“Tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn

52 4K 26
“Tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Một trong những thành quả nổi bậc trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là sự ra đời của máy tính mạng máy tính, các thiết bị truyền thông, cùng theo đó là sự phát triển vượt bậc trong môi trường mạng máy tính. Máy tính ra đời với những tiện ích mà nó mang lại tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống của xã hội, mọi môi trường hoạt động của con người trên phạm vi toàn cầu: từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến vui chơi giải trí…Mạng máy tính, cùng với sự trợ giúp đắc lực của máy tính đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, mang lại những thành tựu to lớn trong quá trình tự động hóa sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng hiệu quả của các ngành sản xuất kinh tế, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế nước ta. Bên cạnh những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng mạng máy tính cũng như khoa học máy tính đã đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm với những mặt trái của nó. Cùng với sự phát triển này thì bọn tội phạm không ngừng lợi dụng những thành quả của công nghệ thông tin, đặt biệt là máy tính vào các hoạt động bất hợp pháp. Đến lúc này, máy tính không chỉ là công cụ để bọn tội phạm thực hiện hành vi phạm pháp mà còn là đối tượng xâm hại của bọn tội phạm. Mạng máy tính, mạng viễn thông ngày càng được mở rộng làm tăng khả năng truy cập vào hệ thống thông tin, nhưng đồng thời cũng để lại nhiều lỗ hổng, thiếu sót. Cũng chính vì lẽ đó, bọn tội phạm mạng đã không ngừng thâm nhập, tấn công vào hệ thống máy tính, ăn cắp thông tin, dữ liệu trong máy tính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thực hiện hành vi lừa đảo, trộm cắp trực tuyến, ăn cắp mã thẻ tín dụng, tấn công đánh sập trang web theo kiểu từ chối dịch vụ, thay đổi nội dung thông tin làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức…Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện hành vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn trong công tác phòng ngừa đấu tranh với loại tội phạm này, những quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp với sự bùng phát của tội phạm, nhiều điều luật chưa mô tả hết hành vi khách quan do đó không thể xử được. Trong thế giới mà công nghệ thông tin đã tạo ra cho con người đã hình thành một khái niệm mới mẻ, tội phạm mạng hay tội phạm liên quan đến máy tính, tội phạm trong môi trường mạng máy tính. Ở Việt Nam, tội phạm trong môi trường mạng máy tính xuất hiện phát triển nhanh chóng, gây thiệt hại đáng kể đến nền kinh tế cũng như an ninh trật tự của đất nước. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam về tội phạm mạng còn có khoảng cách so với thực tế so với các nước trên thế giới. Bộ luật Hình sự Việt Nam có 3 điều luật về tội phạm này: 1 Tội tạo ra lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học (Đ224); Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác sử dụng mạng máy tính điện tử (Đ225); Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng trong máy tính (Đ226). Nhưng do tính chất đa dạng phức tạp của loại tội phạm này cùng với những sơ hở, thiếu sót nhất định mà hiệu quả đạt được trên thực tế còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tê, với sự phát triển của mạng máy tính toàn cầu, sự phát triển từng ngày, từng giờ của khoa học kỹ thuật mạng máy tính đã, đang sẽ đặt ra nhiều vấn đề đối với đất nước ta trong công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mạng ở nước ta hiện nay trong tương lai gần là hết sức cần thiết. Vì do đó tôi mạnh lựa chọn đề tài: “Tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam, những vấn đề luận thực tiễn” để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mạng, nêu ra những thiếu sót nhất định của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa đấu tranh với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. 2. Đối tượng nghiên cứu Tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc làm rõ các quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mạng, cũng như những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn điều tra, xử tội phạm mạng, làm rõ tình hình hoạt động của bọn tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa đấu tranh với loại tội phạm này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ các quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mạng, cũng như những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn điều tra, xử tội phạm mạng, làm rõ tình hình hoạt động của bọn tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa đấu tranh với loại tội phạm mạng. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm mạng ở nước ta từ năm 2000 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, dựa trên quan điểm phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm của Đảng cộng sản Việt Nam, đề tài sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu… 2 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận, đề tài gồm có hai chương Chương 1: luận chung về tội phạm mạng trong Luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành đấu tranh với tội phạm mạng ý kiến đề xuất. 3 CHƯƠNG 1. LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM MẠNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Nhận thức chung về tội phạm mạng 1.1.1 Tổng quan về mạng Internet Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có bản chất là quá trình cơ khí hóa, nội dung là sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay, kết quả của cuộc cách mạng này là sự ra đời của các nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế được chuyển đổi từ thuần túy nông nghiệp sang công nghiệp với tỷ trọng cao hơn nhiều lần. Trong những năm 50, con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 có bản chất là quá trình tin học hóa với nội dung là sử dụng máy tính để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp phần điều khiển bằng trí tuệ của con người. Vì vây, trước hết chúng ta cần tìm hiểu thế nào là mạng máy tính xu hướng phát triển hiện nay. Lịch sử hình thành Máy tính ra đời đánh dấu bước ngoặc trong sự phát triển của nhân loại đem đến cho con người nhiều lợi ích to lớn, nó có khả năng lưu trữ một số lượng thông tin khổng lồ hay có thể cùng một lúc giải hàng triệu phép tính phức tạp cũng như quá trình trao đổi thông tin của con người dễ dàng hơn, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh nhiều môi trường trong đời sống xã hội. Để phát huy khả năng to lớn của máy tính đặt ra một yêu cầu đó là việc liên kết các máy tính với nhau để tạo ra một mạng lưới giúp con người có thể trao đổi, lưu trữ thông tin được tốt hơn. Nhìn chung, lịch sử phát triển của mạng mạnh mẽ nhất vào thế kỷ XX, chúng ta cùng tìm hiểu để làm rõ chúng. Năm 1945, máy tính đầu tiên được thiết kế bởi John Von Neumann (1903 -1957) với tên gọi Electronic Discrete Variable Automatic Computer (EDVAC) với một bộ nhớ cho cả chương trình lưu trữ dữ liệu. Yếu tố chính trong cấu trúc máy của Neumann là bộ xử trung tâm (CPU) cho phép mọi chức năng tính toán sử dụng một nguồn duy nhất. Năm 1958, kỹ Jack Kilby của Texas Instruments đã chế tạo thành công mạch tích hợp (IC). Tiếp đó, rất nhiều bộ phận có thể được đặt trong một con chip duy nhất máy tính cứ thu nhỏ dần kích thước. Một điểm nổi bật khác của các máy tính thế hệ thứ 3 là việc ra đời hệ điều hành cho phép máy tính có thể chạy nhiều chương trình cùng một lúc thông qua một chương trình trung tâm kiểm soát điều phối bộ nhớ. Tháng 8/1962, J.C.R. Licklider của học viện công nghệ Masachusette (MIT), trưởng bộ phận nghiên cứu máy tính của Cơ quan ARPA (Advanced Research Project Agency) của Mỹ, đã đưa ra khái niệm mạng “Galactic Network” miêu tả một xã hội tương tác thông qua mạng máy tính. Đến năm 1965, hai nhà nghiên cứu Lawrence G. Roberts Thomas Merrill 4 của MIT đã thử kết nối máy tính TX-2 từ Massachusette tới máy tính Q-32 ở California bằng đường điện thoại quay số tốc độ chậm. Có thể coi đây là mạng máy tính đầu tiên với khả năng chạy chương trình truy cập dữ liệu từ máy trạm. Xuất phát từ yếu cầu đó, vào những năm đầu của thập kỷ 60, một trong những tiền đề của việc hình thành Internet là thành lập các dự án nghiên cứu cấp cao ARPA (Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ để phục vụ trong môi trường quốc phòng. Năm 1965, ARPA thực hiện xây dựng “Mạng công tác chia theo thời gian” Cuối năm 1966, Robert cùng ARPA (Advanced Research Project Agency) đã phát triển khái niệm mạng máy tính ứng dụng phương pháp chuyển mạch gói thiết lập dự án mạng ARPANET. Hệ thống mạng được xây dựng năm 1969, nối 4 đầu mút: Đại học California tại Los Angeles, SRI tại Stanford, Đại học California tại Santa Barbara, Đại học Utah. đến năm 1969 ARPA đã tiến hành xây dựng dự án ARPANET, đây là dự án liên kết tất cả các máy tính từ các tổ chức nghiên cứu đến các bộ phận nghiên cứu của Chính phủ đã được bảo vệ tại thời gian đó. Hệ thống này đã được thành lập bởi sự kết nối những máy tính thông qua hệ thống dây cáp đường line điện thoại. Bất cứ người nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận đi vào xem thông tin từ bất cứ máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác. Chương trình e-mail đầu tiên được Ray Tomlinson của BBN viết vào năm 1972 cho phép người sử dụng gõ địa chỉ máy tính đích gửi thông điệp thông qua các máy trạm nối mạng. Năm 1973, giao thức mạng TCP/IP được DARPA phát triển cho phép máy tính của các mạng khác biệt có thể kết nối giao tiếp được với nhau. Đây là năm mà IBM thiết kế thành công hệ thống thanh toán kiểm kê siêu thị. Đồng thời, khách hàng của các ngân hàng rút tiền, chuyển tiền thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác thông qua thiết bị giao dịch IBM 3614, hình ảnh của các máy rút tiền tự động ATM ngày nay. Năm 1975 IBM tung ra một loạt máy tính PC IBM 5100, sau đó là 5110, 5120, Data master, 5150 PC. Ngày 12/8/1981, IBM giới thiệu máy tính cá nhân IBM PC sử dụng hệ điều hành 16-bit Microsoft MS-DOS v.1.0, cùng với Microsoft BASIC, Microsoft COBOL, Microsoft Pascal, các trình ứng dụng khác của Microsoft. Máy tính vẫn tiếp tục thu nhỏ kích thước tăng tốc độ, từ máy để bàn (desktop) tới máy xách tay (laptop) rồi máy bỏ túi (palmtop). ARPANET thành công tuyệt vời với nghề nối liên kết mạng khoa học kỹ thuật Viện hàn lâm Hoa Kỳ- chính nó đã tạo nên mạng lưới INTERNET ngày nay. Nhìn chung trên thế giới ngày nay gần như toàn bộ các nước trên thế giới đã nối kết INTERNET để phục vụ tốt hơn cho lợi ích quốc gia mở rộng liên hệ quốc tế. Với chính sách hội nhập quốc tê, ngày 19/11/1997 Việt Nam đã chính thức triển khai thực hiện kết nối với mạng Internet, việc kết nối này thật sự đã trở thành sự kiện quan 5 trong đối với đất nước, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của phần lớn ban ngành chức năng, Ngày 01/12/1997 Việt Nam chính thức đưa Internet vào hoạt động một cách rộng rãi cho đến hiện nay, Internet không còn là môi trường xa lạ đối với người dân Việt Nam, hiệu quả của Internet là điều không thể phủ nhận trong thành quả chung của sự đổi mới đất nước. Hệ thống tổ chức Internet Tổ chức Internet (Internet society- gọi tắt là ISOC) có trách nhiệm hoàn toàn về Internet. Ý tưởng cơ bản của tổ chức này là khuyến khích sự trao đổi thông tin toàn cầu thông qua Internet. Tổ chức Internet là một uỷ ban với những thành viên tự nguyện- chính những thành viên này là người quyết định hướng tiến lên phía trước của Internet, chính họ là người quản lí kỹ thuật, đưa ra quyết định về các chức năng thích hợp của Internet. Uỷ ban này được gọi là ban kỹ kỹ thuật Internet. IAB có nhiệm vụ quản các đường lối tiêu chuẩn này. IAB ra quyết định khi thấy đường lối tiêu chuẩn là cấp thết quyết định ban tiêu chuẩn nên làm gì. Mốt số ứng dụng phổ biến của Internet Email (thư điện tử) đây là ứng dụng khá phổ biến của mạng Internet dùng để gửi hoặc nhân email từ bất cứ một nơi nào với điều kiện người nhận người gửi phải có một địa chỉ email giống như việc đăng ký một hộp thư ngoài bưu điện. Ưu điểm của email là người dùng có thể gửi thư một cách nhanh chóng tiết kiệm đến bất kỳ một hộp thư nào đã được đăng ký ở bất cư nơi đâu trên thế giới với thời gian ngắn. Trang Web toàn cầu, (World Wide Web), các trang web toàn cầu được biết đến một cách phổ biến bằng thuật ngữ WWW hoặc là Web, Web được bao gồm bởi một loạt sự tập hợp của những trang dữ liệu chứa trong tất cả các máy tính trên thế giới Newsgroups (Tin tức nhóm), Newsgroups của Internet cho phép người sử dụng san sẻ ý tưởng truyền đạt thông tin với những người đồng ý nghĩ, nó cũng còn gọi là nhóm Usenet, có đến hàng ngàn Newgroups hàng triệu người sử dụng nhằm chia sẻ thông tin ý tưởng của mình. Mailing list (danh sách thư) mailing lits là danh sách thư của một nhóm với số lượng lớn những người tham gia, khi gửi một thư đến mailing list thì nó tự động gửi cho tất cả mọi người trong danh sách thư đã có sẵn sự trả lời thư cũng diễn ra tương tự như vậy. Ire ( Internet Relay Chat), chát giúp cho con người truyền đạt thông tin qua Internet bằng cách gõ mẫu tin từ bàn phím máy tính. Để có ứng dụng này thì máy tính phải kết nối với mạng phục vụ IRC. Lúc đó người sử dụng có thể tham gia chat với hàng trăm chủ đề khác nhau hoặc thậm chí tạo chủ đề riêng cho chính mình. Hiện nay một số mạng như 6 www.yahoo.com đã cung cấp cho người sử dụng tiện ích chát thông dụng với số lượng người dùng lớn nhất, ngoài ra còn một số trang web có thể giúp người sử dụng giữ được bí mật về thông tin cá nhân, nội dung trao đổi… FPT (File Protocol- Nghi thức chuyển giao tập tin), FPT là một hệ thống chính yếu để chuyển tải file giữa các máy tính vào Internet. File được chuyển tải có dung lượng rất lớn. FPT hầu hết được sử dụng cho việc chuyển tải những dữ liệu mạng máy tính cá nhân. Telnet (Telephone Internet), Telnet là chương trình của máy tính nối liên kết chương trình nguồn với một máy tính khác ở xa. Trong trường hợp này bạn phải có tên người sử dụng (username) một mật mã (password) cũng như tên của máy đó, bạn cũng phải cần biết mở hệ thống máy sử dụng- hệ thống tổng quát ở đây là UNIT. Wais (Wide area information service- độ rộng lớn của vùng thông tin phục vụ). WAIS được xuất ản với bộ sưu tập dữ liệu to lớn. Khi mạng phục vụ kết nối với mạng WAIS, lúc đó phải chạy một truy vấn ( tức là đặt câu hỏi) sau đó nhận được hàng loạt các danh sách liên quan đến các dữ liệu cần quan tâm. Ví dụ như trang Web tìm kiếm như www.google.com, www.yahoo.com . BBS (Bulletin Board System), đây là trung tâm tin nhắn điện tử, nó cho người dùng quay số điện thoại trong máy vi tính bởi một máy Modem, đồng thời nó hiển thị nội dung tin nhắn bên góc trái của màn hình bởi các công cụ khác gửi tin nhắn đi. BBS cho phép người sử dụng đọc viết tin nhắn đa dạng phong phú cho cuộc hội thảo, cho sự chuyển tải file về chơi Game. 1.1.2 Khái niệm tội phạm mạng Hacker: là người thích được tìm hiểu các hệ thống được lập trình luôn luôn muốn chứng tỏ khả năng của mình. Cracker: là người chủ tâm đánh cắp thông tin mật bằng cách đột nhập vào hệ thống máy tính. Hành vi bẻ khóa là hành động áp dụng một số thủ đoạn tinh vi nhằm phát hiện những lổ hổng trong hệ thống bảo mật máy tính. Samural: là hacker được tuyển dụng để nghiên cứu các kỹ thuật bẻ khóa phục vụ cho mục đích chính trị, pháp luật, bảo vệ đời tư luật hay các tổ chức bảo mật hợp pháp. Script klddles: là dân bẻ khóa mới đang sơ đẳng, họ chỉ dùng những công cụ bẻ khóa do người khác tạo ra để xâm nhập vào các hệ thống chứ hoàn toàn chưa biết gì, hoặc biết rất ít về kỹ thuật bẻ khóa. Snecker: người được thuê làm công việc trắc nghiệm mức độ bảo mật của hệ thống đã đươc bảo mật. 7 Ở Việt Nam, để chứng minh đối tượng này có phải là tội phạm hay không phải dựa vào hành vi mục đích của chúng. Nếu chúng có hành vi lợi dụng Internet để xâm nhập các khách thể được luật hình sự bảo vệ thì mới được xem là tội phạm mạng. Cùng với sự phát triển như vũ bão những thành tựu trong môi trường mạng Internet, máy tính đã, đang, sẽ ngày càng đi sâu vào mọi hoạt động của đời sống xã hội. có lẽ như đó là một tất yếu khách quan, bên cạnh những thành tựu đem lại cho con người, việc ứng dụng rộng rãi của máy tính trong mọi môi trường hoạt động của đời sống xã hội sẽ dễ bị con người lợi dụng vào các hoạt động phạm pháp, bọn tội phạm sử dụng máy tính ngoài vai trò là công cụ, phương tiện phạm tội mà còn trực tiếp tác động đến máy tính, hệ thống máy tính như là đối tượng tác động của tội phạm. Tội phạm trong môi trường mạng máy tính, tội phạm xác định hành vi bị coi là tội phạm có liên quan đến mạng máy tính. Ở Việt Nam, loại tội phạm này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: tội phạm tin học, tội phạm về máy tính, mạng máy tính .Việc phát hiện, điều tra, định tội cũng như áp dụng các thủ tục tố tụng khác đối với loại tội phạm này hiện nay vẫn là một vấn đề phức tạp, khó khăn, còn nhiều vấn đề tranh cãi trong giới chuyên môn các cơ quan hành pháp. Ở mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận rất khác nhau tùy theo cách tiếp cận riêng của mình. Theo các nhà tội phạm học thì tội phạm trong môi trường mạng máy tính được hiểu là các hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự hoạt động của máy tính, mạng máy tính, các thiết bị ngoại vi, các cơ sở dữ liệu, các quá trình điều khiển dựa trên sự hoạt động của các thiết bị tin học nhằm mục đích phá hoại, lừa đảo, che dấu, đánh cắp thông tin. Tiếp cận tội phạm tin học trong môi trường mạng máy tính có thể là rất rộng hoặc rất hẹp. Theo phạm vi rộng thì tội phạm trong môi trường mạng máy tính cần dựa trên vai trò của máy tính trong việc thực hiện hiện hành vi phạm tội, theo quan điểm này thì tội phạm trong môi mạng bao gồm những tội phạm có liên quan của máy tính với các hành vi phạm tội, máy tính là mục đích của tội phạm, máy tính là công cụ phạm tội, máy tính là vật trung gian để cất dấu, lưu trữ những thứ đã chiếm đoạt được. Một trong những định nghĩa rộng nhất về tội phạm trong môi trường mạng máy tính được Bộ tư pháp Hoa Kỳ đưa ra là: tội phạm trong môi trường mạng máy tính là bất cứ hành vi vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công nghệ máy tính trong việc phạm tội, điều tra hoặc xét xử, theo định nghĩa này thì bất cứ tội phạm nào cũng được coi là tội phạm mạng máy tính, vì chỉ trong quá trình điều tra, các điều tra viên sử dụng máy tính để tìm kiếm thông tin cũng được coi là hành vi phạm tội trong môi trường này. Theo phạm vi hẹp, tội phạm trong môi trường mạng máy tính chỉ là tội phạm được thực hiện gây hậu quả trên môi trường mạng, trên thế giới ảo do thành tựu của khoa học mạng máy tính đem lại. 8 Ở Việt Nam, trước khi ban hành bộ luật hình sự năm 1999, các hành vi liên quan đến sử dụng máy tính các tính năng khác của nó gây rối loạn các hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu hoặc đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định cuả pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng chưa coi là hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển như vũ bão trong môi trường mạng máy tính, tội phạm cũng theo đó ngày càng gia tăng gây tác hại ngày càng nghiêm trọng. Trước những tác haị to lớn cho xã hội mà bọn tội phạm mạng đã gây ra, để pháp luật hình sự có thể theo kịp bước tiến của khoa học kỹ thuật, Nhà nước ta đã hình sự hóa một số quan hệ liên quan đến môi trường mạng máy tính trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Bộ luật hình sự năm 1985 chưa hề có khái niệm này. Bộ luật hình sự 1999 quy định cụ thể ba tội danh liên quan đến tội phạm mạng máy tính. Điều 224 (tội tạo ra lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học) Điều 225 (tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác sử dụng mạng máy tính điện tử) Điều 226 (tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng trong máy tính) thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự công công, an toàn công cộng. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay xuất hiện thêm nhiều hành vi được coi là tội phạm trong môi trường mạng máy tính khác được tiếp cận hiểu theo nghĩa hẹp, ví dụ: tội vào cửa bằng mật khẩu trộm cắp; tội sao chép bất hợp pháp các chương trình phần mềm, tội đe dọa tấn công vào hệ thống máy tính. Theo phương pháp này thì ưu điểm là định rõ được tội danh cần xử nhưng nhược điểm là cũng dễ bỏ lọt tội phạm. Ví dụ điển hình như trên thế giới hiện nay vẫn tranh cãi về việc có coi hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản mà người chơi có được khi tham gia trò chơi trực tuyến là tội phạm hay không? Nếu nhìn dưới góc độ tài sản được quy định trong pháp luật hiện hành thì đó là tài sản ảo ( nó chỉ là những thứ tài sản được tạo ra trong thế giới ảo, do những người xây dựng nên trò chơi trực tuyến nghĩ ra). Nhưng xét dưới một góc độ khác thì đây là tài sản do người chơi bỏ nhiều công sức, tiền của để tạo lập được, cùng với tính chất có thể “chiếm hữu, sử dụng định đoạt”. Đặc biệt những tài sản này có thể quy đổi hoặc xác định được bằng giá trị thực, có thể mua bán. Vì vậy chúng được coi là tài sản thật cần được pháp luật bảo vệ trước hành vi lừa đảo,chiếm đoạt, trộm cắp tài sản giống như đối với những tài sản hữu hình khác. Mỗi quan điểm về tội phạm trong môi trường mạng máy tính đều có những hạn chế, thiếu sót nhất định, đến nay vẫn chưa có khái niệm về tội phạm mạng máy tính đầy đủ. Trong khuân khổ cuộc họp lần thứ X của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn xử tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên (Áo) từ ngày 10/10/2000 đến 17/10/2000, một cuộc hội thảo đã được tổ chức để bàn về tội phạm trong môi trường mạng máy tính, bàn về vấn đề định nghĩa đã đưa ra hai khái niệm: 9 Theo nghĩa hẹp, tội phạm trong môi trường mạng máy tính là các hành vi phạm tội sử dụng máy tính mạng máy tính với mục đích xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính quy trình lưu trữ dữ liệu của hệ thống đó. Theo nghĩa rộng, tội phạm trong môi trường mạng máy tính là hành vi sử dụng máy tính hoặc các phương pháp khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính, bao gồm các loại tội phạm như: chiếm giữ bất hợp pháp đe dọa hoặc làm sai lệch thông tin bằng phương pháp sử dụng mạng máy tính, loại tội phạm theo định nghĩa này rất rộng, bao gồm nhiều hành vi của tội phạm truyền thống được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ máy tính mà phổ biến hiện nay như các hành vi lừa đảo, trốn lậu cước viễn thông, mạo danh…[6] Như vậy, định nghĩa về tội phạm trong môi trường mạng máy tính như trên tuy chưa phải là định nghĩa hoàn chỉnh, tuy còn mang tính chất chung chung sơ sài nhưng ý nghĩa quan trọng của nó là lần đầu tiên khái niệm thế nào là tội phạm trong môi trường mạng máy tính đã được các nước trên thế giới thảo luận đi đến nhất trí. Theo định nghĩa này, tội phạm trong môi trường mạng máy tính bao gồm cả tội phạm mới hình thành trong môi trường mạng máy tính cả những tội phạm truyền thống nhưng được thực hiện với sự giúp đỡ của các phương tiện mạng máy tính mới. Tuy nhiên, nếu bất cứ mọi hành vi phạm tội nào có sự tham gia của mạng máy tính cũng được xem là tội phạm mạng máy tính thì việc định tội danh, xác định tính chất nguy hiểm cũng như áp dụng hình phạt sẽ không đảm bảo tính chính xác. Chẳng hạn kẻ phạm tội giết người hoặc phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia với sự giúp đỡ của các thiết bị mạng máy tính vẫn xác định là tội phạm mạng máy tính thì hoàn toàn không phù hợp vì làm giảm nhẹ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. tội phạm này cũng có những tính chất, đặc điểm như các loại tội phạm khác, tuy nhiên môi trường phạm tội có những điểm khác biệt cho nên tội phạm này cũng có những khác biệt. 1.1.3 Những quy định của pháp luật Việt Nam về phòng chống tội phạm mạng 1.1.3.1 Quy định của pháp luật Hình sự Quy định tội phạm mạng trong luật Hình sự là làm cơ sở pháp lý, là công cụ hữu hiệu để đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Theo luật hình sự của một số nước, chẳng hạn bộ luật Hình sự Liên Ban Nga dành hẳn một chương 28 quy định về các tội phạm máy tính,bao gồm các tội: sử dụng trái phép thông tin trong máy tính (Đ268), xây dựng, sử dụng lan truyền các chương trình virus (Đ269), vi phạm các quy định về vận hành hệ thống hay mạng máy tính (Đ 270). Theo bộ luật Hình sự Liên Ban Nga thì hình phạt nặng nhất đối với tội phạm máy tính là 7 năm tù. Bộ luật Hình sự Nhật Bản đã dành một số điều luật quy định về các hành vi phạm tội liên quan đến môi trường mạng máy tính như: Điều 161-2 về tội làm giả dữ liệu điện tử cung cấp dữ liệu điện tử, điều 243-2 về tội làm hư hại máy tính để cản trở nghiệp vụ, Điều 10 [...]... sử dụng thông tin trên mạng trong máy tính mà vẫn sử dụng hoặc được phép sử dụng những thông tin trên mạng nhưng không chấp hành đúng quy định của pháp luật Đặc điểm của tội phạm mạng được Luật hình sự Việt Nam quy định Khách thể của tội phạm Trên cơ sở khái niệm tội phạm trong môi trường mạng máy tính, thì tội phạm mạng xâm phạm đến trật tự quản của nhà nước về môi trường mạng máy tính- tin học... nhóm tội phạm về mạng máy tính đểnhững biện pháp ngăn chặn xử có hiệu quả cao Hầu hết các nước trên thế giới đều đã đang ban hành những văn bản pháp luật hình sự để ngăn ngừa trừng trị loại tội phạm này Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 cho thấy tội phạm trong môi trường mạng máy tính đã được tội phạm hóa, tuy còn mang tính khái quát cần được cụ thể hóa, chi tiết hóa thành những. .. bổ sung kịp thời những quy định của pháp luật về loại tội phạm này CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM MẠNG, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 2.1 Tình hình hoạt động của tội phạm mạng ở nước ta từ năm 2000 đến nay Cùng với xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế toàn cầu ở nước ta tình hình vi phạm pháp luật trong môi trường mạng máy tính cũng gia tăng một cách nhanh chóng trong mấy năm 17... là quá ít Trong khi đó ba điều luật trên vẫn còn những hạn chế nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác điều tra, xử tội phạm tin học Các điều luật trong luật hình sự còn quy định chung chung, trừu tượng, khó áp dụng trong thực tế Một số hành vi chưa được bổ sung, xây dựng trong luật hình sự Có nhiều hành vi được coi là tội phạm ở các nước nhưngViệt Nam chỉ coi là vi phạm hành chính... theo Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2000 đã quy định một số hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến máy tính các thiết bị số liên quan là tội phạm Dựa vào những quy định này thì tội phạm trong môi trường mạng máy tính được Bộ luật hình sự Việt Nam quy định thành ba tội: Điều 224: tội tạo ra lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học Quy định này xử hình sự đối... đó thì bộ luật hinhf sự năm 1999 mới chỉ có 3 điều luật quy định về 3 tội danh rất chung chung về loại tội phạm này, nhiều hành vi như tấn công trái phép vào mạng máy tính, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu…bị hầu hết các nước phát triển coi là hành vi phạm tội nhưng thực tế chưa được Bộ luật hình sự điều chỉnh Đối với những tội có quy định trong bộ luật hình sự thì chế tài răn đe kẻ phạm tội chưa đủ nghiêm... tội phạm trong lĩnh vưc mạng máy tính là tội phạm trong thời kỳ hội nhập Theo phân tích của các cơ quan chức năng, cùng với sự bung nổ về mạng máy tính những ứng dụng rộng rãi của mạng máy tính trong tất cả các môi trường của đời sống xã hội, thì tình hình hoạt động của tội phạm này sẽ diễn biến phức tạp, gây nguy hại cho nền kinh tế, chính trị xã hội Do vậy, tất cả cần phải được xử bằng luật. .. này, nếu tội phạmViệt Nam tấn công ra nước ngoài hay tội phạm nước ngoài tấn công Việt Nam thì ta chưa xử lí được do pháp luật không đồng bộ Hiện nay, các hành vi phá hoại, trộm cắp qua mạng chủ yếu bị xử lí hành chính, tòa án cũng chỉ xem xét xử lí hình sự sau khi đối tượng đã bị xử phạt hành chính Với các điều 224, 225, 226 trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đề cập đến mạng máy tính, chỉ là sự kết nối... đường phạm tội Cũng có rất nhiều người trong cộng đồng khoa học công nghệ có khả năng vượt trội nhưng không tìm được việc làm phù hợp nên họ rất dễ chuyển sang hoạt động với mục đích bất chính Sự khác biệt giữa tội phạm trong môi trường mạng với tội phạm thường Qua phân tích những đặc điểm của tội phạm trong môi trường mạng máy tính, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm khác biệt giữa tội phạm này... với nhóm các tội phạm thông thường Thứ nhất: có vai trò của máy tính, mạng máy tính các thiết bị mạng máy tính có liên quan Máy tính, mạng máy tính vừa có thể là đối tượng của tội phạm, vừa có thể là môi trường công cụ đắt lực thể thực hiện hành vi phạm tội Thứ hai: về chủ thể thì những người phạm tội về mạng máy tính hầu hết là những người có tri thức, am hiểu công nghệ mới, có những kiến thức . Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu quy định trong pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mạng, nêu ra những. định trong pháp luật Hình sự Việt Nam về tội phạm mạng, cũng như những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn điều tra, xử lý tội phạm mạng, làm rõ tình hình

Ngày đăng: 17/04/2013, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan