GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

143 1.1K 19
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một trong những vấn đề khó khăn lớn của các nước đang phát triển như Việt Nam đó là hạ tầng cơ sở kĩ thuật, trong đó có kết cấu hạ tầng cảng biển vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC Lời mở đầu…………………………………………………………………………… .4 CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG 4 I. Tổng quan về hệ thống cảng biển .4 1. Những vấn đề chung về cảng biển .4 2. Cơ sở vật chất cảng biển 6 3. Ý nghĩa và vai trò của cảng biển 9 4. Chức năng của cảng biển .10 5. Hoạt động khai thác cảng biển .11 6. Phân loại cảng biển .12 7. Mô hình quản lí cảng biển .14 II. Hệ thống cảng biển Việt Nam 16 1. Đặc điểm của hệ thống cảng biển Việt Nam .16 2. Vai trò của hệ thống Cảng biển Việt Nam trong hội nhập kinh tế 17 3. Phân loại cảng biển Việt Nam 19 III. Hoạt động đầu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam .19 1. Sự cần thiết phải tiến hành đầu phát triển hệ thống cảng biển .19 2. Quản lí Nhà nước liên quan đến sự phát triển cảng biển 20 3. Vốn và nguồn vốn cho phát triển cảng biển Việt Nam .24 4. Nội dung hoạt động đầu phát triển cảng biển .26 5. Đặc điểm của hoạt động đầu phát triển cảng biển 27 6. Tình hình đầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam 28 7. Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đầu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam .32 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU PHÁT TRIỂN CẢNG HẢI PHÒNG 39 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Cảng Hải Phòng .39 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Cảng Hải Phòng 39 2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của Cảng Hải Phòng 41 3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng 42 4. Bộ máy tổ chức, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng 43 5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng .49 II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh .54 1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 55 2. Đánh giá tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 .56 3. Đánh giá tổng sản lượng container thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 .58 III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TẠI CẢNG HẢI PHÒNG 59 1. Tổng quan về tình hình đầu phát triển đầu xây dựng cơ bản của Cảng Hải Phòng.59 2. Tình hình huy động vốn cho hoạt động đầu phát triển của Cảng .61 3. Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu phát triển của cảng 66 --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D 4. Đánh giá về hoạt động đầu của Cảng Hải Phòng 103 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG .108 I. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam: 108 II. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng 112 Thành phố Hải Phòng ngoài Cảng Hải Phòng chính còn có một số cảng khác như cảng Đoạn Xá, cảng Chinfon, Total, Caltex, Đài Hải…Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam như trên thì phương hướng nhiệm vụ, các yêu cầu và điều kiện cho việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng được xác định như sau: 112 III. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng 113 1. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2020 .113 2. Định hướng đầu của Cảng Hải Phòng .114 3. Kế hoạch đầu phát triển Cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2013 115 IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tại Cảng Hải Phòng 115 1. Giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn đầu 116 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu cơ sở hạ tầng cảng 118 3. Giải pháp đầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .120 4. Giải pháp đầu tăng cường công tác marketing 121 V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM .122 1. Đổi mới công tác quy hoạch hệ thống cảng biển 122 2. Cải tiến mô hình quản lí cảng biển 125 3. Xúc tiến việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế 128 4. Ban hành khung pháp lí của mô hình cho thuê cơ sở hạ tầng cảng biển .129 5. Một số giải pháp khác 130 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………………………148 --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D LỜI MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề khó khăn lớn của các nước đang phát triển như Việt Nam đó là hạ tầng cơ sở kĩ thuật, trong đó có kết cấu hạ tầng cảng biển vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, hệ thống cảng biển Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam. Theo thống kê, 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển thông qua các cảng biển. Vì vậy, vận tải biểnhệ thống cảng biển góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước không chỉ ở việc vận chuyển hàng hóa, tạo ra thu nhập và việc làm mà quan trọng hơn là thúc đẩy đầu vào và cả đầu ra của sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh doanh cảng biển khi chúng ta có 3260 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, với vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, có nhiều sông lớn và đặc biệt là vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế. Chính vì lẽ đó, kinh tế cảng biển cần được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển. Và trong thời gian tới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đầu vào hệ thống cảng biển Việt Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đã đặt ra. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu phát triển cảng biển Việt nam, trong quá trình thực tập tại công ty trách nhiệm 1 thành viên Cảng Hải Phòng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đầu phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp”. --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D Chuyên đề gồm có 3 chương: - Chương I: Lý luận chung. - Chương II: Thực trạng hoạt động đầu phát triển cảng Hải Phòng. - Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu phát triển cảng Hải Phòng. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG I. Tổng quan về hệ thống cảng biển . 1. Những vấn đề chung về cảng biển. 1.1. Các khái niệm về cảng biển. Theo từ điển bách khoa 1995 thì cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng hóa và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đường biển. Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa chữa. Theo giáo trình Quy hoạch Cảng của trường đại học xây dựng- 1984 định nghĩa: Cảng là tổng hợp những công trình và thiết bị kĩ thuật đảm bảo thuận lợi cho tầu tiến --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D hành công tác bốc xếp hàng hóa và các quá trình khác. Nhiệm vụ cơ bản của cảng là vận chuyển hàng hóa hay hành khác từ đường thủy( biển hay sông) lên các phương tiện giao thông khác và ngược lại. Theo điều 59 chương V Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam quy định: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Như vậy tựu chung lại cảng biển là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, chế xuất; là nơi trong khu vực giao nhau giữa đất liền và biển. Cảng biển đồng thời là mắt xích của vận tải đa phương thức, ở đó các phương tiện vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đường sông hoặc đường hàng không đi qua, là nơi có sự thay đổi hàng hóa từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại. 1.2. Các khái niệm khác có liên quan Một cảng biển sẽ bao gồm 2 khu vực: vùng đất cảng và vùng nước cảng: Vùng đất cảng: là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt thiết bị. Trong đó, cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Bến cảng có thể có một hoặc nhiều cầu cảng. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. Đây chính là khu vực có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động phục vụ tàu ra vào cảng, bao gồm có vũng chờ và khu nước trước cảng: --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D + Vũng chờ: Là vùng nước nằm xa so với vị trí cầu bến của cảng, được định vị ở ngoài khơi ( vị trí phao zero) ranh giới giữa vùng biển và cửa sông vào cảng. Vũng chờ là nơi các tàu neo đậu chờ đợi hoàn tất các thủ tục của tàu để vào làm hàng. + Khu nước trước cảng ( khu nước trước bến): là vùng nước tại đó tàu cập bến và neo đậu, độ sâu của vùng nước này là yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định khả năng phát triển của cảng. Độ sâu trước bến càng lớn thì càng có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập bến làm hàng. + Luồng ra vào cảng: Là khu nước nằm giữa vũng chờ và vùng nước trước bến của cảng. Khoảng cách của luồng ra vào cảng là hành lang giao thông của phương tiện đường thủy cho nên điều kiện thủy văn và thông số của luồng như dòng triều, chế độ bồi lắng phù sa, bồi lắng cát, đá ngầm, sóng, gió, cấu hình luồng, độ sâu, chiều dài, chiều rộng, mức trang bị các thiết bị thông tin báo hiệu tại luồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận cỡ tàu vào cảng cũng như vấn đề an toàn đi lại của tàu thuyền. 2. Cơ sở vật chất cảng biển. 2.1. Hệ thống giao thông trong cảng. Công tác quy hoạch hệ thống giao thông trong cảng nếu hợp lí sẽ tạo thuận lợi và dễ dàng thực hiện các hoạt động dịch chuyển các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển; ngược lại nó sẽ gây cản trở, làm gián đoạn các quy trình dịch chuyển hàng hóa, giảm năng suất phục vụ. Có thể phân chia hệ thống giao thông của cảng thành 2 loại: giao thông đường thủy và giao thông đường bộ. Giao thông đường thủy: cho phép các loại tàu thủy bao gồm tàu biển, ven biển, tàu sông đến cảng, tuy nhiên tùy thuộc vào độ sâu của luồng ra vào và độ sâu trước bến mà cảng có thể tiếp nhận loại tàu cỡ nào. --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D Giao thông đường bộ: bao gồm hệ thống đường ô tô và đường sắt phục vụ dòng phương tiện vận chuyển hàng tới và từ miền hậu phương của cảng. Hệ thống đường sắt trong cảng được thiết lập nối liền giao thông từ cảng đến các ga đường sắt thuộc miền hậu phương của cảng, cho phép giảm giá cước vận chuyển trong nhiều trường hợp do sức chở của vận tải đường sắt lớn hơn so với ôtô. Đồng thời, hệ thống đường sắt cũng có thể thiết lập trong nội bộ cảng khi khoảng cách vận chuyển từ vị trí thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương đến các kho hoặc bãi tuyến hậu phương lớn. Hệ thống giao thông đường bộ trong cảng được thiết lập với các mục đích sau: - Để vận chuyển hàng hóa từ tàu về bãi và ngược lại - Dịch chuyển phương tiện vận chuyển và trang thiết bị xếp dỡ trong phạm vi bãi hoặc di chuyển hàng hóa giữa các khu vực. 2.2. Hệ thống kho bãi trong cảng Hệ thống kho bãi của cảng được đầu xây dựng để lưu trữ, bảo quản hàng hóa qua cảng. Quy mô hệ thống kho bãi phụ thuộc vào dung lượng hàng hóa cần qua kho bãi. Đối với hàng container, nhu cầu diện tích đất sử dụng cho lưu bãi container gấp 3 đến 5 lần so với cảng thông thường. Hệ thống kho bãi của cảng biển bao gồm: - Bãi chứa hàng: mặt bằng của bãi chứa hàng được bố trí tại tuyến hậu phương của cảng, chức năng lưu trữ hàng hóa phục vụ hàng xuất và hàng nhập - Kho CFS: Kho được thiết lập chủ yếu để phục vụ lưu kho hàng bách hóa trước và sau quá trình đóng và rút hàng, được thiết kế dạng kho kín có các trang thiết bị nhằm bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho. - Kho CY: được sử dụng đối với các bến cảng container, kích thước của CY sẽ phụ thuộc vào số lượng container tối ưu được bảo quản tại bất kì thời gian nào. --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D 2.3. Thiết bị xếp dỡ hàng hóa Thiết bị xếp dỡ là kết cấu hạ tầng cơ bản và chủ yếu để kết nối giữa tàu và cảng. Mức độ hiệu quả của thiết bị xếp dỡ là tối đa khối lượng hàng hóa qua cầu tầu, giảm thời gian tầu ở cảng, tối thiểu chi phí xếp dỡ. Quản lí cảng trên thế giới hiện nay ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải có những cầu tàu trang bị hiện đại với các kĩ thuật xếp dỡ đắt tiền, sử dụng ít lao động như là một cách để tăng ưu thế cạnh tranh và thu hút nguồn hàng qua cảng. 2.4. Khu vực giao nhận hàng hóa Khu vực được quy hoạch với chức năng phục vụ hoạt động giao và nhận hàng hóa của khách hàng qua cảng, do đó diện tích và vị trí khu vực này đảm bảo thuận lợi việc thực hiện quy trình giao nhận, một mặt đảm bảo an toàn các hoạt động diễn ra tại khu vực này. 2.5. Cổng kiểm soát: Đây là một khu vực chức năng của cảng, được thiết lập phục vụ các dòng phương tiện (oto) của khách hàng hoặc của cảng ra và vào cảng trong sự kiểm tra, kiểm soát theo quy định. Ngoài ra còn các khu vực khác như bãi chờ xe, trạm vận chuyển đường sắt, khu vực văn phòng cảng, trung tâm điều hành sản xuất, xưởng sửa chữa,… 2.6. Cơ sở hạ tầng thông tin của cảng Cảng biển là mắt xích quan trọng trong vận tải đường biển nói chung. Nó là nơi chuyển tiếp hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các cảng đòi hỏi các cảng khai thác hiệu quả hơn tức là vận tải và xếp dỡ nhiều hàng hóa hơn trong khoảng thời gian ít hơn, chất lượng dịch vụ cảng cung cấp cho khách hàng ngày càng tốt hơn. Những đòi hỏi này sẽ trở nên dễ dàng được đáp ứng khi các cảng áp dụng hiệu quả những --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D thành tựu phát triển của công nghệ thông tin trong khai thác cảng. Hiện nay tại nhiều cảng biển lớn trên thế giới, đặc biệt là các cảng trung chuyển quốc tế, hạ tầng thông tin của cảng trở thành yếu tố cạnh tranh hữu hiệu vì nó liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí và điều hành hoạt động khai thác cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cơ sở hạ tầng thông tin được sử dụng trong quản lí và khai thác cảng biển bao gồm: hệ thống máy tính được kết nối, các cơ sở dữ liệu , các thiết bị điện tử để kết nối với các cơ quan liên quan khác như ngân hàng, hải quan, nhà khai thác cảng, tổ chức giao nhận, các nhà kinh doanh vận tải. Thông qua hạ tầng thông tin của các cảng biển, cho phép cảng hiện đại hóa công tác quán lí và khai thác, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 3. Ý nghĩa và vai trò của cảng biển. - Tạo nguồn thu, đóng góp cho ngân sách nhà nước: với các hoạt động dịch vụ cho tàu và hàng hóa đi và đến (hoa tiêu, lai dắt, bảo dưỡng sửa chữa tàu, cung ứng cho tàu, trung chuyển hàng hóa quốc tế) cảng có các nguồn thu đảm bảo duy trì hoạt động và phát triển cảng và góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và địa phương cảng phát triển. -Thúc đẩy thương mại quốc tế: Sự phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật của cảng sẽ đáp ứng nhu cầu thương mại hàng hóa trong phạm vi khu vực cũng như trên toàn thế giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng vị thế quốc gia trên trường quốc tế. - Tăng cường phát triển kinh tế quốc gia và địa phương: với các quốc gia có cảng biển phát triển, đặc biệt tại địa phương có cảng, được xem như một sự kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp đóng tàu, cho phép tạo nhiều công ăn việc làm phục vụ kinh tế địa phương. --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D 4. Chức năng của cảng biển. - Chức năng vận tải: Chức năng này thể hiện sự dịch chuyển hàng hóa với cự ly gần bằng các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển của cảng, thực hiện nhiệm vụ xếp, dỡ hàng hóa từ tàu biển qua mặt cắt cầu tàu chuyển sang các phương tiện vận tải khác vào kho, bãi hoặc ngược lại. Đây là chức năng rất cơ bản, là hoạt động chính của cảng. - Chức năng thương mại: Cảng biển là cửa ngõ cho thương mại hàng hóa giữa các nước bằng đường biển. Trong những năm gần đây sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng đường biển ngày càng lớn do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lan rộng trên toàn thế giới. Theo xu hướng mới, xu hướng container hóa, vân tải đa phương thức ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi một công nghệ vận tải tiên tiến cho phép dây chuyền vận tải thông suốt, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Hàng hóa vận chuyển được tạo thêm giá trị gia tăng bởi có thêm nhiều dịch vụ được bổ sung trong dây chuyền vận tải tiên tiến. - Chức năng công nghiệp: Việc sản phẩm thô được nhập về bằng đường biển, được chế biến tại các khu công nghệ tại cảng tạo ra thành phẩm, rồi được tiếp tục xuất đi nước đã mang lại sự tiết kiệm rất đáng kể chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Vì lí do trên, các cảng biển đã trở thành trung tâm thuận lợi cho việc tập trung các đơn vị thuộc các ngành công nghiệp khác nhau khi mà các nhà máy sản xuất công nghiệp được đặt trong cảng hoặc khu vực gần cảng. Trên thế giới hiện nay, hoạt động công nghiệp của một số nước chủ yếu diễn ra ở các vùng công nghiệp ven biển, các nhà máy chế biến có thể được bố trí dọc theo cầu tàu, hoặc ở sâu vào phía sau cảng hay khu vực gần cảng. --------------------------------------------------------------------------------------------- Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D [...]... gồm: cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh); cảng Diêm Điền (Thái Bình); cảng Nam Định, cảng Lệ Môn (Thanh Hóa); cảng Bến Thủy (Nghệ An); cảng Xuân Hải (Hà Tĩnh); cảng Quảng Bình; cảng Cửa Việt (Quảng Trị); cảng Thuận An (Huế); cảng Quảng Nam; cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi); cảng Vũng Rô (Phú Yên); cảng Cà Ná (Ninh Thuận); cảng Phú Quý (Bình Thuận); cảng Bình Dương; cảng Đồng Tháp, cảng Mỹ Thới (An Giang); cảng. .. nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam đều phải tuân theo Bộ luật Hàng Hải Việt Nam Các vấn đề về cảng biển như phân loại cảng biển, chức năng cảng biển, công bố đóng, mở cảng biển và vùng nước cảng biển; đầu xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển; an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại cảng biển, ... của cảng biển Do đó đã tập trung đầu có chiến lược vào xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển để phục vụ phát triển kinh tế xã hội Có thể khẳng định rằng, hệ thống cảng biển đóng vai trò quan trọng trong hội nhập kinh tế Vì vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và hệ thống cảng Hải Phòng nói riêng cần được đầu xây dựng các cảng nước sâu và cảng. .. 9 cảng biển loại III: - 17 cảng biển loại I gồm: cảng Cẩm Phả, Hòn Gai (Quảng Ninh); cảng Hải Phòng; cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa); cảng Cửa Lò (Nghệ An); cảng Vũng áng (Hà Tĩnh); cảng Chân Mây (Huế); cảng Đà Nẵng; cảng Dung Quất (Quảng Ngãi); cảng Quy Nhơn (Bình Định); cảng Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi (Khánh Hòa); cảng Thành phố Hồ Chí Minh; cảng Vũng Tàu; cảng Đồng Nai; cảng Cần Thơ - 23 cảng biển loại... cả các cảng đều phải tiến hành đầu nâng cấp hệ thống kho bãi nhằm đảm bảo đủ nhu cầu chứa hàng tại cảng - Đầu nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ cảng: nếu như hệ thống giao thông trong cảng như đường sắt, đường ô tô thông suốt, hiện đại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong nội bộ cảng được thuận lợi, nâng cao năng suất xếp dỡ hàng; do đó việc đầu phát triển cảng cũng... động quản lý nhà nước tại cảng biển đều được quy định trong chương IV của Bộ luật Hàng Hải Việt Nam + Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển: trong đó tiến hành dự báo lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển, từ đó xác định chiến lược phát triển, nhu cầu đầu xây dựng đổi mới hệ thống cảng biển để đáp ứng được nhu cầu hàng hóa thông qua Năm 1999, chúng ta đã đưa ra quy hoạch phát triển hệ thống. .. năng cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam 7 Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đầu phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 7.1 Quy hoạch chưa sát với thực tế Việt Nam hiện có hơn 3.200 km bờ biển nằm ở 24 tỉnh, thành, vùng duyên hải, với 266 cảng biển lớn nhỏ và theo như quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt từ nay đến năm 2010, ngành Hàng hải sẽ xây dựng thêm 10 cảng biển tổng hợp, với... phải đầu tăng năng lực thông qua lên gấp 2 - 4 lần so với hiện nay mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020 Chế Thị Mai Trang Kinh tế đầu 47D 3 Phân loại cảng biển Việt Nam Theo Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg của Thủ ng Chính phủ, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng. .. đã có sự tham gia của các nhà đầu nhân nước ngoài 4 Nội dung hoạt động đầu phát triển cảng biển - Đầu nâng cấp đổi mới thiết bị xếp dỡ: đối với bất cứ một cảng biển nào, thì trang thiết bị phục vụ cho việc bốc xếp hàng hóa sẽ quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất của cảng Do đó, việc đầu phát triển cảng biển không thể không chú trọng tới hoạt động nâng cấp đổi mới phương tiện... lớn, gây chi phí chuyển tải cao Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có khoảng 266 cảng biển lớn nhỏ với hơn 300 cầu cảng, tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km và với tốc độ xây dựng cầu bến mỗi năm tăng 6%, bình quân mỗi năm cả nước có thêm gần 2km cầu cảng Lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển của Việt Nam luôn tăng cao trên mọi nhóm hàng từ năm 2002 đến nay Tuy nhiên, hệ thống cầu bến phục vụ cho các

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:18

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2: - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 2.

Xem tại trang 37 của tài liệu.
5.3. Tình hình trang thiết bị của Cảng - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

5.3..

Tình hình trang thiết bị của Cảng Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 5: Luồng vào cảng Hải Phòng - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

Bảng 5.

Luồng vào cảng Hải Phòng Xem tại trang 53 của tài liệu.
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

nh.

hình hoạt động sản xuất kinh doanh Xem tại trang 54 của tài liệu.
BẢNG 7: THỐNG KÊ HÀNG HÓA QUA CẢNG HẢI PHÒNG TỪ 1998-2008 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 7.

THỐNG KÊ HÀNG HÓA QUA CẢNG HẢI PHÒNG TỪ 1998-2008 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Như vậy, thông qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng đáng kể trong tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng trong giai đoạn 1998-2008 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

h.

ư vậy, thông qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng đáng kể trong tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng trong giai đoạn 1998-2008 Xem tại trang 57 của tài liệu.
BẢNG 8: THỐNG KÊ SL CONTAINER QUA CẢNG GIAI ĐOẠN 1998-2008 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 8.

THỐNG KÊ SL CONTAINER QUA CẢNG GIAI ĐOẠN 1998-2008 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Như vậy, qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng lớn trong quy mô tổng nguồn vốn của Cảng Hải Phòng, từ 822.370 tỷ đồng năm 2006 lên đến 1.496.946 tỷ  đồng năm 2008, và tốc độ tăng liên hoàn qua các năm cũng đạt mức cao: năm 2007 tăng  24% so - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

h.

ư vậy, qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng lớn trong quy mô tổng nguồn vốn của Cảng Hải Phòng, từ 822.370 tỷ đồng năm 2006 lên đến 1.496.946 tỷ đồng năm 2008, và tốc độ tăng liên hoàn qua các năm cũng đạt mức cao: năm 2007 tăng 24% so Xem tại trang 62 của tài liệu.
BẢNG 10: QUY MÔ TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 10.

QUY MÔ TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG Xem tại trang 62 của tài liệu.
BẢNG 13: TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG   SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG    - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 13.

TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG Xem tại trang 64 của tài liệu.
BẢNG 14: QUY MÔ VỐN VAY THƯƠNG MẠI CỦA CẢNG HẢI PHÒNG - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 14.

QUY MÔ VỐN VAY THƯƠNG MẠI CỦA CẢNG HẢI PHÒNG Xem tại trang 65 của tài liệu.
BẢNG 15: TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN IIHẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN II - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 15.

TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN IIHẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN II Xem tại trang 69 của tài liệu.
BẢNG 15: TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN IIHẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN II - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 15.

TỔNG DỰ TOÁN DỰ ÁN CẢI TẠO NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN IIHẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN II Xem tại trang 69 của tài liệu.
Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng kế hoạch đấu thầu dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 như sau: - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

a.

có thể nhận thấy điều này qua bảng kế hoạch đấu thầu dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2 như sau: Xem tại trang 70 của tài liệu.
BẢNG 16: KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG - GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BẢNG 16.

KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP CẢNG HẢI PHÒNG Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan