Luận văn: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

112 2.4K 29
Luận văn: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài1 2. Lịch sử vấn đề2 3. Phạm vi nghiên cứu8 4. Phương pháp nghiên cứu8 5. Đóng góp của luận văn9 6. Cấu trúc luận văn9 PHẦN NỘI DUNG10 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM10 1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh10 1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh13 1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học16 1.3.1. Trong văn học thế giới16 1.3.2. Trong văn học Việt Nam22 1.4. Những tiền đề dẫn đến sự xuất hiện khá phổ biến của yếu tố hiện sinh trong văn học Việt Nam hiện nay nói chung và tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng26 1.4.1. Điều kiện xã hội26 1.4.2. Sự thay đổi trong định hướng văn học27 1.4.3. Tình hình giao lưu văn học28 1.4.4. Những nỗ lực tìm tòi của Nguyễn Bình Phương30 *Tiểu kết:32 CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN Ở CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC33 2.1. Hiện thực mang tính chất vô nghĩa, tẻ nhạt33 2.1.1. Hiện thực đơn điệu, nhàm chán lặp đi lặp lại33 2.1.2. Sự nhạt hóa các giá trị tinh thần37 2.2. Hiện thực mang màu sắc phi lý42 2.2.1. Không gian, thời gian mang tính bất định42 2.2.2. Hiện thực mang đậm màu sắc huyền thoại48 2.3. Hiện thực chứa nhiều bất trắc50 2.3.1. Hiện thực chứa đầy những yếu tố ngẫu nhiên, bất thường50 2.3.2. Những giá trị đời sống bị đảo lộn54 2.4. Hiện thực mang tính phân rã, hỗn loạn56 2.4.1. Sự đan xen giữa cõi dương và cõi âm 57 2.4.2. Sự lẫn lộn giữa cuộc sống của những con người bình thường với những người điên loạn62 * Tiểu kết:66 CHƯƠNG 3: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN Ở CẢM QUAN VỀ CON NGƯỜI67 3.1. Con người lo âu, hoài nghi67 3.1.1. Con người lo âu, hoài nghi về sự tồn tại của bản thể67 3.1.2. Lo âu, hoài nghi về sự suy tàn của nhân tính, trí nhớ, danh vị71 3.2. Con người cô đơn, lạc loài77 3.2.1. Con người cô đơn trong không gian, thời gian78 3.2.2. Con người lạc loài với cộng dồng80 3.3. Con người tha hóa83 3.3.1. Con người tha hóa do môi trường sống83 3.3.2. Con người tha hóa do không chế ngự được dục vọng của bản thân89 3.4. Con người với khát vọng dấn thân92 3.4.1. Khát vọng muốn thoát khỏi cuộc sống thực tại bi đát.93 3.4.2. Khát vọng muốn khẳng định giá trị của bản thân96 *Tiểu kết:98 PHẦN KẾT LUẬN99 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO102

B GIO DC V ĐO TO TRƯNG ĐI HC SƯ PHM H NI o0o DÊu Ên cña chñ nghÜa hiÖn sinh trong tiÓu thuyÕt NguyÔn B×nh Ph¬ng Chuyên ngành: Lý luận văn học LU(N VĂN THC SĨ KHOA HC NGỮ VĂN H NI - 2015 LI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hải Phương, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hình thành, triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, cho phép em gửi lời cảm ơn tới các thầy, các cô trong Tổ bộ môn Lý luận văn học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn, phòng tư liệu thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của hội đồng khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Người viết Phạm Thị Thắm MC LC MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1 2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói chung 2 2.2. Những nghiên cứu mang tính gợi mở về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 8 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát 8 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 9 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9 PHẦN NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 10 1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 10 1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh 13 1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học 16 1.3.1. Trong văn học thế giới 16 1.3.2. Trong văn học Việt Nam 22 1.4.1. Điều kiện xã hội 26 1.4.2. Sự thay đổi trong định hướng văn học 27 1.4.3. Tình hình giao lưu văn học 28 1.4.4. Những nỗ lực tìm tòi của Nguyễn Bình Phương 30 CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG 33 Phạm Thị Thắm 2 TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN Ở CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC 33 2.1. Hiện thực mang tính chất vô nghĩa, tẻ nhạt 33 2.2. Hiện thực mang màu sắc phi lý 42 2.3. Hiện thực chứa nhiều bất trắc 50 CHƯƠNG 3: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG 67 TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN 67 Ở CẢM QUAN VỀ CON NGƯỜI 67 3.1. Con người lo âu, hoài nghi 67 3.2. Con người cô đơn, lạc loài 77 3.3. Con người tha hóa 83 3.4. CON NGƯỜI VỚI KHÁT VỌNG DẤN THÂN 92 PHẦN KẾT LUẬN 99 Phạm Thị Thắm 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học nở rộ ở phương Tây vào đầu thế kỉ XX và gây hiệu ứng mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực của đời sống cũng như khoa học, trong đó có văn học. Franz Kafca, Jean-Paul Sartre, Albert Camus… là những gương mặt tác giả tiêu biểu mà tên tuổi gắn liền với văn chương hiện sinh. Trào lưu văn học này đã có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn học của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tư tưởng về nhân vị, tự do, về đời sống nhiều bề bộn, lo âu của chủ nghĩa hiện sinh đã được các nhà văn Việt Nam thể hiện khá sinh động trong các tác phẩm của mình. 1.2. Quan sát văn học Việt Nam hiện nay, chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc cách tân mạnh mẽ của thơ và truyện ngắn, thể loại tiểu thuyết đang có sự chuyển mình và tìm tòi những hình thức nghệ thuật mới tuy có vẻ chậm hơn, dè dặt hơn. Các nhà viết tiểu thuyết ý thức được rằng, bây giờ vấn đề quan trọng không phải là viết cái gì mà là viết như thế nào, không phải là kể nội dung mà là viết nội dung. Và các nhà văn đã nỗ lực tìm hiểu, vận dụng những kỹ thuật tự sự để nhằm khai thác tiềm năng của thể loại, để cách tân tiểu thuyết, góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam dần dần thoát khỏi quỹ đạo của truyền thống, bước đầu hòa nhập với tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Gương mặt tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây nở rộ những tên tuổi mới, trong số đó có nhà văn Nguyễn Bình Phương. Khởi nghiệp bằng tác phẩm đầu tay “Bả Giời” (1991) như những bước chập chững đầu tiên vào làng tiểu thuyết còn nhiều bỡ ngỡ, suốt những năm tháng đó cho đến ngày hôm nay Nguyễn Bình Phương lần lượt cho ra đời hàng loạt các đầu sách gây ấn tượng trong lòng công chúng. Đặc biệt với “Người đi vắng” (1999), tác giả vừa được vinh danh bởi giải thưởng sách hay năm 2014 do viện nghiên cứu phát triển giáo Phạm Thị Thắm 1 dục (gọi tắt là viện IRED) tổ chức. Hơn hai mươi năm vướng phải “Bả Giời” rồi đa mang vào tiểu thuyết với gần mươi đầu sách dù chưa phải là khối lượng đồ sộ nhưng đặt trong bối cảnh thực tế của văn học nước nhà hôm nay có lẽ ít cây bút nào làm được như Nguyễn Bình Phương. Không chỉ vậy, tác phẩm của Nguyễn Bình Phương còn có sự nhất quán trong đổi mới về nội dung cũng như cách viết. Mỗi tác phẩm là một nét độc đáo riêng biệt nhưng đều được nảy sinh trong quá trình phát triển lao động nghệ thuật nghiêm túc với khát vọng cách tân thật sự của nhà văn. Với việc lựa chọn đề tài: “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, luận văn của chúng tôi hy vọng chỉ ra những yếu tố hiện sinh thể hiện ở cảm quan về hiện thực và con người như một nét độc đáo trong sáng tác nhà văn, từ đó nhìn ra những đóng góp của Nguyễn Bình Phương cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói chung Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả, giới nghiên cứu phê bình và cũng vì lẽ đó mà hầu hết sáng tác của ông khi vừa ra đời xuất hiện không ít những cuộc phẩm bình. Nhiều tác giả đánh giá cao những nỗ lực cách tân của nhà văn cả về nội dung cũng như hình thức tiểu thuyết. Đáng chú ý là bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Phùng Gia Thế. Tác giả cho rằng: “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào cuộc đời, sự đổ vỡ của những trật tự xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mất của bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người” [85]. Đây được coi Phạm Thị Thắm 2 như nhận định bao trùm cho toàn bộ chủ đề tư tưởng trong các tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương. Ngoài ra, Phạm Xuân Thạch với bài viết “Tiểu thuyết như là một trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống” đã mở ra nội dung đáng chú ý về tác phẩm “Ngồi” như một nét độc đáo đưa sáng tác Nguyễn Bình Phương lên hàng “hiện tượng tiêu biểu” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ông nhận định: “Ngồi” là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Trên khía cạnh ngôn ngữ, Hoàng Quỳnh Nga trong báo cáo khoa học năm 2004 đã đi sâu tìm hiểu phương diện “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy”. Đây là điểm khá ấn tượng và nổi bật xuyên suốt toàn bộ sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Tác giả chỉ ra hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ logic giữa các câu, các câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc bị bẻ gẫy không theo trật tự nào. Năm 2008, khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Trang Nhung bàn về “Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”. Từ việc nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ và các dạng thức tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả phát hiện ra thủ pháp nhại ngôn ngữ gắn liền với cảm hứng giải thiêng trong sáng tác của ông. Đặc biệt Trang Nhung đã chạm tới vấn đề vô thức như là một bước đệm tạo sự độc đáo cho ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm. Trên khía cạnh kết cấu, Phùng Gia Thế trong bài đối thoại với báo điện tử Tổ quốc “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại” đã nhận xét: Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn có nhiều tuyến chạy ngược – xuôi theo lối kết cấu song hành. Để minh chứng cho điều này ông lấy bốn cuốn tiểu thuyết nổi bật của tác giả đó là “Những đứa trẻ chết già”, “Thoạt kỳ thủy”, “Người đi vắng” và “Ngồi” làm ví dụ. Phạm Thị Thắm 3 Tác giả Trương Thị Ngọc Hân khi viết “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” cũng cho rằng: Nguyễn Bình Phương và một số cây bút đương đại khác không đi theo lối kết cấu cũ. Ông đã phá tung mọi đường biên rào cản để tạo sự tự do tối đa cho tác phẩm. Ở đó mạch chuyện đan xen, móc nối nhằng nhịt, có những tác phẩm có hai mạch chảy song song đến cuối tác phẩm đã hòa vào một mạch chung, có tác phẩm được xây dựng bởi rất nhiều mạch để tạo thành kiểu đa giọng điệu độc đáo. Tác giả Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Những hành trình qua trống rỗng” quan tâm tới kỹ thuật viết tiểu thuyết “Ngồi”. Ông cho rằng Nguyễn Bình Phương độc đáo ở lối kết cấu lập thể, kết cấu thời gian đồng nhất, lối hành văn với sự giản yếu của các câu văn. Đồng thời Trương Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Hoan cũng đi vào phân tích sự đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc phá vỡ kết cấu tiểu thuyết truyền thống để thể nghiệm sự cách tân theo hướng kết cấu xoắn kép nhiều mảng, kết cấu liên văn bản… Trên khía cạnh nghệ thuật xây dựng nhân vật, đáng quan tâm là công trình “Bàn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” (2009) của Nguyễn Thị Hồng Nhung. Người viết chú ý tới sự xuất hiện của nhân vật điên trong sáng tác của nhà văn như một ý tưởng nghệ thuật táo bạo. Tác giả lý giải đó là kết quả mà “cái nhìn cuộc sống” của nhà văn mang lại, “Nguyễn Bình Phương nhận ra cuộc sống còn nhiều mảnh đời không lành lặn, nhiều tâm hồn bị khuyết tật” [55]. Dù chưa nhấn sâu vào tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương nhưng đây đã là sự tìm tòi đáng trân trọng của người viết gợi ra hướng tiếp cận mới xung quanh vấn đề nhân vật của nhà văn họ Nguyễn. Năm 2011, luận văn thạc sỹ của Đào Thị Dần nghiên cứu về “Nhân vật dị biệt trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương”. Tác giả phát hiện Phạm Thị Thắm 4 nhân vật dị biệt là một phương thức khám phá đời sống vô thức của nhà văn. Ở đó con người hiện lên với những tâm lý dị biệt như luôn mang nỗi ám ảnh sợ hãi, trong trạng thái điên và bản năng tính dục. Đây được coi như biểu hiện của việc chối từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực, là đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975. Bàn về giọng điệu trên trang sách Nguyễn Bình Phương, Hoàng Kim Phượng có nghiên cứu khá ấn tượng “Chất giễu nhại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” (2011). Đi từ việc nhận định giễu nhại là tông giọng chủ đạo của văn học sau 1975, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống những biểu hiện của nó khi hòa nhập với trang viết nhà văn họ Nguyễn. Từ đó, Hoàng Kim Phượng đi tới kết luận đây là kiểu giọng điệu mang lại “tiếng cười hài hước” [75], vạch trần bản chất nhân vật đằng sau tấm mặt nạ đẹp đẽ của con người. Nhìn chung, việc nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Những bài viết và công trình về nhà văn này được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau song tựu chung đều không tách rời nội dung và hình thức. Việc lược sử như trên của chúng tôi tất nhiên không thể bao quát hết các vấn đề trong sáng tác nhà văn, tất cả chỉ dừng lại ở nhận định cá nhân người nghiên cứu. Tuy thế xét đến cùng, Nguyễn Bình Phương đang thật sự thành công trên trên con đường khám phá nghệ thuật tiểu thuyết. 2.2. Những nghiên cứu mang tính gợi mở về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Nhà văn Nguyễn Bình Phương trên lộ trình sáng tạo của mình ở thể loại tiểu thuyết đã trở thành một hiện tượng văn học hết sức độc đáo. Bên cạnh những công trình đi sâu tìm hiểu tác phẩm, đây đó các bài viết cũng bắt đầu điểm diện biểu hiện gợi mở cho sự in dấu chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác nhà văn dưới dạng những ý kiến, nhận định. Phạm Thị Thắm 5 Thứ nhất, mảng hiện thực đời sống nhiều bề bộn trong sáng tác Nguyễn Bình Phương được quan tâm chú ý. Trong “Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Phùng Gia Thế cho rằng: “Nguyễn Bình Phương là nhà văn của cái đương đại. Dầu có nói về quá khứ thì cảm quan đời sống của nhà văn vẫn tràn ngập hơi thở hôm nay: sự đổ vỡ, khủng hoảng niềm tin, những vùng đau… Tiểu thuyết của anh dung chứa và thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại” [86]. Bài viết “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên”, tác giả Đoàn Cầm Thi thông qua nghiên cứu cuốn tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” đã chỉ ra sự xâm lấn của vô thức vào thế giới hiện thực con người đang sống trong sáng tác Nguyễn Bình Phương. Nhấn mạnh sự tồn tại của mơ và điên (vô thức) tác giả đã khẳng định sự méo mó, bất toàn, thiếu hoàn thiện của đời sống mà tiểu thuyết của ông đề cập. Bà tìm kiếm những khám phá nghệ thuật của nhà văn trong việc so sánh đối chiếu với “Thơ điên” Hàn Mặc Tử để thấy được bức tranh siêu thực độc đáo được dựng lên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Trên “Những nhà văn khó đọc ba miền”, Nguyễn Hiệp đặt Nguyễn Bình Phương bên cạnh hai nhà văn Nhật Chiêu (Sài Gòn) và Ngô Phan Lưu (Phú Yên) để làm nổi bật “kiểu hiện thực lũy thừa” trong cách nhìn đời sống độc đáo của ông. Thông qua việc khảo sát tiểu thuyết “Thoạt kỳ thủy” (Nxb Văn học, 2005), “Ngồi” (Nxb Đà Nẵng), tác giả cho rằng thế giới vong thân và sa đọa của hai tiểu thuyết là loại “hiện thực song song/ lũy thừa/ đa chiều được tách chẻ/ nghiền vụn thậm chí trộn hòa, nén co, làm mờ bóng, tan biến nhân vật đến có có không không. Đó là hiện thực tạp loạn, trợt ám, trôi nổi của giai đoạn quán tưởng, giai đoạn đầu tiên bước vào công án thiền, nơi đó, con người không còn đứng được nữa. Không đứng được nữa hay lùn hóa hay giam biệt hay tự diệt, cũng là ranh giới tạp niệm và xả bỏ tạp niệm. Vì Nguyễn Bình Phương đã cân Phạm Thị Thắm 6 [...]... họ” 4 Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận, phân tích các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương để làm rõ dấu ấn hiện sinh trong văn học đương đại, chúng tôi thực hiện luận văn bằng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp hệ thống cấu trúc - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp so sánh Phạm Thị Thắm 8 5 Đóng góp của luận văn Luận văn làm rõ Dấu ấn hiện sinh trong. .. hiện của yếu tố hiện sinh trong văn học Việt Nam Chương 2: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện ở cảm quan về hiện thực Chương 3: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện ở cảm quan về con người Phạm Thị Thắm 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT... dấu ấn riêng trong lòng công chúng Như vậy, phác thảo một vài vấn đề cơ bản về Nguyễn Bình Phương cùng những quan niệm của nhà văn về cách viết là cách giúp chúng tôi đi sâu hơn vào khám phá “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương *Tiểu kết: Trong chương I, chúng tôi đã trình bày những vấn đề khái quát về chủ nghĩa hiện sinh và sự biểu hiện của yếu tố hiện sinh trong văn... nhất, chủ nghĩa hiện sinh đặc trưng bởi những tư tưởng sau: Một là, các nhà hiện sinh gặp nhau ở tư tưởng coi con người như một “nhân vị” Phạm Thị Thắm 13 “Nhân vị của con người chính là hiện sinh của nó, mang bộ mặt riêng biệt, đặc thù, xa lạ với mọi tính cách phổ quát Chủ nghĩa hiện sinh chỉ quan tâm đến cái gì hiện sinh, hay nói cách khác về sự hiện sinh của cái gì hiện sinh, mà hiện sinh chỉ có ở con... phạm trù tất yếu khẳng đinh giá trị hiện sinh của con người Ông là người nghệ sĩ trong phong trào hiện sinh Ở Việt Nam, thanh niên, trí thức miền Nam trước 1975 biết đến chủ nghĩa hiện sinh phần lớn qua sáng tác của A Camus Như vậy hầu hết những triết gia hiện sinh, họ đồng thời cũng là những nhà văn lớn của thời đại Tư tưởng mà họ đề cập trong triết học hiện sinh đi vào văn chương một cách tự nhiên,... nghĩa hiện sinh xuất hiện trên thế giới trong tư cách là một trào lưu triết học phương Tây hiện đại Tư tưởng của nó tác động tới nhiều lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là văn học Phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đóng khung ở châu Âu nơi nó ra đời mà còn bao quát toàn cầu Ngay cả khi đã thoái trào vào những năm 60 của thế kỷ trước thì những thuyết lý mà chủ nghĩa hiện sinh mang lại... này đều tồn tại trong chủ nghĩa hiện sinh Thậm chí, chủ nghĩa hiện sinh còn đi xa hơn triết học đời sống khi khẳng định sự bất lực của tư duy khoa học trong việc giải quyết vấn đề tồn tại của con người Song chủ nghĩa hiện sinh chủ yếu tiếp nhận những quan điểm tư tưởng từ Hiện tượng luận, nhiều nhà nghiên cứu xem đây như một giai đoạn phát triển mới của Hiện tượng luận Chủ nghĩa hiện sinh kế thừa hầu... là không giới hạn, tư duy hiện sinh ở một nhà tư tưởng có thể tác động tới nhiều nhà văn khác nhưng cách mỗi nhà văn lĩnh hội tư tưởng đó, lựa chọn và thể hiện là không giống nhau Chẳng có gì ngạc nhiên khi từ phương Tây, sang phương Đông chủ nghĩa hiện sinh đã mang trong lòng nhiều sắc thái, nó tồn tại ở Nhật Bản và thậm chí gây dấu ấn mạnh mẽ ở nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam Đi vào văn... lưu này ở phương Tây với những gương mặt tác gia lớn Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trở thành một dấu ấn đậm nét trong văn chương khi đến với nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới 1.3.2 Trong văn học Việt Nam Đối với văn học nước ta, yếu tố hiện sinh đã xuất hiện từ những năm 1930 – 1945 trong sáng tác của Nhất Linh Cuốn tiểu thuyết “Bướm trắng” là một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa Nhất Linh và Camus trong việc... đường lối đổi mới toàn diện đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa hiện sinh và các trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại du nhập và lan tỏa ảnh hưởng ở nước ta Đến cuối những năm 80, vấn đề con người lại thu hút những người cầm bút, âm hưởng hiện sinh lại dấy lên trong sáng tác Phạm Thị Thắm 23 các nhà văn Những day dứt hiện sinh trong khung cảnh một đời sống hòa bình với nhiều nghịch cảnh đã trở lại . nghĩa hiện sinh 10 1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh 13 1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học 16 1.3.1. Trong văn học thế giới 16 1.3.2. Trong văn học. sống sinh hoạt”, “nhân vật của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó” [35]. Trong “Tản mạn Nguyễn Bình Phương , Phùng Văn Khai, một người bạn văn chương của nhà văn. đặc trên trang văn tác giả Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Bình Phương là nhà văn rất “kín tiếng” cả trong đời sống riêng tư lẫn đời sống văn học nhưng những sáng tạo của ông trong văn chương thì

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:28

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Nguyễn Bình Phương nói chung

    • 2.2. Những nghiên cứu mang tính gợi mở về dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Đóng góp của luận văn

    • 6. Cấu trúc luận văn

    • PHẦN NỘI DUNG

    • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ HIỆN SINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

      • 1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa hiện sinh

      • 1.2. Những tư tưởng chính của chủ nghĩa hiện sinh

      • 1.3. Sơ lược về sự biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học

      • 1.3.1. Trong văn học thế giới

      • 1.3.2. Trong văn học Việt Nam

      • 1.4.1. Điều kiện xã hội

      • 1.4.2. Sự thay đổi trong định hướng văn học

      • 1.4.3. Tình hình giao lưu văn học

      • 1.4.4. Những nỗ lực tìm tòi của Nguyễn Bình Phương

      • CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG

      • TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG THỂ HIỆN Ở CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC

        • 2.1. Hiện thực mang tính chất vô nghĩa, tẻ nhạt

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan