Anh huong den nen kinh te vn.docx

6 454 0
Anh huong den nen kinh te vn.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Anh huong den nen kinh te vn

Trang 1

Anh huong den nen kinh te vn

Cuộc khủng hoảng lần này không tha bất cứ ai; mọi nền kinh tế ít nhiều sẽ chịu tác động của nó vì các nền kinh tế đã ngồi chung trên một con thuyền, khi sóng to gió lớn thì không ai có thể tránh được nôn nao Nền kinh tế nước ta cũng không phải là ngoại lệ Có ý kiến cho rằng, do chưa hội nhập sâu, ít quan hệ làm ăn với các ngân hàng bị khủng hoảng hoặc phá sản, cho nên kinh tế nước ta chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp và không lớn Có lẽ những đánh giá như vậy cần được cân nhắc kỹ vì kinh tế nước ta tùy thuộc lớn vào nền kinh tế thế giới: kim ngạch xuất - nhập khẩu ngang với 170-180% giá trị GDP, vốn nước ngoài chiếm tới hơn 30% tổng số vốn của xã hội Vấn đề là, tác động ấy có độ trễ nhất định và trong hoàn cảnh hiện nay khó tách biệt: thế nào là tác động gián tiếp, thế nào là trực tiếp, một tác động "nhỏ" đối với nước khác có thể sẽ là "lớn" đối với nước ta, nhất là trong lúc chúng ta đang kỳ vọng sớm ra khỏi tình trạng nước kém phát triển và đẩy mạnh CNH, HÐH.

Kinh tế nước ta chịu tác động nhiều hay ít sẽ còn tùy thuộc vào độ sâu và độ dài của cuộc khủng hoảng hiện nay Tuy nhiên, trước mắt có thể hình dung một số tác động sau:

Xuất khẩu sẽ chịu tác động kép trên cả ba phương diện: đơn đặt hàng sẽ ít đi do bạn hàng giảm nhập

khẩu vì những khó khăn về tài chính - kinh tế ở nước họ, nhu cầu của người tiêu dùng giảm; giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như dầu thô, lúa gạo, cao-su, cà-phê, thủy sản đều giảm Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sẽ co lại do gặp khó khăn về vốn và đầu ra

Về nhập khẩu, một mặt có khả năng giảm bớt nhập siêu do giá cả nhiều mặt hàng nhập khẩu giảm,

nhu cầu trong nước cũng ít đi, từ đó lạm phát sẽ dịu bớt Nhưng mặt khác, lại nảy sinh khả năng

nhập khẩu sẽ gia tăng do giá cả trên thị trường thế giới thuyên giảm, thuế suất hạ thấp theo các cam

kết quốc tế và điều này sẽ gây sức ép mạnh lên sản xuất trong nước.

Nguồn vốn có nhân tố nước ngoài cũng có khả năng giảm Tuy cam kết về FDI cao, nhưng mức độ giải

ngân sẽ có vấn đề do các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong huy động vốn và tiêu thụ sản phẩm; cũng vì lý do đó, có thể đầu tư trực tiếp (FII) sẽ giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán nước ta Nguồn kiều hối từ cả phía cộng đồng người Việt ở nước ngoài lẫn lao động xuất khẩu có thể sẽ không dồi dào Thu nhập từ dịch vụ, kể cả du lịch, kinh doanh tài chính - tiền tệ, vận tải đều có thể giảm.

Về tài chính tiền tệ, sự giao dịch, vay mượn sẽ không dễ dàng, và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn; tỷ giá các

đồng tiền, giá vàng sẽ dao động mạnh, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Dưới tác động của những nhân tố trên, mức độ đầu tư, huy động vào ngân sách, tiêu dùng trong nước, cán cân thanh toán, công ăn việc làm đều có thể bị ảnh hưởng, từ đó tốc độ tăng trưởng cũng sẽ chịu tác động và có thể nảy sinh những vấn đề xã hội mới Cuộc khủng hoảng giữa những năm 90 thế kỷ trước nổ ra tại các nền kinh tế không lớn, tác động không nhiều như lần này nhưng cũng đã làm cho kinh tế nước ta gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP từ 8,2% năm 1997 xuống còn 5,8% năm 1998 rồi 4,8% năm 1999, chỉ từ năm 2000 mới phục hồi dần, mãi tới năm 2005 mới lấy lại được tốc độ 8,4%.

Những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 2

Posted on March 9, 2009 by civillawinfor

Những tác động đến hệ thống ngân hàng

Từ việc phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên, chúng ta có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này sẽ không có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, bởi lẽ:

Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói

riêng với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới chưa sâu Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Bên cạnh đó, lượng vốn của các ngân hàng Việt Nam vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy

không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá Mặt khác, cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ Các ngân hàng Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra

Tuy nhiên, theo tôi, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra nhưng không phải là không có vấn đề Những vấn đề mà hệ thống ngân hàng gặp phải chủ yếu phát sinh từ những yếu tố nội tại.

Trước hết, là vấn đề mô hình của hệ thống ngân hàng Theo Khoản 2, Điều 20 của Luật các tổ

chức tín dụng được Quốc hội ban hành năm 1997 và được sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì các loại hình ngân hàng ở Việt Nam bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác Nhưng dưới gốc độ lập pháp thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng về chức năng của từng loại ngân hàng Đặc biệt, chưa có một văn bản pháp quy nào được ban hành để điều chỉnh hoạt động của ngân hàng phát triển và NHĐT – là những hoạt động kinh doanh ngân hàng có rủi ro cao nhất Chính sự mập mờ này đã tạo điều kiện cho các NHTM, các CTTC “lấn sân” Và trên thực tế, nhiều NHTM và các CTTC đã “không ngần ngại” đầu tư vào bất động sản và chứng khoán đã mang lại không ít hệ lụy cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nền kinh tế đi đến lạm phát thời gian qua.

Tiếp theo, là sự ra đời ồ ạt của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc biệt là các

CTTC Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có trên 80 ngân hàng thương mại[6] và trên 20 công ty tài chính Phần lớn các CTTC đều có nguồn góc vốn góp từ các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn Với vai trò tạo vốn và điều hoà vốn giữa các thành viên trong tập đoàn, tổng công ty, cho nên CTTC dễ dàng bỏ qua những chuẩn mực cần thiết của hoạt động tín dụng trong việc tài trợ vốn cho các thành viên, các dự án của tập đoàn và tổng công ty Điều này không những làm cho rủi ro tín dụng tăng lên mà còn làm tăng nguy cơ “hiệu ứng dây chuyền” khi thị trường tiền tệ hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn, tổng công ty có biến động mạnh[7] Việc có quá nhiều ngân hàng (trong đó, có khoản 25% ngân hàng có hiệu quả kinh doanh hạn chế) và các CTTC sẽ dẫn đến hai nguy cơ lớn là khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh ổn định và khả năng quản trị ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng gia tăng do tăng trưởng tín dụng khá cao cũng đặt hệ

thống ngân hàng trước những thách thức không nhỏ Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước

Trang 3

(NHNN), tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản hiện nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% trên tổng dư nợ toàn hệ thống Riêng năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2007 là 53% - một con số khá cao cộng với khoảng 50% các khoảng dư nợ được thế chấp bằng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu trong những tháng cuối năm 2008 khi các khoản cho vay vào bất động sản trước đây lúc thị trường này còn hấp dẫn sẽ đáo hạn Trong tình hình TTBĐS vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thì việc các ngân hàng phải đối diện với khoản lỗ lớn là khó tránh khỏi Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hàng Eximbank đã công bố nợ quá hạn của ngân hàng này là 1.361 tỷ đồng, chiếm 6,09% tổng dư nợ, trong đó nợ xấu là 619 tỷ đồng và khoản nợ có khả năng bị mất là 200 tỷ đồng Theo lãnh đạo Eximbank, nợ xấu của ngân hàng này chủ yếu là các khoản cho vay bất động sản Hiện nay, dư nợ cho vay bất động sản của Eximbank là 4.000 tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng dư nợ của ngân hàng[8].

Ngoài ra, nguy cơ về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang còn tiềm ẩn, mặc dù các

giải pháp thắt chặt tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng Lãi suất cơ bản qua bốn đợt cắt giảm trong một thời gian ngắn đã được hạ xuống còn 10%, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được giảm xuống đáng kể đi kèm theo việc tăng lãi suất trên tỷ lệ này, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng và chiết khấu giấy tờ có cũng giảm khá mạnh Song song đó, NHNN đã mua lại tín phiếu bắt buộc phát hành cho các ngân hàng trước thời gian đáo hạn trị giá 20,3 ngàn tỷ đồng Những động thái trên là dấu hiệu “nới lỏng chính sách tiền tệ” một cách linh hoạt của Chính phủ nhằm tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện để ngân hàng hạ lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn Qua đó, kích thích sản xuất chống lại nguy cơ giảm phát và duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế Nhưng khi, lượng tiền mặt trong hệ thống tăng lên và các ngân hàng đã giảm đáng kể lãi suất cho vay tương đương với mức cuối năm 2007 thì các doanh nghiệp lại tỏ ra không mấy mặn mà Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do ảnh hưởng của đợt lạm phát trong nước vừa qua và của cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra đã làm sức mua trong nước và trên thị trường các nước vốn là nơi tiêu thụ truyền thống sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh Như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam lại đối diện với một thách thức mới Đó là tìm đầu ra cho những đồng vốn của mình Trong điều kiện TTBĐS “đóng băng” và TTCK liên tục tuột dốc thì rõ ràng đây thật sự là một bài toán khó.

Những tác động đến thị trường chứng khoán

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị

trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.

Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu

Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu[9] Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian qua Trước đó, nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ không có chuyện các

Trang 4

nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các quỹ đóng Tôi cho rằng, ý kiến trên là không thuyết phục Vì xét về bản chất thì các quỹ đóng không mua lại chứng chỉ đã phát hành cho nhà đầu tư nhưng họ hoàn toàn có thể thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, trong đó có việc bán chứng khoán ở thời điểm này để mua vào thời điểm khác hoặc bán ở thị trường này để đầu tư vào thị trường khác hoặc đầu tư vào thị trường ngoại hối Thực tế cho thấy, đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng bởi lạm phát đã mất giá so với đồng USD vài chục phần trăm trong khi sự giảm giá của đồng Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác là không đáng kể Khả năng nhà đầu tư nước ngoài đã nhận định rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá cũng như các đồng tiền khác nên đã bán chứng khoán để mua ngoại tệ nhằm kiếm lời là rất có thể Nếu kịch bản diễn ra đúng như họ dự đoán thì khi đó họ sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán

Thứ ba, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là ở

yếu tố tâm lý Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng có, đặc biệt là các quốc gia có thị trường này mới hình thành Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK Việt Nam bao phen lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khoán lên thì mua không được, ngược lại khi giá rớt thì chỉ toàn lệnh bán mà không có lệnh mua Sở dĩ có hiện tượng này là do phần nhiều các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản lĩnh cũng như kinh nghiệm cần thiết để tham gia mua bán chứng khoán, mặt khác môi trường thông tin chưa thật sự đảm bảo cho thông tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác Việc đầu tư theo đám đông đã gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan quản lý và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt…để trục lợi Tâm lý mua bán theo đám đông lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế bị lạm phát Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, NHNN tăng lãi suất cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ TTCK Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường Động thái mua vào hoặc bán ra của họ cũng sẽ làm cho giá chứng khoán tăng hoặc giảm theo Nhưng từ cuối tháng 9/2008 đến nay, rất nhiều thông tin tốt về nền kinh tế được phát đi như lãi suất cơ bản và giá xăng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã không nhận được những phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khoán cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều giảm Điều đó cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã không còn quan tâm đến các thông tin tốt từ nền kinh tế trong nước nữa Cái mà họ quan tâm là diễn biến tình hình giao dịch ở các TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản…thế nào và sẽ có hành vi đầu tư tương tự Thời gian gần đây, diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn cùng chiều với chỉ số của các thị trường trên Vậy là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chuyển hướng tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam: từ đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước sang đầu tư theo các “nhà đầu tư ngoài nước”[10] Tâm lý này trở thành một rào cản không nhỏ cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm vực dậy TTCK Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi thị trường tài chính có biến động mạnh ở một hoặc nhiều nước phát triển, các TTCK toàn cầu có độ liên thông lớn hơn rất nhiều so với thời kỳ ổn định và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó[11].

Thứ tư, tâm lý giá xuống đã làm méo mó vai trò là “phong vũ biểu” phản ánh “sức khỏe” nền kinh

tế và đe dọa tính thanh khoản của thị trường Đó là khi, giá chứng khoán xuống quá thấp thì người bán lại không muốn bán nhưng người mua cũng sẽ không dám mua do vẫn còn lo sợ chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa Khi đó từ “khủng hoảng niềm tin” thị trường sẽ chuyển sang một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn nhiều: khủng hoảng về tính thanh khoản.

Thứ năm, mặc dù không phải phát sinh mới đây do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng

TTCK Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều những vấn đề khác mà trong phạm vi bài viết này chúng

Trang 5

tôi chưa có điều kiện đề cập đến Cụ thể như các vấn đề về khung pháp lý, vai trò quản lý, giám sát của Nhà nước, tính minh bạch của thị trường…

Cơn “địa chấn” tài chính của Mỹ không ảnh hưởng gì nhiều tới nền kinh tế Việt Nam. 20/09/2008 22:59 Cụ thể là doanh thu xuất khẩu của Việt Nam không bị giảm do chủ yếu chúng ta xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu giá thấp (may mặc, thủy sản, nông sản ) Đây là những mặt hàng còn có thể tăng mức tiêu thụ tại Mỹ khi nền kinh tế Mỹ khó khăn

Thứ hai là ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp Thứ ba là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng không bị suy giảm vì đó là những dự án sử dụng nhân công rẻ, sản xuất mặt hàng thông thường nên cũng không ảnh hưởng lắm đến việc xuất khẩu Chỉ có FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại.

* Với ngành ngân hàng trong nước thì sao, thưa ông?

- Ngành ngân hàng (NH) Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các NH Việt Nam là NH thương mại, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác

Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT) Tuy nhiên không loại trừ khả năng một số nhóm NĐT sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu (CP) ngành NH nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá CP NH xuống

Xét về phân tích giá CP ngành NH thì trước đây, CP NH được xem là CP “vua” với giá cao quá mức vào năm 2007 Trong năm 2008 cùng với sự suy thoái của thị trường thì giá CP NH bị suy giảm

Tuy nhiên NĐT đã phản ứng quá mạnh khi cho rằng kinh tế suy thoái thì NH sẽ suy thoái mạnh nhất, do đó rất nhiều CP NH đã giảm giá hơn mức giảm bình quân của thị trường và dưới mức hợp lý Nếu phân tích nhiều mặt thì các NH vẫn có độ an toàn và khả năng sinh lời cao hơn các công ty ngành khác

Mặt khác, khi nền kinh tế có thể đưa lạm phát xuống còn 1 con số và khởi sắc mạnh mẽ vào năm 2009 thì CP

các NH giá thấp sẽ có mức tăng mạnh hơn các ngành khác và có khả năng đạt mức sinh lời 100% Do vậy nếu

NĐT cá nhân đang nắm giữ các CP NH giá thấp mà vì tâm lý vội bán ra sẽ bị thua thiệt.

* Thưa ông, thị trường chứng khoán (TTCK) đã bật dậy vào phiên giao dịch cuối tuần vì nguyên nhân gì?

- Quan sát TTCK thời gian qua có thể thấy thị trường bật lên lại là do những yếu tố nội tại của nền kinh tế trong

nước Sau khi chỉ số VN-Index giảm mạnh, các NĐT nước ngoài tăng mua và sau khi VN-Index vượt qua mức 400

điểm, các NĐT trong nước bắt đầu tham gia nhiều hơn TTCK tăng giảm là chuyện bình thường Khi chỉ số VN-Index giảm mạnh xuống sát 400 điểm thì lực đỡ của thị trường sẽ tăng cao nên vực dậy là chuyện đương nhiên

Thêm một điểm khá quan trọng góp phần vào sự tăng điểm của phiên giao dịch cuối tuần qua đó là lượng tiền của NĐT vàng Khi giá vàng tăng cao, nhiều người đã đổ xô bán vàng ra và đổ vốn sang TTCK lúc đó đang giảm điểm

Trang 6

Có thể thấy TTCK Việt Nam chưa chịu nhiều tác động từ thị trường thế giới Từ nay đến cuối năm, chỉ số VN – Index sẽ dao động từ 400 – 550 điểm và càng về cuối năm, thị trường sẽ khởi sắc hơn.

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan