Lượng và chất trong hóa học

22 4.9K 30
Lượng và chất trong hóa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu phân tích về mối liên hệ về sự chuyễn đổi giữa lượng và chất trong môn hóa học. Sự vận động của vật chất, tức là “sự biến đổi nói chung” là kết quả của sự tác động và phát triển của các mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn được giải quyết có nghĩa là có một chất lượng mới được ra đời, có riêng ngay từ đầu những mâu thuẫn của mình. Điều đó có nghĩa là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nội dung bên trong của sự chuyển hóa chất lượng cũ thành chất lượng mới. Cơ chế của quá trình trên, là sự chuyển hóa từ những thay đổi về số lượng thành sự thay đổi về chất lượng, loại bỏ cái cũ và sinh ra cái mới, đã được phát hiện trong một quy luật khác của phép biện chứng, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Hóa học có liên hệ đặc biệt chặt chẽ với các phạm trù chất và lượng, với sự nghiên cứu Triết học về phép biện chứng của những mối quan hệ giữa các phạm trù đó.

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MỐI LIÊN HỆ GIỮA SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TRONG HÓA HỌC NHDKH : TS. Nguyễn Ngọc Khá TS. Nguyễn Chương Nhiếp HVCH : Nguyễn Thị Thanh Thủy Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn hóa học Khóa : 25 Thành phố Hồ Chí Minh 02/2015 MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Sự vận động của vật chất, tức là “sự biến đổi nói chung” là kết quả của sự tác động và phát triển của các mâu thuẫn, một khi mâu thuẫn được giải quyết có nghĩa là có một chất lượng mới được ra đời, có riêng ngay từ đầu những mâu thuẫn của mình. Điều đó có nghĩa là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nội dung bên trong của sự chuyển hóa chất lượng cũ thành chất lượng mới. Cơ chế của quá trình trên, là sự chuyển hóa từ những thay đổi về số lượng thành sự thay đổi về chất lượng, loại bỏ cái cũ và sinh ra cái mới, đã được phát hiện trong một quy luật khác của phép biện chứng, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật này cho biết phương thức của sự vận động và phát triển và được thể hiện rõ nét nhất trong hóa học. Chính vì thế, Ăng-ghen đã viết: " Người ta có thể gọi hóa học là khoa học của sự biến đổi về chất của vật thể sinh ra do sự thay đổi về thành phần số lượng". Hóa học có liên hệ đặc biệt chặt chẽ với các phạm trù chất và lượng, với sự nghiên cứu Triết học về phép biện chứng của những mối quan hệ giữa các phạm trù đó. G.Hê-ghen cũng đã dựa vào những dữ kiện hóa học khi lập luận về những phạm trù này. "Không phải ngẫu nhiên mà Ăng-ghen đã nhấn mạnh lĩnh vực hoá học là lĩnh vực trong đó quy luật của tự nhiên do Hê-ghen tìm ra đã đạt được những thắng lợi rực rỡ nhất" . Đó là điều tất nhiên, vì đối tượng của khoa học hóa học chính là nghiên cứu những hiện tượng, qua đó có xảy ra sự biến đổi chất của các chất hóa học, tức là những quá trình biến đổi các chất hóa học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phương thức của sự vận động và phát triển trong vận động hóa học. - Phạm vi nghiên cứu: quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng quy luật vào trong hóa học. 3. Mục đích nghiên cứu Để có tri thức đúng cũng như hiểu rõ hơn bản chất của của các chất, các phản ứng hóa học cũng như các quá trình hóa học. Vận dụng quy luật sự chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại để từ việc biết cấu tạo suy ra các tính chất, đồng thời giải thích được nhiều hiện tượng hóa học. Tránh suy nghĩ rập khuôn, máy móc, không hiểu được bản chất của các quá trình hóa học. Đồng thời cũng góp phần vào nhận thức thực tiễn khách quan, tránh những tư tưởng mang tính tả khuynh, hữu khuynh. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại - Nghiên cứu các tài liệu về phương thức của sự vận động và phát triển - Nghiên cứu các tài liệu phù hợp với quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại để từ đó đưa ra được đặc điểm tác động và phương thức của nó trong hoá học. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài - Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè. 6. Kết cấu tiểu luận Ngoài mục lục, phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được chia làm thành 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận • Phạm trù chất và lượng trong triết học. • Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất (Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất). Chương 2. Quy luật sự chuyển hóa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại trong hóa học. • Tính đặc thù của việc thể hiện quy luật trong hóa học. • Các bước nhảy vọt trong hóa học • Tính có nhiều chất lượng trong hóa học Chương 3. Kết luận. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Về phạm trù chất và lượng: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và mặt lượng. Theo quan điểm duy vật biện chứng thì: Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Trong thế giới có vô vàn các sự vật và hiện tượng, mỗi sự vật và hiện tượng đều có một chất riêng. Và mỗi sự vật và hiện tượng không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất tùy theo những quan hệ cụ thể. (ta sẽ làm sáng tỏ hơn quan điểm này trong việc xác định chất của một chất hóa học hay một quá trình biến đổi hóa học trong phần (3). Khái niệm chất nói trên cũng không đồng nghĩa với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật và hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính này không tham gia vào việc qui định chất như nhau. Chỉ những thuộc tính nào là thuộc tính cơ bản mới nói lên chất của sự vật và hiện tượng, bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, những thuộc tính không cơ bản có thể sẽ thay đổi, mất đi hoặc sinh thêm nhưng chất nói chung của sự vật và hiện tượng vẫn chưa thay đổi. Chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật mà nếu xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Ví dụ kim cương và than chì tuy đều do cacbon tạo thành nhưng lại có sự khác biệt rất căn bản: kim cương thì rất cứng, không dẫn điện, Còn than chì thì giòn và dẫn điện, Sự khác nhau về chất ấy được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon trong mạng tinh thể kim cương và than chì. Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó. Lượng của sự vật nói lên kích thước dài hay ngắn, qui mô to hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt,… Trong thực tế, lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác như chiều dài, khối lượng ,… Ví dụ: Điện tích electron bằng 1,6.10 19 C, một phân tử metan gồm 4 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử cacbon. Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó nó cũng có vô vàn lượng. Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt qui định lẫn nhau, không thể tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó. Ví dụ: sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng và nước ở thể hơi được qui định bởi lượng là nhiệt độ, sự khác nhau giữa metanol (CH 3 OH) và etanol (C 2 H 5 OH) được qui định bởi lượng là số nguyên tử cacbon và hidro tạo nên phân tử các chất đó. Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật. Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật. Có cái trong mối quan hệ này nó là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại. Ăng-ghen viết:” con số là một sự qui định về số lượng thuần tuý nhất mà chúng ta được biết. Nhưng nó cũng đầy rẫy những sự khác nhau về chất lượng 16 không chỉ là tính cộng của 16 đơn vị mà nó còn là bình phương của 4, tứ thừa của 2". 2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất (Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất). Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một khoảng giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật. Chẳng hạn, khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khác nhau, ứng với chất - trạng thái đó, lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù lượng thay đổi trong phạm vi khá lớn (nhiệt độ từ 0 o C đến 100 o C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (ở áp suất 1 atm), tức là chưa thay đổi về chất - trạng thái. Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn đó làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ. Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Trong ví dụ vừa nêu ở trên, sự thống nhất giữa trạng thái lỏng của nước và nhiệt độ trong khoảng từ 0 o C đến 100 o C (với điều kiện là nước nguyên chất và áp suất là 1 atm) là độ tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. Nếu nhiệt độ của nước giảm tới 0 o C và được duy trì ở nhiệt độ đó thì nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn, tức là thay đổi về chất. Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Trong ví dụ về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 0 o C và 100 o C là điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Vì vậy, có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết học được dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi ra đời, chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi qui mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. CHƯƠNG 2: QUY LUẬT SỰ CHUYỂN HÓA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT. 1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong hóa học: Khi nêu lên đặc tính của quy luật chuyển hóa từ số lượng thành chất lượng với tính cách là một quy luật chung của sự phát triển Ănghen đã viết: “Trong tự nhiên, những sự thay đổi về chất-được thực hiện một cách hoàn toàn xác định- chỉ xảy ra bằng cách tăng thêm hoặc giảm bớt về số lượng vật chất và vận động (gọi là năng lượng)”. Tác dụng của quy luật này được thể hiện trong hóa học với những hình thái đặc biệt. Như đã biết, bản chất của các phản ứng hóa học thể hiện ra ở sự sắp xếp lại các mối liên kết hóa học, ở việc xây dựng lại cấu trúc phân tử hoặc cấu trúc cao phân tử. Khi đó hình thành phân tử và các tiểu phân mới và do đó các chất mới được tạo thành. Thực nghiệm cho thấy rằng sự tạo thành những chất khác nhau về chất lượng là kết quả của sự thay đổi cấu tạo hóa học, thường là sự thay đổi thành phần của chúng. F.Ănghen đã chú ý đến điều này, khi nói về sự khác nhau về chất lượng trong tự nhiên ông đã vạch ra rằng tất cả mọi sự khác nhau đó đều đặc biệt có cơ sở ở “thành phần hóa học khác nhau”. Thuyết cấu tạo hóa học làm sáng tỏ quá trình phát sinh và chuyển hóa của chất. Thuyết này cho thấy rằng khi các nguyên tử kết hợp với nhau thành phần của chúng ảnh hưởng tương hỗ đến nhau và do đó có thay đổi ở mức độ nhất định, do đó phân tử không phải một tổng số đơn thuần các nguyên tử như các nhà hóa học máy móc đã nghĩ, phân tử là một tổ chức đặc biệt về chất. Việc khám phá ra bản chất hiện tượng đồng phân trên quan điểm thuyết cấu tạo hóa học này cũng cho thấy rằng với cùng một số nguyên tử của nguyên tố (tức là cùng một thành phần) có thể tạo ra các chất khác nhau về tính chất. Thì ra nguyên nhân của hiện tượng này là thứ tự kết hợp khác nhau giữa các nguyên tử. Tức là sự tạo thành chất mới và những thay đổi tính chất của chúng không những là do thay đổi thành phần, do thêm hay bớt đi những nguyên tử trong phân tử, mà còn do sự thay đổi cấu trúc của phân tử, thay đổi sự kết hợp của các nguyên tử. Do đó, bản chất của phản ứng hóa học là ở sự thay đổi thành phần cũng như cấu trúc của phân tử. Vì vậy F.Ănghen coi sự đồng phân như một ví dụ về sự thay đổi về chất. Cơ học lượng tử và những quan điểm về điện tử đã khẳng định luận điểm cơ bản của thuyết Butlêrôp. Cấu tạo là tính chất căn bản của phân tử, quy định tất cả những tính chất và đặc điểm khác của nó. Thứ tự kết hợp khác nhau và sự phân bố khác nhau trong không gian của cùng một số nguyên tử và nhóm nguyên tử (điều này xảy ra ở những đồng phân) gắn liền với sự thay đổi khoảng cách giữa chúng với nhau, sự thay đổi độ dài của những liên kết mới được hình thành và tất nhiên gắn liền với mức năng lượng và momen lưỡng cực của chúng, chưa kể đến sự thay đổi loại liên kết giữa các nguyên tử xảy ra trong đa số trường hợp. Tất cả các đại lượng này và các đại lượng khác (mức độ phân cực của liên kết, kích thước của các góc hóa trị,…) đặc trưng cho mức độ tinh vi của các chất hữu cơ, cho tính đặc thù của cấu tạo các phân tử. Chính điều này gây ra sự khác biệt về chất của các dạng đồng phân cấu trúc và đồng phân không gian: đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức, đồng phân cis-trans, đồng phân quang học. Trong đa số trường hợp cấu tạo là nhân tố quyết định (so với thành phần) trong việc xác định tính chất của một chất. Ví dụ: đimetyl ete (CH 3 -O-CH 3 ) và ancol etylic (C 2 H 5 OH) có cùng công thức phân tử là C 2 H 6 O nhưng là hai hợp chất khác nhau về chất, nguyên nhân là ở cấu tạo của chúng. Trong phân tử ancol etylic có chứa nhóm chức hidroxyl –OH. H trong nhóm này có tính chất khác hẳn các nguyên tử H khác liên kết trực tiếp với C. Nó linh động và dễ dàng thay thế bằng các kim loại kiềm. Còn 6H trong đimetyl ete đều giống nhau. Chúng có cùng tính chất, rất bền dưới tác dụng của các kim loại kiềm. Sở dĩ như vậy là do trong đimetyl ete có 6 liên kết C-H giống nhau, và 2 liên kết CO, còn trong ancol có 5 liên kết C-H, 1 liên kết C-C, 1 liên kết C-O và 1 liên kết O-H. Điều này dẫn đến sự phân bố mật độ electron khác nhau trong đám mây electron chung của phân tử những chất được xét (đó cũng là đặc điểm về cấu trúc). Qua hiện tượng tautome ta thấy cấu tạo có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc quy định tính chất của một chất. Như ta đã biết đó là trường hợp đặc biệt về sự đồng phân ở thế cân bằng động rất phổ biến trong hóa học hữu cơ. Trường hợp này xảy ra khi 2 chất đồng phân khác nhau về nhóm chức dễ dàng chuyển hóa cho nhau đến khi đạt đến cân bằng, Ví dụ sự tautome sau: Dạng enol Dạng xeto [...]... với các quy định về lượng của các phân tử chất, nhưng các phép tính toán cơ học lượng tử, thuyết điện tử về hóa trị và liên kết hóa học đã cho thấy 2 Các “bước nhảy vọt” trong hóa học Như đã biết, hóa học nghiên cứu những đối tượng vật chất là hợp chất hóa học Chất lượng của các đối tượng vật chất_ là các chất hóa học, các hợp chất- thể hiện qua nhiều tính chất cụ thể Nó thể hiện ra trong các quá trình... chất lượng khác nhau Tính đa nguyên của các mâu thuẫn có trong vật thể thể hiện ra cả ở những đặc trưng về chất lượng của chúng Do đó cơ sở của tính có nhiều chất lượng đã chứa đựng ngay trong chính bản chất của phân tử của chất hóa học, trong cấu trúc của nó, sự thể hiện chất lượng này hay chất lượng khác phụ thuộc vào các điều kiện tồn tại và vào tính chất cụ thể của môi trường tương tác hóa học trong. .. xác định về chất lượng, và tất nhiên không ai có thể nghĩ đến việc khẳng định rằng các khái niệm về axit và bazơ là thừa, và các khái niệm này đã không đóng góp gì vào việc phát triển hóa học về mặt lý thuyết” Điều này cho thấy rằng chất lượng này hay chất lượng khác của một chất thể hiện ra trong quá trình chất đó tương tác với các chất khác, tức là trong các biến hóa hóa học phụ thuộc vào những điều... vĩnh viễn một chất lượng nhất định, không đổi ở mọi điều kiện thay đổi cho một chất, tức là tuyệt đối hóa chất lượng nào đó, đều có tính chất siêu hình Lịch sử nghiên cứu những chất được sử dụng phổ biến trong hóa học và trong kỹ nghệ hóa học, như các axit và bazơ đã xác nhận rõ ràng những điều vừa trình bày ở trên Việc tính axit là một chất lượng có riêng sự thống nhất hữu cơ các tính chất, và tính bazơ... Hình thức bước nhảy trong các quá trình chuyển hóa hóa học được qui định trước hết do chính bản thân của các chất hóa học: do thành phần hóa học, tính chất của liên kết giữa các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong phân tử và cuối cùng là do trạng thái tập hợp của các chất hóa học lúc phản ứng Không có ở đâu lại thể hiện rõ nét hơn trong hóa học sự phụ thuộc của quá trình biến đổi vào những điều kiện... có một số chất lượng (kim loại và phi kim loại, axit và bazơ, những hợp chất có nhiều chức hỗn hợp: những amino axit, glucozơ,…) Mỗi chất lượng là tương đối với ý nghĩa là chúng không loại trừ lẫn nhau, mà chất lượng này hay chất lượng khác chỉ thể hiện ra trong những điều kiện tồn tại nhất định của chất (môi trường chẳng hạn) và tùy theo tính chất của quá trình hóa học và bản chất của chất phản ứng... Xêmênôp coi hóa học là khoa học về các quá trình hóa học Thực vậy việc nhận thức chất lượng của các chất, cơ chế và tính quy luật của những sự tiến hóa của chúng chỉ được thực hiên trong khi xảy ra phản ứng hóa học Sự hiểu biết điều này cũng cho phép ta khám phá ra những bí mật trong sự biến hóa các chất, hướng những biến hóa đó theo mục đích nhất định Như vậy, phản ứng, tương tác hóa học là những... để xác định chất lượng của các chất Khi đó, phép biện chứng về mối liên hệ giữa chất lượng và số lượng có vai trò quan trọng Vì như vậy chúng ta đã thấy bất kì phản ứng hóa học nào ũng có sự thống nhất chặt chẽ, là mối quan hệ qua lại, là sự quy định lẫn nhau giữa 2 mặt này trong giới hạn của một độ nhất định Cái gì là tính quy định về số lượng và chất lượng của một phản ứng hóa học? Chất lượng được... dung môi trong hóa học hữu cơ) từ metan (CH4) và clo (Cl2), về toàn bộ là một bước nhảy, xảy ra qua ba mức trung gian: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl CH2Cl2 + Cl2 → CH3Cl + HCl 3 Về tính có nhiều chất lượng của các chất hóa học Vấn đề một chất hóa học có một chất lượng hay một số chất lượng có ý nghĩ thực tiễn và lý thuyết quan trọng Giải quyết đúng đắn vấn đề này phụ thuộc vào phương... những chất, những phản ứng và những hiện tượng này thể hiện khía cạnh chất lượng của phản ứng hóa học về mặt chung trong phạm vi chung ta nghiên cứu, còn với tính cách là những hiện tượng hóa học cụ thể, riêng lẻ thi chúng có tính quy định về chất lượng và số lượng của riêng chúng Ví dụ: Trong phản ứng tổng hợp amoniac NH3: N2 + 3H2 = 2NH3 + Q Ở đây, về mặt chất có tính đặc thù của những chất hóa học

Ngày đăng: 05/09/2015, 11:26

Mục lục

  • PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài:

    • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ của đề tài

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu tiểu luận

    • PHẦN 2: NỘI DUNG

      • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

        • 1. Về phạm trù chất và lượng:

        • CHƯƠNG 2: QUY LUẬT SỰ CHUYỂN HÓA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT.

          • 1. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong hóa học:

          • 2. Các “bước nhảy vọt” trong hóa học

          • 3. Về tính có nhiều chất lượng của các chất hóa học

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan