Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới

12 1.9K 8
Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế và chính trị trọng đại của Việt Nam, đồng thời cũng là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC Lời mở đầu Trang 2 A/ Thực trạng thu hút sử dụng vốn ODAViệt Nam Trang 3 I. Tổng quát về vốn ODA với Việt Nam Trang 3 II. Tổng quát về vốn ODA Nhật Bản với Việt Nam Trang 3 III. Thu hút vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam qua các giai đoạn Trang 4 IV. Tình hình sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam Trang 6 B/ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam Trang 8 I. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản Trang 8 II. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODAViệt Nam Trang 9 C/ Nguồn tham khảo Trang 12 LỜI MỞ ĐẦU 2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế chính trị trọng đại của Việt Nam, đồng thời cũng là cột mốc quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta quyền tự hào bởi những thành tựu lớn đã đạt được: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt mức 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa đời sống xã hội những bước tiến đáng kể; tình hình chính trị ổn đinh, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rông. Đạt được những thành công này bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò chủ chốt. Thực tế cho thấy Việt Nam đã sử dụng hiệu quá nguồn vốn này vai trò của nó đối với phát triển kinh tế xã hội là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cái cũng mặt trái của nó. Những vụ việc liên quan quan tới ODA gần đây như: vụ PMU18, vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vụ PCI . đã dấy lên hồi chuông báo động với tình hình thu hút sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Những vụ việc này không chỉ gây thiệt hại lớn về người của mà còn làm giảm uy tín của Việt Nam, nó thể hiện những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội trong xử lý đối ngoại. Nhằm tìm hiểu rõ bản chất của vấn đề, nhóm 11 lớp Kinh tế quốc tế_2 quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tình hình thu hút sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cần những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới?” để phân tích thảo luận. Trong phạm vi bài viết, nhóm sẽ tập trung đề cập tới các vấn đề liên quan tới nguồn vốn ODA của Nhật Bản – nhà đầu tư ODA số một tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. 2 A/ Thực trạng thu hút sử dụng vốn ODA của Việt Nam: I/ Tổng quát về ODA với Việt Nam Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. 17 năm kể từ Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam họp tại Paris diễn ra vào tháng 11.1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ. Đa phần vốn vay ODA ưu đãi đều dùng cho công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn, giao thông vận tải thông tin liên lạc. Nguồn vốn này đã trở thành một phần không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay, ngân hàng thế giới là quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Ngoài ra theo số liệu đến năm 2008, hiện trên 50 Nhà tài trợ song phương đa phương khác. II. Tổng quát về ODA Nhật Bản với Việt Nam - Từ năm 1992 đến hết năm 2009, Nhật Bản đã viện trợ cho VN gần 14 tỉ USD, chiếm 1/3 trong tổng số tài trợ của cộng đồng quốc tế dành cho VN. - Những năm qua, các dự án vay vốn ODA Nhật Bản hầu hết tập trung trong lĩnh vực phát triển sở hạ tầng như năng lượng, giao thông, cảng biển, viễn thông… tại Việt Nam. Các công trình như Nhiệt điện Phả Lại, Nhiệt điện Phú Mỹ, Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, cầu Bính . đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. - Hai bên cũng đã nhất trí về việc Chính phủ Nhật sẽ tiếp tục cử các chuyên gia đến VN nghiên cứu một số dự án lớn để chuẩn bị cho các năm tài khóa tiếp theo. 3 - Trước đó, nhằm đảm bảo nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật dành cho VN được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, chính phủ hai nước đã thành lập một ban công tác hỗn hợp, do Bộ KHĐT VN Bộ Ngoại giao Nhật Bản làm đầu mối, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn vay này tại các dự án. III. Thu hút vốn ODA Nhật Bản tại việt nam qua các giai đoạn 1.Giai đoạn từ 1992 -2007: Nguồn viện trợ ODA từ Nhật vào Việt Nam ở mức ổn định Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho Việt Nam, chiếm 30% tổng khối lượng ODA mà các nước cam kết dành cho Việt Nam. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực xây dựng thể chế; xây dựng cải tạo các công trình giao thông điện lực; phát triển nông nghiệp xây dựng sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cấu. Điểm qua các công trình xây dựng trọng điểm trên cả nước đã đang thực hiện, khá nhiều công trình sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật như cầu Bãi Cháy, nhà ga hành khách quốc tế mới sân bay Tân Sơn Nhất, đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại… 2. Năm 2008: Do vụ việc các quan chức PCI Pacific Consultants International, (Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương) Nhật Bản trong năm 2008 liên quan đến việc đưa hối lộ Ban Quản lý dự án PMU tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban Quản lý PMU Đông- Tây một khoản 820.000 USD để thắng thầu dự án đại lộ Đông –Tây tại tp HCM, Nhật Bản tuyên bố ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam vào ngày 4/12/2008, đóng băng khoảng 700 triệu đô la đã cấp vào năm 2008. 4 3. Từ ngày 23/2/2009: Nhật Bản chính thức nối lại nguồn viện trợ ODA cho Việt Nam sau những động thái của chính phủ Việt Nam trong việc xử lý các quan chức liên quan đến tham nhũng trong vụ PCI. Ngày 31/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Võ Hồng Phúc cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Matsuo đã chính thức ký công hàm nối lại vốn ODA ký kết hợp định vay vốn tổng trị giá 83,2 tỉ yên ( 900 triệu USD) cho 4 dự án, đó là: Dự án xây dựng hệ thống đường sắt nội đô TP. Hà Nội (tuyến 2 giai đoạn 1: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo); Dự án cải thiện môi trường TP. Hải Phòng (giai đoạn II); Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (giai đoạn II) tiếp nối giai đoạn 1 với mục tiêu hoàn thiện hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch; Dự án tín dụng ngành giao thông để cải tạo mạng lưới đường bộ quốc gia (giai đoạn II). Sau sự cố hối lộ PCI, hai Chính phủ Việt Nam Nhật Bản đã tích cực phối hợp với nhau trong việc xử lý những sai phạm,tham nhũng trong các dự án ODA của Nhật Bản đã “thuyết phục” được phía Nhật Bản nối lại viện trợ. Hai nước cũng đã thành lập ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng trong các dự án ODA của Nhật Bản thành lập một quan hỗ trợ đấu thầu trực thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư để gia tham gia hội đồng thẩm định thầu với vai trò bên thứ ba. Trong đó Việt Nam sẽ tăng cường tính minh bạch trong quá trình chọn thầu phía Nhật cam kết đẩy mạnh hoạt động giám sát. 4. Năm 2010: Nhật Bản nâng vốn ODA cho Việt Nam lên mức kỷ lục Ngày 2/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Sakaba Mitsuo đã ký công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Chính phủ Việt Nam 25,822 tỷ Yên ODA, thuộc đợt 2 tài khóa 2009 của Nhật Bản, được cung cấp triển khai 5 dự án: dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài; dự án đường nối cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài; dự án xây dựng cầu Cần Thơ; dự án khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 đoạn Cần Thơ - Cà Mau dự án phát triển sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc. Với khoản vay này, cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 5 đạt 145,613 tỷ Yên (1,63 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ sự đánh giá cao của Chính phủ Nhật Bản đối với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Để thu hút được một lượng vốn kỷ lục như vậy, Việt Nam đã phải chứng tỏ khả năng của mình. Cụ thể là, theo ông Nguyễn Xuân Tiến,phó vụ trưởng vụ kinh tế đối ngoại, bộ Kế hoạch đầu tư, chính phủ Việt Nam đã rất tích cực trong cải cách thủ tục giải ngân, điều đó mang lại con số giải ngân kỷ lục 3,6 tỷ USD trong năm 2009. Nỗ lực đó rất đáng ghi nhận đến giờ JICA vẫn cảm thấy yên tâm về tốc độ giải ngân ODA của Việt Nam. Thêm nữa, vốn ODA của Nhật Bản đang được sử dụng khá hiệu quả tại Việt Nam, sẽ đề cập ở phần sau. Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế nói chung Nhật bản đều đánh giá cao Việt Nam trong việc khắc phục tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm vừa qua, cũng như sử dụng tốt các khoản ODA cho mục tiêu này. Năm ODA cam kết ODA kí kết ODA giải ngân Kí kết/ cam kết(%) Giải ngân/ kí kết(%) Giải ngân/ cam kết(%) 1993-1995 6131 4859 1875 79.25 38.58 30.58 1996-2000 11546 9003 6142 77.97 68.22 53.19 2001-2005 14889 11063 7887 74.3 71.29 52.97 2009 5014 3200 2000 63.82 62.5 39.88 Tổng 52863 38202 24000 72.26 62.82 45.4 Đơn vị: triệu USD Nguồn: bộ kế hoạch đầu tư Bảng số liệu: nguồn vốn ODA Việt Nam tiếp nhận từ năm 1993 đến năm 2009 IV. Tình hình sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam Cho đến gần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA nhất trên thế giới, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ khoảng 58% năm 1992 xuống khoảng 15% năm 2007. Trong thời gian qua các đoàn kiểm tra của Chính phủ, Quốc hội Nhật Bản đã sự kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn ODA. Tất cả đều nhận định chung rằng Việt Nam là một nước sử dụng ODA hiệu quả nhất. 1.Việt Nam bắt đầu trả nợ cho Nhật Bản 6 Đánh giá Việt Nam là nước nhận viện trợ vốn ODA lớn nhất từ Nhật Bản trong 3 năm liên tiếp kể từ 2006 đến nay nhưng Đại sứ Sakaba Mitsuo cho hay khoản nợ của Việt Nam vẫn nhỏ, sau Trung Quốc Indonesia. Nguồn vốn vay ODA từ Nhật Bản cho Việt Nam bắt đầu từ 44,5 tỉ yên khi nối lại vào năm 1992 đạt mức 202 tỉ yên (hơn 2 tỉ USD) năm 2009 Năm 2009, Việt Nam đã bắt đầu trả nợ vốn vay ODA cho Nhật Bản Đồng thời, 2009 cũng là năm đánh dấu tổng số vốn ODA thực hiện đạt kỷ lục với 121,5 tỉ yên, trong đó tổng thực giải ngân trừ trả nợ gốc là 100,7 tỉ. Như vậy, trong năm 2009, Việt Nam đã trả nợ ODA cho Nhật Bản gần 21 tỉ yên. Ước tính của JICA cho hay, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ khoảng 20 đến 25 tỉ yên. Tuy nhiên, Trưởng đại diện JICA khẳng định Nhật Bản không lo lắng về năng lực trả nợ của Việt Nam. 2. Sử dụng hiệu quả ODA nhưng còn một vài bất cập. Trong gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA, mặc dù Việt Nam được đánh giá là quốc giá sử dụng ODA hiệu quả, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. - Công tác quản lí sử dụng vốn ODA còn nhiều thiếu sót: + khuôn khổ phápsử dụng ODA chưa đồng bộ, những điểm chưa phù hợp thông lệ quốc tế + Kế hoạch, quy trình lập, phê duyệt dự án còn thiếu nhất quán +Việc tổ chức đấu thầu còn nhiều thiếu sót + Việc theo dõi, quản lí dự án còn lỏng lẻo + Việc phân bổ ODA trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế còn chưa hợp lí. Ví dụ giai đoạn 1993-1997, thành phố HCM HN thụ hưởng 1/3 tổng ODA đã kí kết, gấp 10 lần mức trung bình các địa phương. - Tồn tại tiêu cực trong việc quản lí vốn, nạn tham nhũng. Trong tất cả chế quản lý đều không tránh khỏi sơ hở những người đã lợi dụng điều đó để hành vi tiêu cực. Điển hình là vụ PCI hối lộ 20 triệu yên nhật cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ để thắng thầu dự án phát triển sở hạ tầng sử dụng vốn ODA của nhật bản. - Không ít công trình dự án kết cấu hạ tầng kinh tế sử dụng vốn ODA chất lượng thấp nhìn chung hiệu quả sử dụng ODA chưa cao 7 - Nhìn chung tốc độ giải ngân chậm, ko đảm bảo tốc độ dự án đã kí kết,làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tiến độ chậm, nhất là trong việc giải phóng mặt bằng. Nhìn chung tốc độ giải ngân chậm, ko đảm bảo tốc độ dự án đã kí kết,làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. + những dự án sau 4 năm thực hiện, đã qua hết 80% thời gian cho phép nhưng chỉ giải ngân dc 20% ( dự án đại lộ Đông Tây, dự án đường xuyên Á ) +5 tháng đầu 2009 với 1,467 tỷ $ mà VN kí kết với các nhà tài trợ, mới chỉ giải ngân 720 triệu $ = 38% kế hoạch +Các dự án giải ngân ODA thấp là dự án hành lang ven biển phía Nam (0,03%), cầu Nhật Tân (0,96%), quốc lộ 3 mới Hà nội- Thái Nguyên ( 7,15%) Thông qua việc phân tích tình hình thu hút, sử dụng ODA từ Nhật Bản, ta thể rút ra những kết luận khá đầy đủ về tình hình thu hút, sử dụng ODA nói chung của VN. Từ 1992 đến nay, thực tế lượng ODA cam kết, kí kết giải ngân ở VN đã gia tăng qua từng năm. Nhờ ODA chúng ta đã chủ động hơn trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong đó nhiều công trình quan trọng, tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của cả 1 khu vực rộng lớn. Tuy nhiên việc sử dụng ODA của nước ta trong thời gian qua vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, đặc biệt là hiệu quả sử dụng ODA chưa đáp ứng được yêu cầu. Đó là chưa kể tới việc ODA thường đi kèm với các điều kiện của nhà tài trợ kinh tế, chính trị mà nếu chúng ta không tỉnh táo, việc sử dụng ODA sẽ gây hậu quả lâu dài cho các thế hệ mai sau. B/Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam: I/Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản: "Bài học rút ra là không chỉ vốn trong nước hay nước ngoài, mà đã sử dụng vốn, đã đầu tư tài chính thì phải chế giám sát, kiểm tra để bảo đảm hoạt động minh bạch, tránh tiêu cực". Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền - Việt Nam sẽ phát triển hệ thống đấu thầu điện tử từ nay đến 2015, thông tin đấu thầu sẽ được công khai. Bên cạnh đó, hai nước sẽ cùng thực hiện chế tiếp nhận, chia sẻ thông tin nghi vấn tham nhũng. Chính phủ Nhật Bản quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ chia sẻ thông tin về các công ty dính líu tới tham nhũng với các tổ chức quốc tế các nước viện trợ khác. 8 - Phía Việt Nam sẽ nâng cao năng lực của các quan thi hành đối với việc mua sắm công quản lý hợp đồng trong dự án ODA, cùng với đó là đẩy nhanh hoạt động mua sắm điện tử từ năm 2009 đến 2015, sẽ công bố thông tin liên quan đến mua sắm công - Bộ Kế hoạch Đầu tư (MPI) cũng bắt đầu quá trình hậu kiểm các dự án vốn vay ODA của Nhật trong quý I/2009. MPI sẽ làm việc với Chính phủ Nhật JICA để quyết định sẽ hậu kiểm tại những dự án nào, nhằm tăng tối đa hiệu quả của hoạt động chống tham nhũng. - Trong các công trình xây dựng, các quan thực hiện phía Việt Nam tổ chức đấu thầu, sẽ bên thứ ba tham gia giám sát để tăng cường tính minh bạch trong quá trình đánh giá thầu. Trung tâm hỗ trợ đấu thầu của Bộ Kế hoạch Đầu tư chính là bên thứ ba ý nghĩa lớn để tham gia đánh giá thầu. - Nhà tài trợ ODA số một của Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn tham nhũng trong các dự án nước này cung ứng vốn vay. Trong đó, khi các quan của Việt Nam thuê đơn vị tư vấn, họ sẽ phải sự đồng ý từ JICA tại mỗi giai đoạn. JICA cũng sẽ mở rộng hoạt động hậu kiểm, sẽ thực hiện hậu kiểm đối với quá trình thuê đơn vị tư vấn. II/ Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA: "Nếu so với kế hoạch năm, thời gian gần đây chúng ta luôn vượt kế hoạch giải ngân ODA. Tuy vậy, so với mức giải ngân trung bình của các nhà tài trợ toàn cầu khu vực, tốc độ giải ngân nước ta vẫn thấp. Điều này đặt ra bài toán cho các quan điều hành chính sách cũng như các địa phương cần sự phối hợp tốt hơn."Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KH-ĐT) Vậy làm thế nào để nâng cao tốc độ giải ngân ODA nói riêng hiệu quả sử dụng ODA nói chung? Thật ra những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thực tế không mới mà đã được chỉ ra từ rất lâu tuy nhiên vẫn chưa được thực hiện một cách quyết liệt đồng bộ. Trong bài phân tích này, chúng tôi xin đề cập đến những giải pháp nổi bật đáng chú ý nhất. Thứ nhất, để 1 nguồn vốn được sử dụng hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược dư án mà nó đầu tư vào. Hiện nay tại Việt Nam không một quan hoạch định chiến lược 9 chuyên nghiệp nào, tập hợp những tài năng thực sự được đãi ngộ xứng đáng. Một chiến lược được đưa ra thường không sự thảo luận với chuyên gia ở các Bộ, Ngành liên quan, không tham khảo ý kiến các Viện nghiên cứu, các nhóm xã hội liên quan. Điều này dẫn đến chiến lược được đưa ra thiếu phù hợp với thực tại, ít nhận được sự đồng tình ủng hộ nhất là của người dân mà tác động trực tiếp mà hầu hết các dự án ODA gặp phải hiện này là công tác giải phóng mặt bằng chậm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trước hết cần quan chuyên trách về hoạch định chiến lược dự án. Bên cạnh đó cần đưa ra 1 khuôn khổ pháp lý cụ thể, đồng bộ, thống nhất với thông lệ quốc tế về quản lý sử dụng ODA như quá trình lập kế hoạch, phê duyệt dự án, thực hiện đấu thầu điện tử, phân bổ hợp lý nguồn vốn trong đầu tư phát triển giữa các ngành, các lĩnh vực, các địa phương. Đặc biệt cần quan quản lý, theo dõi dự án 1 cách nghiêm ngặt, thẩm đình chất lượng công trình. Thứ hai, một nguồn vốn, một dự án không thể được gọi là sử dụng hiệu quả nếu trong quá trình vận động, sử dụng vẫn còn những “con sâu” tham nhũng. Tham nhũng ODA đã tồn tại phổ biến ở nước ta từ lâu nhưng vẫn chưa được xử lý khắc phục hiệu quả. Nguyên nhân phần lớn là do chính sách, luật pháp còn thiếu sót chưa đủ mạnh.Việt Nam cần Bộ luật về chống tham nhũng cụ thể quyết liệt hơn, bên cạnh đó là luật về bảo vệ nhân chứng, bao gồm cả người nước ngoài với yêu cầu họ sẽ không bị phân biệt đối xử khi cung cấp thông tin về nghi vấn tham nhũng. Việt Nam cần chú ý coi trọng hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, từ luật pháp đến ý thức cán bộ nhân dân. Thứ ba, chế “Ngân hàng bán buôn” hiện đã rất thành công với dự án Tài chính nông thôn I II. Theo chế này sẽ chọn ra 1 Ngân hàng đầu mối (ngân hàng bán buôn) kết hợp với Ban chỉ đạo liên ngành dự án nhà tài trợ chọn ra các tổ chức tín dụng tham gia dự án với tư cách là “Ngân hàng bán lẻ”. Mô hình quản lý dự án đã kết hợp hài hòa giữa chức năng quản lý nhà nước về ODA với chức năng kinh doanh nguồn vốn ODA. Trong đó, công cụ quản lý nhà nước về ODA thể hiện ở các “hợp đồng vay phụ” ký kết giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng đầu mối đối với toàn bộ nguồn vốn vay của dự án. Nhờ áp dụng hài hòa hiệu quả giữa mô hình quản lý cùng với chế bán buôn bán lẻ nguồn vốn ODA, nên Dự án đã huy động được tối đa nguồn vốn đối ứng của các tổ chức tín dụng tham gia. chế. “Ngân hàng bán buôn” hiện đước đánh giá là một trong nhữnghình 10 [...]... dự án ODA ưu việt nhất với tốc độ giải ngân ODA nhanh hiệu quả nhất Từ những thành công của chế này, kinh nghiệm được rút ra là thể tiếp tuc vận dụng chế này trong công tác quản lý sử dụng ODA trong các dự án khác, bên cạnh đó học tập những ưu điểm của chế này nhằm thiết lập các chế khác phù hợp với yêu cầu từng dự án, từng nguồn vốn ODA sao cho đem lại hiệu quả cao nhất ODA là... sử dụng Trước đây đã nhiều bàn cãi liên quan đến vấn đề nội lực hay ngoại lực quan ngại về những ảnh hưởng xấu của ODA Nhưng hiện tại, khi đã hiểu rõ hơn về ODA thì vấn đề đặt ra là ở chính chúng ta, cách chúng ta “ứng xử” với ODA nhà đầu tư thế nào sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả của toàn bộ quá trình sử dụng nguồn vốn này Là một nước đang phát triển, Việt Nam thực sự cần rất nhiều tiền để. .. thiết kế, để tổ chức ra tương lai thật sự của chúng ta, mà cái đó chỉ thể đi vay dài hạn càng ưu đãi thì gánh nặng đè lên người dân, lên xã hội chúng ta càng ít Do vậy, việc thu hút sử dụng ODA chắc chắn sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới Các giải pháp để sử dụng nguồn vốn này đã được các nhà kinh tế, các nhà hoạch đinh đưa ra quá nhiều rồi, xin không bàn thêm nữa Chỉ mong từ những sai... hay thành thu c chữa bệnh là do con người”, câu nói này của ông Nguyễn Lương Hải Khôi – chuyên gia nghiên cứu tại Nhật Bản về vốn vay ODA những siêu dự án tại Việt Nam lẽ đã cho chúng ta hình dung ra được vai trò quan trọng của ODA cũng như tác hại mà nó thể gây ra nếu như không được dùng đúng việc, đúng chỗ đúng cách Bản chất của ODA chỉ là một công cụ kinh tế đơn thu n, nó hữu hiệu hay... hoạch đinh đưa ra quá nhiều rồi, xin không bàn thêm nữa Chỉ mong từ những sai lầm đã mắc phải, mỗi người trong chúng ta phải sự phân tích để rút ra được bài học cho chính mình C/ Nguồn tham khảo: :www.thanhtra.gov.vn www.laodong.com.vn www.vietbao.vn www.toquoc.gov.vn 11 www.baomoi.com www.vietnamnet.vn www.chinhphu.vn www.doimoi.org www.vneconomy.vn www.vtc.vn 12 . quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam Trang 8 I. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản Trang 8 II. Giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng. thời gian vừa qua. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới? ” để phân tích và thảo luận. Trong phạm vi bài

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan