Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng VietGAP trên cây rau tại tỉnh lâm đồng

27 747 2
Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng VietGAP trên cây rau tại tỉnh lâm đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... hội, thách thức 4.6 Đề xuất số giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP rau - Giải pháp chế sách (các sách hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp) 25 - Giải pháp thị trường - Giải pháp công tác quản lý Chương... định giải pháp hữu hiệu để phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP diện rộng cách thực hiệu Để trả lời cho vấn đề trên, lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng VietGAP. .. tâm tỉnh lị Tỉnh Lâm Đồng đặt Thành phố Đà Lạt Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng Hình 2.1: Bản đồ hành tỉnh Lâm Đồng 2.2.2 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng

TIỂU LUẬN MÔN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Giáo viên giảng dạy:Tiến sĩ Trần Đắc Dân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hữu Trung Lớp cao học kinh tế khóa 2011-Lâm Đồng Trường ĐHNL TP Hồ Chí Minh Đà Lạt, tháng 9 năm 2012 1 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Sự cần thiết Thời gian qua, khi mà hàng loạt các vấn đề thời sự liên quan đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục xảy ra trong cả nước, cùng với các yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng đối với các hàng hóa nông sản xuất khẩu thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đã và đang trở thành đòi hỏi cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trước thực tiễn trên, năm 2008, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè an toàn. VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, với mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển mua bán rau quả. Sự ra đời của VietGAP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Rau là một trong các cây trồng chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng. Với nhiều tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên cũng như kinh nghiệm sản xuất của người dân đã tạo ra thương hiệu rau Lâm Đồng nổi tiếng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, trước các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, ngành rau Lâm Đồng muốn tồn tại và đứng vững thì bắt buộc phải chuyển đổi hướng sản xuất theo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước thực tiễn đó, ngay từ năm 1996, Lâm Đồng đã triển khai những mô hình đầu tiên về sản xuất rau an toàn cho các hộ nông dân, trang trại, HTX trồng rau và hoạt động này phát triển mạnh kể từ sau năm 2005. Ngay sau khi Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên triển khai áp dụng vào sản xuất rau và chè. Chính vì vậy, đến nay, Lâm Đồng trở thành tỉnh đi đầu trong cà nước về số lượng và diện tích cây trồng sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP. Hiện có 7 giấy chứng nhận GlobalGAP; 73 giấy chứng nhận VietGAP trên rau và chè, 55 giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn với quy mô diện tích trên 700 ha. 2 Định hướng của tỉnh là đến năm 2015 phát triển diện tích rau sản xuất theo hướng an toàn lên 75% tổng diện tích trồng rau. Tuy nhiên việc áp dụng sản xuất theo VietGAP là hoàn toàn mới mẻ cả trong công tác quản lý nhà nước cũng như việc thực hiện của người dân. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra với nhà quản lý, đó là: Quy trình cấp giấy chứng nhận VietGAP như hiện nay đã chặt chẽ, phù hợp chưa; công tác triển khai thực hiện tại các cấp như thế nào, việc chấp hành quy trình của người sản xuất và công tác quản lý, giám sát quy trình được thực hiện như thế nào; lợi ích thực sự của người sản xuất khi áp dụng theo quy trình VietGAP là gì; vấn đề thị trường đối với các sản phẩm đã được chứng nhận VietGAP; để người nông dân thực sự tự nguyện và nhiệt tình tham gia thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP thì cần có các chính sách hỗ trợ gì từ phía nhà nước. Vì vậy, để việc mở rộng phạm vi sản xuất theo quy trình VietGAP đạt được các mục tiêu đề ra, cần thiết phải có nghiên cứu tổng hợp, toàn diện các vấn đề có liên quan trong quá trình triển khai sản xuất theo quy trình VietGAP trong thời gian qua, cụ thể: Đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của cơ chế chính sách về VietGAP trên cây rau và cách thức triển khai thực hiện chính sách tại chính quyền các cấp để tìm ra các vấn đề còn bất cập, gây khó khăn, cản trở trong sản xuất. Phân tích thực trạng tổ chức sản xuất rau theo VietGAP, từ các yếu tố đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu tiêu dùng để xác định tính hiệu quả của VietGAP đối với người sản xuất. Khả năng tiếp cận và chuyển đổi sang sản xuất theo VietGAP của người nông dân. Từ đó xác định được các giải pháp hữu hiệu để phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP trên diện rộng một cách thực sự hiệu quả. Để trả lời cho vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng VietGAP trên cây rau tại tỉnh Lâm Đồng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích các thể chế trong chính sách VietGAP và đánh giá một cách toàn diện chuỗi giá trị rau VietGAP để xác định được các vấn đề còn tồn tại trong từng thành phần của chuỗi. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới để thực hiện thành công việc mở rộng quy mô sản xuất rau theo quy trình VietGAP. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: 3 Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau: 1. Phân tích thể chế của hoạt động sản xuất rau theo quy trình VietGAP tại địa phương. 2. Phân tích chuỗi giá trị của cây rau được sản xuất theo quy trình VietGAP tại Lâm Đồng và những khó khăn gặp phải 3. Phân tích những yếu tố tác động đến quyết định của người sản xuất khi chuyển đổi sang trồng rau theo VietGAP. 4. Xây dựng ma trận SWOT trong trồng rau theo quy trình VietGAP với chủ thể là người nông dân để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. 5. Đề xuất các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh việc áp dụng VietGAP trên cây rau tại tỉnh Lâm Đồng. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện quy trình VietGAP trên cây rau các loại. Về không gian: Trong phạm vi các huyện sản xuất rau chủ lực của tỉnh, bao gồm: Thành phố Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương Về thời gian: Kể từ khi triển khai cấp giấy chứng nhận VIETGAP (năm 2008) đến nay (hết năm 2010). 1.4. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 5 chương, trong đó: Chương 1- Đặt vấn đề giới thiệu về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2- Tổng quan, mô tả những đặc trưng tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu. Chương 3 - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu trình bày các khái niệm về GAP, VietGAP và những tiêu chỉ của VietGAP. Trong chương 3 chúng tôi cũng trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề tài được áp dụng. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận nêu lên các kết quả nghiên cứu có được theo mục tiêu ban đầu đã đề ra. Chương 5 - Kết luận và kiến nghị trình bày tóm tắt lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài và đề ra những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan để tiếp tục quản lý, phát triển sản xuất theo hướng VietGAP trong thời gian tới. 4 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về GAP Tiêu chuẩn GAP đầu tiên ra đời trên thế giới là EurepGAP (thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu). EUREPGAP là tổ chức tư nhân, độc lập được thành lập từ năm 1997 theo sáng kiến của Nhóm công tác các nhà bán lẻ châu Âu Euro-Retailer Produce Working Group (EUREP). Thành viên của EUREPGAP là các nhà sản xuất và bán lẻ nông sản. EUREPGAP đề ra các tiêu chuẩn tự nguyện, được thị trường EU thừa nhận để được cấp giấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practice - GAP). Sau 13 năm phát triển, đến nay hệ thống GAP đã có mặt ở hầu hết các nước nông nghiệp lớn tại các khu vực trên thế giới. Đến nay hệ thống GAP trên thời giới ban gồm các tiêu chuẩn GAP chủ yếu sau: GlobalGAP: Đây là chứng chỉ GAP có giá trị toàn cầu, có nguồn gốc từ EurepGAP trước đây, được đổi tên lại vào ngày 7/9/2007. Trọng tâm của GlobalGAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe; phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường. GlobalGAP là một tiêu chuẩn trước cổng trang trại, điều đó có nghĩa là việc cấp chứng chỉ cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm xuất khỏi trang trại. Hệ thống các tiêu chuẩn của GlobalGAP tương tự như EurepGAP trước đây. Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản xuất và hơn 60 quốc gia. ASEANGAP: Việc ra đời là sáng kiến của chính phủ Úc và Asean trong dự án “Hệ thống đảm bảo chất lượng rau, quả ASEAN” vào năm 2006. Nó là một tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt trong cả quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với rau quả tươi ở khu vực ASEAN. AseanGAP gồm có 4 phần chính là: An toàn thực phẩm; Quản lý môi trường; Sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi cho người làm việc; Chất lượng sản phẩm. Mỗi một phần có thể sử dụng riêng lẻ hay kết hợp với các phần khác. Điều này cho phép từng bước thực hiện ASEANGAP, thực hiện từng phần 5 một, trên cơ sở ưu tiên của mỗi quốc gia. Việc cấp chứng nhận được các Cơ quan chức năng của mỗi quốc gia ASEAN tiến hành. Hạn chế lớn nhất của ASEANGAP là mới chỉ đưa ra các tiêu chuẩn cho các sản phẩm rau quả tươi. Nó không bao gồm các sản phẩm có độ rủi ro cao trong thực phẩm an toàn như sản phẩm được cắt lát. Đây vẫn là tiêu chuẩn rất mới trong khu vực và quốc tế. Hiện nay ASEANGAP vẫn đang được các nước thành viên biên soạn, chỉnh sửa để thành một quy trình chung cho tất cả các nước trong khu vực. Các tiêu chuẩn GAP cấp quốc gia khác: Hiện nay, trên thế giới, một số quốc gia có sản lượng nông nghiệp lớn cũng đã ban hành các tiêu chuẩn GAP cho riêng mình như JGAP (Nhật Bản), ChinaGAP (Trung Quốc), Fresh-Care (Úc), USGAP (Mỹ) IndiaGAP (Ấn Độ), ThaiGAP (Thailand), SALM (Malaysia), GAP-VF (Singapore), INDONGAP (Indonesia), VietGAP (Việt Nam) Nhìn chung các tiêu chuẩn GAP này đều dựa trên bộ tiêu chuẩn của GlobalGAP nhưng được vận dụng phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển của mỗi quốc qia. VietGAP: Trước các yêu cầu trong thực tiễn sản xuất và thị trường tiêu dùng, tại Việt Nam, VietGAP đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT chính thức cho ra đời vào năm 2008 tại Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1//2008. VietGAP được biên soạn dựa theo ASEANGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như EurepGAP (GlobalGAP); FRESHCARE (Úc). 2.1.2. Một số kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GAP Nhật Bản luôn được coi là một trong các thị trường khó tính nhất châu Á cũng như toàn thế giới. Chính vì vậy, việc ra đời tiêu chuẩn GAP cho riêng mình cũng được Chính phủ Nhật ban quan tâm thực hiện ngay từ rất sớm. Nhật Bản bắt đầu tiếp cận với GAP từ tháng 3/2003 với sự ra đời của các tài liệu hướng dẫn về truy nguyên nguồn gốc. Ban đầu chỉ có một vài doanh nghiệp đơn độc thực hiện và nó chưa đủ sức thuyết phục người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Sau đó Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã xây dựng và phát hành rộng rãi cuốn sổ tay về GAP cho 4 sản phẩm chính (rau, quả, ngũ cốc, nấm). Từ đó chương trình GAP đã được Chính phủ Nhật Bản đưa vào trong các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp. Ngân sách của nhà nước được sử dụng để khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững, ít sử dụng hóa chất, phân bón và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vào tháng 2/2005, Quy trình thực hành nông nghiệp tốt Nhật Bản 6 (JGAP) được ban hành thử nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của các nhà bán lẻ và chính thức phát hành vào tháng 7/2005. Hiện nay JGAP đã được người sản xuất và người tiêu dùng Nhật Bản coi như là một trong các tiêu chí quyết định đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Thái Lan là một trong các quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới. Chính vì vậy việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP được Chính phủ và nông dân rất coi trọng. Dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng, giới thiệu chương trình chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm Q (ThaiGAP, Q-GAP). Theo đó, ngành chức năng xây dựng lô gô Q cho tất cả các nông sản (cây trồng, vật nuôi và thủy sản). Cục Nông nghiệp chịu trách nhiệm cấp các loại chứng nhận bao gồm Q-GAP, Q xưởng đóng gói, Q cửa hàng. Có 3 mức chứng nhận: Mức 1 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; mức 2 dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và không có dịch hại; mức 3 là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, sạch dịch hại và chất lượng cao hơn. Một sản phẩm muốn đạt được tiêu chuẩn Q-GAP phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt với 8 điểm: nguồn nước, địa điểm nuôi trồng, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm trong nông nghiệp, kho chứa sản phẩm và vận chuyển trên đồng ruộng, ghi chép số liệu, sản xuất sản phẩm sạch sâu bệnh, quản lý chất lượng nông sản, thu hoạch và xử lý thu hoạch. Nếu sản phẩm đạt được từ điểm 1 đến điểm 5 là mức 1; từ điểm 1 đến 6 đạt mức 2 và đạt cả 8 điểm thuộc mức 3. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn GAP ở Thái Lan được triển khai rất phổ biến chứ không chỉ dừng ở phạm vi các mô hình nên phần lớn các sản phẩm nông sản đều có chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Để làm được điều này, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện rất tốt việc hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch cho người nông dân. Đồng thời, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất. Công tác giám sát việc thực hiện quy trình và ghi chép sổ sách luôn được được các doanh nghiệp Thái Lan thực hiện thường xuyên . Bên cạnh việc hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, Chính phủ Thái Lan còn áp dụng chính sách trợ giá cho các sản phẩm nông nghiệp. Mức trợ cấp này gia tăng hàng năm. Đối với cây lúa, nhà nước còn thực hiện chính sách hỗ trợ khác như: được mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển; được cung cấp giống mới có năng suất cao; được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp... Đối 7 với các loại trái cây, ngoài hỗ trợ về giá cả cho nông dân, chính phủ còn chỉ định 5 chuyên viên cao cấp phụ trách từng loại trái cây chủ lực, họ có nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới. Cho đến nay, diện tích sản xuất lúa, trái cây theo tiêu chuẩn GAP ở Thái Lan ngày càng tăng. Nông dân Thái Lan sử dụng đến 80% diện tích đất lúa áp dụng theo phương pháp bón ít phân, không hoặc sử dụng rất ít thuốc trừ sâu, năng suất lúa bình quân không cao (2 tấn/ha) nhưng gạo đạt tiêu chuẩn gạo sạch và đã có chỗ đứng trên thị trường gạo thế giới (Khánh Nguyên, 2010). 2.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về GAP Tại Kenya, Dagmar (2006) đã có những đánh giá về tính hiệu quả của EurepGAP trong hoạt động xuất khẩu trái cây và rau quả cho các trang trại có quy mô khác nhau. Trên cơ sở số liệu khảo sát tại 18 trang trại có quy mô lớn và vừa, 46 trang trại nhỏ và 8 nhà xuất khẩu, nghiên cứu đưa đến kết luận: Quy mô trang trại có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của sản xuất theo EurepGAP. Các trang trại lớn sẽ có nhiều thuận lợi hơn các trang trại nhỏ trong việc xuất khẩu rau củ quả sang thị trường châu Âu theo tiêu chuẩn EurepGAP với các lý do: (1) Các trang trại nhỏ phải đối mặt với chi phí đầu tư trung bình trên một đơn vị diện tích cao hơn. (2) Các trang trại lớn, điển hình có các điều kiện kỹ thuật tương đối phù hợp với tiêu chuẩn EurepGAP nên chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn các trang trại nhỏ. (3) Các trang trại lớn có nhiều cơ hội ký hợp đồng với nhà xuất khẩu hơn do chi phí giám sát của doanh nghiệp xuất khẩu tính trên một đơn vị diện tích thấp hơn. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Kim Chi (2010) khi phân tích về lợi ích của việc áp dụng GlobalGAP trong sản xuẩt lúa tại Tiền Giang đã xác định: (1) Việc áp dụng GlobalGAP có hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất. (2) Sức khỏe của người lao động được cải thiện do việc hạn chế sử dụng hóa chất và thuốc BVTV. (3) Tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây lúa có thể tiếp tục mở rộng quy mô trong thời gian tới. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ kết luận được sự thành công trong điều kiện người nông dân trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP đã có nguồn đầu ra ổn định, giá cao (ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp xuất khẩu gạo thông qua vai trò trung gian của HTX Nông nghiệp trên địa bàn). Vì vậy, đối với các sản phẩm chưa có được hợp đồng tiêu thụ thì việc áp dụng tiêu chuẩn GAP có lợi hơn không chưa giải thích được. 8 Đối với các tiêu chuẩn của VietGAP, thời gian qua cũng có khá nhiều nghiên cứu, đánh giá về tính hiệu quả của VietGAP, điển hình là một số kết quả sau: Nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng VietGAP trên cây rau trong sản xuất rau tạị HTX Phước Hải, Vũng Tàu (Lâm Hải Sâm, 2010) đi đến kết luận: Khả năng áp dụng các quy định trong VietGAP của các xã viên HTX tương đối tốt, sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao hơn thông thường. Tuy nhiên vấn đề trở ngại lớn nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm VietGAP còn hạn chế với 30% được tiêu thụ với giá cao, còn lại vẫn phải bán cùng giá với sản phẩm chưa được chứng nhận. Tác giả Huỳnh Thị Thơ, 2007 thực hiện nghiên cứu về tình hình nuôi tôm theo mô hình GAP tại xã Thạch Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu cho thấy người nông dân đã gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng VietGAP, đó là thiếu vốn, giá cả đầu vào tăng, đầu ra chưa ổn định. Từ các kết quả trên, chúng tôi đi đến nhận xét sau: - Sản xuất theo quy trình GAP là một xu hướng đúng đắn và tất yếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Phần lớn các mô hình GAP đã đem lại hiệu quả cho người sản xuất (nâng cao thu nhập và hạn chế sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe). - Hiệu quả kinh tế có được của việc áp dụng VietGAP không phải do chi phí giảm mà chủ yếu là do doanh thu tăng vì bán được giá cao hơn. Quy mô sản xuất càng lớn thì chi phí càng thấp do các khoản chi phí cố định ban đầu như nhau. - Tuy nhiên vấn đề đầu ra với sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP vẫn còn nhiều hạn chế và chưa ổn định. 2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Lâm Đồng là tỉnh miền núi, nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Đồng Nai; Sêrêpốc; sông Lũy; sông Cái Phan Rang. Về địa giới hành chính, Lâm Đông tiếp giáp với các tỉnh: Đồng Nai và Bình Phước ở phía Tây và Tây Nam, Bình Thuận; Ninh Thuân; Khánh Hòa ở phía Nam và Đông Nam, Đắc Lắc ở phía Bắc và Đông Bắc. Trung tâm tỉnh lị của Tỉnh Lâm Đồng đặt tại Thành phố Đà Lạt. 9 Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 2.2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005-2010 ĐVT: Ha TT I 1 Năm Chỉ tiêu TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Trong đó: Đất trồng rau, hoa - Cơ cấu trong đất trồng cây hàng năm (%) - Cơ cấu trong tổng diện tích đất SXNN 2 (%) Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản Đất Nông nghiệp khác 3 4 II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP III ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG Năm Năm Năm 2005 2008 2009 2010 977.220 901.564 277.505 79.874 977.220 894.944 275.929 73.297 977.220 894.944 276.400 69.466 977.220 901.259 282.291 76.023 49.427 44.978 42.897 49.845 61,9 % 61,4 % 61,8 % 65,6 % 17,8 % 16,3 % 15,5 % 17,7 % 197.631 622.295 248.102 262.791 111.402 1.705 59 40.855 34.801 202.633 617.173 286.611 242.040 88.522 1.766 76 48.465 33.811 206.934 616.673 286.611 242.040 88.522 1.796 76 48.465 33.811 206.268 616.673 286.111 242.040 88.522 1.901 394 52.161 23.800 Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển NN-NT Lâm Đồng 10 Đất nông lâm nghiệp chiếm tới 92% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh. 2.2.3. Một số kết quả sản xuất chủ yếu của ngành rau Lâm Đồng: Đến năm 2010, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh là 43.589 ha, với sản lượng đạt 1,3 triệu tấn. Trong những năm qua, ngành rau tỉnh Lâm Đồng có những bước tăng trưởng vượt bậc. Năng suất bình quân các loại rau cao hơn các vùng chuyên canh khác trong cả nước; hệ số sử dụng đất có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay Lâm Đồng có 3.373 ha rau sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao (chủ yếu ứng cụng công nghệ trong kỹ thuật canh tác, trồng trong nhà kính, sử dụng hệ thống tưới tự động kết hợp bón phân, sử dụng mạng phủ PE). Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 45 cơ sở sản xuất giống rau theo kỹ thuật Invitro, cung cấp khoảng 35 triệu cây giống mỗi năm cho sản xuất. Trên cơ sở đó, hiệu quả sản xuất một số mô hình trồng rau cho doanh thu vượt trội như: mô hình trồng ớt ngọt trong nhà kính đạt 1.050 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất rau an toàn (7 vụ/năm) đạt 400 triệu đồng/ha/năm; dâu tây 300 ha/năm. Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu rau tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu Diện tích gieo trồng Năng suất Sản lượng Kim ngạch xuất khẩu - Sản lượng - Giá trị (1.000 USD) ha Tấn/ha Năm 2006 35.197 25,87 Năm 2007 35.055 26,64 Năm 2008 39.789 28,34 Tấn 911.124 933.895 1.128.365 Tấn 1000 USD 15.240 10.375 10.696 12.303 9.030 10.515 ĐVT Năm 2009 43.202 28,79 1.243.91 8 13.562 14.406 Năm 2010 43.598 29,73 1.296.424 13.500 12.500 Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng 2.2.4. Chế biến rau Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy chế biến rau công nghiệp và một số đơn vị chế biến nhỏ, sơ chế và bảo quản lạnh với tổng công suất chế biến vào khoảng 162.000 tấn nguyên liệu, chiếm 13-14% tổng sản lượng rau toàn tỉnh. Tổng lượng rau nguyên liệu được đưa vào chế biến khoảng 120.000 tấn (bằng 75% công suất thiết kế) với khoảng 30.500 tấn thành phẩm, trong đó rau cấp đông 30.000 tấn, còn lại là rau sấy 11 khô. Sản phẩm rau đã qua chế biến thường được phục vụ cho xuất khẩu, chủ yếu tại các thị trường: Nhật bản, Malaysia, Singapore, Đài Loan 2.2.5. Thị trường rau Theo số liệu thống kê của Sở Công thương, thị trường rau phổ biến cuả Lâm Đồng như sau: TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi năm tiêu thụ 350-400 ngàn tấn; thị trường Tây Nam Bộ khoảng 120-150 ngàn tấn; thị trường Đông Nam Bộ khoảng 120150 ngàn tấn. Cùng với thu nhập và mức sống ngày càng cao thì nhu cầu rau chất lượng cao càng lớn. Với định mức tiêu thụ 80-85 kg/người/năm thì tại TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ cần tới khoảng 2,5-3,0 triệu tấn/năm, chưa kể thị trường xuất khẩu, trong đó sản lượng rau của toàn tỉnh hiện nay đạt 1,3 triệu tấn. Như vậy, tiềm năng mở rộng thị trường rau của tỉnh còn rất lớn. Nhưng vấn đề quan trọng là quy trình sản xuất và chế biến phải đảm bảo chất lượng cao và phù hợp các tiêu chuẩn về VSATTP. Tổng sản lượng rau trên địa bàn tỉnh năm 2009 là 1.243.918 tấn, trong đó rau hàng hóa khoảng 700.000-800.000 tấn. trong đó thị trường xuất khẩu là 13.562 tấn (chiếm tỷ lệ 1,7 %), thị trường nội tỉnh khoảng (2%), còn lại là các địa phương khác trong nước chiếm 96,3%. 2. Tiêu thụ nội tỉnh (2%) 3. Xuất khẩu (1,7%) 1. Các địa phương khác (96,3%) 2.2.6. Sự tiếp cận với xu hướng sản xuất theo quy trình VietGAP 12 Từ năm 1996, việc sản xuất rau theo quy trình rau an toàn bắt đầu được triển khai theo hướng chất lượng cao, sử dụng hợp lý thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ tưới nước và bón phân tự động, sản xuất giống theo công nghệ nuôi cấy mô …. Trước khi Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy trình sản xuất rau VietGAP thì trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện đăng ký các tiêu chuẩn GAP quốc tế (EurepGAP, GlobalGA). Ngay sau khi VietGAP ra đời, Lâm Đồng bắt tay vào triển khai ngay các mô hình thí điểm đầu tiên trên cây rau và chè thông qua các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vốn ODA. Đến nay toàn tỉnh có 7 đơn vị được chứng nhận GlobalGAP, 1 đơn vị chứng nhận sản xuất rau hữu cơ, 53 tổ chức, cá nhân sản xuất rau được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 55 tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn với tổng diện tích khoảng 600 ha, trong đó riêng VietGAP là 65 ha Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức được phép cấp giấy chứng nhận VietGAP là Viện Nghiên cứu hạt nhân và Trung tâm Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Khái niệm chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Chất lượng là sự kết hợp các đặc tính của một sản phẩm, rất cần thiết để đáp ứng kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng. Tiêu chí đánh giá: Chất lượng của một sản phẩm rau củ, quả được đo lường qua các tiêu chí về ngoại hình, chất lượng khi ăn, kích thước, thời gian để sau khi thu hoạch, mức độ hư hỏng của chất lượng bên trong, công nghệ đóng gói, độ tin cậy về sự an toàn của sản phẩm, sự tiện dụng, nước xuất xứ, nhãn mác. Toàn bộ các công đoạn trong sản xuất đều có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cụ thể như sau: 13 Công việc Làm đất Xuất xứ giống Chủng loại giống Chất lượng giống Chăm sóc Phân bón Thuốc sâu, thuốc BVTV Thuốc kích thích tăng trưởng Thu hái Bảo quản sau thu hoạch Công nghệ chế biến Bao bì đóng gói Hệ thống phân phối Thương hiệu sản phẩm Xuất xứ sản phẩm Nhật ký sản xuất Khả năng ảnh hưởng chính Năng suất, ngoại hình, kích thước Năng suất, khả năng kháng bệnh Ngoại hình, chất lượng, năng suất kích thước, thời gian để sau khi thu hoạch. Khả năng kháng bệnh, năng suất Ngoại hình, năng suất, chất lượng Ngoại hình, năng suất, chất lượng, sự an toàn của sản phẩm Ngoại hình, năng suất, chất lượng, sự an toàn của sản phẩm Ngoại hình, năng suất, chất lượng, thời gian bản quản, mức độ hư hỏng, sự an toàn của sản phẩm Chất lượng, thời gian bản quản, mức độ hư hỏng Chất lượng, ngoại hình, mức độ hư hỏng Chất lượng, ngoại hình, sự tiện dụng Nhãn mác, sự tiện dụng Chất lượng, mức độ hư hỏng Nước xuất xứ Nhãn mác Độ tinề sự cậy về sự an toàn của sản phẩm 3.1.2. Cơ sở lý luận về GAP 3.1.2.1. GAP là gì? GAP là chữ viết tắt của Good Agriculture Practices tức là thực hành nông nghiệp tốt. GAP bao gồm những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ hơn là hoá học (theo www.vccimekong.com.vn) Đây là loại chứng nhận tự nguyện trong sản xuất nông nghiệp, nhà sản xuất không bị ràng buộc về mặt pháp lý bằng các quy định về pháp luật mà họ tự nguyện 14 tham gia vì thấy được lợi ích từ GAP mang lại cho họ, cho người tiêu dùng, môi trường và xã hội 3.1.2.2. VietGAP Khái niệm : VietGAP (là chữ viết tắt của Vietnam Good Agriculture Practices) có nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Đây là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển mua bán rau. Các tiêu chuẩn của VietGAP Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP cho rau quả an toàn thì có tổng số 65 tiêu chí đánh giá, cụ thể như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số Nhóm tiêu chí Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Giống và gốc ghép Quản lý đất và giá thể Phân bón và chất phụ gia Nước tưới Sử dụng hóa chất, thuốc BVTV Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Quản lý và xử lý chất thải Người lao động Ghi chép vè lưu trữ hồ sơ Kiểm tra nội bộ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Cộng tiêu chí 3 2 4 5 2 13 16 1 7 6 4 2 65 A 2 0 2 4 2 6 12 1 1 6 1 0 37 Mức độ B 1 2 2 1 0 6 3 0 4 0 2 2 23 C 0 0 0 0 0 1 1 0 2 0 1 0 5 Trong đó: A: Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; B: Chỉ tiêu cần thực hiện; C: Chỉ tiêu khuyến khích thực hiện Yêu cầu của VietGAP: 1. Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt 100% chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% chỉ tiêu mức độ B. 15 2. Đối với nhà sản xuất gồm nhiều thành viên, việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau: a. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ A khi 100% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó. b. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ B khi có tối thiểu 90% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó. 3.1.3. Chuỗi giá trị và ứng dụng của chuỗi giá trị Khái niệm: Khái niệm nguyên thủy của Chuỗi giá trị xuất phát từ hoạt động kinh doanh, nó là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại (Michael Porter, 1985) Theo cách tiếp cận rộng hơn, chuỗi giá trị là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị xem xét tất cả các mối liên hệ ngược xuôi từ khi nguyên liệu được sản xuất đến khi kết nối tới người tiêu dùng cuối cùng. Nó bao gồm cả vấn đề tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Như vậy phân tích chuỗi đòi hỏi phải có một cách tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào.Chuỗi giá trị có thể có phạm vi trong một địa phương, một quốc gia hoặc toàn cầu (VAMIP) Trong phân tích chuỗi, các phương pháp phổ biến thường được thực hiện bao gồm: Vẽ bản đồ chuỗi giá trị (bao gồm các hoạt động, các bên tham gia, dòng chảy, các liên kết); quản trị chuỗi; nâng cấp chuỗi; các vấn đề về phân phối thu nhập. Phương pháp phân tích Chuỗi giá trị thường được ứng dụng để đánh giá tính hiệu quả của từng khâu trong quá trình tổ chức sản xuất. Thông qua việc phân tích đặc điểm của từng thành phần tham gia chuỗi, các yếu tố chủ yếu tạo nên giá trị gia tăng trong chuỗi, chúng ta có thể phát hiện được các vấn đề cần tiếp tục cải tiến trong từng mắt xích tạo thành chuỗi. Từ đó có các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, đã có rất nhiều phân tích chuỗi giá trị đã đưa ra được 16 các biện pháp cải tiến chuỗi khá hiệu quả, đặc biệt là cải tiến về thể chế chính sách như: (1) Nghiên cứu về chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk đã xác định được những vấn đề chính cần cải tiến trong chuỗi là giống, công nghệ chế biến và thị trường, từ đó xác định các giải pháp về chính sách cần tập trung hỗ trợ người dân chuyển đổi giống bơ chất lượng tốt, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tại địa phương và có các giải pháp về liên kết thị trường. (2) Nghiên cứu về chuỗi giá trị xoài tại Tiền Giang và Đồng Tháp đã xác định vấn đề tồn tại chủ yếu, làm giảm giá trị gia tăng trong chuỗi là phụ thuộc nhiều vào thị trường và tổn thất sau thu hoạch lớn, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong chuỗi. Các can thiệp chủ yếu của chính sách để cải tiến vần đề trên là: định hướng trong tổ chức sản xuất trồng chuyên canh và rải vụ; hỗ trợ người dân kỹ thuật xử lý ra hoa; có chính sách khuyến khích người dân áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn để kết nối với các nhà thu mua chuyên nghiệp; xây dựng thương hiệu xoài “Cát Hòa Lộc” (Đỗ Minh Hiền, 2006). 3.1.4. Thể chế và phương pháp phân tích thể chế Khái niệm: Là phương pháp phân tích một chính sách cụ thể của nhà nước. Phân tích thể chế là việc tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ tương tác giữa các thể chế của nhà nước đối với một họat động kinh tế xã hội cụ thể. Phân tích thể chế cần phải xác định được phạm vi của các chính sách, các đơn vị thực sự tham gia vào quá trình thực thi của chính sách, các đối tượng cụ thể chịu sự ảnh hưởng của chính sách. Việc phân tích phải được đánh giá một cách toàn diện các mối quan hệ chính thức và không chính thức của các thành phần thực thi của thể chế, thành phần chịu tác động của thể chế và các thành phần trung gian. Phương pháp phân tích thể chế được ứng dụng để đánh giá tính hiệu quả của một chính sách dựa trên mục tiêu ban đầu và quá trình tổ chức thực hiện của các thành phần thực thi chính sách. Thông qua phân tích thể chế để tìm ra các điểm còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước. Tại Việt Nam, khi phân tích thể chế ngành sữa đã đưa ra một số phát hiện về tính chưa hiệu quả của chính sách nhà nước, đó là: Một lĩnh vực nhỏ nhưng có sự tham gia phức tạp của khá nhiều cơ quan mà sự phối kết hợp và chia sẻ thông tin chưa tốt. Sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và hoạt động thương mại. Chưa thực sự thừa nhận vai trò quan trọng của khu vực tư nhân. Các khuyến nghị bao gồm: cần có sự phối 17 hợp cấp quốc gia, sự phối hợp giữa nhà nước và tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ; liên kết trong việc cải thiện chất lượng sữa và phát triển mạng lưới chia sẻ thông tin. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp: Chúng tôi sử dụng các số liệu thứ cấp để mô tả tổng quan của đề tài nghiên cứu, bao gồm các thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh. Thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và tình hình sản xuất rau của tỉnh nói riêng (bao gồm các số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, tình hình tiêu thụ, các số liệu về giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng ..); các tài liệu trong nước và thế giới về chủ đề nghiên cứu, từ đó xác định được phương pháp phân tích cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Các số liệu thứ cấp được chúng tôi thu thập tại các cơ quan quản lý nhà nước, các trung tâm thông tin và mạng internet, cụ thể: Các văn bản của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT; Niên giám thống kê Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng, Sở Tài Nguyên và Môi trường Lâm Đồng; Sở Công thương; các trang Web chuyên ngành … 3.2.2.2. Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là các số liệu điều tra, khảo sát thực tế việc triển khai áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh. Số liệu sơ cấp được chúng tôi thu thập bằng các hình thức sau: - Phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm với các chuyên gia. Các chuyên gia được chúng tôi lựa chọn phỏng vấn bao gồm: (1) Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (Sở Nông nghiệp & PTNT; Chi cục BVTV; Chi cục Quản lý chất lượng VSATTP; Trung tâm Khuyến Nông; Sở Công Thương, Sở Khoa học công nghệ, Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện; UBND các xã, Hội Nông dân xã ..) (2) Đại diện các đơn vị thực hiện các dịch vụ tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận (Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và chuyển giao KTNN; Viện Nghiên cứu hạt nhân, ..) (3) Các doanh nghiệp, HTX tiêu thụ, chế biến rau . Việc trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia về lĩnh vực quản lý tổ chức thực hiện VietGAP sẽ cung cấp phần lớn các thông tin để 18 tìm hiểu, phân tích thể chế của chính sách rau VietGAP. Đồng thời thông qua việc thảo luận nhóm với các chuyên gia sẽ cung cấp các thông tin và hoàn chỉnh ma trận SWOT. - Phỏng vấn chuyên sâu những đơn vị cung cấp nhập lượng (phân bón, thiết bị, cây giống), các HTX, nông dân, thương lái, doanh nghiệp thu mua rau để thực hiện mô tả và phân tích chuỗi. - Phỏng vấn chuyên sâu 2 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân trong sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm rau theo quy trình VietGAP, cụ thể: Trang trại Phong Thúy (Đức Trọng), quy mô 27 ha. HTX Anh Đào (Đà Lạt), quy mô 7,5 ha. Mục đích để đánh giá tính hiệu quả của mô hình liên kết khi tham gia chuỗi giá trị rau VietGAP và so sách sự khác biệt đối với các trường hợp không tham gia liên kết. - Điều tra chọn mẫu: Việc điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin cho việc phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến việc chấp nhận VietGAP của nông dân. Quá trình điều tra chọn mẫu được chúng tôi tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tổng hợp các thông tin chung Qua các số liệu thứ cấp, chúng tôi tổng hợp được những thông tin chung sau: Đến hết năm 2010, có 53 tổ chức, cá nhân sản xuất rau được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó tại Đà Lạt 47 đơn vị; tại Đức Trọng: 1 đơn vị (bao gồm 1 trang trại và 5 hộ nông dân); tại Đơn Dương 0 đơn vị; tại Lạc Dương 4 đơn vị; tại Bảo Lộc: 1 đơn vị. Các loại rau được cấp chứng nhận phổ biến là: Bắp cải, cải thảo, bó xôi. Bước 2: Lựa chọn đối tượng và địa bàn và số lượng mẫu điều tra - Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân sản xuất rau trên địa bàn 4 huyện thuộc phạm vi nghiên cứu - Chủng loại cây trồng: Bó xôi, cải thảo và bắp cải - Số lượng mẫu điều tra và địa bàn điều tra dự kiến theo bảng sau Tổng số Các hộ đã có CN Các hộ chưa có CN Hộ điều tra VietGAP VietGAP Thành phố Đà Lạt 55 40 15 Huyện Lạc Dương 14 4 10 STT Địa bàn 1 2 19 3 Huyện Đức Trọng 16 6 10 4 Huyện Đơn Dương 15 0 15 Cộng 100 50 50 Bước 3: Xây dựng bảng câu hỏi Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu và những thông tin ban đầu của các chuyên gia, chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi sau (kèm theo mẫu bảng câu hỏi) Bước 4: Tiến hành điều tra Việc điều tra được chúng tôi tiến hành thành 2 bước. Trước tiên, thực hiện điều tra thử cho 5 hộ tại địa bàn thành phố Đà Lạt (trong đó có 3 hộ sản xuất theo VietGAP và 2 hộ chưa sản xuất theo VietGAP). Sau khi điều tra thử, các vấn đề mới phát sinh sẽ được chúng tôi tiếp tục hoàn chỉnh trong bảng câu hỏi và tiến hành điều tra chính thức. 3.2.2. Phương pháp phân tích, đánh giá số liệu Với mục tiêu thực hiện một nghiên cứu tổng hợp, toàn diện các vấn đề ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình VietGAP (bao gồm hiệu quả đối với người sản xuất và hiệu quả đối với toàn xã hội); đối tượng thực hiện không không chỉ trong phạm vi của một tổ chức, cá nhân mà trong toàn bộ một địa phương, có đại diện từng hộ sản xuất nhỏ lẻ, các HTX và các doanh nghiệp; những khó khăn thuận lợi của từng loại hình sản xuất, từng thành phần trong chuỗi sản xuất; đồng thời đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển chương trình sản xuất theo quy trình VietGAP trên diện rộng một cách thực sự hiệu quả. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho ta đánh giá một cách toàn diện nhất các mục tiêu trên. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sủ dụng kết hợp 4 phương pháp phân tích: (1) Phân tích chuỗi giá trị để đánh giá tính hiệu quả của VietGAP qua các khâu của quá trình sản xuất, từ các yếu tố đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng; để từ đó xác định các giải pháp để cải tiến chuỗi trong thời gian tới. (2) Phân tích thể chế để đánh giá tính phù hợp và thực tế triển khai chính sách VietGAP của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; từ đó xác định các giải pháp để điều chỉnh chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực sản xuất theo VietGAP. (3) Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố chủ quan, khách quan đến quyết định lựa chọn sản xuất theo VietGAP của các hộ nông dân trồng rau để xác định được các giải pháp mũi nhọn, trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới để động viên khích lệ người dân tự nguyện tham gia. (4) Ma trận SWOT nhìn lại một cách tổng 20 thể các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành trồng rau Lâm Đồng khi thực hiện theo quy trình VietGAP để từ đó xác định được các giải pháp, định hướng tổng thể nhất cho cho chính quyền địa phương trong thời gian tới. Việc triển khai thực hiện 4 phương pháp chủ đạo trên được chúng tôi tiến hành như sau 3.2.2.1. Phân tích chuỗi giá trị Sử dụng phương pháp chuỗi giá trị trong phân tích chuỗi sản xuất rau an toàn VietGAP, chúng tôi xác định thành phần tham gia trong chuỗi bao gồm: người cung cấp vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, cung cấp hệ thống tưới, xây dựng nhà kính ….), người nông dân sản xuất; hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, đóng gói; hệ thống các kênh phân phối sản phẩm. Thông qua việc phân tích đặc điểm của từng thành phần trong chuỗi, mối quan hệ qua lại, vai trò ảnh hưởng của từng thành phần đến sự hình thành giá trị của sản phẩm; đề tài đưa ra mục tiêu xác định các vấn đề còn tồn tại, chưa phát huy hết khả năng vốn có cần tiếp tục cải thiện. 3.2.2.2. Phân tích thể chế Phân tích thể chế được chúng tôi áp dụng để phân tích mối quan hệ tương tác giữa các thể chế của nhà nước đối với hoạt động sản xuất rau tại địa phương. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi muốn đánh giá về tác động của chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất rau trên địa bàn tỉnh, từ đó tìm ra các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách để có các giải pháp phù hợp. Phân tích thể chế được chúng tôi xác định bao gồm: - Cơ chế chính sách hiện hành, việc thực thi chính sách của nhà nước trong hoạt động sản xuất rau theo VietGAP tại địa phương. Phạm vi của các chính sách, các đơn vị thực sự tham gia vào quá trình thực thi của chính sách, các đối tượng cụ thể chịu sự ảnh hưởng của chính sách. - Các mối quan hệ tồn tại chính thức và không chính thức của từng thành phần trong thể chế: Bao gồm các thành phần thực thi của thể chế, thành phần chịu tác động của thể chế và các thành phần trung gian. 3.2.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy Phương pháp hồi quy được chúng tôi sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn hướng sản xuất theo VietGAP của hộ nông dân trồng rau. 21 Biến phụ thuộc của mô hình là các phương án lựa chọn của từng hộ với từng điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Do các giá trị của biến phụ thuộc là dãy số rời rạc nên chúng tôi sử dụng mô hình logit để tiến hành phân tích, cụ thể. + Biến phụ thuộc (Y) là biến xác định xác suất quyết định lựa chọn hướng sản xuất của hộ nông dân. Biến phục thuộc chỉ nhận 2 giá trị “Có” hoặc “Không” được gán với các giá trị tương ứng là 0 và 1. + Các biến độc lập được chúng tôi xác định bao gồm: - X1: Diện tích canh tác (m 2/ hộ). Diệc tích canh tác đóng vai trò quan trọng trong việc có quyết định lựa chọn sản xuất theo VietGAP không, vì khi diện tích cach tác càng lớn thì chi phí đầu tư tăng thêm bình quân cho một đơn vị diện tích sẽ càng nhỏ. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng diện tích canh tác càng lớn thì khả năng chuyển hướng sang sản xuất theo VietGAP càng cao. - X2: Mức độ nhận thức về môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và VSATTP của người sản xuất (Dùng thang đo 0: Không quan tâm; 1: Yếu; 2: Trung bình; 3: Cao; 4 : Rất cao). Kỳ vọng với biến này là khi mức độ nhận thức của người sản xuất càng cao thì khả năng lựa chọn sản xuất theo VietGAP càng cao. - X3: Số lượng các lớp đã được tham gia tập huấn. Biến này chúng tôi muốn đánh giá mức độ ảnh hưởng trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật, công tác tuyên truyền, tập huấn của nhà nước đến quyết định của người nông dân. Các lớp tập huấn bao gồm cả tập huấn, tuyên truyền về sản xuất an toàn, về kỹ thuật canh tác, về bảo quản sau thu hoạch và xúc tiến tiêu thụ sản. - X4: Trình độ văn hóa của chủ hộ: Thể hiện số năm được đến trường của chủ hộ (năm). Trình độ học vấn của chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người dân. Do đó kỳ vọng biến này càng tăng sẽ làm tăng xác suất sản xuất theo VietGAP. - X5: Tổng thu nhập/ hộ/ năm (triệu đồng/ hộ/ năm). Thu nhập của hộ đóng vai trò quan trọng trong việc tái đầu tư trong sản xuất. Để áp dụng quy trình VietGAP, trong giai đoạn đầu cần đầu tư một số khoản chi phí cố định vì vậy chúng tôi kỳ vọng với mức thu nhập của hộ càng cao thì xác suất đầu tư theo VietGAP càng tăng. - D1: Hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận . Đây là biến giả với các giá trị D 1 = 1 nếu có hỗ trợ; D1 = 0 nếu không hỗ trợ. Kỳ vọng nếu D 1 = 1 thì xác suất chọn phương án có chuyển đổi tăng. 22 - D2: Tham gia liên minh sản xuất hoặc hợp đồng tiêu thụ nông sản. Đây là biến giả với các giá trị D2= 1 nếu có tham gia trong một liên minh sản xuất nào đó hoặc tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.; D 2 = 0 nếu không tham gia. Kỳ vọng nếu D2= 1 thì xác suất chọn phương án có chuyển đổi tăng. Mô hình Logit đưa ra để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xác suất chuyển đổi hướng sản xuất theo VietGAP của hộ nông dân. Mô hình Logit có dạng như sau: β + β 1+ 2X2+ k Xk eβ Pi = β + β 1+ 2X2+ k Xk 1+ eβ Pr(Yi = 1/ Xs, β s ) = Trong đó: hay exp( β 1 + β 2 X 2 +  + β k X k ) 1 + exp( β 1 + β 2 X 2 +  + β k X k ) Pi : Xác suất hộ gia đình thứ i quyết định sản xuất theo VietGAP P= 1: Nếu hộ gia đình lựa chọn có áp dụng VietGAP. P= 0: Nếu hộ gia đình lựa chọn không áp dụng VietGAP Pi là xác suất để hộ thứ i có áp dụng VietGAP. P i nhận giá trị trongkhoảng từ 0 đến 1. Xi: là biến độc lập Do vậy mô hình được viết như sau: P= EXP ( β 0 + β1X1 + β 2 X 2 + β3 X 3 + β 4 X 4 + β5 X 5 +α1D _ X 6 + α 2 D _ X 7 ) 1 + EXP ( β 0 + β1X1 + β 2 X 2 + β 3 X 3 + β 4 X 4 + β5 X 5 +α1D _ X 6 + α 2 D _ X 7 ) Ý nghĩa: Khi yếu tố Xk tăng lên một đơn vị thì xác chuyển đổi hướng sản xuất của hộ sẽ dịch từ P0 sang P1 (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Cụ thể được mô tả ở bảng sau. Những nhân tố ảnh hưởng đến xác suất cải thiện thu nhập của hộ gia đình Tên biến Ký hiệu Biến phụ thuộc Y Diện tích canh tác X1 Mức độ nhận thức về môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và VSATTP X2 Định nghĩa Biến Dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ lựa chọn phương án “có”, nhận giá trị 1 nếu hộ lựa chọn phương án không Diện tích canh tác của hộ, bao gồm cả diện tích đi thuê với thời hạn 10 năm trở lên Tính theo tuổi của chủ hộ, biến này nhận các giá trị từ 0 đến 4 23 Đơn vị tính Kỳ vọng dấu m2/ hộ + + Số lượng các lớp đã được tham gia tập huấn X3 Trình độ văn hóa của chủ hộ X4 Tổng thu nhập/ hộ/ năm X5 Hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận D1 Tham gia liên minh sản xuất hoặc hợp đồng tiêu thụ nông sản D2 Số lần tham gia các lớp tập huấn về nâng cao kiến thức trong sản xuất, kinh doanh rau từ bất kỳ các nguồn vốn khác nhau. Số năm học văn hóa của chủ hộ (nhận các giá trị từ 1 đến 12) Bao gồm cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp D1 = 1 nếu có hỗ trợ kinh phí (một phần hoặc toàn phần); D1 = 0 nếu không được hỗ trợ D2= 1 nếu có tham gia liên minh hoặc có ký kết hợp đồng (một phần hoặc toàn phần); D2 = 0 nếu không tham gia liên minh hoặc chưa có hợp đồng tiêu thụ Lớp + năm + Triệu đồng + + + 3.2.2.4. Xây dựng ma trận SWOT Thông qua việc phân tích từng thành phần của chuỗi giá trị sản xuất rau VietGAP, thể chế nhà nước cho cây rau VietGAP, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hướng sản xuất theo VietGAP của các hộ nông dân, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành trồng rau Lâm Đồng khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất lên tới 75% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh. Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện thành công chương trình trên quan điểm: Lợi dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tìm biện pháp vượt qua thách thức. Như vậy, việc sử dụng đồng thời cả 4 phương pháp trên sẽ giúp chúng tôi giải quyết được mục tiêu mà nghiên cứu đặt ra. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (Dự kiến các nội dung, bảng biểu trình bày trong phần Kết quả nghiên cứu) 4.1. Mô tả các chính sách VietGAP đang triển khai tại Lâm Đồng + Giới thiệu các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau theo VietGAP (Vẽ sơ đồ) + Giới thiệu các chính sách quản lý việc sản xuất theo VietGAP 24 (Vẽ sơ đồ) 4.2. Phân tích chuỗi giá trị sản xuất rau theo VietGAP + Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị sản xuất rau theo VietGAP + Phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị + Đánh giá tính hiệu quả của từng thành phần trong chuỗi 4.3. Phân tích thể chế rau theo VietGAP 4.3.1. Trên cơ sở sơ đồ chuỗi giá trị rau, bổ sung thêm các yếu tố thể chế tác động lên chuối giá trị và phân tích vai trò, nhiệm vụ của từng thành phần trong thể chế 4.3.2. Đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ trong phát triển sản xuất rau theo VietGAP hiện nay (Lập bảng tổng hợp kết quả điều tra) Phân tích từng yếu tố dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia 4.3.3. Đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát việc tổ chức sản xuất, kinh doanh rau theo tiêu chuẩn VietGAP (Lập bảng tổng hợp kết quả điều tra) Phân tích từng yếu tố dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia 4.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn sản xuất theo VietGAP của người nông dân (Chạy mô hình logit theo các biến trình bày tại phần 3) Phân tích kết quả lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố (từng biến) đến việc chuyển đổi sang sản xuất theo VietGAP của người nông dân để từ đó xác định thứ tự ưu tiên cho từng yếu tố. 4.5. Xây dựng ma trận SWOT Vẽ sơ độ ma trận SWOT Phân tích từng yếu tố (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 4.6. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP trên cây rau - Giải pháp về cơ chế chính sách (các chính sách hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp) 25 - Giải pháp về thị trường. - Giải pháp trong công tác quản lý. Chương 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Tóm tắt nội dung các kết luận đã thực hiện - Những trở ngại khi thực hiện nghiên cứu - Những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết - Xác định, đề xuất các vấn đề cần mở rộng, cần nghiên cứu làm rõ thêm. 5.2. Kiến nghị: - Kiến nghị và đề xuất các phương hướng hành động Hiện nay trên 85% sản lượng rau được tiêu thụ dưới dạng tươi sống với cách thức đơn giản nhưng rất khẩn trương. Rau khi thu hoạch (thường vào buổi sáng) đóng sót và vận chuyển ngay trong ngày đến thẳng các chợ đầu mối Tác động của họat động sản xuất nông nghiệp đến môi trường: Với sức ép về tăng năng suất và giá trị sản xuất, người sản xuất đã quá lạm dụng việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV vào đất. Hàng năm, lượng thuốc BVTV sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 2.800-3.000 tấn. Hiện có khoảng 70 công ty, 800 đại lý kinh doanh, cung cấp hơn 1000 loại thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê của Chi cục BVTV, thuốc BVTV được nông dân sử dụng thuộc nhóm độc I chiếm 5%; nhóm độc II chiếm 60%, nhóm độc III chiếm 35%. Theo kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu cho 1.638 mẫu rau, chè (3/2010), có 6-13% mẫu rau không an toàn; 5-11% mẫu rau chè có dư lượng vượt ngưỡng cho phép (chủ yếu thuộc nhóm lân và Carbamat) Chuỗi giá trị là một công cụ khá hiệu quả trong việc phân tích các hoạt động kinh tế vi mô để thực hiện mục tiêu đánh giá tính hiệu quả của từng khâu trong quá trình tổ chức sản xuất. Thông qua việc phân tích đặc điểm của từng thành phần tham gia chuỗi, các 26 yếu tố chủ yếu tạo nên giá trị gia tăng trong chuỗi, chúng ta có thể phát hiện được các vấn đề cần tiếp tục cải tiến trong từng mắt xích tạo thành chuỗi. Từ đó có các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với công cụ phân tích thể chế để tìm ra các điểm còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước, việc kết hợp một cách hài hòa, hợp lý giữa hai phương pháp nghiên cứu trên sẽ thực hiện được các mục tiêu trong việc hoạch định chính sách, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện. Chính vì vậy trong đề tài này, chúng tôi vận dụng hai phương pháp này để làm phương tiện chủ yếu để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 27 [...]... thức 4.6 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP trên cây rau - Giải pháp về cơ chế chính sách (các chính sách hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp) 25 - Giải pháp về thị trường - Giải pháp trong công tác quản lý Chương 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Tóm tắt nội dung các kết luận đã thực hiện - Những trở ngại khi thực hiện nghiên cứu - Những vấn đề quan trọng chưa được giải quyết - Xác định,... bản của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT; Niên giám thống kê Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng, Sở Tài Nguyên và Môi trường Lâm Đồng; Sở Công thương; các trang Web chuyên ngành … 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là các số liệu điều tra, khảo sát thực tế việc triển khai áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Số liệu sơ cấp được chúng tôi thu thập bằng các hình thức... theo VietGAP của các hộ nông dân, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành trồng rau Lâm Đồng khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất lên tới 75% tổng diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện thành công chương trình trên quan điểm: Lợi dụng các cơ hội, phát huy các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tìm biện pháp vượt... chuỗi sản xuất; đồng thời đề xuất các giải pháp hữu hiệu để phát triển chương trình sản xuất theo quy trình VietGAP trên diện rộng một cách thực sự hiệu quả Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho ta đánh giá một cách toàn diện nhất các mục tiêu trên Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sủ dụng kết hợp 4 phương pháp phân tích: (1) Phân tích chuỗi giá trị để đánh giá tính hiệu quả của VietGAP qua các... xuất rau tại địa phương Sử dụng phương pháp này, chúng tôi muốn đánh giá về tác động của chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất rau trên địa bàn tỉnh, từ đó tìm ra các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách để có các giải pháp phù hợp Phân tích thể chế được chúng tôi xác định bao gồm: - Cơ chế chính sách hiện hành, việc thực thi chính sách của nhà nước trong hoạt động sản xuất rau theo VietGAP. ..Đất nông lâm nghiệp chiếm tới 92% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh 2.2.3 Một số kết quả sản xuất chủ yếu của ngành rau Lâm Đồng: Đến năm 2010, diện tích gieo trồng rau toàn tỉnh là 43.589 ha, với sản lượng đạt 1,3 triệu tấn Trong những năm qua, ngành rau tỉnh Lâm Đồng có những bước tăng trưởng... sản xuất theo VietGAP của các hộ nông dân trồng rau để xác định được các giải pháp mũi nhọn, trọng tâm cần triển khai thực hiện trong thời gian tới để động viên khích lệ người dân tự nguyện tham gia (4) Ma trận SWOT nhìn lại một cách tổng 20 thể các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngành trồng rau Lâm Đồng khi thực hiện theo quy trình VietGAP để từ đó xác định được các giải pháp, định hướng... các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với công cụ phân tích thể chế để tìm ra các điểm còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước, việc kết hợp một cách hài hòa, hợp lý giữa hai phương pháp nghiên cứu trên sẽ thực hiện được các mục tiêu trong việc hoạch định chính sách, đề xuất giải pháp triển... vượt qua thách thức Như vậy, việc sử dụng đồng thời cả 4 phương pháp trên sẽ giúp chúng tôi giải quyết được mục tiêu mà nghiên cứu đặt ra Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (Dự kiến các nội dung, bảng biểu trình bày trong phần Kết quả nghiên cứu) 4.1 Mô tả các chính sách VietGAP đang triển khai tại Lâm Đồng + Giới thiệu các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau theo VietGAP (Vẽ sơ đồ) + Giới... 1996, việc sản xuất rau theo quy trình rau an toàn bắt đầu được triển khai theo hướng chất lượng cao, sử dụng hợp lý thuốc BVTV, ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, canh tác trong nhà kính, nhà lưới, sử dụng công nghệ tưới nước và bón phân tự động, sản xuất giống theo công nghệ nuôi cấy mô … Trước khi Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy trình sản xuất rau VietGAP thì trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh

Ngày đăng: 28/09/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TỔNG QUAN

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • 3.1.1. Khái niệm chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

    • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan