Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vđv cầu lông lứa tuổi 12 13 trung tâm thể dục thể thao thành phố ninh bình

61 1.3K 6
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vđv cầu lông lứa tuổi 12   13 trung tâm thể dục thể thao thành phố ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH PHẠM QUỐC HUY NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 12 – 13 TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ NINH BÌNH LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH – 2011 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH PHẠM QUỐC HUY NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 12 – 13 TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ NINH BÌNH Ngành: Huấn luyện thể thao Mã số: 521.40207 LUẬN VĂN CỬ NHÂN THỂ DỤC THỂ THAO NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HÙNG CƯỜNG 2 BẮC NINH – 2011 NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả luận văn Phạm Quốc Huy 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN HLV : Huấn luyện viên Nxb : Nhà xuất bản TDTT : Thể dục thể thao Th.s : Thạc sỹ TS : Tiến sỹ VĐV : Vận động viên DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN Đ : Điểm m : Mét s : Giây SL : Số lần 5 MỤC LỤC Mở đầu 1 Mục đích, ý nghĩa 3 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5 1.1. Sơ lược về môn cầu lông 5 1.2. Xu hướng phát triển của cầu lông hiện đại 8 1.3 Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực chuyên môn trong huấn luyện vận động viên cầu lông 9 1.4. Cơ sở của phương pháp giáo dục sức bền trong môn Cầu lông 17 1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 12-13 19 Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 23 2.1 Phương pháp nghiên cứu 23 2.1.1.Phương pháp tham khảo tài liệu 23 2.1.2. Phương pháp quan sát sư phạm 23 2.1.3. Phương pháp phỏng vấn 23 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 24 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 25 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê 26 2.2. Tổ chức nghiên cứu 26 Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 27 3.1. Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình 27 3.1.1. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 27 3.1.2. Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 29 3.1.3. Lựa chọn các test đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 30 3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 34 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam 34 6 vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn đã lựa chọn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 39 Kết luận và kiến nghị 45 Tài liệu tham khảo 47 Phụ lục 7 MỞ ĐẦU Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá xã hội. Chỉ thị 36-CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng ngày 24/3/1994 đã khẳng định” “Mục tiêu cơ bản và lâu dài của công tác Thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á…” Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nền TDTT Việt Nam cũng có những khởi sắc với những bước tiến đáng kể. Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ và có những chuyển biến cả về lượng và chất. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến thể thao thành tích cao, một bộ phận cấu thành của nền TDTT Việt Nam. Với những tấm huy chương đạt được trong các cuộc thi đấu quốc tế ở khu vực, châu lục và thế giới, thể thao thành tích cao đã góp phần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành trong giao lưu quốc tế và nhanh chóng hoà nhập với trình độ thể thao khu vực. Tuy vậy, những thành tích mà thể thao thành tích cao đạt được vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, ngành TDTT nước ta đã xác định thể thao thành tích cao là một trong những nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành mà trước tiên phải từng bước hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia xuất phát từ việc đào tạo vận động viên trẻ. Cầu Lông là môn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ đầu thập kỷ 60. Tuy nó xuất hiện muộn hơn so với một số môn thể thao khác nhưng nó nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Sự phát triển của môn Cầu Lông phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay vì cơ sở vật chất của môn thể thao này rất đơn giản lại dễ chơi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thể thao thành tích cao của nước ta hiện nay, Cầu Lông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu của ngành đề ra, sự chênh lệch về trình độ của vận động viên Cầu Lông Việt Nam so với trình độ của các vận động viên trong khu vực và trên 8 thế giới còn cách biệt về cả thể lực chung và kỹ chiến thuật. Trong những cuộc thi đấu quốc tế, các vận động viên Cầu Lông Việt Nam tham dự mới ở mức độ cọ sát, học hỏi kinh nghiệm. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ thi đấu quốc tế thì việc đào tạo lực lượng vận động viên Cầu Lông trẻ có thành tích cao làm đội ngũ kế cận cho đội tuyển trẻ quốc gia là rất cần thiết. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các sở TDTT cũng như các Trung tâm đào tạo vận động viên. Ở Ninh Bình môn Cầu lông là một môn thể thao không thể thiếu được trong đời sống nhân dân, phong trào tập luyện Cầu lông phát triển trong các trường học, cơ quan xí nghiệp, các câu lạc bộ. Với sự phát triển của môn thể thao này, trong những năm qua các VĐV của Thành phố Ninh Bình đã tham gia các giải như: giải cầu lông thanh thiếu niên toàn Quốc, giải trẻ, giải trẻ xuất sắc toàn Quốc, hội khoẻ Phù Đổng và đã đạt được nhưng thành tích đáng kể. Xong những năm gần đây thành tích của đội cầu lông đang trên đà đi xuống nguyên nhân góp phần dẫn đến kết cục trên là sự phát triển sức bền chuyên môn của VĐV trẻ Ninh Bình trong tập luyện và thi đấu còn ở mức hạn chế. Vì thế để có được thành tích cao trong thi đấu một trong những việc cần làm là phải nâng cao sức bền chuyên môn đối với VĐV, nó tạo nền tảng để VĐV thực hiện và vận dụng có hiệu quả kỹ - chiến thuật đánh cầu, nó giúp cho VĐV duy trì được những trận đấu căng thẳng kéo dài mà vẫn đảm bảo một cách hiệu quả những đường cầu tấn công nhanh mạnh đầy uy lực, hoặc kiên trì phòng thủ an toàn trước những pha áp đảo của đối phương. Không những vậy một khi sức bền chuyên môn của VĐV được đảm bảo sẽ củng cố và nâng cao năng lực tâm lý của VĐV, giúp VĐV có được bản lĩnh vững vàng, chủ động và sáng tạo trong thi đấu. Nhận biết được tầm quan trọng của huấn luyện sức bền chuyên môn với vận động viên các môn thể thao nói chung, trong những năm gần đây, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này như: 9 Tác giả: Nguyễn Thế Cường (2009), Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Tác giả: Phan Thị Thanh Hà (2009), Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng. Các tác giả trên đã bắt đầu quan tâm đến việc huấn luyện thể lực chung, đặc biệt là thể lực chuyên môn cho vận động viên, sinh viên… nhưng chưa có tác giả nào quan tâm đến vấn đề phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, thành phố Ninh Bình. Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, tính bức thiết của vấn đề, để khắc phục hiện trạng trên góp phần vào việc nâng cao khả năng thi đấu cho VĐV trẻ tại Trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12-13 trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình” Mục đích nghiên cứu Qua tìm hiểu thực trạng việc sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, trên cơ sở đó lựa chọn những bài tập phù hợp nhất phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên lứa tuổi 12-13, bước đầu ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo vận động viên trẻ thuộc trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu1: Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12-13, trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình 10 [...]... 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12- 13 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng quan trắc: nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12- 13, Thành phố Ninh Bình - Quy mô nghiên cứu: + Số lượng mẫu nghiên. .. Thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình, đề tài tiến hành tham khảo tài liệu, phân tích chương trình huấn luyện của VĐV cầu lông lứa tuổi 12- 13 và phỏng vấn trực tiếp các... luyện cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 12- 13 tại trung tâm TDTT thành phố Ninh Bình, đồng thời tiến hành phỏng vấn trực tiếp 03 huấn luyện viên để tìm hiểu về các bài tập sử dụng trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho cho đối tượng nghiên cứu Kết quả cho thấy: Trên thực tế, trong huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, trung tâm TDTT thành phố Ninh Bình chỉ sử dụng 13 bài tập thuộc nhóm bài. .. Số lượng mẫu nghiên cứu: gồm 16 vận động viên Cầu lông lứa tuổi 121 3, Thành phố Ninh Bình + Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Ninh Bình, trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sơ lược về môn cầu lông 1.1.1 Đặc điểm của môn cầu lông Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân Đội hình chính trong thi đấu cầu lông là: Thi đấu đơn,... Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 1 V2: Là trị số trung bình của lần kiểm tra lần 2 2.2 Tổ chức nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2011 34 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Nghiên cứu thực trạng công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình 3.1.1... đối với VĐV Cầu lông Chính vì vậy thời gian huấn luyện sức bền chuyên môn (14.29%) so với 36 các tố chất thể lực khác trong chương trình huấn luyện là thấp Theo một số nhà chuyên môn thì thời gian tập luyện sức bền chuyên môn chiếm tỷ lệ khoảng 18% là hợp lý 3.1.2 Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình. .. độ sức bền chuyên môn của nam vận động viên Cầu lông lứa tuổi 12- 13 thành phố Ninh Bình để tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu, đồng thời tiến hành quan sát giờ tập của một số địa phương có phong trào Cầu lông phát triển mạnh cũng như đội tuyển trẻ đang tập tại trường Đại Học TDTT Bắc Ninh để tìm hiểu 31 các bài tập. .. phối thời gian huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên Cầu lông nam lứa tuổi 12- 13 tại trung tâm TDTT thành phố Ninh Bình TT 1 2 3 4 5 Nội dung Sức nhanh Sức mạnh Khả năng phối hợp vận động Mềm dẻo Chung Sức bền Chuyên môn Tổng số: Số giáo án 7 8 4 0 5 4 28 Tỷ lệ % 25.00 28.57 14.29 0.00 17.86 14.29 100.00 Qua bảng 3.2 cho thấy: chương trình huấn luyện sức bền chuyên môn cho vận động viên Cầu. .. “Lấy việc phát triển tố chất thể lực của VĐV cầu lông làm thành nội dung chủ yếu của huấn luyện thể lực Hay nói cách khác là chú trọng phát triển các tố chất sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo cho VĐV ” [29] Một số tác giả khác cho rằng: Sắp xếp chương trình huấn luyện thể lực cho VĐV cầu lông nên dựa vào đặc điểm chuyên môn của môn cầu lông Sức mạnh là nền tảng của tố chất thể lực VĐV cầu lông mặc... các lứa tuổi 15, 16, 17 và 18 trong khi sức bền yếm khí phát triển mạnh ở lứa tuổi 10 - 12 đến 13 - 14 tuổi Sự phát triển sức 26 bền còn được đánh giá thông qua chỉ số hấp thụ ôxy tối đa của cơ thể (VO2 max) ở lứa tuổi 16 - 17 đạt 3,50 lít/phút Sức bền biến đổi rất rõ rệt dưới tác động của sự tập luyện, vì vậy các em có tập luyện sức bền sẽ phát triển khác hẳn các em không tập luyện khoảng 50% ở lứa tuổi . THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH PHẠM QUỐC HUY NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CẦU LÔNG LỨA TUỔI 12 – 13 TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ NINH BÌNH Ngành:. viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT Thành phố Ninh Bình 30 3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm TDTT. bền chuyên môn cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 12- 13, trung tâm Thể dục thể thao thành phố Ninh Bình 10 Mục tiêu 2: Lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vương Chính Âu, Triệu Quốc Ngân (1999), “Hệ thống đào tạo nhân tài thể thao của Trung Quốc”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (13), tr. 8 - 11.

  • Lê Văn Xem (1999), “Đặc điểm tâm lý của loại hình thể thao và phương pháp nghiên cứu”, Thông tin khoa học công nghệ TDTT, (2), tr. 26.

    • PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN

      • PHIẾU PHỎNG VẤN

        • Người được phỏng vấn Người phỏng vấn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan