Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273)

109 6.3K 47
Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ LAN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhàn HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy (cô) trong khoa Giáo dục học (bậc tiểu học) trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Tiểu học Lômônôxốp (Hà Nội), cùng các thầy cô trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên cao học khóa 16 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Trần Thị Lan LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Trần Thị Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1. TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƢỞNG 9 1.1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 9 1.1.1 Khái lược về truyện và truyện lịch sử 9 1.1.2. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 14 1.1.3. Truyện lịch sử trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam 16 1.2. Tác giả Nguyễn Huy Tƣởng 18 1.2.1. Cuộc đời và thân thế 18 1.2.2. Sự nghiệp văn học 20 1.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng 22 1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 22 1.3.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm 23 Tiểu kết chƣơng 1 25 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG 26 2.1. Những khái niệm cơ bản 26 2.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 26 2.1.2. Khái niệm nhân vật 27 2.1.3. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật 28 2.2. Thế giới nhân vật 29 2.2.1. Hệ thống nhân vật 29 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33 2.2.2.1. Nghệ thuật sắp xếp và gắn kết các tuyến nhân vật 33 2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình 42 2.2.2.3 . Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 46 2.2.2.4. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật 52 2.3. Không/Thời gian nghệ thuật 57 2.3.1. Thời gian nghệ thuật 57 2.3.1.1. Thời gian tự nhiên 57 2.3.1.2. Thời gian sự kiện và thời gian chiến trận 63 2.3.2. Không gian nghệ thuật 66 2.3.2.1. Không gian xã hội thời loạn lạc 67 2.3.2.2. Không gian chiến trận 70 2.3.2.3. Biểu tượng lá cờ 73 Tiểu kết chƣơng 2 75 CHƢƠNG 3. TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 77 3.1. Trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng Việt Tiểu học 77 3.1.1. Thống kê 77 3.1.2. Nhận xét 77 3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và qua việc dạy trích đoạn của tác phẩm trong sách Tiếng Việt 77 3.2.1. Bồi dưỡng tri thức lịch sử 77 3.2.2. Giáo dục ý thức công dân 79 3.2.3. Giáo dục và bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp cho học sinh 81 3.2.3.1. Tình cảm gia đình 81 3.2.3.2. Mối quan hệ bạn bè, tướng sĩ 83 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt 85 3.2.4.1. Cở sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn 85 3.2.4.2. Soạn một số giáo án 86 Tiểu kết chƣơng 3 98 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút quen thuộc trong làng văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông thuộc các thể loại khác nhau (truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch). Nhà văn cũng khai thác các đề tài khác nhau nhƣ đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử, đề tài xã hội). Tuy vậy, ông đƣợc nhớ đến nhiều chính là các sáng tác thuộc đề tài lịch sử. Đáng kể nhất là các sáng tác: Vũ Như Tô (kịch), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (truyện dài), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết),… 1.2. Trong cuộc đời cầm bút không dài nhƣng Nguyễn Huy Tƣởng dành sự quan tâm đặc biệt cho độc giả nhỏ tuổi. Bạn đọc đã biết đến khá nhiều tác phẩm Nguyễn Huy Tƣởng viết cho các em. Chúng thuộc các thể loại truyện ngắn, cổ tích, kịch. Những tác phẩm đó có thể coi là mẫu mực trong văn học thiếu nhi nhƣ Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Chiến sĩ ca nô, Hai bàn tay chiến sĩ, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,… 1.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là thiên truyện dài khai thác đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của cuốn sách là nhân vật Trần Quốc Toản - một nhân vật lịch sử thời Trần. Tái hiện hình tƣợng ngƣời anh hùng nhỏ tuổi giàu lòng yêu nƣớc, quả cảm vô song, Nguyễn Huy Tƣởng đã viết nên bài ca đẹp về quá khứ cha ông trong trang sử chống giặc ngoại xâm. Tấm gƣơng ngƣời anh hùng thiếu niên đó sống mãi với trẻ thơ hôm nay, giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn lịch sử, thêm tự hào về truyền thống dân tộc, ngƣỡng mộ và biết ơn những con ngƣời làm rạng rỡ nền văn hiến nƣớc nhà. 1.4. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc trích học trong sách Tiếng Việt Tiểu học với ba phân môn Tập đọc, Chính tả và Kể chuyện (Tiếng Việt 2, tập 2). Sự có mặt của tác phẩm thông qua các phân môn cụ thể sẽ góp phần giáo dục nhân cách, bồi dƣỡng năng lực văn - Tiếng Việt, nâng cao tri thức lịch sử cho các em học sinh. Điều đó góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh bậc Tiểu học. 2 1.5. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng chƣa có công trình toàn diện. Đặc biệt, việc tìm hiểu tác phẩm này trong sách Tiếng Việt Tiểu học gắn với các phân môn cụ thể cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Thế giới nghệ thuật truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học" làm đề tài cho luận văn của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút đam mê đề tài lịch sử. Ông để lại cho đời sống nghệ thuật nƣớc nhà những sáng tác có giá trị sâu sắc. Cùng với Lá cờ thêu sáu chữ vàng, độc giả còn biết đến ông qua hàng loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sử nhƣ An Dương Vương xây thành Ốc, An Tư, Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Kể chuyện Quang Trung. Mảng sáng tác về đề tài lịch sử đƣa tên tuổi Nguyễn Huy Tƣởng đứng cạnh các cây bút khác nhƣ Hà Ân, An Cƣơng, Lê Vân , góp phần làm nên bức tranh văn học thiếu nhi phong phú giàu tính thẩm mỹ, tính giáo dục. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến, những tiểu luận có liên quan đến thế giới nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với trẻ thơ. Có thể kể đến các tiểu luận, các bài viết của tác giả tiêu biểu nhƣ: Thiều Quang, Tô Hoài, Vân Thanh, Lã Thị Bắc Lý Trƣớc hết là những ý kiến của giới nghiên cứu đánh giá về giá trị nội dung của Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sách lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Tạp chí văn học 1/ 1961) đã khái quát: “Nội dung lịch sử của tác phẩm nói chung là cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống quân Nguyên dƣới sự lãnh đạo của vị anh hùng kiệt xuất Trần Hƣng Đạo nhƣng chủ đề tác phẩm hoàn toàn xoay quanh nhân vật chính: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản” [Theo 26, tr.417-422]. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng” (1966) khi nhận xét về các sáng tác Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Hai bàn tay chiến sĩ đã có cái nhìn đích đáng về chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ sau: “ mỗi truyện là một trang anh hùng đời đời của 3 dân tộc ta từ ngàn xƣa hoặc mới đây” [Theo 26, tr.441]. Nhà văn cũng đặc biệt nhấn mạnh trong tiểu luận này là: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng mang đậm màu sắc anh hùng ca. Ông thiên về khai thác những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, những sự tích anh hùng của nhân dân trong đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội” [Theo 26, tr. 469]. Đồng thuận với đánh giá của nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu Vân Thanh cũng nhấn mạnh đến màu sắc anh hùng ca trong các truyện lịch sử của Nguyễn Huy Tƣởng. Ở bài viết gần nhƣ nhìn lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng với nhan đề: “Cuối thế kỷ nhìn lại Nguyễn Huy Tƣởng với các tác phẩm viết cho thiếu nhi” (Báo văn nghệ số 6.1999), bà cũng vẫn bày tỏ quan điểm đó. Nhà nghiên cứu chia những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng cho thiếu nhi thành ba mảng lớn: “Truyện viết về ngƣời thực việc thực”, “Truyện cổ tích lạ lùng, xanh biếc” và “Truyện lịch sử đậm màu sắc anh hùng ca”. Dĩ nhiên, để minh chứng cho chất anh hùng ca, chất sử thi của truyện lịch sử , tác giả Vân Thanh đã dẫn dụ chủ yếu từ Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung. Cảm hứng anh hùng ca của Nguyễn Huy Tƣởng tập trung qua hai hình tƣợng Trần Quốc Toản và vua Quang Trung. Tác giả Vân Thanh nhận xét: “Truyện lịch sử viết cho các em của Nguyễn Huy Tƣởng thƣờng đậm màu sắc anh hùng ca” [Theo 26, tr.835]. Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học hiện đại (tập 2, NXB Đại học Sƣ phạm - 2008), chƣơng XIV “Văn học thiếu nhi từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945” mục viết về “Nguyễn Huy Tƣởng” cũng nêu những nhận xét về truyện lịch sử của nhà văn khá xác đáng. Tác giả nhận định: “Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng với phong cách hoành tráng sử thi đã làm sống dậy hào khí hừng hực của một giai đoạn lịch sử đời Trần Trong không khí hào hùng đó nổi lên là hình ảnh ngƣời anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ mà chí cao ” [16, tr.344]. Cùng với ý kiến nhận xét về phƣơng diện giá trị nội dung của tác phẩm, giới phê bình, nghiên cứu còn lƣu ý nhiều tới phương diện nghệ thuật của thiên truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Đó là cách kể chuyện vấn đề hư cấu nghệ thuật và đặc biệt là thành công khắc họa nhân vật của Nguyễn Huy Tƣởng. 4 Tác giả Thiều Quang đánh giá: “Nguyễn Huy Tƣởng có rất nhiều sáng tạo về hình tƣợng Cả về tình cảm, về nhân vật, về cá tính cũng nhƣ về chi tiết hành động mà không vi phạm đến những nét lớn của sử liệu” [Theo 26, tr 419]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong một tiểu luận có tên “Nguyễn Huy Tƣởng” cho rằng: “Trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tƣởng đã thành công trong việc mở mang cốt truyện, phát triển các chi tiết và xây dựng hình ảnh nhân vật” [26, tr 462 - 463]. Xem xét sự hƣ cấu trong mối quan hệ với lịch sử của tác phẩm, nhà nghiên cứu cũng nhận xét: “Nguyễn Huy Tƣởng có nhiều chi tiết hƣ cấu nhƣng vẫn không xa lạ với hiện thực” [26, tr. 466]. Trong tiểu luận của mình, bà cũng nhận xét về cách trần thuật, về ngôn ngữ nhân vật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng . Chẳng hạn, tác giả viết: “Nguyễn Huy Tƣởng có lối kể chuyện tự nhiên, ông ít khi dùng lý thuyết khô khan. Cốt truyện không rƣờm rà. Ông cũng không quá đi sâu vào phân tích tâm lí. Ông thƣờng kể lại sự việc, nhƣng không dừng lâu ở một sự việc, mà trình bày nhiều việc, sự việc này tiếp sự việc khác bằng những chuyển tiếp hợp lý, tự nhiên. Qua phƣơng pháp so sánh, câu chuyện kể của ông thêm sinh động” [26, tr. 470]. “Về tài sử dụng ngôn ngữ. Ông rất chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý các em nên thƣờng viết những câu ngắn gọn rõ ràng Ông không hề hiện đại hóa ngôn ngữ, nhƣng cũng không phải vì thế mà lời văn của ông trở thành khó hiểu [ ]. Ngôn ngữ nhân vật của ông thƣờng phù hợp với tính cách” [26, tr.471]. Tác giả Bùi Thanh Ninh trong bài “Đọc một số truyện lịch sử viết cho các em” cũng nhận thấy ở nhân vật Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng xây dựng khá sinh động và thành công. Đó là nhân vật có “Tính hồn nhiên ngây thơ và tính cách anh hùng của nhân vật không mâu thuẫn nhau, trái lại quyện lấy nhau, bổ sung cho nhau rất sinh động’ [Theo 26, tr.101]. Về ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với tuổi thơ cũng là vấn đề đƣợc các nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm. Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sách Lá cờ thêu sáu vàng” đã ý thức rất rõ ràng, những tác phẩm “Lịch sử tiểu thuyết” có vai trò quan trọng: “Thiếu chúng nền văn học chƣa thể gọi là đầy đủ, là vì thiếu nó, tức là công tác xây dựng con ngƣời của chúng ta thiếu hẳn đi một nền giáo dục sâu sắc về tinh thần yêu dân tộc và lịch sử” [Theo 26, tr. 417]. [...]... đối với học sinh Tiểu học 8 8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn có cấu trúc ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1 Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi và tác giả Nguyễn Huy Tƣởng Chƣơng 2 Thế giới nghệ thuật tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng Chƣơng 3 Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TRUYỆN... Thế giới nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật - Luận văn khảo sát những trích đoạn trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc giảng dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học (Tiếng Việt 2, tập 2) gắn với ba phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện - Luận văn rút ra những bài học giáo dục hữu ích đối với học sinh Tiểu học thông qua tác phẩm và việc dạy những trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. .. gian nghệ thuật) - Luận văn khảo sát trích đoạn Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng Việt Tiểu học gắn với các phân môn cụ thể - Luận văn rút ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật tác phẩm và các đoạn trích trong sách Tiếng Việt 6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp thống kê - Phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại - Phƣơng pháp thi pháp học - Một... viết theo đuổi ý tƣởng khoa học để thực hiện đề tài Luận văn của chúng tôi muốn góp một tiếng nói, khẳng định thêm giá trị của tác phẩm trong đời sống nghệ thuật nƣớc nhà Đặc biệt là ý nghĩa giáo dục to lớn của thiên truyện đối với độc giả nhỏ tuổi 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Qua thế giới nghệ thuật, luận văn khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng 6 - Từ những... mỗi tác phẩm lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nghệ thuật với quy luật của riêng nó Khái niệm thế giới nghệ thuật đã cung cấp cơ sở lý luận để khám phá tính sáng tạo độc đáo toàn vẹn của sáng tác nghệ thuật [23, tr.1160 -1661] Bên trên là cơ sở lí luận để tác giả luận văn khảo sát truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng Trong khuôn khổ của luận văn này,... tuổi Hẳn ông hy vọng thiên truyện sẽ sống mãi với thời gian, sẽ là ngƣời bạn đi cùng tuổi thơ 26 CHƢƠNG 2 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG 2.1 Những khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lƣu) thịnh hành trong nghiên cứu văn học hiện đại Từ thời cổ đại,... Bƣớc vào thời kỳ chủ nghĩa lãng mạng ngƣời ta nhìn tác phẩm văn học nhƣ một thế giới có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ Các tác giải nhƣ Selinh (F Schelling, 1775 - 1854), Banzăc, Sêđrin là những ngƣời đầu tiên gọi tác phẩm là thế giới nghệ thuật , “vũ trụ nghệ thuật Trước hết theo giới nghiên cứu, thế giới nghệ thuật có những điểm riêng so với thế giới phi nghệ. .. Khái niệm thế giới nghệ thuật, khái niệm nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật, … Trên cơ sở lý luận đó, ngƣời viết triển khai đề tài đƣợc tốt - Luận văn tìm hiểu những kiến thức về tâm lí giáo dục của lứa tuổi học sinh tiểu học, những nguyên tắc lựa chọn văn bản trong sách Tiếng Việt cho các em - Luận văn khảo sát tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật của... Cùng với tác giả Thiều Quang là các ý kiến khác của Vân Thanh, Tô Hoài, Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thanh Ninh, Hà Ân đều là các tác giả đánh giá cao ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ của mảng sáng tác về đề tài lịch sử, trong đó có thiên truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút vừa đam mê đề tài lịch sử, vừa là nghệ sĩ có trách nhiệm với những trang văn viết cho các em Hoàn thành Lá cờ thêu sáu chữ. .. thao tác khoa học khác nhƣ phân tích, miêu tả 7 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Luận văn nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống, toàn diện về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, trên sự tiếp nhận những thành tựu của giới nghiên cứu đi trƣớc - Trên cơ sở tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, những trích đoạn trong sách Tiếng Việt, rút ra những bài học giáo dục nhân cách và bồi dƣỡng, . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ LAN THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC . Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi và tác giả Nguyễn Huy Tƣởng Chƣơng 2. Thế giới nghệ thuật tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng Chƣơng 3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối. 75 CHƢƠNG 3. TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 77 3.1. Trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng Việt Tiểu học 77 3.1.1. Thống kê

Ngày đăng: 07/09/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan