cấp ủy, từng ngành, từng đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình, mở hội nghị rút kinh nghiệm phương pháp, cách làm để chỉ đạo. Cùng với các quy định của Trung ương, nghiên cứu bổ sung cụ thể về tiêu chuẩn phát triển Đảng trong đồng bào dân tộc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện chính sách tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Đào tạo cán bộ nhất là cán bộ phụ trách vùng đồng bào dân tộc. Tạo điều kiện cho sinh hoạt tính ngưỡng tôn giáo của giáo dân, khi làm tốt công tác này sẽ góp phần làm tăng thêm sự hoạt động phong phú, đa dạng của các tô giáo. Tạo ra một môi trường thuận lợi, an lành trong đời sống tinh thần của người dân. Tôn giáo tính ngưỡng là giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của 75 người dân, là một vấn đề nhạy cảm. Chính vì vậy khi thực hiện công tác này phải mền dẻo và hợp với lòng dân, hợp với pháp luật. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị cần tạo điều kiện cho phật giáo tồn tại và phát triển theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ có tồn tại và phát triển theo khuôn khổ của pháp luật thì phật giáo mới có thể phát huy những giá trị tích cực đối với đời sống của người dân. Đặc biệt khi tồn tại và hoạt động dưới pháp luật, phật giáo sẽ phát huy được những giá trị giáo dục đối với mỗi người dân. Và hạn chế được những cách hiểu sai lầm về Phật giáo, sự lợi dụng lòng tin của nhân dân về phật giáo để thực hiện những hành vi mê tính dị đoan, thừa cơ chuộc lợi của các thần phần tiêu cực của xã hội. Bên cạnh đó khuyến khích phật giáo hoạt động từ thiện và giáo dục tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo” để phật giáo luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo luôn luôn hướng đến những việc làm tốt đẹp của con người, đưa con người đến với những giá trị chân-thiện-mỹ, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Việc khuyến khích các tổ chức phật giáo tổ chức các hoạt động từ thiện sẽ giúp cho công tác giáo dục của phật giáo đối với người dân được thiết thực hơn, gần gũi hơn. Đặc biệt là quan tâm đến chính sách đối với chức sắc Phật giáo giáo trên địa bàn, tạo điều kiện để họ tham gia vào Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội và ủy ban mặt trận các cấp của tỉnh. Hiện nay, có nhiều hoạt động lợi dụng phật giáo và lòng tinh của nhân dân để thực hiện những âm mưu phá hoại chính trị. Chính vì vậy cần phải có những chính sách và việc làm cụ thể để chống lại những âm mưu lợi dụng hoạt động của phật giáo vào hoạt động chính trị. Cần phải tăng cường công tác nắm tình hình, hoạt động của các tổ chức phật giáo trong địa bàn để có những biện pháp cụ thể và thiết thực. 2.3.3.3. Đối với sự giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với xu hướng phát triển chung của xã hội, theo đó đạo đức và lối sống của con người cũng cần phải biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống mới, nhưng dẫu biến đổi, đạo đức và lối sống của con người luôn phải dựa trên các chuẩn 76 mực của những giá trị nhân bản truyền thống. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần phải có những giải pháp để phát huy hơn nữa những giá trị đạo đức tốt đẹp của Phật giáo, nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của nó trong việc xây dựng nhân cách đạo đức cho con người Việt Nam nhất là tầng lớp học sinh – sinh viên. Về mặt nhận thức, nên xem tư tưởng Phật giáo về giáo dục là một trong những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại, cuộc sống luôn có những biến đổi và “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” cho nên giáo dục cần phải vận dụng nhiều phương thức giáo dục khác nhau nhằm đạt đến những giá trị cao nhất của con người, nhất là giáo dục về đạo đức, lối sống. Phật giáo hàm chứa nhiều giá trị quí báu về giáo dục nhân cách sống cho con người, đó là điều đã được khẳng định. Hơn nữa, tôn giáo này có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và là cái dễ đi vào nơi sâu thẳm nhất của lòng người và lưu lại đó một cách bền vững. Có thể nói, Phật giáo thế giới cũng như Phật giáo Việt Nam đều nhằm giáo dục và xây dựng con người thành những người có ích, vì thế nó cũng có thể phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam hiện nay, nhất là đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, nhũng chủ nhân tương lai của đất nước. Bản thân những người làm công tác giáo dục, dù trong lĩnh vực khoa học xã hội hay khoa học vực tự nhiên cũng đều nhắm đến việc giáo dục cho con người phát triển toàn diện, nên để việc giáo dục hiệu quả và sâu sắc hơn, các nhà giáo dục nên vận dụng kết hợp tư tưởng Phật giáo với các tư tưởng khác để tuyên truyền và giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – sinh viên trong giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác. Khuyến khích học sinh – sinh viên tìm về những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại được chứa đựng Phật giáo. Điều quan trọng là phải làm cho học sinh – sinh viên tự ý thức tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách sống và khuyến khích họ chủ động tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức, lối sống của Phật giáo… Chúng ta hãy làm điều này một cách tự nhiên, không áp đặt, không ra lệnh mà hãy làm người gợi ý, động viên, khuyến khích cho họ. Hãy để họ tự lựa chọn, tự “chiêm nghiệm”, tự “tu tập” tư tưởng đạo đức Phật giáo hay bất kỳ một giá trị đạo đức tốt đẹp nào khác mà họ thấy 77 phù hợp và yêu thích. Phải chăng giáo dục nhà trường cần phải kết hợp với các tổ chức xã hội, với các cơ sở tôn giáo trong đó có Phật giáo, trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh – sinh viên. Thiết nghĩ, những sự kết hợp này sẽ không những làm đa dạng, phong phú hoạt động giáo dục mà còn tận dụng và phát huy được các ưu thế của của những tổ chức xã hội, cơ sở phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho người học. Định hướng giáo dục đạo đức và ảnh hưởng tích cực của phật giáo cho học sinh- sinh viên qua các hoạt động từ thiện. Những hoạt động đó thể hiện sự liên kết, hợp tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng. Nó có ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, là hoạt động đem sức mình cống hiến cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện không chỉ làm cho chúng ta được sống hết mình với tuổi trẻ mà điều lớn lao vì đó là những hoạt động mang lại lợi ích thiết thực, có tính giáo dục và tính nhân văn cao cả. Giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ là một nội dung cơ bản, thường xuyên của mọi nền giáo dục trên thế giới từ xưa cho đến nay. Vận dụng tư tưởng Phật giáo có thể mang lại những hiệu quả tích cực trước mắt và lâu dài cho việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên ở Việt Nam trong thời đại hiện nay. 78 KẾT LUẬN Qua những nội dung trình bày trên, dường như đã cho ta một cái nhìn trọn vẹn hơn và sáng tỏ hơn tư tưởng giáo lý nhân quả của Phật giáo. Chính giáo lý nhân quả đã dạy cho bản thân ta cách sống an lành, hạnh phúc giữa cuộc đời với muôn vàn sóng gió. Nó dạy cho ta biết cách chế ngự mọi bất hạnh, ngăn ngừa ác tâm sanh khởi, xua tan cái nghiệp quả oan oan tương báo, đem lại niềm an lạc cho bản thân, cho tha nhân và xã hội. Trong gia đình cho đến bên ngoài cộng đồng xã hội, nếu ai ai cũng tin hiểu sâu sắc về nhân quả thì con người trong xã hội sẽ trở nên thánh thiện biết chừng nào. Một xã hội mà con người luôn lấy những điều nhân nghĩa, chân thật để đối xử với nhau đúng mực trong tinh thần đồng bào, đồng loại, giữa tình yêu thương bao la thì xã hội thật là đẹp. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kĩ thuật, sự phát triển của kinh tế, sự xâm nhập của các nền văn hóa trên thế giới, con người đang ngày càng trở nên thực dụng hơn, lối sống chạy theo đồng tiền, danh vọng mà đang dành đánh mất đi chính mình. Ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường làm cho đời sống đạo đức của con người đang suy thoái trầm trọng. Những nếp văn hóa ứng xữ truyền thống tốt đẹp giữa người với người đang dần mờ đi, thay vào đó là những cách ứng xữ với nhiều điều cần suy ngẫm. Những đam mê, dục vọng, cuộc sống quay cuồng cùng đồng tiền và danh lợi, khiến con người trở nên nhỏ nhoi, ích kỉ. Một bộ phận giới trẻ hiện nay chạy theo lối sống văn hóa lai căng, không xem trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, xem văn hóa truyền thống dân tộc là những hủ tục lac hậu, lỗi thời. Thật là điều đáng lo sợ cho cả một thế hệ trẻ của dân tộc. Thật đau lòng biết bao khi hàng ngày phải chứng kiến bao cảnh trái ý nghịch lòng, xem thường đạo đức. Trong đó cảnh con giết cha, chồng giết vợ, trò đánh thầy . . . không còn là điều xa lạ với xã hội ngày nay. Rồi lại những tệ nạn mại dâm, ma túy, trộm cướp, giết người … đang là ung nhọt đau nhức, nó làm băng hoại giá trị đạo đức con người và xã hội. Ngay cả những con người đại diện cho pháp 79 luật, là bộ mặt cho xã hội cũng bị tha hóa bởi nạn tham ô hối lộ, khiến cho nền kinh tế trở nên chậm phát triển, bao người dân rơi vào hoàn cảnh khốn đốn. Tất cả những hiện tượng trên là dấu hiệu cho thấy sự suy thoái của những giá trị luân lý đạo đức con người. Hệ quả ấy là do đâu? Phải chăng do một bàn tay vô hình nào đó đang chi phối và làm thay đổi trật tự của xã hội. Không nói ra có lẽ ai cũng biết, hệ quả không ai khác hơn chính tự thân của con người tạo tác. Qua đó ta thấy rõ hơn quy luật của xã hội dưới sự tác động của tiến trình nhân quả. Chính thực trạng ấy, vấn đề giáo dục đạo đức thông qua giáo dục con người nhận biết và tin sâu giáo lý nhân quả càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Giáo dục đạo đức con người dưới ánh sánh của giáo lý nhân quả của Phật giáo, giúp con người gạt bỏ những dục vọng ham muốn, giáo dục con người hướng đến chuẩn mực tốt đẹp của cuộc sống. Giúp con người thấy được vai trò, trách nhiệm và giá trị của mỗi người đối với bản thân và xã hội. Giáo dục giáo lý nhân quả là tiếng chuông thức tỉnh tâm hồn của mỗi một con người 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Duy Cần, Tinh hoa phật giáo, NXB TP. HCM, 1997 2. Kỷ Yếu khánh thành Tổ Đình Sắc Tứ Địng Quang- Quảng Trị 3. Thích Chơn Thiện, Phật Học khái luận, NXB Phương Đông 4. Doãn Chính, Lịch sữ triết học Ấn Độ Cổ Đại, NXB Thanh niên 5. Đoàn Quang Thọ, giáo trình triết học, NXB Lý luận chính trị, 2000 6. Nguyễn Tài Thư, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, NXB chính trị Qiốc gia, Hà Nội, 1993 7. Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong,tập 1 NXB TP. Hồ Chí Minh, 1995 8. Nguyễn Tài Thư, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo với con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 9. Thích Thiện Siêu dịch, Lời Phật dạy, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2000 10. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB chính trị Quốc gia 11. Lý Khôi Việt, Hai nghìn năm Việt Nam và Phật giáo 12. Thích Giác Dũng, Phật Việt Nam với dân tộc Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2002 13. Chân Tính, Những điều đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2001 14. Minh Chi, Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2003 15. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 1, NXB Văn hoá Hà Nội, 2000 16. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, 2002 17. Trần Quốc Vượng chủ biên, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 18. Hoàng Thơ, Vấn đề con người trong đạo Phật, tạp chí triết học số 6 (118), 2000 19. Hoàng Thị Thơ, Giá trị nhân bản của Phật giáo trong truyền thống và hiện đại Tạp chí triết học số 6 ( 124), 2001 20. Ngô Văn Minh, Phát huy giá trị nhân văn phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2009 81 21. Lê Thị Phương, quan niệm từ bi của đạo phật bà ảnh hưởng của nó đối với nhân sinh quan người Việt, 2011 22. Lê Văn Đính, bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007 23. Đoàn Trung Còn, Lịch sử nhà Phật, NXB Tôn Giáo, 2007 24. Nguyễn Duy Bắc, Giá trị văn hoá truyền thống và việc giáo dục văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ, Tạp chí giáo dục, số 186/2007 25. Nguyễn Khắc Đức, Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, Nghiên cứu Tôn Giáo số 7/2008. 26. Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB Thanh niên, 1999 27. Thích Thanh Từ, Phật giáo với dân tộc, Thành hội phật giáo TP.Hồ Chí Minh 28. Thích Chơn Quang, Luận về Nhân Quả, Lưu hành nội bộ, 1999 29. Dương Văn An, Ô châu cận lục, NXB Khoa học xã hội, 1997 82 [...]... của mình, làm giàu làm đẹp, làm phong phú thêm cho nền văn hoá dân tộc, góp phần nuôi dưỡng phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam 35 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 2.1 Tư tưởng nhân quả trong giáo lý phật giáo 2.1.1 Khái quát tư tưởng nhân quả Tư tưởng nhân quả của phật giáo, một tư tưởng mang đậm tính nhân văn sâu sắc của. .. Vai trò của phật giáo trong lịch sử dân tộc Phật giáo qua bao thời gian tồn tại với những biến cố lịch sử dân tộc, nó chính là nguồn suối mát trong cho tâm hồn của mỗi con người Nó đã len lõi vào cuộc sống, nếp văn hoá của dân tộc, nó trở thành món ăn không thể thiếu của dân tộc Việt Nam Đạo phật đã chung sống với người dân Việt Nam gần hai mươi thế kỷ, sợi dây vô hình đã thắt chặt đạo phật với dân tộc... tinh thần an lạc và giải thoát của đạo phật rất thích hợp với tinh thần bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Nam GS TS Nguyễn Tài Như đã có nhận xét Phật giáo là lời kêu gọi thâm trầm về nhân sinh, đạo đức con người Trong chừng mực nhất định, nhân cách phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt Nam ngày nay Những tư tưởng của Phật giáo đã giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình... Phật giáo nằm sẵn trong lòng dân tộc, nên khi bị kích động mạnh tự dưng trổ dậy một cách hùng hồn Phật giáo như đã gắn chặt với dân tộc, nên nhịp tiến triển của dân tộc và phật giáo đi đều nhau Mang trong mình tinh thần hướng thiện, diệt từ nhứng điều ác, đưa lại cuộc sống hạnh phúc tư i đẹp cho mọi người đạo phật đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức của con người Việt Nam Những giáo lý của nó đã ảnh hưởng. .. nhập phật giáo vào Việt Nam Phật giáo đã mang đến cho con người một dòng suối mát trong của niềm vui và hạnh phúc thật sự Theo dòng chảy của sự phát triển phật giáo đã được du hập vào xã hội Việt Nam, đánh thức tâm hồn con người, xoa dịu những nỗi đau mà con người phải hứng chịu Qua mọi khoảng cách của địa lý, khoảng cách về thời đại, với bản chất khoan hoà của mình, Phật giáo đã hoà mình cùng với đời. .. tính ngưỡng dân gian nó được tiếp tục phát triển, dân chúng vẫn giữ lối ăn chay, giữ giới, tụng kinh, phóng sinh….để tạo công đức, bởi vì đức tin nhân quả đã ngày càng ăn sâu vào tâm khảm người dân Việt Nam Cùng với sự vận động chung của xã hội, vận động chung của quốc tế trong xu thế hội nhập với bao thách thức đối với mặt nhân cách của con người, thì những giá trị của Phật giáo vẫn thăng hoa và toả sáng... không tư ng và duy tâm về xã hội Và những tư tưởng xã hội phật giáo đã phản ánh thực trạng xã hội đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn Độ cổ – trung đại và nêu lên ước vọng giải thoát nổi bi kịch cho con người lúc đó Phật giáo cũng nói lên được tự do bình đẳng trong xã hội nhưng triết lý nhân sinh vẫn còn mang nặng tính chất bi quan không tư ng và duy tâm về xã hội 1.2 Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo. .. Diếp và Đại Chúng rước kim quan của Đức Phật tới giàn thiêu để làm lễ Trà tỳ Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khăp Ấn Độ Ông qua đời ở tuổi 80 và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô cùng quý báu Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông... vực đời sống của nhân dân ta, từ phong tục tập quán, nếp sống, cách suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, đao đức, nghệ thuật … Đạo phật với mục đích giải thoát của mình đã đến với người dân Việt Nam cùng xao dịu nỗi đau, hướng người dân Việt đến những giá trị chân- thiện –mỹ Hình thành nên những nhân cách con người Việt Nam mang đậm âm hưởng của đạo Phật, như Hồ Chí Minh đa nói: “Tôn chỉ mục đích đạo phật. .. dục), bất vọng ngữ (không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không trộm cướp) Như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ có tư tưởng vô thần, có yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng của thế giới Phật giáo khuyên con người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân Tuy nhiên trong triết lý nhân sinh và con đường giải phóng của phật giáo vẫn mang nặng tính

Ngày đăng: 28/09/2015, 12:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan