Du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ

41 1.3K 1
Du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm: No Name Trang 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 4 2.1 Vị trí địa lý 4 2.2 Lịch sử 5 2.3 Điều kiện tự nhiên 6 2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 6 2.5 Đặc điểm kinh tế 7 2.6 Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ 9 CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN 10 3.1 Thực vật 11 3.1.1 Tổng quan về thực vật 11 3.1.2 Thực vật đặt trưng 12 3.1.2.1 Cây đước (Rhizophora apiculata) 12 3.1.2.2 Cây vẹt - vẹt khang (Bruguiera cylindrica) 13 3.1.2.3 Cây bần ổi (Sonneratia ovata Backer) 13 3.1.2.4 Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) 14 3.1.2.5 Cây mắm đen (Avicennia officinalis L.) 14 3.1.2.6 Cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea) 15 3.2 Động vật 15 3.2.1 Tổng quan về động vật 15 3.2.2 Động vật đặc trưng 16 3.2.2.1 Cá thòi lòi 16 3.2.2.2 Rái cá (Lutrinae) 17 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 2 3.2.2.3 Kỳ đà (water monitor (Wn)) 18 3.2.2.4 Rắn hổ mang (Naja atra) 19 3.2.2.5 Cá sấu 20 3.2.2.6 Chi Dơi quạ (Pteropus) 21 3.2.2.7 Khỉ đuôi dài 23 3.3 Du lịch 24 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 25 4.1 Định hướng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 25 4.1.1 Tiềm năng rừng ngập mặn 26 4.1.2 Tiềm năng Biển 27 4.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 28 4.2.1 Thách thức 28 4.2.2 Quan điểm 28 4.2.3 Định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 29 4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 31 4.4 Khu du lịch sinh thái Vàm Sát ở Cần Giờ 34 4.5 Quản lý nhà nước về du lịch 38 4.6 Đảm bảo môi trường du lịch 38 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 39 CHƯƠNG 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 3 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những điều kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng hệ động thực vật, hệ sinh thái, cùng với đó là hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển… và rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái đặc biệt khi là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với diện tích hơn 37.000 ha, rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực. Vì vậy, đề tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 4 cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch sinh thái. CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 2.1 Vị trí địa lý. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông. Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ tiếp giáp:  Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.  Phía Nam giáp với biển Đông. Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 5  Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An.  Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha và vùng chuyển tiếp 29.880 ha. 2.2 Lịch sử.  Trước đây Rừng Ngập Mặn Cần Giờ (RNM CG) che phủ một vùng có diện tích 40.000 ha; tán rừng dày đặc với cây rừng cao trên 25m, đường kính từ 25 - 40 cm. Trong đó Đước, Bần, Mấm, Sú là các loài cây chiếm ưu thế.  Từ năm 1962 đến năm 1971 đế quốc Mỹ đã tiến hành các chiến dịch khai hoang bằng chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ. Chúng rải xuống RNM CG với gần 4 triệu lít. Vì vậy đã làm cho Hệ Sinh Thái RNM CG gần như bị phá vỡ hoàn toàn.  Sau 1975, RNM CG tiếp tục bị hủy diệt bởi bàn tay con người do điều kiện kinh tế quá khó khăn của người dân địa phương. Hậu quả là diện tích đất bị thoái hóa ngày càng tăng, nước mặn lấn sâu vào nội địa, nhiều nguồn giống, loài thủy sản, thú rừng, chim muông mất nơi sinh sống Điều đó đã làm cho nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chứng kiến cảnh tượng này đã phải thốt lên rằng: "phải hàng trăm năm sau RNM CG mới được khôi phục".  Đến năm 1978, Cần Giờ (trước đó là huyện Duyên Hải) được tỉnh Đồng Nai giao lại cho Tp.HCM. Lúc bấy giờ diện tích RNM CG chỉ còn lại khoảng 4.500 ha Chà Là, số diện tích còn lại là thảm thực vật sơ xác gồm các loài cây lùm bụi tái sinh với độ cao dưới 2m với độ che phủ dưới 40%.  Trước nguy cơ mất đất, mất rừng; từ năm 1978 UBND TP.HCM đã chủ trương phục hồi lại RNM CG nhằm mục tiêu khôi phục thảm thực vật Rừng Sác nhiệt đới, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử cách mạng, tạo nên các vành đai xanh với hệ sinh thái môi trường đa dạng và phong phú cho hàng triệu cư dân thành phố. Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 6  Bắt đầu từ năm 1990, trái đước Giống đã chọn để làm giống phục vụ cho mục đích trồng lại Rừng (lí do của sự chọn lựa này: Đước có tốc độ tăng trưởng tự nhiên nhanh nên có khả năng trồng để phục hồi Rừng với tốc độ nhanh, đồng thời đây còn loại cây có giá trị kinh tế cao nhất của Rừng Ngập Mặn).  Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho đến ngày hôm nay. 2.3 Điều kiện tự nhiên. Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm … Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo, hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 25 0 C - 29 0 C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm. Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”. Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 7 2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội. Dân số: Huyện Cần Giờ có 68.213 người (năm 2009), mật độ dân số 96 người/km 2 . Gồm các dân tộc: Kinh chiếm 84,4%, Hoa chiếm 11%, còn lại là dân tộc Khơmer và Chăm. Sống tập trung trên 7 xã và thị trấn: Xã Bình Khánh, Xã Tam Thôn Hiệp, Xã An Thới Đông, Xã Lý Nhơn, Xã Long Hòa, Thị trấn Cần Thạnh, Xã Thạnh An. Xã hội: Sau 30 năm kể từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất Cần Giờ tuy vẫn còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm). Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Mặt bằng học vấn dân cư đã đạt lớp gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007-2008, trên địa bàn huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học. Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác sĩ. Lễ hội văn hóa - phong tục tập quán, di tích lịch sử văn hóa: Theo các nhà khảo cổ học cách đây 2 - 3 ngàn năm đã có cư dân đến đây sinh sống. Vùng đất này là một nền văn hóa Cần Giờ cổ. Điều này được thể hiện qua việc khai quật phát hiện ra các di chỉ khảo cổ học ở Giồng chùa, Giồng Cá Vồ, Giồng phệt. (1993: khai quật mộ chum - Văn hóa Sa Huỳnh, khuyên tai 2 đầu thú, Văn hóa Óc eo, ). Cần Giờ có khu di tích khảo cổ cấp quốc gia Giồng Cá Vồ, Căn cứ Rừng Sác di tích lịch sử cấp Quốc Gia (15.12.2004) Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 8 Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, phong tục thờ thần không đầu “Dương Văn Hạnh” Là những phong tục nổi bật nơi đây. 2.5 Đặc điểm kinh tế Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đặc Sản Cần Giờ rất đa dạng và phong phú với các món ăn thủy hải sản đặc trưng như: Tôm, cua, ghẹ, Sò huyết, Nghêu, Hào Đặc biệt nhất Óc mở khi ăn vào có vị dai dai mà giòn giòn béo béo. Cần giờ là vùng đất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái như: Nhãn, Xoài( mùa Xoài bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6, xoài Cần Giờ không thua gì Xoài Cát Hòa Lộc ở Huyện Cái Bè - Tiền Giang, táo, mãng cầu (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10). Bên cạnh đó còn có điều kiện về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú và nhiều di tích lịch sử văn hóa, tạo điều kiện để hình thành và phát triển một số loại hình kinh tế mới như: kinh tế du lịch, dịch vụ Đây cũng được xác định là thế mạnh của huyện Cần Giờ trong những năm tới. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu gia công hàn tiện, sản xuất nhỏ đạt 79 tỷ đồng, tăng 17,5% so vời cùng kỳ và tăng 20,7% kế hoạch; khu vực kinh tế quốc doanh đạt 108 tỷ đồng đạt 49,8% kế hoạch do sản lượng sản xuất mặt hàng cá philê, nghêu đạt thấp (51,6%). Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 5%, công nghiệp cơ khí đạt 86%, công nghiệp xay xát lượng thực, chế biến gỗ đạt 73% so với kế hoạch. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu đạt khá so với cùng kỳ gồm: muối thô 86.860 tấn (tăng 1.381 tấn), nước đá 26.550 tấn (tăng 2.450 tấn), bột cá 762 tấn (tăng 202 tấn). Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn không ngừng phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Khu du lịch 30 tháng 4 là một trong những điểm du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch của huyện có số lượng ngày càng tăng, trong năm 2004 đã đón tiếp 390 ngàn lượt khách, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ 9 tháng đầu năm 2005 đạt 817,8 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch. Hệ thống giao thông: Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 9 - Đường bộ: Hiện nay huyện Cần Giờ chỉ có một trục đường bộ chính là tuyến đường Rừng Sác dài 36km, bắt đầu từ bến phà Bình Khánh đến vòng 30.04 huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn các nhánh đường khác rẻ vào các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Xã Lý Nhơn Đường Rừng Sác rộng từ 30m - 120m, có 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.561 tỉ đồng, bắt đầu thi công từ năm 2002 và hoàn thành vào ngày 22.1.2011. - Đường thủy: huyện Cần Giờ có một mạng lưới sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm khoảng 32% tổng diện tích tự nhiên. Vì vậy đây tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch để vận chuyển hàng hóa từ cửa Biển Cần Giờ vào cảng sài gòn.Trong đó Sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra Cần Giờ có các sông chính như: Sông Xoài Rạp, Đồng Tranh, Lòng Tàu, Ngã Bảy, Gò Gia 2.6 Vai trò rừng ngập mặn Cần Giờ Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, là "lá phổi xanh" rất quan trọng đối với các thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những "bức tường xanh" có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.Nhiều cơn bão lớn đổ bộ vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng trước sóng gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện, trong khi những tuyến đê biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá nhưng RNM bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm thì bị tan vỡ. RNM có tác dụng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. theo một số nghiên cứu rừng trồng 6 tuổi với chiều rộng 1,5 km đã giảm độ cao của sóng từ 1 m ở ngoài khơi xuống còn 0,05 m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm không bị xói lở. Còn nơi không có RNM ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5 km là 1 m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75 m và bờ đầm bị xói lở. Rừng ngập mặn (RNM) có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều. Nhờ hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các loài đước, vẹt, mắm, và bần cản sóng cát tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên chúng có tác dụng làm chậm dòng Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 10 chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ các trụ mầm (cây con) và quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó. RNM hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Duy trì nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng ngập mặn: hàng năm Rừng ngập mặn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Lượng rơi rụng của bản thân cây rừng khoảng 08 - 20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá (Hồng và cộng sự - 1998), qua quá trình phân hủy làm nguồn thức ăn hữu cơ cho các loài sinh vật trong Rừng ngập mặn phát triển. Bảo đảm ổn định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho địa phương, gìn giữ được nguồn gien các loài động thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Rái cá, cá Sấu Tạo ra địa điểm nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái cho cư dân trong và ngoài Thành phố. Trong những năm gần đây, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái cho người dân, cho du khách trong và ngoài nước nhờ cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong lành. Việc phát triển du lịch tại địa phương đã góp phần nâng cao đời sống người dân, khai thác được giá trị của Rừng ngập mặn Cần Giờ, Là địa điểm nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi được ví như một phòng thí nghiệm tự nhiên to lớn, là nơi lý tưởng cho các nhà khoa học, sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm qua, hàng năm Ban quản lý Rừng phòng hộ đã tiếp đón hàng trăm sinh viên học sinh, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, học tập. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng bền vững. [...]... Khỉ đuôi dài Cần Giờ còn có những cánh rừng ngập mặn với những hậu du của Tôn Ngộ Không tinh khôn, nghịch ngợm đủ trò… thật thú vị Nhóm : No Name Trang 23 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nằm trong Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên, xã Long Hoà huyện Cần Giờ, đảo khỉ là 1 trong 24 tiểu khu của rừng ngập mặn Cần Giờ Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên không chỉ thu hút du khách bằng.. .Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ CHƯƠNG 3 GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 37.162,53 ha, chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên toàn huyện Sau 30 năm phục hồi và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng đa dạng, phong phú về thực vật cũng như động vật; tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn không ngừng tăng lên, tạo nên môi trường sinh thái. .. trưng này để khai thác du lịch là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch Xây dựng các tour, tuyến đưa du khách tham quan mô hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm hiểu đời sống các hộ dân giữ rừng; du lịch sinh thái nông nghiệp với mô hình vườn - ao - du lịch kết hợp với tìm hiểu các làng nghề… Nhóm : No Name Trang 34 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng... nghĩa đúng của khái niệm về du lịch sinh thái rừng - biển: đó là du lịch nhằm đưa du khách hiểu biết về hệ sinh thái gốc và tăng thu nhập của dân cư địa phương để bảo tồn hệ sinh thái gốc Khu du lịch này không chỉ nhằm giảm thiểu sự quá tải trong khu du lịch trung tâm thành phố và tăng quỹ đất kết hợp du lịch 4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Hiện nay, khách du lịch đến với Cần Giờ chỉ với mục đích là nghỉ... huyện, đã gây sức Nhóm : No Name Trang 28 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy ép nặng nề lên tài nguyên rừng – biển và xuất hiện những dấu hiệu, những nguy cơ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn 4.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 4.2.1 Thách thức Mặc dù tiềm năng du lịch ở Cần Giờ là rất lớn, song nếu chúng ta chỉ biết... Các điểm du lịch có thể phát triển bao gồm:  Khu du lịch bãi biển 30/4 xã Long Hòa  Khu du lịch hoang dã Lâm viên Cần Giờ (2.200 ha) với khu căn cứ kháng chiến rừng Sác (tái hiện)  Khu du lịch đặc công thủy rừng Sác (250 ha) Nhóm : No Name Trang 30 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy  Khu núi đá Giồng Chùa, xã Thạnh An (200 ha)  Khu đô thị – du lịch lấn  Biển Cần Giờ  Khu... kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất Nhóm : No Name Trang 29 Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy kỹthuật phục vụ phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Cần Giờ – Đô thị du lịch sinh thái rừng – biển của Thành phố Hồ Chí Minh Ý tưởng biến huyện Cần Giờ trở thành đô thị du lịch sinh thái rừng – biển là ý tưởng có bước đột phá trước hết là của lãnh đạo cấp cao của Chính... con Đặc biệt, nằm sâu trong những cánh rừng ngập mặn nơi đây còn có căn cứ cách mạng Chiến khu rừng Sác CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 4.1 Định hướng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, lễ hội dân... rừng ngập mặn, biển, sông nước, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian… để phát triển khu du lịch sinh thái Phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ phải đảm bảo tính bền vững và gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn; Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất Nhóm : No Name Trang 29 Du lịch sinh. .. nghiên cứu hệ sinh thái rừng  ngập mặn tại các tiểu khu thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ  Khu du lịch nhà vườn (300 ha) tại Long Hòa – Cần Thạnh  Trung tâm sinh hoạt dã ngoại thanh thiếu niên thành phố  Khu di tích lịch sử các căn cứ kháng chiến vùng rừng Sác  Bảo tàng sinh vật biển  Đình, chùa, lăng Ông Thủy Tướng Nhìn chung, hình ảnh chung của khu đô thị – du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ mang . tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị. phát triển Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng bền vững. Du lịch sinh thái RNM Cần Giờ GVHD: Th.s Hoàng Thị Thủy Nhóm : No Name Trang 11 CHƯƠNG 3 TIỀM NĂNG RỪNG NGẬP MẶN Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện. triển du lịch sinh thái Cần Giờ 28 4.2.1 Thách thức 28 4.2.2 Quan điểm 28 4.2.3 Định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ 29 4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 31 4.4 Khu du lịch sinh

Ngày đăng: 07/09/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶTVẤNĐỀ

  •  Dulịchsinhtháikhôngchỉđơnthuầnlàhoạtđộn

  • ViệtNamlàquốcgianằmtrongkhuvựckhíhậunh

  • GIỚITHIỆURỪNGNGẬPMẶNCẦNGIỜ

    • Vịtríđịalý.

    • Lịchsử.

    • Điềukiệntựnhiên.

    • Điềukiệnkinhtế-xãhội.

    • Đặcđiểmkinhtế

    • VaitròrừngngậpmặnCầnGiờ

    • TIỀMNĂNGRỪNGNGẬPMẶN

      • Thựcvật.

        • Tổngquanvềthựcvật.

        • Thựcvậtđặttrưng.

        • Câyđước(Rhizophoraapiculata)

        • Câyvẹt-vẹtkhang(

        • Câybầnổi(Sonneratiaovata Backer)

        • Câybầnchua(Sonneratiacaseolaris)

        • Câymắmđen(AvicenniaofficinalisL.)

        • Câycócđỏ(Lumnitzeralittorea)

        • Độngvật.

          • Tổngquanvềđộngvật.

          • Độngvậtđặctrưng.

          • Cáthòilòi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan