XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI KHU hệ cá VÙNG hạ lưu SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

10 670 3
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI KHU hệ cá VÙNG hạ lưu SÔNG HƯƠNG  TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ VÙNG HẠ LƯU SÔNG HƯƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đậu Thị Hằng, Ngô Thị Thiện Nhu, Trần Thị Ánh Tuyết, Phan Cảnh Toàn,Nguyễn Minh Tiến Sinh viên Khoa thủy sản – Trường Đại học Nông lâm Huế TÓM TẮT Sau 6 tháng thu thập mẫu và ghi nhận thành phần loài cá ở vùng hạ lưu sông Hương thuộc Tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã thu thập được 136 loài, thuộc 102 giống, 56 họ và 16 bộ khác nhau. Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ứu thế nhất với 76 loài chiếm 55,88 %. Kế đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) gồm 17 loài, chiếm 12,5 %. 6 bộ chiếm tỉ lệ thấp: bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Măng sữa (Gonorynchiformes), bộ cá Suốt (Antheriniformes), Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Lưỡi dong (Lophiformes) và bộ cá Chuồn đất (Dactylopteriformes) đều chỉ có 1 loài, chiếm 0,74 % tổng số loài. Trong 136 loài đã thu có 21 loài trong 15 họ của 7 bộ có giá trị kinh tế và 9 loài cá nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc 8 giống, trong 6 họ, nằm trong 5 bộ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa Thiên Huế là một trong những vùng có đa dạng sinh học cao ở nước ta; là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam của Việt Nam, với mạng lưới sông, hồ, đầm phá đa dạng. Trong các thủy vực ở Thừa Thiên Huế, sông Hương là một trong những thủy vực có đa dạng thủy sinh vật cao, trong đó có đa dạng thành phần loài cá. Trong những năm gần đây, do khai thác không hợp lý, tác động của điều kiện thiên nhiên,…khu hệ cá sông Hương đã và đang có dấu hiệu suy giảm, đặc biệt khu vực hạ lưu. Do vậy, nghiên cứu về khu hệ cá sông Hương, nhằm tạo cơ sở khoa học, góp phần tìm biện pháp bảo vệ nguồn lợi cá khu vực này là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài : “Xác định thành phần loài khu hệ cá vùng hạ lưu sông Hương-tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu - Xác định thành phần loài cá tại hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Định danh khu hệ cá có khả năng sử dụng hoặc đánh bắt trong hoạt động thủy sản. - Đánh giá được tính đa dạng sinh học về loài so với các khu hệ khác. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài cá ở hạ lưu sông Hương. Thời gian: Từ tháng 04 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011. Địa điểm: Khảo sát dọc theo các tuyến ở hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cá vùng hạ lưu sông Hương. - Xác định các loài cá có giá trị kinh tế, quý hiếm. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu mẫu - Mẫu cá được thu trực tiếp từ thuyền đánh bắt của ngư dân mua tại địa điểm đại diện. - Tiến hành thu mẫu định kỳ 4 lần/tháng. - Chụp ảnh cá thu được tại địa điểm thu mẫu. - Cố định trong formol 4 %. - Mẫu cá đính kèm nhãn ghi rõ thời gian, địa điểm thu mẫu, số hiệu mẫu,… 3.2. Phương pháp phân loại - Mẫu đưa về phòng thí nghiệm được định loại bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào khóa phân loại của Mai Đình Yên (1978-1992) và cơ sở dữ liệu từ Fishwise, Fishbase và các tài liệu phân loại sử dụng phổ biến hiện nay. - Mẫu sau khi định loại được lưu giữ tại phòng thí nghiệm bộ môn Quản lý môi trường và Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Huế. - Danh sách cá sắp xếp theo hệ thống phân loại của T. S. Rass và G. U. Lindberg (1971). 3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Để xác định mối quan hệ giữa thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hương với một số khu hệ cá trong cả nước, chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số gần gũi của Sorencen ( 1948). S=2C/(A+B) Trong đó: S: Hệ số gần gũi của 2 khu hệ; A: Số loài riêng của khu hệ A B: Số loài riêng của khu hệ B; C: Số loài chung của 2 khu hệ - Xử lý số liệu bằng phần mềm excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Cấu trúc thành phần loài Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài cá khu vực hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên-Huế ST T Bộ Họ Giống Loài Tên khoa học Tên Tiếng Việt S L % SL % SL % 1 Osteoglossiformes cá Thát lát 1 1,79 1 0,98 1 0,74 2 Elopiformes cá Cháo biển 2 3,57 2 1,96 2 1,47 3 Anguilliformes cá Chình 4 7,14 4 3,92 5 3,67 4 Clupeiformes cá Trích 2 3,57 7 6,87 8 5,87 5 Gonorynchiformes cá Măng sữa 1 1,79 1 0,98 1 0,74 6 Cypriniformes cá Chép 2 3,57 13 12,75 17 12,5 7 Siluriformes cá Nheo 4 7,14 4 3,92 5 3,67 8 Antheriniformes cá Suốt 1 1,79 1 0,98 1 0,74 9 Beloniformes cá Nhái 2 3,57 5 4,9 5 3,67 10 Synbrathiformes cá Mang liền 2 3,57 3 2,94 3 2,21 11 Scorpaeniformes cá Mù làn 1 1,79 1 0,98 1 0,74 12 Perciformes cá Vược 27 48,2 50 49,02 76 55,8 8 13 Pleuronectiformes cá Bơn 2 3,57 5 4,9 6 4,41 14 Lophiiformes cá Lưỡi dong 1 1,79 1 0,98 1 0,74 15 Tetraodontiformes cá Nóc 3 5,36 3 2,94 3 2,21 16 Dactylopteriformes cá Chuồn đất 1 1,79 1 0,98 1 0,74 Tổng số 56 100 10 2 100 13 6 100 Qua bảng trên cho thấy, bộ cá Vược (Perciformes) là bộ có thành phần loài lớn nhất: gồm 27 họ (chiếm 48,2 % tổng số họ) với 50 giống (chiếm 49,02 % tổng số giống) và 76 loài (chiếm 55,88 % tổng số loài). Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là bộ cá Chép (Cypriniformes), gồm 2 họ (chiếm 3,57 % tổng số họ) với 17 loài (chiếm 12,5% tổng số loài).Sáu bộ còn lại là bộ cá Thát Lát (Osteoglossiformes), bộ cá Măng sữa (Gonorynchiformes), bộ cá Suốt (Antheriniformes), bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Lưỡi dong (Lophiiormes) và bộ cá Chuồn đất (Dactylopteriformes), mỗi bộ chỉ có 1 họ (chiếm 1,79 % tổng số họ) và mỗi họ chỉ có 1 loài (chiếm 0,74 % tổng số loài). 2. Đặc trưng về đa dạng sinh học khu hệ cá khu vực hạ lưu sông Hương 2.1. Đa dạng về các bậc Taxon Về taxon bậc họ: Bộ có nhiều họ nhất là bộ cá Vược (Perciformes) với 27 họ, chiếm 48,2 %. Kế tiếp là bộ cá Chình (Anguilliformes) và bộ cá Nheo (Siluriformes) với 4 họ, chiếm 7,14 % tổng số họ. Cuối cùng gồm 6 bộ chỉ có duy nhất 1 họ và chỉ chiếm 1,79 % là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Măng sữa (Gonorynchiformes), bộ cá Suốt (Antheriniformes), bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Lưỡi dong (Lophiformes) và bộ cá Chuồn đất (Dactylopteriformes). Hình 4.2: Đa dạng bậc họ của các bộ cá khu vực hạ lưu sông Hương Về taxon bậc giống: Chiếm ưu thế là bộ cá Vược (Perciformes) có 50 giống, chiếm 49,02 %. Kế tiếp là bộ cá Chép (Cypriniformes) có 13 giống, chiếm 12,75 %; Trong tổng số 16 bộ trên có 6 bộ chỉ có 1 giống và chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,98 % là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Măng sữa (Gonorynchiformes), bộ cá Suốt (Antheriniformes), bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Lưỡi dong (Lophiformes) và bộ cá Chuồn đất (Dactylopteriformes). Hình 4.3: Đa dạng bậc giống của các bộ cá hạ lưu sông Hương Về taxon bậc loài : Bộ cá Vược (Perciformes) vẫn là bộ có số loài đa dạng nhất gồm 76 loài, chiếm 55,88 %. Kế đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) gồm 17 loài, chiếm 12,5 %; Chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là 6 bộ sau: bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Măng sữa (Gonorynchiformes), bộ cá Suốt (Antheriniformes), Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes), bộ cá Lưỡi dong (Lophiformes) và bộ cá Chuồn đất (Dactylopteriformes) đều chỉ có 1 loài, chiếm 0,74 % tổng số loài. Hình 4.4: Đa dạng bậc loài của các bộ cá hạ lưu sông Hương Như vậy, tính bình quân mỗi bộ có 3,5 họ; 6,375 giống và 8,5 loài. Bình quân mỗi họ có 1,82 giống và 2,43 loài. Đặc biệt, mỗi giống chỉ chứa 1,3 loài. 2.2. Đa dạng về sinh thái Khu hệ cá ở đây được phân chia thành 3 nhóm chính: - Nhóm cá nước ngọt điển hình Nhóm này có thành phần loài hạn chế. Trong mùa mưa lũ với độ mặn thấp thường gặp: Họ cá Chép Cyprinidae (bộ cá Chép Cypriniformes), Họ cá thát lát Notopteridae (bộ cá thát lát Osteoglossiformes), Họ cá Trê Clariidae (bộ cá nheo Siluriformes), Symbranchidae (bộ Symbranchiformes), họ cá rô đồng Anabantidae (bộ cá vược perciformes). Một số loài trong chúng có vây bụng dạng đĩa hút như đại diện của họ cá Bống trắng. Một số có khả năng bơi lội giỏi như cá Chép (Cyprinus carpio), cá Diếc (Carasius auratus),… - Nhóm cá nước lợ điển hình Nhóm này gồm các loài cá có nguồn gốc từ biển, chịu được nồng độ muối thấp, thích nghi với sự biến động liên tục với tốc độ nhanh của độ muối và các yếu tố khác của môi trường. Đại diện các loài sau: Họ cá Trích (Clupeidae), Họ cá Đối (Mugilidae), Họ cá Căng (Theraponidae), Họ cá Trỏng(Engraulidae) thuộc bộ cá Trích( Clupeiformes), Họ cá Suốt (Atherinidae) - Nhóm cá nước mặn điển hình Các loài thuộc nhóm cá này phần lớn tập trung nơi chuyển tiếp giữa nước sông và nước biển ven bờ. Đại diện cho nhóm này gồm các nhóm sau: Họ cá Đù ( Sciaenidae), Họ cá Tráp (Sparidae), Họ cá Úc (Ariidae), Họ cá Lạc (Muraenesocidae),… Tuy nhiên, nhiều loài thuộc cá hẹp muối nên thường xuất hiện trong đầm phá vào mùa khô. - Nhóm cá di cư + Di cư sinh sản Số loài thường di chuyển ngược dòng sông ra biển để sinh sản như cá Chình hoa (Anguilla marmorata), cá Đối mục (Mugil cephalus), cá Dìa (Siganus guttatus), Hoặc ngược lại, cá biển di cư vào đẻ trứng như cá Đối lá (Valamugil cunnesius), + Di cư kiếm mồi Một số loài có đặc tính di chuyển từ vùng nước ngọt đến vùng nước lợ, đại diện là cá Lúi (Osteochilus haselti), cá Chép (Cyprinus carpio), cá Chẻn (Carassioides cantonensis melanes), cá Trắm Cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá Cấn (Puntius semifasciolatus), và ngược lại cá biển di cư vào như cá Chỉ Vàng (Selaroides leptolepic), cá Chình Bạc (Anago anago), cá Rô Biển (Stegastes nigricans), cá Chim Tràng (Monodactylus argenteus), cá Nâu (Scatophagus argus), cá Ngân (Alepes kleinii), cá Hố Trắng (Trichiurus lepturus), cá Sửu (Sciaena dussumieri), cá Bánh Lái (Mene maculate), cá Nóc 3 Gai (Triacanthus brevirostris), cá Nóc 1 Gai (Monacanthus chinensis), cá Sòng Chấm (Trachinotus bailoni), cá Nhồng Sọc (Sphyraena jello), cá Nhồng Lớn (Sphyraena barracuda), 3. So sánh thành phần loài cá khu vực hạ lưu sông Hương với một số khu hệ cá Bảng 4.5: Hệ số gần gũi (S) của khu hệ cá vùng hạ lưu sông Hương so với các vùng phụ cận Khu hệ cá Tổng số loài Số loài chung Tỷ lệ % (*) Hệ số Sorencen (**) Tác giả công bố Hành lang xanh 79 13 9,56 0,14 Võ Văn Phú và cộng sự, 2005 Hệ thống sông Bù Lu 154 65 47,8 0,81 Võ Văn Phú, 2008 Đầm phá TThiên- Huế 163 66 48,5 0,79 Võ Văn Phú, 1997 Đầm Ô Loan 134 47 34,6 0,53 Nguyễn Thị Phi Loan, 2008 Vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng 179 37 27,2 0,31 Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I Ghi chú: (*): Tỷ lệ số loài chung so với 136 loài cá ở hạ lưu sông Hương. (**): Hệ số gần gũi Sorencen (1948). 4. Các loài cá kinh tế Trong 136 loài thu ở hạ lưu sông Hương có 21 loài trong 15 họ của 7 bộ có giá trị kinh tế. Bảng 4.6: Các loài cá có giá trị kinh tế ở hạ lưu sông Hương STT Tên khoa học Tên Việt Nam I OSTEOGLOSSIFORMES BỘ CÁ THÁT LÁT (1) Notopteridae Họ cá Thát lát 1 Notopterus notopterus (Pallas) Cá Thát lát II ANGUILLIFORMES BỘ CÁ CHÌNH (2) Anguillidae Họ cá Chình 2 Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard) Cá Chình hoa III CLUPEIFORMES BỘ CÁ TRÍCH (3) Clupeidae Họ cá Trích 3 Konosirus punctatus (Temmick & Schlegel) Cá Mòi cờ chấm IV CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP (4) Cyprinidae Họ cá Chép 4 Cyprinus centralus (Nguyen & Mai) Cá Dầy 5 C. carpio (Linnaeus) Cá Chép 6 Hemiculter leuciscilus ( Basilewski) Cá Mương xanh V SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO (5) Clariidae Họ cá Trê 7 Clarias fuscus (Lacepede) Cá Trê đen VI SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LiỀN (6) Synbranchidae Họ Lươn 8 Monopterus albus (Zuiew) Lươn đồng VII PERCIFORMES BỘ CÁ VƯỢC (7) Centropomidae Họ cá Chẽm 9 Lates calcarifer (Bloch) Cá Chẽm (cá Vược) (8) Terapontidae Họ cá Căng 10 Terapon jarbua (Forsskal) Cá Ong căng 11 Pelates quadrilineatus (Bloch) Cá Căng 4 sọc (Cá Ong thản) 12 P. sexlineatus (Quoy & Gaimard) Cá Căng 6 sọc (Ong hương) (9) Gerreidae Họ cá Móm 13 Gerres filamentosus (Cuvier) Cá Móm vây gai dài (10) Lutjanidae Họ cá Hồng 14 Lutjanus johni (Bloch) Cá Hồng chấm 15 L. russellii (Bleeker) Cá Hồng đém (11) Mugilidae Họ cá Đối 16 Mugil cephalus (Linnaeus) Cá Đối mục 17 Valamugil cunnesius (Valenciennes) Cá Đối lá (12) Eleotridae Họ cá Bống đen 18 Butis butis (Hamilton) Cá Bống cấu (13) Gobiidae Họ cá Bống trắng 19 Oxyurichthys tentacularis (Cuvier et Vanlenciennes) Cá Bống thệ (14) Siganidae Họ cá Đìa 20 Siganus guttatus (Bloch) Cá Dìa (cá Đìa) (15) Channidae Họ cá Quả 21 Channa striata (Bloch) Cá Quả Trong 21 loài cá kinh tế, số loài tập trung đông vào bộ cá Vược ( Perciformes) với 13 loài, chiếm 61,9 % tổng số loài cá kinh tế, gấp hơn 4 lần bộ cá Chép và 13 lần so với 5 bộ còn lại. Tiếp đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 3 loài, chiếm 14,3 %. Năm bộ còn lại chỉ có 1 loài cá kinh tế, chiếm 4,76 % là: bộ cá Thát lát (Osteoglossformes), bộ cá Chình (Aguilliformes), bộ cá Trích (Clupeiformes), bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Mang liền (Synbrathiformes). Hình 4.7: Tỷ lệ % số lượng loài cá kinh tế có trong mỗi bộ cá ở hạ lưu sông Hương 5. Các loài quý hiếm Trong tổng số 136 loài cá thu được ở hạ lưu sông Hương đã thống kê được 9 loài cá nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc 8 giống, trong 6 họ, nằm trong 5 bộ khác nhau: Cá Chình Hoa (Anguilla marmorata), Cá Măng Sữa (Chanos chanos), Cá Ngạnh ( Cranoglanis bouderius), Cá Cháo Lớn (Megalops cyprinoides), Cá Cháo Biển (Elops Saurus), Cá Chình Mun (Anguilla marmorata bicolor), Cá Mòi Chấm (Konosirus punctatus), Cá Mòi Hoa (Clupanodon thrissa), Cá Cháy thường (Tenualosa reevesii). Bảng 4.8: Danh mục thành phần loài nằm trong sách đỏ ở hạ lưu sông Hương STT Tên khoa học Tên Việt Nam Mức độ đe dọa I ELOPIFORMES BỘ CÁ CHÁO BiỂN (1) Elopidae Họ cá Cháo biển 1 Elops Saurus (Linnaeus) Cá Cháo biển R (2) Megalopidae Họ cá Cháo lớn 2 Megalops cyprinoides (Broussonet) Cá Cháo lớn R II ANGUILLIFORMES BỘ CÁ CHÌNH (3) Anguillidae Họ cá Chình 3 Anguill marmorata (Quoy & Gaimard) Cá Chình hoa R 4 A. bicolor (Mc Clelland) Cá Chình mun III CLUPEIFORMES BỘ CÁ TRÍCH (4) Clupeidae Họ cá Trích 5 Konosirus punctatus (Temmick & Schlegel) Cá Mòi cờ chấm V 6 Clupanodon thrissa (Linnaeus) Cá Mòi cờ hoa V 7 Tenualosa reevesii (Richardson) Cá Cháy thường V IV GONORYNCHIFORMES BỘ CÁ MĂNG SỮA (5) Chanidae Họ cá Măng sữa 8 Chanos chanos (Forskal) Cá Măng sữa T V SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO (6) Cranoglanididae Họ cá Ngạnh 9 Cranoglanis bouderius (Richardson) Cá Ngạnh V Ghi chú: 1. Các cấp đánh giá chính: - Endangered (E): Đang nguy cấp (đang bị đe dọa tuyệt chủng) - Vulnerable (V): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) - Rare (R): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp) 2. Các đánh giá khác: - Threatened (T): Bị đe dọa. Trong 16 bộ cá ở hạ lưu sông Hương, có 5 bộ với 9 loài cá quý hiếm ứng các mức độ đe dọa khác nhau. Bộ cá Trích chiếm số loài lớn nhất là 3 loài trong tổng số 9 loài. Bộ cá Cháo biển (Elopiformes) và bộ cá Chình (Anguiliiformes), mỗi bộ có 2 loài. Riêng bộ cá Măng sữa, bộ cá Nheo, mỗi bộ có 1 loài trong tổng số 9 loài cá quý hiếm của hạ lưu sông Hương. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hương khá đa dạng. Đã xác định được 136 loài cá nằm trong 102 giống thuộc 56 họ của16 bộ khác nhau. Số loài ưu thế nhất thuộc về bộ cá Vược với 76 loài. Tiếp theo là bộ cá Chép với 17 loài. Các bộ khác có số loài không nhiều. - Đã xác định có 9 loài cá quý hiếm và 21 loài cá có giá trị kinh tế. Các loài cá kinh tế đã góp phần hình thành sản lượng khai thác nghề cá ở hạ lưu sông Hương. - So với một số khu hệ cá ở Việt Nam, khu hệ cá ở hạ lưu sông Hương phong phú. 2. Kiến nghị - Tăng cường lực lượng và hệ thống quản lý bảo tồn nguồn lợi thủy sản, khôi phục phát triển, phục hồi các loài cá quý hiếm càng sớm càng tốt, xây dựng và bảo vệ chúng. - Có những công trình nghiên cứu khoa học ở hạ lưu sông Hương nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản nói chung và khu hệ cá nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: [1]. Nguyễn Văn Hảo (chủ biên), Ngô Sỹ Vân. Cá nước ngọt Việt Nam, họ cá Chép( Cyprinidae), tập I. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 2001. [2]. Danh lục các loài cá quý hiếm ở Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam, 2007. [4]. Nguyễn Văn Khánh, Đinh Thị Phương Anh, Phan Thị Thu Huyền. Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Thành phần loài cá sông Hàn, thành phố Đà Nẵng, 2005. [5]. Nguyễn Phong Hải (Đại Học Nha Trang, Tư Vấn IMOLA), Stefano Carboni (Đại Học Bách Khoa Marche, Tư Vấn IMOLA) và nhóm Khảo sát thuộc Chi Cục Khai Thác Và Quản Lý Nguồn Lợi Thủy Sản Thừa Thiên Huế. Phân loại cá ở Phá Tam Giang Cầu Hai. [6]. Võ Văn Phú (Đại Học Khoa Học Huế), Nguyễn Duy Thuận (Đại Học Sư Phạm). Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa Học, Đại Học Huế. Số 55, 2009. [7]. Phan Thị Hoa, Đại Học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng. Thành Phần loài cá ở vùng biển Nam bán đảo Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng. Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng. Số 1(36), 2010. [8]. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sách Đỏ Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2000). [9]. Võ Văn Phú. Thành phần loài của khu hệ cá đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sinh học, Hà Nội, tập 19, số 2 (1997), 14 - 22. [10]. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng, Nguyễn Thị Phi Loan. Đa dạng về thành phần loài cá ở đầm Ô Loan, Tỉnh Phú Yên. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Hội nghị khoa học sự sống toàn quốc lần thứ II. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (2003), 702 - 705. [11]. Võ văn Phú,Trần Thụy Cẩm Hà, Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế. Đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu thuộc huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học, Đại Học Huế, Số 49, 2008. [12]. Võ Văn Phú, Trần Thụy Cẩm Hà, Hồ Thị Hồng. Đại học Khoa học Huế. Đánh Giá Khu Hệ Cá Vùng Cảnh Quan Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế,2005. [14]. Nguyễn Văn Hảo & Võ Văn Bình. Hệ thống phân loại trong nghiên cứu cá nước ngọt ở Việt Nam. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. [15]. Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng. Trường Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế. Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển Miền Trung. Tạp Chí Khoa Học. Số 25, 2004. IDENTIFY COMPONENT SPECIES OF FISH’S SYSTEM IN HUONG RIVER BASIN - THUA THIEN HUE PROVINCE. Đậu Thị Hằng, Ngô Thị Thiện Nhu, Trần Thị Ánh Tuyết, Phan Cảnh Toàn,Nguyễn Minh Tiến Students - Faculty of Fisheries, Hue University of Agriculture and Forestry ABSTRACT After 6 months collecting specimens and noting the component species of fish in Huong river basin in Thua Thien Hue provice, we have collected 139 species in 102 genus,56 families and 16 different orders . In particular, Perciformes dominate the most with 76 species 55,88%. Next, Cypriniformes include 17 species, accounting 12,5%. There are 6 orders accounting low rates: Osteoglossiformes, Gonorynchiformes, Antheriniformes, Scorpaeniformes, Lophiformes, and Dactylopteriformes, all of them just have 1 species, accounting 0,74% total species. In 136 species collected, there are 21 species in 15 families of 7 orders having economy value and 9 species of fish are in the Red book of Viet Nam in 8genus, in 6 families, located in 5 orders. . thành phần loài khu hệ cá vùng hạ lưu sông Hương- tỉnh Thừa Thiên Huế , Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu - Xác định thành phần loài cá tại hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Định danh khu. dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài cá ở hạ lưu sông Hương, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Đánh giá mức độ đa dạng về thành phần loài cá vùng hạ lưu sông Hương. - Xác định các loài cá có giá trị kinh. sánh thành phần loài cá khu vực hạ lưu sông Hương với một số khu hệ cá Bảng 4.5: Hệ số gần gũi (S) của khu hệ cá vùng hạ lưu sông Hương so với các vùng phụ cận Khu hệ cá Tổng số loài Số loài chung Tỷ

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

Mục lục

  • Trong 136 loài đã thu có 21 loài trong 15 họ của 7 bộ có giá trị kinh tế và 9 loài cá nằm trong sách đỏ Việt Nam thuộc 8 giống, trong 6 họ, nằm trong 5 bộ.

    • 1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

    • 2. Nội dung nghiên cứu

    • 3. Phương pháp nghiên cứu

      • 3.1. Phương pháp thu mẫu

      • 3.2. Phương pháp phân loại

      • 3.3. Phương pháp xử lý số liệu

      • 1. Cấu trúc thành phần loài

      • 2. Đặc trưng về đa dạng sinh học khu hệ cá khu vực hạ lưu sông Hương

      • 2.1. Đa dạng về các bậc Taxon

        • 2.2. Đa dạng về sinh thái

        • 3. So sánh thành phần loài cá khu vực hạ lưu sông Hương với một số khu hệ cá

        • Bảng 4.5: Hệ số gần gũi (S) của khu hệ cá vùng hạ lưu sông Hương so với các vùng phụ cận

        • 4. Các loài cá kinh tế

        • Trong 136 loài thu ở hạ lưu sông Hương có 21 loài trong 15 họ của 7 bộ có giá trị kinh tế.

          • 5. Các loài quý hiếm

          • Bảng 4.8: Danh mục thành phần loài nằm trong sách đỏ ở hạ lưu sông Hương

          • 1. Các cấp đánh giá chính:

          • - Endangered (E): Đang nguy cấp (đang bị đe dọa tuyệt chủng)

          • - Vulnerable (V): Sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng)

          • - Rare (R): Hiếm (có thể sẽ nguy cấp)

          • 2. Các đánh giá khác:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan