Chủ thể thẩm mĩ và điểm nhìn không thời gian nghệ thuật trong thu vịnh của nguyễn khuyến

7 1.1K 5
Chủ thể thẩm mĩ và điểm nhìn không thời gian nghệ thuật trong thu vịnh của nguyễn khuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỦ THỂ THẨM MĨ VÀ ĐIỂM NHÌN KHÔNG  THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THU VỊNH CỦA NGUYỄN KHUYẾN Nguyễn Thanh Trường 1 ó nhiều hướng tiếp cận một văn bản nghệ thuật. Trong tâm thức của người tiếp nhận đương đại, một tác phẩm văn học trung đại có lẽ không còn là một nhu cầu tiếp nhận thúc bách, song nẻo đường đi vào thế giới nghệ thuật thơ trung đại vẫn còn nguyên sức mời gọi. Giải mã điểm nhìn không  thời gian của "Thu vịnh" cũng là một cách tiếp nhận gợi nhiều suy ngẫm về mối liên hệ giữa chủ thể thẩm mĩ và cảm thức thẩm mĩ trong một văn bản nghệ thuật. Tác phẩm là một bức tranh thu hoàn chỉnh trong chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đây là bài thơ Nôm Đường luật hài hoà giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật với nghệ thuật xử lí không  thời gian theo lối tản điểm  một đặc trưng của thi pháp không gian  thời gian nghệ thuật Đường thi. 1. MỞ ĐẦU Tiếp nhận một tác phẩm văn học trung đại không còn là sự mời gọi đầy hấp dẫn với bạn đọc đương đại, song thử đưa ra một cách đọc, một cách tiếp nhận đối với một bài thơ trung đại vẫn còn là lối đi chưa hẳn đã cũ. Như đối với Thu vịnh  tưởng đã được khám phá đến tận cùng, tuy nhiên, với tâm thế của người đọc đương đại thì văn bản này vẫn đáng để đọc, đọc như một sự đồng sáng tạo. Giải mã điểm nhìn không  thời gian của Thu vịnh dưới góc nhìn tản điểm cũng là một hướng khai thác gợi nhiều suy ngẫm về mối liên hệ giữa chủ thể thẩm mĩ (chủ thể trữ tình) và cảm thức thẩm mĩ trong một văn bản nghệ thuật. 2. NỘI DUNG Thưởng thức văn bản dưới góc nhìn của cảm thức không  thời gian là một cách tiếp nhận theo hướng thi pháp học. Mỗi thời kì văn học ứng với một đặc trưng thi pháp riêng. Ở đó, con người cảm nhận thế giới theo cách riêng và sử dụng một hệ thống kĩ thuật để phản ánh thế giới phù hợp với tư duy, thị hiếu thẩm mĩ của con người trung đại. Thu vịnh nằm trong mạch thơ trung đại, với một mô thức mĩ cảm của nền thơ đương thời, ở đó, chủ thể thẩm mĩ tạo dựng mối quan hệ với không  thời gian nghệ thuật. Để xác định tâm thế con người và lồng vào trục không  thời gian ấy những miền nội cảm thầm kín của người nghệ sĩ. Vì vậy, tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn của cảm thức không  thời gian cũng góp phần 1 TS, Trường Đại học Sư phạm  Đại học Đà Nẵng C khẳng định quan niệm nghệ thuật của các nhà thơ trung đại. Và một trong những phương thức thể hiện sắc nét cảm thức không  thời gian trong Thu vịnh là sự hoà kết giữa yếu tố Nôm và yếu tố luật Đường. Trong dòng chảy của văn chương cổ phương Đông, cảm thức mùa thu là một thi đề không lạ. Rừng thu, bầu trời thu, ao thu đã không ít lần làm dáng trong thơ. Thu vịnh của Nguyễn Khuyến không nằm ngoài mạch nguồn đó. Đọc Nguyễn Khuyến, ta lại mường tượng đến Thu hứng của "thi thánh" Đỗ Phủ, ta lại nhớ mùa thu của Nguyễn Du nhưng Thu vịnh vẫn là một tình thu không trộn lẫn. Nguyễn Khuyến chan hoà vào nguồn cảm hứng muôn thuở nhưng sáng tác của ông là gam màu kì diệu  một tình thu hiển lộ trong ý niệm nhòe mờ về không  thời gian. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ "trước hết nó thể hiện ở sự độc đáo trong cách nhìn ( ) đối với những hiện tượng của cuộc sống, ở sự độc đáo và ở ý nghĩa của những khái quát mang tính chất sáng tạo" [1, tr.92]. Điểm nhìn trong phương thức quan sát sự vật của người nghệ sĩ phương Đông nhìn chung khá linh hoạt. Từ tâm điểm hướng ngoại và từ bên ngoài hướng về trung tâm  đôi khi là hướng vào nội cảm. Điểm nhìn đa chiều, luân phiên như thế, trong tâm thức của người phương Đông, đặc biệt là trong tư duy không  thời gian của các nghệ sĩ thơ Đường, đã tạo nên một trường nhìn phá vỡ cấu trúc "vuông rỗng" của tư duy không  thời gian phương Tây. Đây là điểm nhìn tản điểm. Thu vịnh là một một kết cấu tương giao giữa cảnh thu và tình thu, xoay quanh trục không  thời gian nghệ thuật tản điểm này. Với sáu câu thơ đầu, ấn tượng về một bầu trời thu thanh sạch đến lắng sâu: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. Vẫn là thu thiên trong Đường thi, Nguyễn Khuyến thanh thoát trong cái nhìn hướng về tầm xa nhất, cao nhất trong vũ trụ và bắt gặp một trời thu xanh ngắt. Với cảm thức Đường thi, chủ thể sáng tạo kéo không gian vũ trụ trở về bên mình. Cảnh vật hoá ra gần gũi. Không gian vũ trụ tưởng xa ngút tầm mắt, lại nhờ tâm thức Đường thi, trở về gần với chủ thể. Nhờ đứng từ hệ quy chiếu tản điểm, các nhà thơ Đường đã sáng tạo những bức tranh huyễn ảo, vừa là dư ảnh hút sâu của tình và ý. Nguyễn Khuyến đã sử dụng nhuần nhuyễn lối quan sát tản điểm của tư duy nghệ thuật Đường thi. Xa  gần, cao  thấp, nông  sâu. Tất cả tạo nên một sự hoà phối phức cảnh, phức điệu trong tình thu. Chủ thể thẩm mĩ tựa vào nền thi pháp trung đại, đồng thời lại bám sát vào góc nhìn phức diện của lối thu nạp không gian với kĩ thuật xử lí không gian của thơ Đường. Song với hồn thơ mẫn cảm, thi sĩ đã tô thêm cho nền trời thu một mảng màu rực rỡ. Tính từ cực tả làm cho da trời rạng ngời, huyền diệu hơn. Đây cũng là sự hoà phối tinh diệu giữa cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ và nghệ thuật gieo thanh, nhả nhạc cho tứ thơ của tư tưởng phương Đông, mà Đường thi là một điển hình. "Thơ là cái mối tự lòng người cảm xúc với ngoại vật mà phát ra âm thanh" [2, tr.28]. Bức tranh của một thi sĩ lại mang hồn của một bức tranh hội hoạ, lại còn mang cả linh hồn của một bức ảnh được kết nối bằng những nốt thanh nhạc. Vừa như thăm thẳm, vừa như sâu hút; vừa gần mà cũng xa xôi. Nghệ thuật của phương Đông đã thấm vào hồn thơ Nguyễn Khuyến. Ở đây, màu da trời chồng chất lên nhau tạo nên một khối màu dày dặn mà chan hoà. Nhưng dẫu tầng tầng lớp lớp thì con người vẫn có cảm giác trống vắng. Thơ Đường có cái mênh mông của đất trời nhưng trong thơ Đường vẫn xuất hiện những nét chấm phá, đôi khi khiến con người cảm thấy tự thân bé nhỏ; vạn vật nhờ vậy mà có sức ám ảnh mê người. Con người không chịu được cái lạnh lẽo, vời vợi của không gian. Vì thế, nhà thơ đã tạo dáng cho cảnh vật và thả giữa tầng không: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Bút pháp chấm phá của thơ Đường làm cho cảnh vật có hồn. Phải chăng Nguyễn Khuyến muốn làm duyên cho trời thu? Cảnh đã từ cao xa trở lại gần. Con người dường như cũng thấy thăng bằng hơn. Âm vang của từ láy là một biệt tài của Nguyễn Khuyến. Hai từ láy trong câu thơ tạo nên một nốt nhạc lạ cho bài thơ, nghe dìu dặt mà cũng rất gợi hình, gợi cảm. Một dáng vẻ phất phơ, khẽ động theo làn gió thoảng. Trông dịu dàng và tình tứ. Người đọc mường tượng trong đó một hình ảnh của sự sống, khiến trời thu trở nên ấm áp. Chỉ vài nét chấm phá, Nguyễn Khuyến vẽ nên sắc thu đậm màu làng quê Bắc Bộ. Cái se lạnh của heo may âm thầm len vào trong lá, mang không khí mùa thu phả vào đất trời. Tác giả thật tài tình khi dùng nét vẽ của hội hoạ phương Đông mà vẫn thể hiện được cái thần của mùa thu xứ sở. Gần hơn nữa là mặt nước mùa thu. Lại là một nét Đường thi quen thuộc. Thu thuỷ trong thơ Đường cũng mang đến ý vị riêng cho mùa thu. Trời thu và nước thu đã hoà sắc trong Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc của nhà thơ Vương Bột. Còn trong Thu vịnh của Nguyễn Khuyến, thu thiên và thu thuỷ không hoà nhau trong một câu thơ, cũng không hoà cùng một màu đơn điệu. Nguyễn Khuyến đã dùng đôi mắt của một con người gắn mình với thiên nhiên mộc mạc ở chốn làng quê để miêu tả nước thu: Nước biếc trông như tầng khói phủ. Hơi nước kết thành sương khói là lẽ thường tình mà ai cũng có thể cảm nhận được. Duy chỉ có một điều là trong thơ Nguyễn Khuyến, hình ảnh đó lại mang một cảm thức khác, đã tạo nên một độ nhòe mờ về khái niệm thời gian. Một vẻ đẹp huyền ảo đã bao bọc lấy không gian làm cho thời gian cũng thành mơ hồ. Một buổi sáng chớm thu hay là hoàng hôn của ngày thu? Không còn trong trẻo như mùa thu câu cá nữa mà cảnh thu dường như chìm vào trong hơi ảo của màn sương. Thời gian nhòe đi không có nghĩa là không xác định được. Chỉ có cái chênh vênh giữa hai bờ hư  thực khiến người đọc có cảm giác sự huyền ảo đã làm nhoà cả cảm thức thời gian. Tầng khói phủ  lại một lần nữa cảnh vật được nén chồng lên nhau, càng tăng vẻ đẹp ảo huyền. Sương và nước không còn ranh giới. Sự xâm thực của cảnh vật khiến bạn đọc chạm vào độ nhòe về không gian. Và người đọc cũng dần nhận ra chủ thể trữ tình đang trả cảnh vật về với thời điểm của nó: Song thưa để mặc bóng trăng vào. Thời gian như được trở về hiện thực. Trăng chiều, trăng của hoàng hôn? Trong thơ ca truyền thống, nguyệt đã thành tri kỉ. Nguyễn Khuyến có lẽ đang miêu tả mùa thu vào tuổi hoàng hôn của ngày. Đến đây, dường như đã xuất hiện sự xâm lấn của thời gian. Trong Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế cũng vẽ nên một bức tranh thu hài hoà nhưng không có nét nhòe, cũng không thấy bước đi lặng lẽ của thời gian: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hoả đối sầu miên. Một cảnh đêm thu hiển hiện ngay từ đầu bài thơ. Cũng có sự hài hoà giữa cái tĩnh và cái động  đặc trưng của Đường thi, cũng có tiếng quạ kêu, tiếng chuông vang vọng song vẫn khó gợi lên được sự rung động thầm kín, ý nhị trong lòng người vì cảm thức thời gian hiển lộ quá. Lí Bạch từng cất lên tiếng hồ hởi của cái tôi khi giỡn chơi dưới bóng trăng. Không gian như rung lên trong niềm hưng phấn tột độ của nguồn cảm hứng thưởng ngoạn của chủ thể trữ tình: Ngã ca nguyệt bồi hồi/ Ngã vũ ảnh linh loạn/ Tỉnh thì đồng giao hoan (Nguyệt hạ độc chuốc). Ở Thu vịnh, bóng trăng vào song cửa lặng lẽ, phong kín hơn. Không gian đã không còn là một cõi tĩnh tại nữa. Bóng trăng hồn vía đã thực sự mời gọi. Trăng không viên mãn, tràn đầy mà trăng như mảnh mai hơn qua song cửa. "Thi trung hữu hoạ". Chủ thể không vẽ mà cảnh vật tự nhiên sắc nét. Người tiếp nhận cảm ánh trăng thu không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cả sự "thức nhọn". Lòng yêu thiên nhiên của thi nhân thể hiện rõ qua cử chỉ mời trăng. Để mặc  thân mật như xưa nay các nhà thơ vẫn đãi ngộ với người bạn thiên nhiên này. Một ánh trăng mang vẻ đẹp cổ điển lại được đón nhận bởi cõi lòng đầy đặn của một con người ưu ái với thiên nhiên. Có lẽ khó có từ nào diễn đạt hết tình hơn từ để mặc  thân mật mà không suồng sã. Ngôn ngữ giản dị và gần gũi lạ thường. Lòng người không còn chút vách ngăn nào với ngoại giới. Trong Đường thi, con người và vũ trụ tương giao diệu kì. Không gian đã ngấm thế giới tâm linh con người. Đây cũng là nét nổi bật trong cảm thức thơ ca phương Đông. Nguyễn Khuyến cởi lòng với thiên nhiên trong tâm thế của một người ở ẩn. Nhiều tâm trạng, hay có thể nói là hỗn loạn tâm trạng. Vì thế, tác giả góp mình làm hồn vía hơn nét đẹp Đường thi. Quả thật "cái có ảnh hưởng đối với sáng tạo nghệ thuật không phải là cái được nhìn thấy một cách đơn thuần, nó là cái được nhận thức một cách tích cực, cái được thể nghiệm qua, cái làm cho nghệ sĩ phải xúc động, cái đã trở thành một bộ phận của cái "tôi" tinh thần của nghệ sĩ" [1, tr.113]. Điểm nhìn của tác giả dịch chuyển đến cận cảnh và dừng lại trước một thực thể thẩm mĩ hữu hình, hữu hình một cách tưởng có thể dang tay là nắm bắt được. Dưới sức lan toả của bóng trăng, lòng người như bình yên. Chủ thể thẩm mĩ đã dịch chuyển điểm nhìn vào tâm cảnh. Vẫn trong cảm thức mùa thu, song người nghệ sĩ đã đứng hẳn vào thế giới của đời thường trong bức tranh thu. Mùa thu  đi cùng hoa cúc, lá liễu, rừng phong trong văn chương phương Đông được thay bằng một loài hoa không tên, không sắc trong Thu vịnh. Hoa năm ngoái  cảm nhận về thời gian hoài vãng, loài hoa của quá khứ. Có lẽ, hoa gợi nỗi nhớ nước, hoa gợi niềm trắc ẩn về thời gian vần vũ, về hình ảnh yên bình của quê hương. "Ý tại ngôn ngoại"  Nguyễn Khuyến trao gửi vào sắc thu một loài hoa mà người đọc thấy bao nhiêu điều ẩn giấu. Nếu tiếng quạ, tiếng chuông trong Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế chỉ là sự thông báo âm thanh của thơ Đường thì ở Thu vịnh, âm thanh lại có sức ám gợi: Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Ngỗng bay về phương Nam tránh rét mỗi độ đông về. Thảng thốt, xót xa gửi cả vào tiếng gọi bầy. Tiếng kêu rơi vào thinh không và đọng lại giữa bầu trời thu khắc khoải. Điểm nhìn của chủ thể trữ tình đã hướng từ mặt đất lên cao. Đây không phải là chúng điểu cao phi tận, cũng không phải là ô đề mà ở đây, tiếng ngỗng gợi nên một không gian mơ hồ. Ngỗng nước nào  nghe lạc lõng và tội nghiệp quá! Không phải là tâm trạng của người xa xứ mà như đang lạc khỏi quê hương mình. Tiếng ngỗng bâng khuâng như lẻ bạn, như đi tìm bầy. Âm thanh thê thiết đến rợn ngợp. Tác giả đang làm thơ mùa thu ngay giữa quê hương mà cảm thấy mình như lạc lõng. Hoài niệm một thời đẹp đẽ phải chăng đã làm mờ đi cảm thức về không gian. Chưa xuất hiện con người nhưng câu thơ đã đẫm tình người Từ cảm thức không  thời gian mang phong vị Đường thi mà đậm hồn dân tộc, tác giả đã chuyển mình vào tình thu. Hai câu cuối trong thơ Đường luật bao giờ cũng là nơi kết đọng, là chỗ lắng sâu nhất và cũng chính là nơi gói lại tư tưởng của người nghệ sĩ: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút/ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Sau khi hoàn tất bức tranh thu quyến rũ, Nguyễn Khuyến lại chạnh lòng muốn tự tình. Đây vốn là điều thường thấy trong văn chương cổ. Cảnh bao giờ cũng hàm chứa tâm tư, sau cảnh bao giờ cũng là chút tình gửi gắm. Nguyễn Khuyến đã sử dụng điển cố Đào Tiềm. Lại một lần nữa, tác giả tuân thủ theo thủ pháp thơ Đường luật "ý tại ngôn ngoại". Bài thơ pha màu trang nhã, cố xưa. Cảnh thu đã khép lại mà tình thu chỉ mới hé mở. Đây cũng là một cách xây dựng tứ thơ dựa trên nghệ thuật xử lí không  thời gian dưới góc nhìn tản điểm của Đường thi song cũng rất "Nguyễn Khuyến". Bởi điểm đến của nghệ thuật xử lí không  thời gian là mô hình cảm xúc không hoàn kết. Đó là "chút tình", chút trăn trở, chút day dứt còn dư ba; nhấn vào một chữ thẹn. Ông thẹn với Đào Uyên Minh  một người khí khái và tài hoa? Ông thẹn với tài thơ hay phẩm cách của Đào Tiềm? Xưa nay, các nhà thơ cổ Việt Nam dường như luôn có một nhà thơ Đường để ngưỡng vọng. Nguyễn Du ngưỡng mộ Khuất Nguyên, Đỗ Phủ. Trong thơ ông, ta thường thấy dáng dấp của những nhà thơ mà ông hết lòng mến mộ và Nguyễn Khuyến cũng có Đào Tiềm. Nhưng ở đây, cái tình của nhà thơ thật sâu kín. Thật khó giải mã là nỗi thẹn ấy xuất phát từ đâu? Là tài năng hay phẩm cách Đào Tiềm làm ông day dứt? Nếu Đào Tiềm từng tự cày ruộng để lấy cái ăn, từng không luồn cúi vì năm đấu gạo thì Nguyễn Khuyến cũng đã từng hoà mình vào cuộc sống nông thôn, từng cáo quan về vui với thú điền viên. Còn tài thơ của họ, nếu so sánh thì mỗi người là một phong cách độc đáo. Nguyễn Khuyến đã sống trong lòng người dân Việt như là một nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Thẹn với một tài năng và một nhân cách lớn như Đào Uyên Minh cũng là cách Nguyễn Khuyến khẳng định mình. Vẫn thấy một niềm tự hào trong nỗi thẹn đó. Đặt mình bên cạnh một con người đẹp đẽ như thế, dẫu Nguyễn Khuyến thấy không sánh được nhưng rõ ràng chủ thể vẫn tự ý thức rằng giữa mình và người xưa có điểm chung cùng. Nỗi thẹn ở đây là một nỗi niềm tự trọng. Và không đơn thuần Nguyễn Khuyến thấy thẹn với người mà còn thẹn với bản thể "tôi". Có lẽ, ông thẹn vì mình vẫn còn đâu đó một vết thương lòng chưa lành lặn Nỗi thẹn trong hai câu cuối bài thơ càng tôn lên nhân cách Nguyễn Khuyến  cái cốt cách trong sạch như bầu trời thu, như ao thu "Nguyện vọng tha thiết của nghệ sĩ nhằm đạt tới tác động thẩm mĩ cao nhất thể hiện rõ rệt trong sự hình thành tính hoàn chỉnh bên trong của những tác phẩm nghệ thuật" [1, tr.151]. Cuối bài thơ là một tình thu thâm trầm, là cảm xúc thẩm mĩ sâu lắng đến nghẹn ngào của chủ thể sáng tạo trên cái nền cảm thức không  thời gian. Nguyễn Khuyến không để lộ lòng trắc ẩn mà bức tranh thu vẫn hiển lộ tâm thức về vũ trụ, về vòng đời, về nhân sinh, về nhân gian, về nhân bản. Nếu không có tiếng ngỗng bâng khuâng giữa trời thu vời vợi thì bức tranh thu hẳn còn dang dở; chủ thể thẩm mĩ và cảm thức không  thời gian sẽ còn là một vách ngăn vời vợi. Cũng như nếu không có nỗi thẹn thì Thu vịnh đã khuyết nửa hồn thơ và hơi thở của Đường thi sẽ không thể nào có cửa ngõ để len thấm vào một thi phẩm thơ ca Việt một cách dịu nhẹ mà đầy sức ám ảnh đến vậy. Một bức tranh được hoạ bằng ngôn từ mà chủ thể trữ tình ẩn trong sợi dây kết nối giữa chủ thể thẩm mĩ và điểm nhìn nghệ thuật. Đó là cách để những bài thơ thu của thơ ca trung đại Việt Nam vừa lan toả chất Đường thi, vừa hoà quyện hồn thơ dân tộc. Tất cả làm nên mối quan hệ mật thiết giữa cảm xúc thẩm mĩ của người nghệ sĩ trung đại với ngoại vật, thông qua thi pháp văn học trung đại và một bút lực đẫm tư duy tản điểm của thơ Đường. Có thể xem đây là sự hoà kết mê hoặc lòng người. 3. KẾT LUẬN Thu vịnh là một bức tranh thu hoàn chỉnh trong chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Đây là bài thơ Nôm Đường luật hài hoà giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật. Những nét vẽ cổ điển, Đường thi rõ nét trong tác phẩm. Có cả thu thiên, thu thuỷ, thu nguyệt, thu hoa trong một bức tranh thuỷ mặc chan hoà nhưng mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ sinh động hơn, phong phú và thật hơn nhiều. Khép lại Thu vịnh, vẫn thấy lấp lánh đường nét thanh cao, tao nhã trong cảnh thu và một cái gì đó sâu xa, thâm trầm trong tình thu Chính cảm thức không  thời gian qua nhãn quan của chủ thể thẩm mĩ là trung tâm của bức tranh thu, nơi người nghệ sĩ gửi gắm những điều ẩn ức Đọc Thu vịnh, người ta vẫn nhận ra đó là cảnh sắc của riêng đất Việt. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên làm tôn thêm vẻ đẹp thu quyến rũ. Thu vịnh vẫn sử dụng điển cố, vì thế, cạnh cái dân dã, giản dị vẫn là nét tao nhã, thâm sâu của một tình thu. Chính sự tương giao tinh tế này đã làm cho cảm thức không  thời gian trong Thu vịnh trở thành một nét phong cách quen mà lạ, và cũng khiến cho tác giả của Thu vịnh tạo dựng được bản sắc không hoà lẫn vào những cây bút lấy mùa thu làm thi liệu đương thời. Có lẽ, đây là điều khiến tác phẩm vẫn còn sức vẫy gọi tầm đón đợi của người đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. M.B. Khrapchenko, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn, Nguyên Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, H., 1978. 2. Nguyễn Văn Ngọc, Nam thi hợp tuyển, Nhà in Lê Văn Tân, H., 1928. AESTHETIC SUBJECTS AND SPACE - TIME OBSERVING POINTS ARTISTIC STYLES IN THU VINH BY NGUYEN KHUYEN Nguyen Thanh Truong Abstract There exsist a variety of approaching ways to an artistic writing. In modern readers’ conciousness, it is not urgent to get into a medieval artistic work; however, the artistic world of medieval poetry is still really attractive. For current readers, Thu vinh is worth reading and reading it is considered as co-reativeness. Decoding space  time observing points in Thu vinh is one way of absorbing which leads to the consideration of the connection between aesthetic subjects and aesthetic perception in an artistic work. The work is a complete picture of autumn in a group of autumn poems by Nguyen Khuyen. It is a Chinese-ranscribed Vietnamese poem bearing Tang style which harmoniously combines the factor Chinese-ranscribed Vietnamese and Tang style with the space  time handling way of spreading points  a specific characteristics of space  time slyle in Tang poetry. . CHỦ THỂ THẨM MĨ VÀ ĐIỂM NHÌN KHÔNG  THỜI GIAN NGHỆ THU T TRONG THU VỊNH CỦA NGUYỄN KHUYẾN Nguyễn Thanh Trường 1 ó nhiều hướng tiếp cận một văn bản nghệ thu t. Trong tâm thức của người. mối liên hệ giữa chủ thể thẩm mĩ (chủ thể trữ tình) và cảm thức thẩm mĩ trong một văn bản nghệ thu t. 2. NỘI DUNG Thưởng thức văn bản dưới góc nhìn của cảm thức không  thời gian là một cách. thẩm mĩ của con người trung đại. Thu vịnh nằm trong mạch thơ trung đại, với một mô thức mĩ cảm của nền thơ đương thời, ở đó, chủ thể thẩm mĩ tạo dựng mối quan hệ với không  thời gian nghệ thu t.

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan