Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

139 1.2K 7
Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-O0O -

Công trình dự thi Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học

Tr-ờng đại học ngoại th-ơng năm 2009

Đề tài:

điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của trung quốc và tháI lan

Bài học kinh nghiệm cho việt nam

Nhóm ngành: XH2b

Hà NộI - THáNG 7 NĂM 2009

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……….… 1

CHƯƠNG 1: TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP……… 3

I TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO……….…… 3

1 Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trước khi Hiệp định Nông

nghiệp của WTO ra đời ……… 3

2 Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp… 7 2.1 Vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp……… 7

2.2 Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO………….…… 8

2.2.1 Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước……… 9

2.2.2 Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản……… 12

3 Những phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp 13

3.1 Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nước 13

3.2 Những phát sinh trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu 15

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 16

1 Tính thiết yếu chung của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với các nước trên thế giới 16

1.1 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, trước hết, nhằm thực hiện cam kết khi gia nhập WTO 16

1.2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm tận dụng những tác động tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa nông nghiệp 17

1.3 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu những thất bại của thị trường nông nghiệp 18

2 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với Việt Nam 20

2.1 Nhìn trên góc độ chủ quan 20

2.2 Nhìn trên góc độ khách quan 22

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM……… ……

I ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC 23

Trang 3

http://svnckh.com.vn ii

SAU KHI GIA NHẬP WTO……… 23

1 Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc khi gia nhập WTO……… 23

1.1 Tổng quan về nông nghiệp Trung Quốc……… …… 23

1.2 Một số cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO 24

2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quố ………… 26

2 …… 26

30 3 Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp Trung Quốc hậu WTO……… 34

3.1 Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp…… 34

3.2 Những vấn đề tồn tại của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp… 35

II ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN SAU KHI GIA NHẬP WTO……… 36

1 Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Thái Lan sau khi gia nhập WTO……… 36

1.1 Tổng quan về nông nghiệp Thái Lan……… 36

1.2 Một số cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO.… 37

2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp củ ………… 38

t giảm… … 38

……… 40

3 Đánh giá điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp hậu WTO của Thái Lan… 44

3.1 Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp………

3.2 Những tồn tại trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp

44 44 III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN SAU KHI GIA NHẬP WTO……… 45

1 Bài học kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Thái Lan……… … 45

2 Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc……… ……… 46

3 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan……….…… 47

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO……… 49

I DỰ BÁO XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO……….… 49

1 Chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trước khi gia nhập WTO……… 49

Trang 4

2 Đánh giá tác động của các chính sách trợ cấp nông nghiệp tới nền kinh tế Việt

Nam……… 59

3 Dự báo xu hướng điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới……… 60

II PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO……….… 62

1 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam……… 63

2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng mạnh vào xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam……… 64

3 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam……… 66

III CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP……… 67

1 Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ chung……… …… 67

1.1 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn……… 67

1.2 Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, công tác đào tạo và khuyến nông……… … 69

1.3 Hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng nông thôn……… 70

2 Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp……… 72

2.1 Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường……… 72

2.2 Hỗ trợ phát triển quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm……… 73

2.3 Hỗ trợ sau thu hoạch, hỗ trợ tiếp thị và vận tải……… 74

3 Nhóm giải pháp hỗ trợ người nông dân……….……… 75

3.1 Nhà nước tham gia đóng góp kinh phí cho các chương trình bảo hiểm và bảo

Trang 5

http://svnckh.com.vn iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

Kí hiệu Bảng Tên Bảng Trang

Bảng 1.1 Tổng trợ cấp nông nghiệp tại các nước OECD 4 Bảng 1.2 Tác động của các biện pháp trợ cấp cho nông nghiệp tại 18 nước

đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984 5 Bảng 1.3 Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nước theo Hiệp định

Bảng 1.4 Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nông nghiệp trong

Bảng 1.5 Trợ cấp xuất khẩu của các nước thành viên WTO giai đoạn

Bảng 2.1 Nông nghiệp Trung Quốc trong cơ cấu kinh tế và xã hội thời

Hộp 1.1 Các biện pháp hỗ trợ cụ thể trong từng hộp trợ cấp theo Hiệp

Hộp 1.2 Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định Nông nghiệp

Hôp 2.1 Tóm tắt cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia

Hộp 2.2 Định hướng điều chỉnh chính sách phát triển xuất khẩu nông sản

Hộp 2.3 Tóm tắt cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia

Hộp 2.4 Hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của Thái Lan 38

Kí hiệu Hình Tên Hình Trang

Hình 2.1 Giá trị Hỗ trợ Hộp Xanh lá cây của Trung Quốc giai đoạn 1997

Hình 2.2 Mô hình Xí nghiệp Đầu rồng của nông nghiệp Trung Quốc 33 Hình 2.3 Giá trị chính sách trợ cấp mặt hàng gạo của Thái Lan 40

Hình 3.1 Giá trị hỗ trợ nông nghiệp trong nước của Việt Nam giai đoạn

Hình 3.2 Mức hỗ trợ bình quân/năm của các biện pháp thuộc Hộp hổ phách so với ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) giai đoạn

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

CHỮ VIẾT

AMS Aggregate Measure Support Lượng hỗ trợ tính gộp

AoA Agreement on Agriculture Hiệp định Nông nghiệp

BAAC Bank for Agriculture and

Agricultural Cooperatives

Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

CF Contract Farming Hình thức hợp đồng trong sản xuất nông nghiệp

FPA Farmers Professional Associations Hiệp hội Nông dân chuyên nghiệp

GATT General Agreement on Tariffs and

OECD Organization of Economic

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

R&D Research and Development Chương trình Nghiên cứu và Phát triển

RCC Rural Credit Cooperatives Tổ chức tín dụng nông thôn

S&D Special and Different Đối xử Đặc biệt và Khác biệt

Total AMS Total Aggregate Measure Support Tổng lượng hỗ trợ tính gộp

USDA United States Department of

VAT Value-added tax Thuế giá trị gia tăng

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

1

LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt quá trình hoạt động của GATT trước đây và WTO sau này, vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề trợ cấp nông nghiệp, luôn là lĩnh vực nhạy cảm và gây ra những tranh cãi lâu dài trong các vòng đàm phán Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp của WTO trong vòng đàm phán Urugoay (1986-1994) có thể coi là bước đột phá ban đầu bước vào tự do hóa thương mại hàng nông sản Tuy nhiên, chính những quy định rất chi tiết trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp (bao gồm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu) lại là những chính sách làm ảnh hưởng rất lớn theo hướng bất lợi cho các nước đang phát triển có nguồn thu ngoại tệ chính từ xuất khẩu nông sản

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc trở thành thành viên chính thức của WTO vừa mang đến nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức và đặt ra không ít khó khăn cho Việt Nam Gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của thương mại quốc tế, trong đó có việc cam kết xóa bỏ các biện pháp trợ cấp nông nghiệp bị cấm và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO Là một quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế thấp, việc điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách về trợ cấp nông nghiệp, sao cho phù hợp với các quy định của WTO đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nước là một việc làm cần thiết đối với Việt Nam Điều này cũng đã được khẳng

định tại Đại hội Đảng lần thứ X:“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.”1

Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự

cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương năm 2009”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan sau khi hai nước này gia nhập WTO; sau khi nêu bật những tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đến nền kinh tế của hai

1Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006 Trang 191.

Trang 8

nước này, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam thời hậu WTO

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp, là chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trước khi gia nhập WTO và kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp cho phù hợp với những cam kết khi gia nhập WTO

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của hai nước là Trung Quốc và Thái Lan Cả hai nước này đều đã gia nhập WTO trước Việt Nam và đã có sự điều chỉnh chính sách nông nghiệp phù hợp với cam kết của họ trong WTO Khi phân tích chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan, đề tài giới hạn ở chính sách hỗ trợ trong nước và chính sách trợ cấp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp đã được áp dụng như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp luận giải, hệ thống hóa

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bảng biểu, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và

sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp

Chương 2: Thực tế điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và

Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 3: Phương hướng và giải pháp để Việt Nam vận dụng những bài học kinh

nghiệm từ Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp sau khi đã gia nhập WTO

Trang 9

3

CHƯƠNG 1: TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH

CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP

I TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO

1 Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trước khi Hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời

Nông nghiệp là ngành sản xuất kinh tế ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người đồng thời cũng là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia bởi nó gắn liền với vấn đề an ninh lương thực Trong thương mại quốc tế, hàng nông sản có tính nhạy cảm cao vì nó liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân cư Ước tính, có khoảng 2,5 tỷ người trực tiếp và gián tiếp tạo thu nhập và tạo nguồn lương thực cho mình từ lĩnh vực nông nghiệp Ở các nước đang phát triển tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 60% và tỷ lệ này chiếm trên 70% ở các nước kém phát triển nhất.2

Do vị trí quan trọng của hàng nông sản nên hầu hết các nước đều có khuynh hướng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của mình bằng cách dựng các hàng rào thuế quan cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cường trợ cấp cho ngành nông nghiệp trong nước Chính vì vậy, nông sản là loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại nhất trong thương mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt trong các vòng đàm phán thương mại

Trước đây, khi hầu hết các nước trên thế giới đều còn là các nền kinh tế nông nghiệp, hầu hết các nước đều đánh thuế lĩnh vực nông nghiệp khá cao Nhưng đối với các nước phát triển, sau khi hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, lĩnh vực nông nghiệp mất dần lợi thế cạnh tranh, các nước này quay sang hỗ trợ nông dân và bảo vệ ngành nông nghiệp của mình Việc trợ giá, bao cấp cho nông nghiệp khiến sản xuất tăng và đã đưa EU trở thành một khu vực xuất khẩu nông sản lớn từ thập kỷ 1970 Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Mỹ khi nước này áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và trợ giá xuất khẩu Bảng 1.1 cho thấy mức trợ cấp dành cho nông nghiệp ở các nước OECD trong giai đoạn 1986 – 1994 chiếm một tỷ

2 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển Tác động của hiệp

định WTO đối với các nước đang phát triển Hà Nội, 2005 Trang 77

Trang 10

lệ lớn trong GDP Các khoản trợ cấp này hầu hết được lấy từ người tiêu dùng và từ khoản thuế mà người dân đã nộp cho Chính phủ

Tuy nhiên, khi sản xuất nông nghiệp tăng mạnh nhờ nhận được sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ, tại các nước phát triển đã xuất hiện tình trạng dư thừa sản lượng Sự dư thừa sản lượng đã gây ra áp lực lớn đối với giá thị trường nông sản Thông qua trợ giá xuất khẩu, người ta đã giữ giá của sản lượng dư thừa ở mức thấp và làm phá giá nông sản trên thị trường thế giới Chính điều này đã làm cho giá nông sản trên thế giới giảm mạnh, xuống thấp nhất vào năm 1987, khiến các nước khác cũng phải trợ giá cho hàng hóa nông sản của nước mình để chống lại cơn lũ hàng nông sản dư thừa giá rẻ từ Mỹ và EU Hậu quả là, người dân từ các nước phải chịu thiệt vì Chính phủ đã dùng ngân sách từ khoản thuế của dân chi cho trợ cấp nông sản, đồng thời nông dân các nước cũng phải gánh tổn thất nặng nề vì không bán được hàng và thu

Trợ cấp chuyển nhượng từ người đóng thuế 123 148 170 162 Trợ cấp chuyển nhượng từ người tiêu dùng 170 195 196 192

Nguồn: OECD (1996b)

Khác với các nước phát triển, tại nhiều quốc gia đang và kém phát triển, trong thời kỳ này, thuế đánh vào nông nghiệp rất cao, trong khi những khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nông thôn lại liên tục bị cắt giảm Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại 18 nước đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984, trợ cấp cho người sản xuất nông nghiệp tại các nước này có hiệu ứng âm 3, bởi vì người nông dân phải chịu mức thuế trung bình lên tới 30% giá trị gia tăng của nông nghiệp

Trang 11

5 Trong đó chia làm 4 nhóm nước:

Nhóm 1: Các nước có mức thuế rất cao, bao gồm ba nước châu Phi là Ivory

Coast, Ghana và Zambia; thuế suất đánh vào nông nghiệp trên 50% giá trị gia tăng

Nhóm 2: Các nước có mức thuế vừa phải, bao gồm Achentina, Côlômbia, Ai

Cập, Marốc, Pakixtan, Thái Lan…; thuế suất trung bình từ 30 đến 45%

Nhóm 3: Các nước có mức thuế thấp, bao gồm Braxin, Chilê và Malaysia;

thuế suất trung bình từ 8 đến 22%

Nhóm 4: Các nước bảo hộ, bao gồm Bồ Đào Nha và Hàn Quốc; các nước này

bảo vệ khu vực nông nghiệp của mình bằng mức trợ cấp khoảng 10%

Bảng 1.2 Tác động của các biện pháp trợ cấp cho nông nghiệp tại 18 nước đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984

Đơn vị: tỷ lệ % trong chi tiêu của Chính phủ Các nước có thuế suất cao ( hơn 50%) -9,4 0,0 0,0 0,0 0,0 3,4 -6,0 Các nước có thuế suất trung bình

Nguồn: Schiff, M., A Valdés (1992), The Political Economy of Agricultural Pricing Policy, Johns Hopkins University Press (for the World Bank)

Qua những phân tích về vấn đề trợ cấp nông nghiệp ở hai nhóm nước - phát triển và đang phát triển - trong giai đoạn từ những năm 1960 đến những năm đầu 1990 ở trên, có thể rút ra nhận định rằng: trợ cấp nông nghiệp là một chính sách cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia, nhưng nó cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý vì một nền thương mại nông sản quốc tế công bằng Việc áp dụng chính sách trợ cấp nông nghiệp, đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển đồng thời tăng tính cạnh tranh của những mặt hàng nông sản nội địa trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, việc áp dụng mức độ trợ cấp rất cao cho ngành nông nghiệp như của các nước phát triển có thể coi là một nguyên nhân mang tính cơ cấu, làm giảm

Trang 12

thiểu tính năng động của nông nghiệp, nhất là ở các nước đang và kém phát triển, gây ra tình trạng thiếu hụt hiện tại và méo mó trong thị trường nông nghiệp thế giới Sự méo mó của thị trường nông nghiệp thế giới có tác động rất mạnh đến tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển, vì đa số người nghèo ở các nước đang phát triển sống tại nông thôn và phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp

Nhưng tại sao trong suốt một thời gian dài các nước phát triển vẫn luôn duy trì chính sách trợ cấp nông nghiệp như vậy, cho dù nó gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn tới các nước đang và kém phát triển? Ở đa số các quốc gia OECD, người nông dân và các ngành công nghiệp hữu quan (người sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu) là một phe cánh hành lang mạnh, đòi được bảo vệ quyền lợi riêng và chống lại quyền lợi của người tiêu dùng muốn có thực phẩm giá rẻ.4 Phe cánh hành lang này đòi chính phủ thông qua các biện pháp can thiệp vào thị trường để tác động ngược lại với xu thế “tự nhiên”, nhằm mục đích giảm giá tương đối của hàng nông sản đối với giá sản phẩm công nghiệp và giảm tương đối thu nhập trong nông nghiệp đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ.5 Ngoài ra, còn có thêm một lý do nữa đối với các nước EU: do từng trải qua nạn đói tràn lan sau Chiến tranh thế giới thứ II nên EU cố gắng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu hàng nông sản bằng cách tăng cường nền sản xuất nông nghiệp trong nước

Đó chính là những nguyên nhân tại sao trong suốt 47 năm tồn tại của GATT, kể từ năm 1947, dù đã thực hiện 8 vòng đàm phán thành công nhưng tự do hóa thương mại hàng nông sản luôn là vấn đề khó khăn nhất và được đối xử như một trường hợp ngoại lệ Bởi chính các nước phát triển, những nước theo khuynh hướng sử dụng trợ cấp cho hàng hóa nông sản, lại là động lực chính cho các vòng đàm phán và cho sự phát triển của GATT trong thời gian này Phải từ vòng đàm phán thứ năm (vòng đàm phán Dillon 1960 – 1962), nông nghiệp mới được đưa vào chương trình nghị sự đàm phán và cho đến tận vòng đàm phán cuối cùng của GATT, tức là vòng đàm phán Urugoay (1986 – 1994), WTO ra đời hoạt động thay thế cho GATT

4 Lực lượng hành lang này cũng được hỗ trợ bởi các đối thủ của phong trào toàn cầu hóa cũng như những người ủng hộ sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường và đề cao quan hệ thu nhỏ giữa nông dân và người tiêu dùng, không đếm xỉa đến các lợi thế từ phân chia lao động quốc tế

5 Ở các quốc gia giàu, thu nhập tăng lên thì nhu cầu của người dân về lương thực tăng chậm hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ Nếu năng suất sản xuất của nông nghiệp cao bằng của công nghiệp và không bị mất mùa làm giảm sản lượng thì thực ra về lâu dài mức giá nông sản và qua đó thu nhập của nông dân phải giảm đi Điều đó càng đúng hơn, khi hàng lương thực rẻ từ các nước đang phát triển được

Trang 13

7

kéo theo việc hình thành Hiệp định Nông nghiệp của WTO, đánh dấu bước đột phá ban đầu bước vào tự do hóa thương mại hàng nông sản quốc tế

2 Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp

2.1 Vòng đàm phán Urugoay (1986 - 1994) và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp

Vòng đàm phán Urugoay ra đời trên một ý tưởng được nhen nhóm vào tháng 11/1982 tại Hội nghị cấp Bộ trưởng của các nước thành viên GATT tại Geneva Khi đó, các vị Bộ trưởng đã dự định tiến hành một vòng đàm phán lớn nhưng hội nghị lúc đó đã không vượt qua được rào cản quá lớn là vấn đề nông nghiệp và bị coi như thất bại Song trên thực tế, một chương trình làm việc mới đã được lên kế hoạch và

đây chính là tiền đề cho chương trình của vòng đàm phán Urugoay

Vòng đàm phán Urugoay là một loạt các cuộc đàm phán thương mại nối tiếp nhau từ tháng 9/1986 đến tháng 4/1994 với sự tham gia của 125 nước Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới, trong đó có sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp Tại vòng đàm phán Urugoay, đã có nhiều quan điểm đưa ra nhằm tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết là từ các nước xuất khẩu nông sản chính lúc đó là Mỹ và EU Các nước này nhất trí rằng cần thay đổi chính sách thương mại và nông nghiệp, bởi lẽ vì chính phủ các nước này cạnh tranh nhau trong việc trợ giá xuất khẩu nông sản nên dẫn đến việc các nước nhập khẩu chỉ phải trả chưa đến một nửa giá gốc Thêm nữa, ngoài việc phụ thuộc vào xuất khẩu, chính

sách nông nghiệp của hai khu vực này còn có bốn đặc điểm chung: (i) nó làm cho các khoản trợ cấp của nhà nước rơi vào tay những chủ nông lớn nhất; (ii) về lâu dài,

nó không chặn đứng được tình trạng suy giảm việc làm và thu nhập trong lĩnh vực

nông nghiệp; (iii) nó gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trường; (iv) và nó làm

tăng mức độ độc quyền vốn đã tồn tại trong ngành nông nghiệp thông qua việc từng bước sáp nhập nông nghiệp vào một tổ hợp nông – công rộng lớn hơn Tháng 11/1992, Mỹ và EU đã vượt qua phần lớn những bất đồng về nông nghiệp giữa hai bên để cùng đi đến một thỏa thuận chung mang tên “Thỏa thuận Nhà Blair” (Blair House Accord) Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp

Hiệp định Nông nghiệp của WTO (AoA) có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995 Đây là lần đầu tiên một hiệp định đa phương được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp

Trang 14

trong khuôn khổ của GATT/WTO Mục đích của Hiệp định này chủ yếu nhằm cải cách các điều kiện đối với thương mại hàng nông sản và làm cho lĩnh vực này định hướng thị trường hơn, với mong muốn cải thiện sự ổn định và an toàn trong lĩnh vực nông nghiệp đối với tất cả các nước thành viên WTO Theo đó, AoA tập trung đề cập cơ bản vào ba nội dung: mở cửa thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu Về kết cấu, AoA bao gồm 13 phần, 21 điều và 5 phụ lục

Như vậy, một trong những thành công lớn của vòng đàm phán Urugoay là việc thông qua Hiệp định Nông nghiệp để qua đó lần đầu tiên đưa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của tiến trình tự do thương mại toàn cầu Hiệp định Nông nghiệp đạt được năm 1994 là tượng trưng cho sự chấm dứt một thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp được xây dựng độc lập với GATT Nó đánh dấu sự cam kết của 154 thành viên WTO (tính đến thời điểm tháng 4/2009) đối với thương mại nông sản tự do, ngăn ngừa sự gia tăng bảo hộ trong tương lai và dọn đường cho những đợt tự do hóa đa phương tiếp theo của thương mại nông sản Tác động lớn của AoA là qui định thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quan để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường Hiệp định cũng yêu cầu các nước thành viên phải giảm dần mức hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào vấn đề trợ cấp nông nghiệp (bao gồm chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản) theo những quy định của WTO trong AoA

2.2 Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể) Sự hỗ trợ này có thể được thể hiện dưới các hình thức sau:

Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ ngân sách Nhà nước (cấp vốn, góp

vốn, bảo lãnh vay, …); hoặc

Thứ hai, miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (như

miễn, giảm thuế, phí…); hoặc

Thứ ba, Nhà nước mua hàng hoặc cung cấp các dịch vụ, hàng hóa (trừ cơ sở

hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường; hoặc

Trang 15

9

Thứ tư, Nhà nước thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn

vị ngoài Nhà nước thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo như cách Nhà nước làm (mà bình thường không đơn vị tư nhân nào, với các tính toán về lợi ích thương mại thông thường, lại làm như vậy)

Trợ cấp nông nghiệp được chia làm hai nhóm, đó là: (i) nhóm các chính sách hỗ trợ trong nước; và (ii) nhóm các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản

2.2.1 Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước

Theo AoA, hỗ trợ nông nghiệp trong nước là những khoản trợ cấp sản xuất chi cho nhà sản xuất, không cần chú ý đến điểm đến đích cuối của sản phẩm Các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước có thể được xếp vào một trong ba hộp, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông nghiệp, gọi là Hộp xanh lá cây (Green box), Hộp xanh da trời (Blue box) và Hộp hổ phách (Amber box) Tương ứng với mỗi hộp là các quy định điều chỉnh cam kết cắt giảm hỗ trợ hoàn toàn khác biệt Ngoài ra, đối với các thành viên WTO là các nước đang phát triển , AoA cũng quy định quyền được hưởng những đối xử Đặc biệt và Khác biệt (S&D)

Bảng 1.3 Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nước theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Loại trợ cấp Tính chất – Nội dung Cơ chế áp dụng Trợ cấp Hộp

xanh lá cây

Phải là các trợ cấp:

- Không gây bóp méo thương mại hoặc ít gây bóp méo thương mại; và

- Không phải là hình thức trợ giá cho người sản xuất; và

- Kinh phí hỗ trợ phải do ngân sách Chính phủ chi trả thông qua các chương trình tài trợ công, không được liên quan đến các khoản thu từ người tiêu dùng

Trang 16

+ các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách không được miễn trừ cắt giảm; + các biện pháp hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể hoặc không cho sản phẩm cụ thể khác mà không thuộc cả Hộp xanh lá cây và Hộp xanh da trời

Đây là những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển

Tổng lượng hỗ trợ tính gộp (AMS) là cách tính mức tổng chi phí hàng năm mà Chính phủ dành cho các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nước gây bóp méo thương mại thuộc Hộp hổ phách Tổng AMS được chia thành hai loại là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể (product – specific AMS) và hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể

Trang 17

11

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Hộp 1.1 Các biện pháp hỗ trợ cụ thể trong từng hộp trợ cấp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO

1 Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp xanh lá cây (Theo Phụ lục 2 AoA)

 Nhóm 1: Trợ cấp cho các dịch vụ chung

Bao gồm: trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khỏe con người; xúc tiến và tiếp

thị; thông tin thị trường; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thủy lợi…)  Nhóm 2: Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực

Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường

 Nhóm 3: Trợ cấp lương thực trong nước

Tiêu chí để hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng

 Nhóm 4: Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất, bao gồm:

Hỗ trợ thu nhập tách rời sản xuất;

Đóng góp tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm thu nhập và bảo đảm thu nhập;

Các khoản chi trả bù đắp thiệt hại do thiên tai;

Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ người làm nông chuyển nghề;

Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực sản xuất nông nghiệp (chuyển đổi nguồn lực sản xuất nông nghiệp sang phục vụ ngành sản xuất khác);

Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ đầu tư; Trợ cấp trong khuôn khổ các chương trình môi trường;

Trợ cấp trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ vùng

2 Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp xanh da trời (Theo Điều 6.5 AoA)

Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với điều kiện:

 Những trợ cấp dựa trên cơ sở diện tích và sản lượng cố định; hoặc  Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc dưới 85% mức sản lượng cơ sơ; hoặc  Trợ cấp cho chăn nuôi gia súc dựa trên số đầu gia súc cố định

3 Nhóm biện pháp hỗ trợ nằm trong tổng thể các chương trình phát triển của các nước đang phát triển (đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển) (Theo Điều 6.2 AoA)

 Trợ cấp đầu tư của Nhà nước dành cho ngành nông nghiệp;

 Trợ cấp đầu vào dành cho người sản xuất có thu nhập thấp hoặc bị hạn chế về nguồn lực;

 Hỗ trợ trong nước dành cho người sản xuất để chấm dứt trồng cây thuốc phiện bất hợp pháp

4 Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách (Theo Điều 6.4 AoA và Phụ lục 3 AoA)

Đây là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân và doanh nghiệp liên quan Theo AoA, các thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc Hộp hổ phách nhưng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện sau:

 Trong mức hỗ trợ cho phép (de minimis): là mức tối thiểu được tính bằng 5% trị giá

sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lượng ngành nông nghiệp đối với các nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển

 Không vượt mức trần cam kết (mức cam kết cắt giảm tổng lượng hỗ trợ tính gộp AMS)

Trang 18

2.2.2 Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản

Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu So với các hình thức trợ cấp khác, trợ cấp xuất khẩu gây ra hệ quả bóp méo thương mại quốc tế nhiều nhất, vì vậy quy định đối với hình thức trợ cấp này là nghiêm ngặt nhất Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm

Đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đang áp dụng, các nước phải cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp (tính bằng tiền) và số lượng nông sản được trợ cấp Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ được áp dụng cho các nước thành viên gia nhập WTO kể từ năm 1995 kể về trước Theo quy định của WTO, các nước phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lượng trợ cấp) và 36% (tính theo giá trị) trong vòng 6 năm (1995 – 2000), các nước đang phát triển là 14% (theo lượng) và 24% (theo giá trị) trong vòng 10 năm (1995 – 2004)

Đối với tất cả các nước gia nhập WTO sau ngày 1/1/1995, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm hoàn toàn Tuy vậy, WTO vẫn dành sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho phép các nước thành viên đang phát triển duy trì trợ cấp xuất khẩu dưới hai hình thức

Hộp 1.2 Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Trợ cấp xuất khẩu nông sản là các biện pháp trợ cấp gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu Theo Điều 9 AoA, các biện pháp trợ cấp xuất khẩu bao gồm:

 Các khoản trợ cấp trực tiếp, kể cả trợ cấp bằng hiện vật, gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu mà chính phủ hoặc cơ quan chính phủ dành cho các doanh nghiệp, ngành và/hoặc người sản xuất nông sản, hoặc cho các hợp tác xã, hiệp hội của người sản xuất nông sản hoặc cho các hiệp hội tiếp thị nông sản;

 Việc bán hoặc thanh lý bằng cách xuất khẩu lượng dự trữ nông sản phi thương mại của chính phủ hoặc cơ quan chính phủ với mức giá thấp hơn giá so sánh của nông sản cùng loại bán cho người tiêu dùng trong nước trên thị trường nội địa;

 Các khoản chi trả hoàn toàn từ ngân sách nhà nước cho việc xuất khẩu một nông sản nhất định;

 Các khoản trợ cấp dành cho nông sản căn cứ vào mức độ đóng góp của nông sản đó trong sản phẩm xuất khẩu với vai trò là thành phần nguyên liệu của sản phẩm xuất

 Phí vận tải nội địa và cước phí mà chính phủ hoặc cơ quan được chính phủ ủy quyền thực hiện chuyên chở các lô hàng xuất khẩu được ấn định ở mức thấp hơn so với chi phí áp dụng cho các lô hàng tiêu dùng nội địa.

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ Hiệp định Nông nghiệp của WTO

Trang 19

13

Bảng 1.4 Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nông nghiệp trong vòng đàm phán Urugoay của WTO

Trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp đã phát sinh nhiều vấn đề mà nó bắt nguồn chính từ nguồn gốc của sự hình thành hiệp định này trong vòng đàm phán Urugoay Thực tế, AoA chủ yếu phản ánh kết quả đàm phán tay đôi giữa Mỹ và các nước EU Do vậy, thương mại hàng nông sản vẫn chịu ảnh hưởng rất mạnh của những chính sách trợ cấp và bảo hộ nặng nề

3.1 Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nước

3.1.1 Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp xanh lá cây

Theo AoA, các biện pháp này không hoặc rất ít làm bóp méo thương mại hàng nông sản Do vậy, đây là những biện pháp được các nước sử dụng nhiều nhất vì hỗ trợ theo dạng này được miễn cắt giảm (xem phụ lục 1) Thực tế quá trình thực thi AoA cho thấy, các nước phát triển là những nước sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ Hộp xanh lá cây nhất (xem phụ lục 2) Đối với nhiều nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và EU, hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây đã tăng mạnh trong những năm gần đây Nếu như mức hỗ trợ hộp xanh lá cây của Mỹ trong giai đoạn 1986 - 1988 là 26,151 tỷ USD thì năm 2000 đã lên tới 50,057 tỷ USD 7

và năm 2007 là 76,162 tỷ USD 8 Đối

7 WTO G/AG/N/USA/51/Rev.1 Committee on Agriculture January 28th 2009

8 WTO G/AG/N/USA/66 Committee on Agriculture January 19th 2009

Trang 20

với EU, từ giai đoạn 2004 - 2005 đến 2005 - 2006, mức hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 24,39 tỷ EUR lên đến 40,28 tỷ EUR.9

Theo báo cáo về hỗ trợ nông nghiệp trong nước của các nước này gửi lên WTO có thể thấy rằng, các nước đã cơ cấu lại chương trình hỗ trợ, chuyển các biện pháp bóp méo thương mại theo hướng “ít bóp méo thương mại hơn” bằng cách rút các chương trình hỗ trợ từ Tổng AMS bị cấm và chuyển vào hộp xanh lá cây, do đó tránh được việc phải cắt giảm thực sự hỗ trợ trong nước Chẳng hạn như đối với Mỹ, những thanh toán cho nông dân để bù đắp sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá được nhận (biện pháp trợ giá – phải cắt giảm) đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản xuất (production flexibility contract payments) (thuộc hộp xanh lá cây và không bị cắt giảm)

3.1.2 Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp xanh da trời

Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nước phát triển đã áp dụng trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp Trong khi đó, tất cả các nước đang phát triển đều không có hình thức hỗ trợ này Nguyên nhân chính là do ngân sách hạn hẹp của các nước đang phát triển Vì vậy, mặc nhiên, loại trợ cấp này được xem là dành cho các nước phát triển

Các biện pháp thuộc hộp xanh da trời không phải cam kết cắt giảm, do đó, một số nước, trong đó có EU, vẫn tiếp tục tăng giá trị các biện pháp này và cho rằng việc thanh toán trực tiếp trong hộp xanh da trời là một công cụ hữu ích được sử dụng nhằm cải cách các chính sách trong nước theo tiêu chuẩn do WTO đặt ra Tại các nước EU, các thanh toán trực tiếp đă tăng lên chiếm tới ¼ trong tổng mức hỗ trợ cho nông nghiệp trong giai đoạn 1998-1999

Tại Vòng đàm phán Doha, các nước thành viên WTO cũng đang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến tới xóa bỏ hình thức trợ cấp Hộp xanh lá cây

3.1.3 Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp hổ phách

Trong quá trình thực thi cam kết cắt giảm các biện pháp trợ cấp gây bóp méo thương mại, tổng lượng hỗ trợ tính gộp (tổng AMS) của các nước đã giảm đi đáng kể, nhưng hỗ trợ trong nước cho một số sản phẩm cụ thể lại tăng lên Do việc cam kết đưa ra là cắt giảm Tổng AMS chứ không phải là cắt giảm lượng AMS với từng sản phẩm nông sản cụ thể nên các nước vẫn có thể tăng sự hỗ trợ đối với một số mặt

Trang 21

15

hàng nông sản trong khi hoàn toàn loại bỏ sự hỗ trợ đối với các loại nông sản khác mà vẫn đảm bảo mức cắt giảm đúng như cam kết Ví dụ như: EU duy trì hỗ trợ trong nước đối với đường, thịt bò và rau quả, trong khi giảm đáng kể hỗ trợ đối với ngũ cốc và hạt có dầu Điều này giúp làm tăng tính cạnh tranh của những mặt hàng có lợi thế so sánh của một nước nhưng sẽ làm méo mó thương mại nông sản quốc tế

Vì vậy, trong các vòng đàm phán tiếp theo WTO cần phải yêu cầu các nước thành viên cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước theo ngành và mặt hàng chứ không chỉ trên cơ sở hỗ trợ trong nước tính gộp đối với tất cả các ngành và các mặt hàng

3.2 Những phát sinh trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu

Trên thực tế, lượng trợ cấp xuất khẩu mà các nước sử dụng khá nhỏ so với mức giới hạn cam kết Trong số các nước thành viên WTO, EU là khối nước trợ cấp xuất khẩu nhiều nhất trong giai đoạn 1995 – 2000, chiếm gần 90% tổng trợ cấp xuất khẩu Nhưng dựa trên số liệu thông báo lên WTO năm 1998 (năm EU có mức trợ cấp cao nhất), EU sử dụng 5,976 tỷ USD cho trợ cấp xuất khẩu, chỉ chiếm hơn 58%

so với cam kết trợ cấp xuất khẩu của EU trong năm (xấp xỉ 10,2 tỷ USD) Theo một

nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, những cam kết về mặt trợ cấp xuất khẩu có tác động lớn nhất trong số tất cả các cam kết trong AoA.10 Những cam kết này đã dẫn

đến sự cắt giảm đáng kể trong trợ cấp xuất khẩu của các nước Trợ cấp xuất khẩu của Mỹ đã giảm từ mức 147 triệu USD năm 1998 xuống 15 triệu USD năm 2000 và có xu hướng tiếp tục giảm (bảng 1.5) Australia, New Zealand, Canada mặc dù bảo lưu quyền sử dụng trợ cấp xuất khẩu nhưng hầu như không áp dụng biện pháp này

Bảng 1.5 Trợ cấp xuất khẩu của các nước thành viên WTO giai đoạn 1995-2000

Đơn vị: triệu USD và %

Nguồn: WTO Subsidies, trade and the WTO World Trade Report 2006

Chú thích: Khác*: chỉ các nước thành viên WTO còn lại

10 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Ủy ban thương mại quốc gia Thụy Điển Tác động của hiệp

định WTO đối với các nước đang phát triển Hà Nội 2005 Trang 85

Trang 22

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước đã chuyển các biện pháp trợ cấp xuất khẩu thành các biện pháp được miễn trừ khác Chẳng hạn như: các nước phát triển biến các biện pháp trợ cấp xuất khẩu thành các thanh toán thiếu hụt liên quan đến sản lượng (output-related deficiency payments); hay như Đạo luật Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 1996 đã chuyển các quỹ trợ cấp xuất khẩu thành các quỹ xúc tiến thương mại; mở rộng chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, trong đó tín dụng thương mại được phát triển để tài trợ cho việc buôn bán các nông sản xuất khẩu của Mỹ ở những nước thu nhập trung bình hoặc thấp Các trợ cấp này được coi là nằm trong hộp xanh lá cây và được phép theo AoA

Đối với các nước đang phát triển, khả năng cung cấp những khoản trợ cấp xuất khẩu thường ít được quan tâm hơn, do các nước này không có vốn để hỗ trợ các nhà xuất khẩu

Do các biện pháp trợ cấp xuất khẩu được coi là gây ra tác động bóp méo thương mại quốc tế nhiều nhất nên vào ngày 18/12/2005, tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới WTO diễn ra tại Hồng Kông, tất cả các nước thành viên WTO đã nhất trí về việc sẽ xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp muộn nhất vào năm 2013

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO

Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp là yêu cầu có tính khách quan đối với tất cả các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO

1 Tính thiết yếu chung của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với các nước trên thế giới

1.1 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, trước hết, nhằm thực hiện cam kết khi gia nhập WTO

WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý, WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi nước thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân các nước thành viên Hầu hết các hiệp định của WTO là các cam kết đa phương, đòi hỏi sự bắt buộc thực hiện của các nước thành viên Các nước thành viên phải đảm bảo sự phù hợp giữa luật lệ và

Trang 23

17

chính sách của mình với các hiệp định của WTO Đây là một nghĩa vụ pháp lý của các nước thành viên Điều này đã được thể hiện rõ qua Điều XVI – Khoản 4 Hiệp

định Marrakesh về việc thành lập Tổ chức Thương mại thế giới: “Mỗi nước Thành viên sẽ đảm bảo sự thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định trong các Hiệp định”

Ngay trong phần mở đầu của Hiệp định Nông nghiệp của WTO, các thành

viên đã ý thức rằng mục tiêu dài hạn là "thiết lập một hệ thống thương mại nông nghiệp công bằng và định hướng thị trường, quá trình cải cách cần được tiến hành thông qua việc đàm phán cam kết về trợ cấp, bảo hộ và thông qua việc thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và thực thi có hiệu quả hơn của GATT ", nhằm “giảm đáng kể và nhanh chóng trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp liên tục trong một khoảng thời gian được thoả thuận, nhằm hiệu chỉnh và ngăn chặn những hạn chế và bóp méo thương mại trên thị trường nông sản thế giới"

Như vậy, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của các quốc gia là một tất yếu khách quan, nhằm thực thi những cam kết và tuân thủ một cách nghiêm túc những quy định của WTO

1.2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm tận dụng những tác động tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa nông nghiệp

Toàn cầu hóa nông nghiệp là một quá trình tất yếu sẽ phải xảy ra theo trào lưu toàn cầu hóa nói chung Đó là sự tham gia của nông nghiệp vào toàn cầu hóa kinh tế, tức là sự tham gia của nông nghiệp vào sự tự do lưu chuyển hàng hóa, vốn và lao động xuyên qua biên giới các quốc gia

Về những tác động tích cực: Toàn cầu hóa nông nghiệp sẽ giúp các nước tiếp

cận những thị trường nông sản toàn cầu, đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức quản lý Toàn cầu hóa nông nghiệp cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp có nhiều tính chất manh mún, tự cung tự cấp sang những dạng sản xuất nông nghiệp hiện đại hơn và tập trung hóa hơn phục vụ thị trường toàn cầu Đây là những điều kiện thuận lợi để các nước khai thác và phát huy tốt nhất các lợi thế so sánh của riêng mình

Nhiều nước trên thế giới đã từng coi xuất khẩu nông sản dựa trên lợi thế so sánh là nội dung quan trọng trong chiến lược tăng thu nhập và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu để phát triển kinh tế Mỹ, Đan Mạch, Canada, Úc đã từng phát

Trang 24

triển theo hướng này để trở thành các nước công nghiệp phát triển Nhiều nước đang phát triển có lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu hàng nông sản như Côlômbia, Mêxicô, Ghana, Nigiêria, Thái Lan và Việt Nam cũng đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế dựa trên xuất khẩu nông sản Để đạt được mục tiêu này, các nước cần phải có sự điều chỉnh một cách hợp lý chính sách hỗ trợ nông nghiệp để vừa đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước đồng thời hướng đến xuất khẩu

Về những tác động tiêu cực: Trước đây và cho đến tận bây giờ, nông nghiệp

luôn là khu vực tại đó hiện diện rõ nhất vai trò can thiệp của nhà nước, nhiều khi lấn át vai trò của thị trường tự do, khiến cho cấu trúc các thị trường nông sản cũng như thị trường các yếu tố đầu vào bị bóp méo và có tính bao cấp nặng nề Do vậy, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, nền nông nghiệp thế giới phải trải qua một sự chuyển đổi kép, vừa dò dẫm cải cách hướng về cơ chế thị trường, vừa phải chấp nhận ngay sự cạnh tranh quốc tế rất khắc nghiệt Bên cạnh đó, toàn cầu hóa nông nghiệp cùng những luật lệ ràng buộc của nó, tạo ra một môi trường quốc tế không thuận lợi và thiếu ưu đãi đối với vấn đề phát triển kinh tế nông thôn ở các nước đang và kém phát triển Các nước này sẽ gặp phải những khó khăn như: thiếu khả năng tiếp cận thị trường quốc tế vì bị ràng buộc bởi những hàng rào bảo hộ nông sản cao ở các nước phát triển; thiếu khả năng tiếp cận vốn; thiếu khă năng tiếp cận khoa học, công nghệ hiện đại, đặc biệt các luật lệ quốc tế về sở hữu trí tuệ đang gây nhiều bất lợi cho các nước đang và kém phát triển

Trước những tác động tiêu cực như đã phân tích ở trên, việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển là cần thiết, nhằm đối phó và giảm thiểu những tác động xấu đồng thời chủ động phát triển nền nông nghiệp của mỗi quốc gia

1.3 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong việc giảm thiểu những thất bại của thị trường nông nghiệp

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, những thất bại của thị trường luôn có thể xảy ra Khả năng xảy ra thất bại trong lĩnh vực nông nghiệp là rất lớn do những đặc trưng của sản xuất nông nghiệp cũng như của thị trường hàng nông sản, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại như hiện nay Mặt khác, do có tầm quan trọng đặc biệt nên vấn đề phát triển nông nghiệp luôn giành được những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Chính vì vậy,

Trang 25

19

điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp là việc làm thiết yếu nhằm giảm thiểu những thất bại của thị trường nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy và đảm bảo cho sự phát triển của khu vực kinh tế - xã hội này Điều này có thể được lý giải bởi những lý do sau:

Thứ nhất, trên thị trường, xét một cách tương đối, người nông dân thường

phải chịu thiệt thòi do hạn chế về kiến thức thị trường, thông tin thị trường, Bên cạnh đó, hoạt động cạnh tranh mang tính độc quyền trên thị trường hàng hóa nông nghiệp và thị trường nông thôn đang diễn ra ngày càng phổ biến Ngoài ra, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước, không khí và đất canh tác Do vậy, nhà nước phải can thiệp bằng các chính sách thích hợp nhằm tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng, khuyến khích, định hướng sản xuất nông nghiệp và đảm bảo tính bền vững của các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai, trong mỗi nền kinh tế, người nông dân tiến hành sản xuất nông

nghiệp ở những điều kiện khác nhau, chịu nhiều tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế, gây ra bất bình đẳng về thu nhập Mặt khác, thị trường luôn chứa đựng các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, càng làm trầm trọng thêm sự phân hóa thu nhập giữa các nhóm dân cư Vì vậy, nhà nước cần phải can thiệp vào thị trường thông qua những chính sách có tính chất hỗ trợ nông nghiệp và phân phối lại thu

nhập nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội

Trên thực tế, sau khi Hiệp định Nông nghiệp có hiệu lực, đã có nhiều sự thay

đổi trong chính sách trợ cấp nông nghiệp của các quốc gia Ở một số nước phát triển, trước sức ép bên ngoài của WTO và bên trong của các lực lượng chính trị khác nhau đòi phải cải tổ chính sách nông nghiệp, hạn chế sự trợ cấp quá mức làm giảm hiệu quả sản xuất, thiệt hại cho người đóng thuế, chính phủ các nước này đã có nhiều điều chỉnh tích cực, như: New Zealand đã tiến hành cải cách xóa bỏ mọi trợ cấp của nhà nước cho nông nghiệp, Canada đã xóa bỏ mọi trợ cấp cho ngũ cốc và giảm bộ máy quản lý nông nghiệp Các nước bảo hộ nhiều nhất và can thiệp vào thị trường nhiều nhất như Mỹ, Nhật, EU cũng đang phải tiến hành các cải cách đáng kể trong chính sách nông nghiệp để có thể thực thi những cam kết trong AoA Đối với EU, các hình thức hỗ trợ của nhà nước chuyển từ trợ giá đánh vào người tiêu dùng sang trợ cấp trực tiếp lấy từ thuế, hạn chế trợ cấp xuất khẩu nông sản sang các nước đang phát triển, thực hiện giảm giá và giảm trợ cấp trực tiếp từ năm 1992, thông qua

Trang 26

chương trình nghị sự Agenda 2000 thay đổi kết cấu nông nghiệp châu Âu theo hướng cạnh tranh Cùng với đó, năm 1996 Luật Nông nghiệp của Mỹ ra đời, tách các trợ cấp không đặc biệt ra khỏi ưu tiên sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sơ pháp lý hình thành nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường

2 Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với Việt Nam

Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp ở Việt Nam, ngoài những lý do giống với các nước khác trên thế giới, còn có thêm những lý do khác do Việt Nam có những đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội cùng những đặc trưng của nền nông nghiệp Cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và hơn 60% dân số sống bằng nghề nông Tuy nhiên, do năng suất thấp hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ nên tỷ lệ đói nghèo của khu vực nông thôn vẫn còn ở mức cao, tới khoảng 20% so với chỉ có khoảng 4% của khu vực thành thị.11

Do vậy, Chính phủ Việt Nam coi việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo và nâng cao mức sống của người dân nông thôn là một trong những chính sách trọng tâm ưu tiên Việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam là tất yếu xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan Nhìn trên góc độ chủ quan, đó là từ thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam cần phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp để phát triển, đáp ứng những mục tiêu mới Từ góc độ khách quan, quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, mà đặc biệt là việc trở thành thành viên chính thức của WTO, đã đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của mình để phù hợp với luật lệ thương mại quốc tế

2.1 Nhìn trên góc độ chủ quan

Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế lạc hậu, đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, các yếu tố của thị trường chưa được tạo lập một cách đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết Trước đổi mới (trước năm 1986), cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm sản xuất nông nghiệp Miền Bắc thiếu lương thực trầm trọng, gạo bán theo tem phiếu, nhà nhà ăn cơm trộn mì, bo bo, ngô, khoai, sắn, nhiều gia đình đứt bữa Hợp tác xã nông nghiệp sau những năm phát huy tác dụng, đến thời điểm này đã trở thành vật cản động lực sản xuất của nông dân Người nông dân không thiết tha với ruộng đồng, nhiều nơi lúa chín rủ ngoài đồng không người gặt

Trang 27

21

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mới: đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa qui mô tương đối lớn và trở thành một trong hai quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn những tồn tại và thách thức:

Thứ nhất, cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, chưa hợp

lý Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây lương thực, tỷ lệ giá trị của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng giảm, giá trị dịch vụ nông nghiệp nông thôn nhỏ bé

Thứ hai, sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản vẫn là sản xuất thủ công,

qui mô nhỏ Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến nông lâm sản, trình độ thương mại hóa nông sản còn thấp Năng suất cây trồng vật nuôi, chất lượng nông sản, năng suất lao động kém so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới dẫn đến sức cạnh tranh hàng hóa nông sản trên thị trường thế giới yếu

Thứ ba, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã tăng cường nhưng còn

yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa Đầu tư nông nghiệp những năm qua tập trung cho thuỷ lợi, nhưng chủ yếu phục vụ trồng lúa Giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn rất thiếu và yếu Đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại như chợ, cửa hàng, bến bãi, đường xá và phương tiện vận tải phục vụ buôn bán còn thiếu rất nhiều

Thứ tư, tổ chức sản xuất, chính sách, cơ chế nhằm gắn kết các khâu sản xuất -

chế biến - tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng thương phẩm hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đồng bộ và còn thiếu nhiều Ở nhiều vùng, nhiều ngành hàng thậm chí còn chia cắt sâu sắc giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản trong nước và thế giới chưa được quan tâm đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng kìm hãm sản xuất, gây tổn thất cho nông dân

Đứng trước những khó khăn và thách thức đó, Việt Nam cần phải điều chỉnh và đổi mới những chính sách nông nghiệp thiếu hiệu quả và không còn phù hợp trong điều kiện phát triển kinh tế mới, trong đó việc điều chỉnh chính sách hỗ trợ nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Trang 28

2.2 Nhìn trên góc độ khách quan

Kể từ những năm đầu thập kỷ 1990 đến nay, Việt Nam ngày càng tăng cường hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia hàng loạt các diễn đàn kinh tế và các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Song song với hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng thực hiện nhiều chính sách cải cách trong nước để chuyển đổi nền kinh tế và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời để điều chỉnh hệ thống chính sách nhằm tuân thủ các cam kết quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mang đến nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng chứa đựng cả thách thức và đặt ra không ít khó khăn Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn để tiếp cận thị trường thế giới Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào trong nước sẽ tăng lên đồng nghĩa với việc Việt Nam có cơ hội tiếp cận và tiếp nhận thêm nhiều công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị tiên tiến và năng suất lao động vì thế cũng sẽ tăng lên Tuy nhiên, để đổi lại, Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm nước ngoài và áp dụng chế độ đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại, các rào cản thương mại cũng dần dần phải bị xóa bỏ Một số chính sách trợ cấp và hỗ trợ sản xuất trong nước, trong đó có các chính sách hỗ trợ ngành nông nghiệp, cũng sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với các quy định và luật lệ quốc tế

Việt Nam là một nước đang phát triển với tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn còn rất cao Càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới thì sự hỗ trợ và trợ cấp dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thương mại nông sản càng trở nên cần thiết nhằm giúp nông dân tránh bị tác động tiêu cực đột ngột từ bên ngoài và góp phần tiếp tục duy trì sản xuất nông nghiệp cho đến khi tự thân ngành nông nghiệp có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Như vậy, điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp là việc làm cần thiết đối với Việt Nam Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là Việt Nam phải điều chỉnh chính sách đó như thế nào để vừa phải đảm bảo tính hiệu quả thiết thực đối với nông dân, vừa không được phép gây ra tác động bóp méo thương mại, trái với các cam kết gia nhập WTO

Trang 29

23

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

I ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO

1 Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc khi gia nhập WTO

1.1 Tổng quan về nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia nông nghiệp lớn đang phát triển với dân số khoảng 1,3 tỷ người, chiếm 21% dân số thế giới, trong đó 56,1% dân số mưu sinh bằng kinh tế nông nghiệp Ở Trung Quốc, nông nghiệp được coi là cái gốc của đời và là nhân tố đặc biệt quan trọng trong sự hưng suy của đất nước và ổn định của xã

hội Người dân Trung Quốc đã tổng kết rằng: vô nông bất ổn, vô lương tắc loạn; quốc dĩ nông vi bản, dân dĩ thực vi thiên Điều ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên tính

đúng đắn

Nhìn chung, nền nông nghiệp Trung Quốc đến nay vẫn còn mang nặng tính truyền thống, phát triển dựa trên điều kiện eo hẹp về vốn và kĩ thuật, qui mô hoạt động sản xuất nhỏ, phân tán và khép kín, trình độ sản xuất lạc hậu nên hiệu quả sản xuất còn thấp, chưa phát huy được hết những nguồn lực sẵn có Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế theo định hướng thị trường, công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của nông nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 3,5% so với giai đoạn 1970-1978 là 2,7%12 Trung Quốc đã dần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Chỉ với 9% diện tích đất canh tác của thế giới, Trung Quốc đã nuôi sống được 21% dân số toàn cầu Bên cạnh đó, giá trị xuất nhập khẩu nông sản cũng tăng lên đáng kể Năm 2006, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc ước đạt 63,02 tỷ USD tăng 19,52 tỷ so với năm 200013 Trung Quốc nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, EU, Canada và Braxin

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấ ốc có xu hướng giảm xuống (Bảng 2.1) Điều này

Trang 30

được lý giải là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ, cùng với những áp lực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế Bên cạnh đó, do năng suất sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với ngành công nghiệp và dịch vụ nên về mặt xã hội, vấn đề “nông nghiệp, nông thôn và nông dân” ở Trung Quốc vẫn còn là thách thức lớn Theo thống kê mới đây, dân số nông thôn Trung Quốc thuộc diện nghèo đói là 35,4 triệu người14, 25,1% dân số nông thôn có mức sống dưới 1,25 USD/1 ngày15, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng gia tăng Đó chính là những thách thức lớn mà Trung Quốc sẽ phải giải quyết khi hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu

Bảng 2.1 Nông nghiệp Trung Quốc trong cơ cấu kinh tế và xã hội thời kỳ 1970-2006

Đơn vị tính: %

Tỷ trọng nông

nghiệp trong 1970 1978 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2006 Cơ cấu GDP 40 28.1 30.1 28.4 27.1 20.5 16.4 12.5 11.8

Cơ cấu viêc làm 81 70.5 68.7 62.4 60.1 52.2 50 44.8 42.6

Dân số nông thôn 83 82.1 80.6 76.3 73.6 71.0 63.8 57 56.1

Nguồn: Cục thống kê Nhà nước, “Niên giám thống kê Trung Quốc” qua các năm;

và “Niên giám thống kê nông thôn Trung Quốc” qua các năm

1.2 Một số cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO

Ngày 10/11/2001, tại Doha (thủ đô Quatar), Trung Quốc gia nhập WTO sau 15 năm đàm phán Trung Quốc với tư cách thành viên phải thực hiện những cam kết về trợ cấp nông nghiệp (Hộp 2.1) Thông qua việc so sánh cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc với cam kết của các nước thành viên đang phát triển gia nhập WTO trước đó, có hai điểm đặc biệt cần phân tích như sau:16

14 2006 Rural Poverty Portal: China’s Rural Poverty Indicators, http://www.ruralpovertyportal.com

152005 United Nations ESCAP – Economic and Social Commission in Asia and the Pacific,

- Bản thông cáo báo chí ngày 14/06/2001 của Văn phòng Đại diện Thương mại Mĩ (Office of the United States Trade Representatives - USTR) nhằm tuyên bố chính thức những thỏa thuận đạt được giữa Mĩ và Trung Quốc trong cuộc hội đàm song phương tại Thượng Hải từ ngày 4 tới ngày 8 tháng 6 năm 2001 về vấn

đề Trung Quốc gia nhập WTO Nguyên bản tiếng Anh: USTR Releases Details on U.S.-China Consensus on

China's WTO Accession đăng tải tại website: http://www.ustr.gov

- “China: Shadow WTO Agricultural Domestic Support Notifcations”

Trang 31

25

ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) đối với hỗ trợ trong nước

nhằm hoặc không nhằm một nông sản phẩm cụ thể mà Trung Quốc cam kết là 8,5% tổng giá trị sản lượng, thấp hơn ngưỡng 10% mà các nước đang phát triển khác được phép sử dụng Sở dĩ có điểm khác biệt này là do theo quan điểm của các nước thành viên khác, đặc biệt là Mĩ, Trung Quốc là một trong những nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới (trung bình hàng năm sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc ước đạt 250 tỷ USD), nhưng lại gia nhập WTO với địa vị của

de minimis của Trung Quốc ở mức 8,5%, giữa mức 5%

của các nước phát triển và 10% của các nước thành viên đang phát triển khác

Thứ hai, Trung Quốc chấp nhận tính toán các biện pháp hỗ trợ trong nước

nêu ở điều 6.2 AoA vào Tổng AMS Đây chính là các khoản trợ cấp thuộc “những chương trình phát triển” nhằm vào nông dân nghèo có thu nhập thấp, thiếu nguồn lực sản xuất Đây cũng là nhữn

trợ cấp loại này Chính phủ các nước thành viên đang phát triển hoàn toàn có quyền tự do áp dụng Nguyên nhân khách

hình trợ cấp này từ khi còn duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lại là một nước lớn, có một nền sản xuất nông nghiệp lớn và lâu đời nên Trung Quốc đã hội đủ kinh nghiệm về mặt lịch sử và những tiền đề cơ bản để sử dụng những loại trợ cấp này với giá trị rất lớn Về phía Trung Quốc cũng sẵn sàng từ bỏ “một cách hiệu quả” sự đối xử đặc biệt và khác biệt này của WTO nếu việc đó

nghiên cứu gọi là WTO+ và WTO-.17

Thuật ngữ WTO+ và WTO- được Simon J.Evenett và Carlos A.Primo Braga đưa ra năm 2005 trong nghiên

cứu “WTO Accession: Lessons from Experience” WTO+ (WTO+ commitments) là những cam kết vượt qua

những gì mà các nước thành viên trước đó đã đồng thuận WTO- (WTO- rights) là những quyền lợi đáng lẽ được hưởng nhưng các nước thành viên phải từ bỏ Về cơ bản, các nước phải đánh đổi một số quyển lợi nhất định để đạt được những cam kết có lợi khác

Trang 32

HỘP 2.1 - TÓM TẮT CAM KẾT CỦA TRUNG QUỐC VỀ TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO * Trợ cấp xuất khẩu

- Trung Quốc cam kết k

khẩu nào đối với các mặt hàng nông sản khi gia nhập WTO

* Hỗ trợ trong nước

Trung Quốc cam kết tuân thủ các quy tắc của WTO về hỗ trợ trong nước Theo kết quả của quá trình đàm phán, các cam kết cụ thể của Trung Quốc như sau:

- Ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) đối với hỗ trợ trong nước nhằm vào một nông sản phẩm cụ thể (product-specific AMS) được đặt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông sản cơ bản đó trong năm tương ứng

- Ngưỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) đối với hỗ trợ trong nước không nhằm vào một nông sản phẩm cụ thể nào (non-product-specific AMS) đặt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp Trung Quốc trong năm tương ứng

- Từ bỏ quyền được đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) đối với các nước đang phát triển được nêu ở điều 6.2 Hiệp định nông nghiệp Những biện pháp hỗ trợ loại này nếu sử dụng thì sẽ được tính vào lượng hỗ trợ tính gộp (AMS)

Nguồn: Các cam kết được nhóm nghiên cứu tổng hợp và tóm tắt từ các tài liệu sau: - Report of the Working Party on the Accession of China, WT/MIN (01)/3, November 10th, 2001, para.234 - Protocol on the Accession of the People’s Republic of China, WT/L/432, November 23rd, 2001, Annex 4.

2 Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quố

Trang 36

-

-2.2

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc không ngừng gia tăng giá trị các chính sách loại này (Hình 2.1)

Dịch vụ chung là nhóm hỗ trợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị Hộp màu xanh Theo tính toán dựa trên số liệu của IFPRI 2008 thì nhóm nghiên cứu nhận thấy trong giai đoạn 1997 – 2005, trung bình hàng năm gói hỗ trợ dịch vụ chung chiếm khoảng 55% tổng giá trị Hộp màu xanh lá cây

Cơ sở hạ tầng nông thôn: Thông qua các Văn kiện số 1 thứ sáu (1/2004) đến

Văn kiện số 1 thứ mười (1/2008), định hướng xây dựng hạ tầng nông thôn nhằm tăng trưởng nông nghiệp ngày càng được chú trọng, trên cơ sở đó Trung Quốc tăng cường những khoản đầu tư công liên quan tới hạ tầng nông nghiệp Ngay trong ba

Nguồn: Fuzhi Cheng, China: Shadow WTO Agricultural Domestic Support Notifications, IFPRI 2008

Ghi chú: - Những số liệu tính toán cho năm 2009 – 2013 là những con số dự đoán của Fuzhi Cheng

- Giá trị trên chưa bao gồm hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu, trợ cấp thu nhập bóc tách và bảo hiểm thu nhập

Trang 37

31

năm đầu gia nhập WTO, ngân sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn phục vụ nông nghiệp tăng từ 120 tỷ NDT năm 2003 lên tới 150 tỷ NDT năm 2004 bao gồm: cải thiện tiện ích thủy lợi, đường xá ở nông thôn, thủy điện nông thôn, qui hoạch đồng cỏ cho chăn nuôi, nghiên cứu và xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao Từ tháng 8/2003 đến tháng 5/2004, giá trị hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi là 58 tỷ NDT, tăng 11,7% so với năm 2002

Nghiên cứu và phát triển khoa học trong nông nghiệp: Theo nghiên cứu của

tổ chức IFPRI về mức độ ảnh hưởng của các khoản chi tiêu chính phủ khác nhau đối với nông nghiệp tại Trung Quốc đã cho thấy chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) góp phần lớn nhất vào việc tăng sản lượng20 Kế hoạch Bước nhảy công nghệ trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trung bình hàng

năm tài trợ cho các chương trình R&D khoảng 30 triệu NDT21 Năm 2006, Bộ nông nghiệp Trung Quốc cũng tăng chi tiêu phát triển khoa học nông nghiệp thông qua những khoản chi ngân sách như 20 triệu NDT nhằm nhân rộng công nghệ thu hoạch lúa gạo, 30 triệu NDT nhân rộng các loại hình nông sản có lợi thế và 5 triệu NDT để thử nghiệm công nghệ gieo hạt vào ngành trồng lúa

Hệ thống kiểm dịch và kiểm định chất lượng nông sản: Kể từ sau khi gia nhập

WTO, bên cạnh những nỗ lực mở rộng thị trường, gia tăng sản lượng thì Trung Quốc cũng tiến hành đẩy mạnh trợ cấp nhằm cải thiện hệ thống kiểm dịch và kiểm định chất lượng nông sản Năm 2003, Bộ Nông nghiệp chi 30 triệu NDT cho lĩnh vực này Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2006 - 2010, vấn đề này lại được đưa ra với những định hướng điều chỉnh chính sách mạnh hơn từ phía nhà nước, điển hình là chi ngân sách xây dựng 1294 cơ sở kiểm định, kiểm dịch từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh trị giá của khoản trợ cấp này lên tới 5,91 tỷ NDT

2.2.2 Nhóm chính sách trợ cấp miễn trừ thuế nông nghiệp

Theo Đoạn 4 phụ lục 3 AoA, việc miễn trừ thuế là một hình thực trợ cấp Hộp màu xanh và không phải tính toán vào Tổng AMS Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh chính sách thuế nông nghiệp bằng cách giảm thuế tiến dần đến xóa bỏ 4 loại thuế: thuế nông nghiệp, thuế giết mổ gia súc, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế chăn nuôi Trong Văn kiện số 1 tháng 1/2004, lịch trình cắt giảm

20 Trích bài nghiên cứu của Shenggen Fan trình bày ở các hội thảo 9/2002 tại Ngân hàng Thế giới, Hà Nội và 6/2003 tại Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.

21 Nong Cai Fa Notice on Distribution of Funds for Agricultural Technology Jump Plan MOA No 27

Exhibits A-II-4 2006

Trang 38

thuế nông nghiệp sẽ là 5 năm, giảm 3% thuế năm 2004 và 1% trong các năm tiếp theo, tuy nhiên ở các tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh thì việc bãi bỏ thuế diễn ra với tốc độ nhanh hơn, tháng 1/2005, 25/31 tỉnh thành và đặc khu tự trị của Trung Quốc đã hoàn thành bãi bỏ thuế

2.2.3 Nhóm chính sách tăng cường nguồn vốn phát triển nông nghiệp

Trong khi nông nghiệp chiếm 13,1% trong GDP thì vốn ưu đãi phát triển nông nghiệp chỉ chiếm 5%, đây là một sự bất cân xứng đáng kể Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp điều chỉnh trong đó nổi bật nhất là chính sách Hỗ trợ các Tổ chức tín dụng nông thôn (RCC): Theo thống kê năm 2005 thì 81% tài chính phát triển nông nghiệp nông thôn Trung Quốc được cung cấp bởi hơn 35000 RCC Tuy nhiên những RCC tỏ ra hoạt động không hiệu quả, năm 2002 trong 557,9 tỷ NDT vốn cấp ra, có tới 330 tỷ NDT không có hiệu quả và không thể thu hồi Năm 2003, Trung Quốc tiến hành cải tổ và điều chỉnh chính sách hỗ trợ các RCC thông qua việc giảm thuế hoạt động của RCC nhằm giảm chi phí vận hành, bên cạnh đó Ngân hàng TW và chính quyền các địa phương tăng cường vốn đổ vào nhằm giải quyết những khoản tín dụng không hiệu quả trong quá khứ và mở rộng hoạt động của RCC Theo Tân Hoa Xã ngày 27/12/2006, Ngân hàng TW đã chi trả 165,8 tỷ NDT cho việc cải tổ các RCC

2.2.4 Nhóm chính sách chi trả trực tiếp cho nông dân

Đây là một trong những điều chỉnh chính sách trợ cấp mang tính đột phá của Trung Quốc, được thực hiện chủ yếu đối với nông dân sản xuất lương thực Chính sách này được thử nghiệm lần đầu tiên năm 2002, đến năm 2004, thì được thực hiện trên phạm vi toàn quốc Lượng trợ cấp trực tiếp ban đầu cho nông dân tương đối thấp, vào khoảng 10 NDT/mẫu, theo ước tính của USDA - ERS thì tổng lượng trợ cấp loại này chiếm khoảng 2% tổng giá trị sản lượng lương thực của Trung Quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiến hành trợ cấp trực tiếp cho nông dân nuôi trồng những giống có sản lượng cao, với mức trợ cấp vào khoảng 10 - 15NDT/mẫu Các quĩ công cộng cũng được lập ra hoặc cải tổ lại nhằm tạo nguồn ngân sách cho các chương trình nêu trên như các quĩ “Rủi ro lương thực” thành lập từ năm 1998 tại 13 tỉnh sản xuất lương thực lớn

2.2.5.Nhóm chính sách trợ cấp điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp

Trang 39

33

Các chính sách điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các loại hình:

Hỗ trợ giải phóng nguồn lực: Trung Quốc là một nước có tốc độ đô thị hóa

tăng nhanh đến chóng mặt, vào thời điểm gia nhập WTO tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc là 37,7%, đến năm 2007 tăng lên 44,9% Đô thị hóa cũng kéo theo vấn đề trợ cấp giải phóng hai nguồn lực là đất đai canh tác và lao động trong nông nghiệp Phía nhà nước đã tiền hành điều chỉnh chính sách theo định hướng: hạn chế và thắt chặt việc biến đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp nhằm đảm bảo ổn định xã hội và sản xuất; ấn định đúng cơ chế giá đền bù tránh tình trạng nông dân chỉ được hưởng 10 - 20% tổng lợi nhuận do mảnh đất mang lại; và giải quyết việc làm và trợ cấp hợp lí cho nông dân bị mất đất rơi vào tình trạng thất nghiệp thông qua việc trích ngân sách nhà nước và các khoản bảo hiểm xã hội; mặt khác, từ năm 2004, các Bộ ngành chức năng chung tay tiến hành công trình “Ánh sáng mặt trời” chuyển dịch sức lao động nông thôn, đẩy mạnh quá trình nông dân mất tư liệu sản xuất đi “kiếm lương” Hỗ trợ nhằm hợp tác hóa sâu hơn khu vực nông nghiệp: Có hai mô hình

chính ở Trung Quốc nhằm tăng cường sự hợp tác trong khu vực nông nghiệp:

Thứ nhất, mô hình các Hiệp hội nông dân chuyên nghiệp (FPA) là một điển

hình, hình thành và phát triển nhằm cung cấp cho các nông dân thành viên những hỗ trợ về kĩ thuật công nghệ cũng như các thông tin cần thiết cho sản xuất nông nghiệp Năm 2004, có 290 FPA hoạt động tại Trung Quốc và nhận sự hỗ trợ về tài chính cũng như chính sách từ chính phủ Năm 2005, chính phủ Trung Quốc thông qua Bộ tài chính và Bộ nông nghiệp chi 100 triệu NDT cho việc phát triển và mở rộng mô hình này Trên phạm vi tỉnh thảnh, Sở tài chính các tỉnh chi tổng cộng 140 triệu NDT để thành lập thêm 600 FPA, tăng 67 triệu NDT so với năm 2004

Công nghệ, Quĩ hoạt động, Bảo hiểm mùa màng cho nông nghiệp

Trang 40

Thứ hai, trên cơ sở của các FPA, Trung Quốc đang phát triển một mô hình

sản xuất mới có mức độ hợp tác hóa cao hơn nhiều, đó là mô hình Xí nghiệp Đầu rồng Đây là một mô hình kết hợp hoàn hảo tất cả các biện pháp trợ cấp nông nghiệp nói trên Bộ nông nghiệp Trung Quốc năm 2006 hỗ trợ các xí nghiệp Đầu rồng một khoản ngân sách trị giá 30 tỷ NDT, thông qua các xí nghiệp này và trung gian là các tổ hợp tác, nông dân được hỗ trợ tiếp cận với giống tốt và máy móc hiện đại, và ngược lại, xí nghiệp Đầu rồng là đầu mối tiêu thụ nông sản chủ yếu của nông dân trực thuộc, nhờ đó, rủi ro cho nông dân giảm xuống (Xem phụ lục số 4)

3 Đánh giá việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp Trung Quốc hậu WTO

3.1 Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp

Trung Quốc là một nước đang phát triển có lỗ hổng AMS lớn và hệ thống chính sách trợ cấp nông nghiệp chủ yếu nằm trong Hộp màu xanh nên áp lực điều chỉnh chính sách phải cắt giảm là không lớn Mục tiêu hiện tại của Trung Quốc là sử dụng hiệu quả những khoản trợ cấp được miễn trừ trong khả năng tài chính của mình Về cơ bản, những điều chỉnh mới đây mang lại nhiều tác động tích cực:

Thứ nhất, nhờ có đầu tư về cơ sở hạ tầng và những khoản trợ cấp khuyến

khích sản xuất, sản lượng nông nghiệp không ngừng gia tăng Tốc độ phát triển nông nghiệp tăng từ 2,7% trước thời điểm gia nhập WTO tới 3,5% giai đoạn 2001 - 2005 Riêng đối với sản xuất lương thực, sản lượng năm 2008 ước tính đạt 511,5 triệu tấn và là năm thứ 5 liên tiếp được mùa, Trung Quốc tạm thời không bị đe dọa nghiêm trọng bởi điểm nóng an ninh lương thực đồng thời góp phần làm tăng GDP

Thứ hai, nhờ những cải tiến trong công nghệ giống cũng như hệ thống kiểm

định, kiểm dịch chất lượng nông sản, kết hợp với những nỗ lực tìm kiếm mở rộng thị trường thông qua trợ cấp xúc tiến xuất khẩu đã làm cho hàng nông sản của Trung Quốc nâng cao được uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu những mặt hàng chủ lực như đậu nành, lúa mì, cotton vào các thị trường lớn như EU và Hoa Kì Giá trị xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO tăng từ 10 tỷ USD năm 2001 lên 16 tỷ USD năm 2005

Thứ ba, một trong những mục tiêu tối quan trọng của các chính sách trợ cấp

của Trung Quốc là làm giảm khoảng cách giữa nông thông và thành thị, tăng thu nhập cho nông dân cải thiện đời sống xã hội và phát triển bền vững Tuy chưa đạt

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Tổng trợ cấp nụng nghiệp tại cỏc nƣớc OECD - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Bảng 1.1..

Tổng trợ cấp nụng nghiệp tại cỏc nƣớc OECD Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1.2. Tỏc động của cỏc biện phỏp trợ cấp cho nụng nghiệp tại 18 nƣớc đang phỏt triển trong thời kỳ 1960 – 1984  - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Bảng 1.2..

Tỏc động của cỏc biện phỏp trợ cấp cho nụng nghiệp tại 18 nƣớc đang phỏt triển trong thời kỳ 1960 – 1984 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1.3. Cỏc loại hỡnh hỗ trợ nụng nghiệp trong nƣớc theo Hiệp định Nụng nghiệp của WTO  - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Bảng 1.3..

Cỏc loại hỡnh hỗ trợ nụng nghiệp trong nƣớc theo Hiệp định Nụng nghiệp của WTO Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.4. Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nụng nghiệp trong vũng đàm phỏn Urugoay của WTO  - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Bảng 1.4..

Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nụng nghiệp trong vũng đàm phỏn Urugoay của WTO Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 1.5. Trợ cấp xuất khẩu của cỏc nƣớc thành viờn WTO giai đoạn 1995-2000 - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

Bảng 1.5..

Trợ cấp xuất khẩu của cỏc nƣớc thành viờn WTO giai đoạn 1995-2000 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Phụ lục số 2 Bảng: Cỏc biện phỏp trợ cấp trong Hộp xanh lỏ cõy tại - Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.pdf

h.

ụ lục số 2 Bảng: Cỏc biện phỏp trợ cấp trong Hộp xanh lỏ cõy tại Xem tại trang 92 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan