Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may

64 337 4
Báo cáo đánh giá thực trạng và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

b b é é c c « « n n g g t t h h   ¬ ¬ n n g g b b ¸ ¸ o o c c ¸ ¸ o o § § ¸ ¸ N N H H G G I I ¸ ¸ T T H H ù ù C C T T R R ¹ ¹ N N G G P P H H ¸ ¸ T T T T R R I I Ó Ó N N N N G G µ µ N N H H D D Ö Ö T T M M A A Y Y v v µ µ k k h h ¶ ¶ n n ¨ ¨ n n g g n n © © n n g g c c a a o o n n ¨ ¨ n n g g l l ù ù c c c c ¹ ¹ n n h h t t r r a a n n h h t t h h « « n n g g q q u u a a t t ¨ ¨ n n g g c c   ê ê n n g g k k h h a a i i t t h h ¸ ¸ c c c c ¸ ¸ c c y y Õ Õ u u t t è è l l i i ª ª n n q q u u a a n n t t í í i i t t h h   ¬ ¬ n n g g m m ¹ ¹ i i nh viªn : . h h µ µ n n é é i i , , t t h h ¸ ¸ n n g g 6 6 n n ¨ ¨ m m 2 2 0 0 1 1 3 3 Môc lôc Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất 1 II. Về hoạt động đầu tư và phát triển sản xuất 9 III. Về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất 11 1. Đối với lĩnh vực kéo sợi 11 2. Đối với lĩnh vực dệt thoi 12 3. Đối với lĩnh vực dệt kim 12 4. Đối với lĩnh vực nhuộm, in hoa và hoàn tất 14 5. Đối với lĩnh vực may mặc 15 IV. Về nguồn nhân lực, công tác đào tạo và nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ 17 1. Về nguồn nhân lực 17 2. Về công tác đào tạo 20 3. Về công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất 20 V. Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm 21 VI. Về công tác bảo vệ môi trường 23 VII. Về thị trường tiêu thụ và hệ thống phân phối sản phẩm 29 1. Đối với thị trường xuất khẩu 29 2. Đối với thị trường nhập khẩu 31 2. Đối với thị trường nội địa 32 VIII. Về cung ứng nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất 33 IX. Về vai trò, vị trí và hiệu quả sản xuất của ngành 36 i Phần thứ hai ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 41 II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai 43 III. Xem xét một số cơ chế, chính sách và yếu tố thương mại chủ yếu tác động tới ngành 50 IV. Nhận định về những vấn đề quan trọng và hướng xử lý nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may của Việt Nam thông qua tăng cường khai thác các yếu tố liên quan tới thương mại thời gian tới 55 ii Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp đầu tiên của nước ta, được hình thành bắt đầu từ Nhà máy Sợi Nam Định vào năm 1889 và đến năm 2014 sẽ đánh dấu kỷ niệm 125 năm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Chặng đường 125 năm ngành công nghiệp dệt may nói chung và đặc biệt trong vòng 10 năm qua nói riêng là chặng đường khẳng định sự tồn tại, phát triển của một ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đứng nhất - nhì cả nước. Với việc chiếm hơn 16% kim ngach xuất khẩu của cả nước, đảm bảo việc làm cho trên 2 triệu lao động, trong đó 1,1 triệu lao động công nghiệp, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dệt may nằm trong Top 5 thế giới, ngành dệt may đã có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong định hướng phát triển kinh tế, xã hội của nước ta đến năm 2020, ngành dệt may tiếp tục là ngành sản xuất, xuất khẩu chủ chốt của nền kinh tế, giữ vị trí quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. - Về qui mô và tốc độ tăng trưởng, ngành dệt may trong giai đoạn 10 năm 2001 - 2011, giá trị xuất công nghiệp của ngành chiếm bình quân 8,2 - 8,4% toàn ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng toàn ngành dệt may hàng năm là khoảng 15,2% năm, trong đó tốc độ tăng trưởng ngành may luôn đạt mức cao bình quân 17,4% năm. Năng lực sản xuất của ngành không ngừng được nâng cao, các nhóm sản phẩm chủ yếu đều có tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao và cao. Bảng 1. Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp dệt may Lĩnh vực sản xuất Đơn vị tính 2005 2008 2009 2010 2011 Sợi Tấn 259.245 392.915 538.299 810.151 941.591 Trong đó: - Nhà nước " 101.515 87.955 77.278 93.425 96.882 - Ngoài Nhà nước " 67.653 158.686 221.703 207.099 217.868 - Đầu tư nước ngoài " 90.078 146.274 239.318 509.627 626.841 Vải Triệu m 2 560,8 1076,4 1187,3 1.176,9 1.294,8 Trong đó: - Nhà nước " 176,8 126,8 156,5 109,4 116,7 1 Lĩnh vực sản xuất Đơn vị tính 2005 2008 2009 2010 2011 - Ngoài Nhà nước " 184,9 404,1 479,7 322,9 364,2 - Đầu tư nước ngoài " 199,1 545,5 551,1 744,7 813,9 Quần áo Triệu cái 1.156,4 2.175,1 2.776,5 2.604,5 2.890,9 Trong đó: - Nhà nước " 251,3 99,4 103,2 100,5 113,7 - Ngoài Nhà nước " 543,2 1.036,9 1.493,0 1.044,8 1.173,6 - Đầu tư nước ngoài " 361,9 1.038,9 1.180,3 1.459,2 1.603,6 Sản lượng bông xơ Tấn 3.903 4.695 4.864 Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 1.1 – Tình hình sản xuất sợi Nguồn: Tổng cục thống kê 2 Biểu đồ 1.2 – Tình hình sản xuất vải Nguồn: Tổng cục thống kê Biểu đồ 1.3 – Tình hình sản xuất quần áo Nguồn: Tổng cục thống kê 3 Biểu đồ 1.4 – Tình hình sản xuất bông xơ 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009 2010 2011 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ NN&PT Nông Thôn - Về năng lực sản xuất theo một số chủng loại mặt hàng chính của ngành, tổng chung như bảng số liệu dưới đây: Bảng 2. Một số sản phẩm dệt may chủ yếu năm 2011 Mặt hàng Đơn vị tính Thực tế sản xuất năm 2011 Xơ bông 1.000 tấn 4,864 Xơ sợi tổng hợp 1.000 tấn 210 Sợi các loại 1.000 tấn 680 Vải dệt thoi các loại Triệu m 2 800 Vải dệt kim 1.000 tấn 90 Vải dệt kim phẳng 1.000 tấn 25 Khăn 1.000 tấn 65 Vải không dệt 1.000 tấn 65 Nhuộm - inhoa - hoàn tất Triệu m 800 Mex Triệu m 2 12 Khóa kéo Triệu m 65 Sản phẩm may các loại Triệu sản phẩm 2.800 Nguồn: Đề tài khảo sát năng lực ngành dệt năm 2011 (Viện Dệt May) và Tập đoàn Dệt May Việt Nam 4 Trong đó: + Trong lĩnh vực kéo sợi, theo thống kê của Hiệp hội kéo sợi (VCOSA), chỉ trong 10 năm từ 2000 đến 2010, ngành kéo sợi đã tăng trưởng trên 300% từ 1,2 triệu cọc sợi với tổng sản lượng 120.000 tấn lên 3,75 triệu cọc nồi khuyên và 104.348 rotor kéo sợi có năng lực sản xuất khoảng 530.000 tấn sợi chải thô và 150.000 tấn sợi chải kỹ/năm. Có 22 doanh nghiệp chuyên sản xuất chỉ may. Sản lượng các chủng loại sợi hàng năm sản xuất gồm: • Sợi cho dệt thoi (bao gồm cho cả khăn bông và denim): 530.000 tấn/năm • Sợi cho dệt kim: 120.000 tấn/năm • Sợi cho chỉ may: 30.000 tấn/năm Trong đó sản lượng sợi chải kỹ chiếm khoảng 20%. So với nhiều năm trước đây, mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn, chất lượng có cao hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thử nghiệm một số mặt hàng sợi pha khác, các loại sợi lõi đàn tính, nhưng sản lượng nhỏ, không đáng kể. Hiện tại, sản phẩm sợi của Việt Nam sản xuất vẫn chưa đa dạng về chủng loại. Ngành sợi chủ yếu sản xuất các loại sợi Pes, Pe/Co, Pe/Vi và bông với dãy chi số từ Ne10 đến Ne50. Ngoài ra cũng có một tỷ lệ nhỏ các mặt hàng len, visco, acylic, Chất lượng mặt hàng sợi chủ yếu tập trung ở phân khúc mức trung bình. Tỷ lệ sợi chi số cao và chất lượng đáp ứng yêu cầu cho vải dệt thoi đạt tiêu chuẩn chất lượng cho may xuất khẩu còn thấp. Chính vì vậy, mà đa số lượng sợi sản xuất được xuất khẩu, trong khi đó hàng năm lại phải nhập khẩu một lượng lớn sợi để đáp ứng yêu cầu của công đoạn dệt trong nước phục vụ cho may xuất khẩu. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tạo sự liên kết chuỗi giữa các doanh nghiệp sợi và các doanh nghiệp dệt nhuộm trong nước. Đối với xơ sợi tổng hợp, cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam có 12 nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste, năng lực sản xuất được khoảng 220.000 tấn/năm bao gồm xơ dạng cắt ngắn (staple fibre) và sợi Filament. Thiết bị và công nghệ sản xuất xơ PES đều là thiết bị và công nghệ đồng bộ và hiện đại của châu Âu. Mới đây, Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí PVTEX Đình Vũ Hải Phòng (Tập đoàn Dầu khí VN) làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy xơ sợi Polyeste với công suất 500 tấn/ngày tương đương với 175.000 tấn xơ sợi polyeste/năm (trong đó xơ cắt ngắn 140.000 tấn và 35.000 tấn sợi filament) đã hoàn thành vào tháng 7/2012 đang trong giai đoạn chuyển giao đưa vào sản xuất. + Trong lĩnh vực dệt thoi, theo thống kê của Vinatex trong lĩnh vực dệt vải, trong đó có khoảng 15.000 máy dệt kiểu thoi, khoảng 6.800 máy dệt không thoi, tỷ lệ máy dệt không thoi so với tổng số máy dệt là 32%. Trong số máy dệt không thoi thì máy dệt kiếm chiếm 63%, máy dệt khí chiếm 28%, máy dệt thoi kẹp chiếm tỷ lệ 1,5% còn lại là máy dệt nước chiếm tỷ lệ 7,5% trong số máy dệt không thoi. Năng lực sản xuất đạt khoảng 800 triệu m 2 vải/năm và 65.000 tấn khăn/năm. 5 Mặt hàng vải bông 100%, PES/Co, PES/Visco chiếm tỷ trọng chính trong các mặt hàng vải dệt thoi, chủ yếu để phục vụ may sơ mi, quần âu. Nhờ có nhiều thế hệ máy dệt không thoi được đầu tư, cùng với hệ thống mắc, hồ được trang bị nên chất lượng vải ngày càng được cải thiện. Mặt hàng gabadin, khaki, chéo được nhiều công ty sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất khăn bông đã có sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng, chủng loại, đa dạng về kích thước. Mặt hàng vải sử dụng sợi tổng hợp 100%, nhờ được đầu tư đồng bộ từ thiết bị xe sợi và hoàn tất giảm trọng, làm mềm cơ học, nên hàng năm cũng đã sản xuất đáp ứng thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. Mặt hàng vải PES/Wool cũng được sản xuất hàng triệu m/năm và vải mành cũng được sản xuất khoảng 10.000 tấn/năm. + Trong lĩnh vực vải dệt kim, mặt hàng dệt kim chủ yếu là vải sử dụng để may áo T-shirt, Polo-shirt, quần áo lót với các kiểu dệt single dệt trơn và dệt biến đổi, vải Interlock dệt trơn, dệt biến đổi và cài sợi ngang, vải Rib dệt trơn và vải Rib cài sợi lycra (các sản phẩm may mặc thông dụng từ vải dệt kim như áo sơ mi các loại, quần áo lót đang là nhóm mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất tính theo cả khối lượng và giá trị; trong năm 2011, hàng may mặc dệt kim chiếm khoảng 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ). Đối với vải dệt kim tròn, tỷ lệ cung cấp cho may xuất khẩu đạt xấp xỉ (65 - 70)%. Các mặt hàng dệt kim phẳng chủ yếu là màn tuyn, rèm. Đặc biệt là màn tuyn sản lượng hàng chục ngàn tấn/năm (năm 2011 đạt 25.000 tấn) và chủ yếu phục vụ xuất khẩu. + Trong lĩnh vực vải không dệt, sản phẩm vải không dệt chủ yếu là các mền xơ có khối lượng từ 40-100g/m 2 được dùng làm lót cho sản phẩm may hoặc dùng may các loại túi. Các đệm xơ có khối lượng khoảng 120-150g/m 2 được sử dụng làm chăn ga gối đệm. Vải địa kỹ thuật được sản xuất từ nguyên liệu xơ polypropylen theo nguyên lý xuyên kim có khối lượng đến 500 g/m 2 được sử dụng chủ yếu làm vải lót đường, các công trình xây dựng,… Hiện Việt Nam có 5 nhà máy sản xuất tấm xơ và 4 nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật. Trong số các nhà máy sản xuất tấm xơ để dùng làm mền lót cho sản phẩm may, dây chuyền thiết bị và công nghệ chủ yếu theo nguyên lý phun keo để liên kết màng xơ, năng lực sản xuất từ 5.000-7.000 tấn/năm, tương đương 70 triệu mét vuông/năm. Bên cạnh mền xơ làm vải lót, còn có các dây chuyền sản xuất màng xơ làm đệm nằm hoặc chăn ga gối đệm với công suất tới 50.000 tấn/năm. Sản phẩm vải địa kỹ thuật, được sản xuất với công nghệ và dây chuyền thiết bị theo nguyên lý xuyên kim sử dụng nguyên liệu polypropylen, có năng lực sản xuất tới 10.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 40 triệu mét vuông/năm. + Trong lĩnh vực may mặc, ngược lại với ngành dệt, cơ cấu sản phẩm của ngành may trong thời gian qua đã có sự thay đổi đáng kể. Các chủng loại mặt hàng may mặc như áo thun, quần, áo Jacket, áo sơ mi, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, comple, đồ lót,… đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ, 6 EU, Nhật Bản, Hàn Quốc các nước Đông Âu,… Điều đó đã khẳng định sản phẩm may của ngành dệt may nước ta là hạt nhân trong sự phát triển của ngành. Năng lực sản xuất hiện nay của Việt Nam vào khoảng 200 triệu sản phẩm sơmi/năm; 150 triệu quần âu/năm; 120 triệu áo jacket/năm; 20 triệu sản phẩm Jeans/năm; 3 triệu bộ vét tông/năm; poloshirt/T-shirt 1.200 triệu sản phẩm/năm; 80 triệu sản phẩm dệt kim mặc ngoài/năm; 50 triệu sản phẩm đồ lót/năm; 170 triệu sản phẩm trẻ em/năm; 70 triệu sản phẩm váy/năm; 20 triệu sản phẩm đồ bơi/năm; và khoảng 400 triệu sản phẩm khác - Về số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành: + Số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong toàn ngành dệt may là khá lớn, trong đó các doanh nghiệp có qui mô lớn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2011 số lượng doanh nghiệp trong toàn ngành dệt may là khoảng 5.982 doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, trong đó: Nếu tiêu chí phân loại doanh nghiệp lớn, nhỏ theo số lượng lao động thì: Số lao động Số lượng doanh nghiệp Doanh nghiệp lớn ≥ 5.000 lao động 12 Doanh nghiệp vừa Từ 200 – 4.999 997 Doanh nghiệp nhỏ < 200 4.973 Nguồn: Tổng cục thống kê Nếu tiêu chí phân theo tổng giá trị tài sản thì: Tổng giá trị tài sản (tỷ VNĐ) Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%) > 10 (doanh nghiệp lớn) 1.881 31 ≤ 10 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) 4.101 69 Nguồn: Tổng cục thống kê + Xét về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực may chiếm tỷ lệ ưu thế, tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia vào khâu cung ứng nguyên phụ liệu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tham gia vào hoạt động của ngành. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2011 số lượng các doanh nghiệp trong toàn ngành là khoảng 5.982 doanh nghiệp, trong đó: • Chế biến bông: 12 doanh nghiệp • Sản xuất xơ sợi tổng hợp: 07 doanh nghiệp • Lĩnh vực tơ tằm: 96 doanh nghiệp • Sản xuất sợi, chỉ may: 286 doanh nghiệp • Sản xuất vải: 661 doanh nghiệp • Lĩnh vực nhuộm, xử lý hoàn tất vải: 177 doanh nghiệp 7 [...]... vực may mặc Trình độ công nghệ của ngành may hiện nay được đánh giá là khá tiên tiến và có thể cạnh tranh được với một số nước trong khu vực Các thế hệ dây chuyền thiết bị sử dụng tương đối hiện đại và đồng bộ cao Trong những năm gần đây, trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư, tiến hành các hoạt động đổi mới công nghệ, tuy nhiên việc đổi mới giữa ngành dệt và ngành. .. 1 Về nguồn nhân lực - Về cơ bản, trong những năm gần đây nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam có số lượng và chất lượng đáp ứng được tương đối tốt yêu cầu phát triển của ngành Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành dệt may Việt Nam vẫn đang có lợi thế về lao động cả về trình độ học vấn, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và trình độ ngày càng được nâng cao Trong thời gian... nữ chiếm 76,08%) Lao động ngành dệt may chiếm 10,31% trong tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp (tổng số lao động toàn ngành công nghiệp là 10.079.886 người) Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2010 là 2,5%/năm trong ngành dệt và 9%/năm trong ngành may Số liệu về lao động trong ngành dệt may được thể hiện cụ thể trong bảng sau: Bảng 7 Lao động trong ngành dệt may Năm 2005 Tăng trưởng... trong ngành dệt may thời gian qua cho thấy: - Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta; - Trình độ công nghệ của ngành may đạt được là khá tiên tiên và có thể cạnh tranh được với nhiều nước trong khu vực, trong ngành may không còn doanh nghiệp sử dụng thiết bị chắp vá; - Trình độ công nghệ của ngành dệt. .. 100% 10.079.886 100% 6,8% Dệt 162.934 3% 188.914 2% 2,5% May 513.428 8% 861.097 9% 9,0% Nguồn: Niên giám thống kê, 2011 Bảng 8 Tỷ lệ trình độ giám đốc theo giới tính và theo trình độ chuyên môn của ngành dệt may Ngành Ngành dệt Ngành may Chia theo giới tính - Nam 77.47 71.37 - Nữ 22.53 28.63 - Tiến sỹ 0.25 0.21 - Thạc sỹ 2.14 2.31 - Đại học 50.41 59.73 - Cao đẳng 4.44 5.52 - Cao đẳng nghề 2.80 3.16 -... nghệ dệt may trong cả nước hiện có: đào tạo trên đại học là 01 trường; đào tạo bậc đại học là 09 trường và đào tạo bậc cao đẳng dạy nghề là 12 trường Một thực tế là các trường đang đào tạo nhân lực cho ngành dệt may đang ngày càng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút học sinh Theo thống kê, hiện nay 90% học sinh sinh viên học ngành dệt may nói chung và học tại các trường thuộc Tập đoàn Dệt May. .. dệt may hợp chuẩn, giúp ngành công nghiệp dệt may đáp ứng với các rào 24 cản, qui định mới của thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam VI Về công tác bảo vệ môi trường - Dệt may là một trong những ngành có khả năng tạo ra nhiều tác động tới môi trường sinh thái từ quá trình sản xuất Có thể tóm lược các yếu tố cơ bản tác động tới môi trường trong quá trình sản xuất ngành. .. nước Hiện nay ngành dệt may Việt Nam phải nhập hầu hết các máy móc, thiết bị, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu Do khả năng cạnh tranh cao, nên khu vực sản xuất hàng may mặc được đầu tư mạnh, trong khi công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nên ngành dệt may đã phải nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm nguyên phụ liệu: xơ bông, xơ sợi dệt, vải, phụ liệu may, các loại... số máy dệt kim tại Việt Nam (55%), nhưng chủ yếu là máy dệt kim phẳng dùng cho dệt len, dệt màn tuyn và máy dệt tất, số máy dệt kim tròn dùng cho dệt vải rất ít chỉ chiếm khoảng 6% Trừ một vài công ty lớn có đầu tư máy mới, chất lượng khá và tốt có thể sản xuất vải cho xuất khẩu, còn lại hầu hết các máy dệt kim thuộc các doanh nghiệp tư nhân trong nước đều là máy cũ, năng suất và chất lượng dệt thấp,... thể thực hiện được và sẽ rất khó thu hút người học Hơn nữa, ngành dệt may là khối ngành kỹ thuật, chi phí về trang thiết bị cho đào tạo cũng như chi phí thường xuyên về vật tư, thực nghiệm, giảng viên, cho đào tạo rất lớn, vì vậy mà rất nhiều trường không muốn đào tạo khối ngành này, nhất là các trường xã hội hoá cao như các trường tư thục Bên cạnh đó do thu nhập của ngành dệt may thấp hơn các ngành . trí và hiệu quả sản xuất của ngành 36 i Phần thứ hai ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN XEM XÉT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY. MAY VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI I. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 41 II. Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai 43. thứ nhất ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I. Về cấu trúc, qui mô và năng lực sản xuất Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công

Ngày đăng: 07/09/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan