Nguyên cứu phương pháp định lượng SO2, và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ngưu tất

49 703 0
Nguyên cứu phương pháp định lượng SO2, và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của ngưu tất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG S02 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN ĐẾN THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA NGƯU TÂT * Người hướng dẫn: - TS. vũ VẢN ĐIL*, - PGS.TS. BÙI THỊ BẰNG * Nơi thực hiện: - TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI -VIỆN DƯỢC LIỆU * Thời gian thực hiện: 08/2003-05/2004 NGUYỄN TRƯỜNG LÂP (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC sĩKHOÁ ỉ 999 Hà Nội, tháng 05/2004 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn: TS. VŨ VĂN ĐIỀN PGS -TS .BÙI THỊ BẰNG Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều công sức và thời gian truyền thụ những kiến thức quý báu, hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các bác, các cô, chú, anh, chị đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực khoá luận: BS.CKI. Lê Xuân Ấi-Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội. TS. Trần Minh VỊnh-PGĐ Trung tâm nghiên cứu phòng chống ưng thư TS. Lê Kim Loan- Viện Dược Liệu DS. Nguyễn Thị Phương - Viện Dược Liệu DS. Nguyễn chiến Binh- Viện Dược Liệu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên bộ môn Dược Học c ổ Truyền, khoa Hoá phân tích-Tiêu chuẩn Viện Dược Liệu, cùng toàn thể bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Hà nội ngày 25 tháng 5 năm 2004 sinh viên Nguyễn Trường lập MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỂ . 1 PHẦN I: TỔNG QUAN 2 1.1. Tóm tắt đặc điểm vị thuốc Ngưu tất 2 1.2. Diêm sinh 4 1.3. Vài nét về S02 và phương pháp định lượng S02 5 1.4. Vài nét về phương pháp xác định các chỉ số đông máu 7 PHẦN II: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 11 2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ 11 2.2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 15 2.2.1. Nghiên cứu bảo quản Ngưu tất sau khi sơ chế sinh 15 2.2.2. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng một số thành phần hoá học và lưu huỳnh tổng số 16 2.2.3. Nghiên cứu phương pháp định lượng S02 trong Ngưu tất 23 2.2.4. Thử tác dụng chống đông máu của dược liệu Ngưu tất 34 2.3. BÀN LUẬN KẾT QUẢ 37 PHẨN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 41 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT MO: Mẫu dược liệu không xông sinh, sấy khô ở 60°c. * Các mẫu xông sinh với tỷ lệ sinh khác nhau: Ml: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 0.5kg/tạ. M2: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ lkg/tạ. M3: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 1.5 kg/tạ. M4: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 3 kg/tạ. * Các mẫu xông sinh với lượng 1.5 kg/tạ ở các thời gian xông khác nhau: Tl: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 1.5 kg/tạ trong 4h. T2: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 1.5 kg/tạ trong 12h. \ T3: Mẫu dược liệu xông sinh với tỷ lệ 1.5 kg/tạ trong 24h. * Các mẫu xộng sinh trong lò được phủ kín bằng cót: í M10: Mẫu dược liệu không xông sinh sấy khố. ) Yc 5 ^ '*> ?-£? Mil: Mẫu dược liệu vừa xông sinh xong, tỷ lệ 1.5 kg/tạ. MI2: Mẫu dược liệu xông sinh sấy khô với tỷ lệ 1.5 kg/tạ. * Các mẫu xông sinh trong lò được phủ kín bằng nilon: M20: Mẫu dược liệu không xông sinh sấy khô.} 1 1 ọ M21: Mẫu dược liệu xông sinh không rửa sấy khô với tỷ lệ 1.5 kg/tạ. M22: Mẫu dược liệu xông sinh rửa sau sấy khô với tỷ lệ 1.5 kg/tạ. * Các mẫu mua trên thị trường: MTQ1: Mẫu dược liệu của Trung Quốc mua tại công ty Dược Liệu TWII. MTQ2: Mẫu dược liệu của Trung Quốc mua tại Quốc Oai Hà Tây. MVN1: Mẫu dược liệu của Việt Nam mua tại phố Lãn Ông. MVN2: Mẫu dược liệu của Việt Nam mua tại Quốc Oai Hà Tây. ĐO: Hàm lượng đường, saponin, lưu huỳnh tổng số lúc bắt đầu bảo quản. Đl: Hàm lượng đường, saponin, lưu huỳnh tổng số sau 3 tháng bảo quản. Đ2: Hàm lượng đường, saponin, lưu huỳnh tổng số sau 6 tháng bảo quản. ĐẶT VẤN ĐỂ Ngưu tất (Radix Achyranthỉs Bidentatae) là một vị thuốc được dùng khá phổ biến trong Y học cổ truyền với nhu cầu ngày càng tăng. Cây Ngưu tất được nhập trồng vào nước ta từ những năm 1960, hiện nay đã thích hợp với điều kiện nước ta và phát triển tốt. Sau khi thu hoạch người ta thường sơ chế bằng phương pháp xông sinh. Xông sinh vừa làm cho dược liệu sáng màu, nhuận dẻo, vừa diệt vi sinh vật, nấm mốc giúp cho quá trình bảo quản được tốt hơn, mặt khác trong quá trình bảo quản người ta còn xông sinh định kỳ để diệt nấm mốc , biện pháp này hiện đang được dùng rộng rãi ở các địa phương. Trong quá trình xông sinh phần lớn lưu huỳnh được oxy hoá tạo thành S02 bám vào dược liệu có tác dụng diệt khuẩn tẩy trắng dược liệu. Tuy nhiên việc xác định hàm lượng S02 trên dược liệu ở trong nước hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu, ở nước ngoài đã có một số tác giả đưa ra phương pháp định lượng S02 nhưng việc áp dụng các phương pháp này gặp nhiều khó khăn về thiết bị. Hàm lượng S02 vượt quá giói hạn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Trong quá trình bảo quản hàm lượng S02 có thể giảm đi đồng thời chất lượng dược liệu cũng bị giảm theo. Để có thể xây dựng được phương pháp định lượng S02 trong dược liệu nói chung và Ngưu tất nói riêng. Đổng thời xác định được cách bảo quản, thời gian bảo quản thích hợp vừa giảm tối đa hàm lượng S02 mà vẫn đảm bảo được chất lượng Ngưu tất cho chữa bệnh chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phương pháp định lượng S02 và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến một sô thành phần hoá học và tác dụng sinh học của Ngưu tất”. Đề tài nhằm 2 mục tiêu chính: - Nghiên cứu phương pháp bảo quản dược liệu Ngưu tất sau thu hoạch. - Xây dựng phương pháp xác định dư lượng so2 trên dược liệu Ngưu tất. Để đạt được các mục tiêu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Nghiên cứu bảo quản Ngưu tất sau khi sơ chế. - Theo dõi sự thay đổi hàm lượng một số thành phần hoá học và lưu huỳnh tổng số. - Nghiên cứu phương pháp định lượng so 2 tồn dư trên Ngưu tất. - Thử tác dụng chống đông máu của ngưu tất sau sơ chế và bảo quản. PHẦN I : TỔNG QUAN 1.1. Tóm tắt đặc điểm của vị thuốc Ngưu tất 1.1.1. Đặc điểm thực vật, phân bô và thu hái: Vị thuốc Ngưu Tất là rễ phoi hay sấy khô của cây Ngưu Tất: Achyranthes bidentata Blume; họ rau giền Amaranthaceae. Cây thuộc thảo cao lm, thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép lá nguyên dài 5-12 cm, rộng 2-5 cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên trên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo. Cây mọc ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trồng bằng hạt, ở đồng bằng thì trồng vào tháng 9-10, thu hoạch vào tháng 2-3. Vùng miền núi thì trồng vào tháng 2-3, thu hoạch vào tháng 9-10. Muốn lấy giống thì cây sau khi thu hoạch, cắt bớt rễ, cắt bớt thân và trồng lại khoảng 4 tháng nữa mới lấy hạt. Năng suất hiện nay khoảng 1.2 tấn một hecta [1,5]. 1.1.2. Thành phần hoá học: Rễ có chứa saponin, khi thuỷ phân cho sapogenin là acid oleanolic. Ngoài ra còn có ecdysteron và inokosteron, glucose, galactose, rhamnoza, muối kali [1,9,5] và một số thành phần khác như betain, polysaccharide, emodin, physcion [17,5]. Gần đây một saponin Triterpen mới được chiết tách từ Ngưu tất là bidentatoside [23]. 1.1.3. Công dụng [2,3,9,12,5]: ♦ Tính vị, quy kinh: • • Vào hai kinh can và thận. ♦ Công năng, chủ trị: ♦ Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc, dùng để chữa kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều. ♦ Thư cân, mạnh gân cốt dùng cho các bệnh đau khớp, phong thấp, đặc biệt đối với khớp gối. Có thể phối hợp với Quế chi, cẩu tích, Tục đoạn hoặc với Hoàng bá. ♦ Chỉ huyết, dùng cho các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam do hoả bốc lên; có thể phối hợp với thuốc tư âm giáng hoả và thuốc chỉ huyết khác. ♦ Lợi niệu trừ sỏi, dùng cho các trường hợp tiểu tiện đau buốt, đau do sỏi và nhiệt. ♦ Giáng áp, dùng trong các bệnh cao huyết áp. ♦ Giải độc chống viêm, dùng cho bệnh bạch hầu, lợi bị sưng đau. ♦ Dẫn huyết, dẫn hoả đi xuống. ♦ Liều dùng: 6 - 12 g. ♦ Cấm kỵ: Không dùng cho người có thai, di mộng hoạt tinh, phụ nữ kinh nguyệt nhiều. 1.1.4. Tác dụng dược lý: ♦ Tác dụng tăng co bóp tử cung [1] ♦ Làm giảm sức co bóp của tim ếch cô lập [9] ♦ Giãn mạch hạ huyết áp [1] ♦ Tác dụng phá huyết [1,9] ♦ Tác dụng hạ cholesterol trong máu và hạ huyết áp [1,10] ♦ Ecdysteron và Inokosteron có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn [9] ♦ Lợi tiểu, hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan [8] ♦ Kích thích hệ miễn dịch [21] ♦ Chống ung thư [25, 26] ♦ Tác dụng chống đông máu [7, 15] ♦ Ecdysteron có tác dụng làm tăng sinh các tế bào tạo xương [18]. ♦ Tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây mất trí nhớ trên chuột bằng scopolamin và MK-801 [22] 1.1.5. Chế biến và bào chế: ♦ Chế biến [1,14]: Dược liệu sau khi thu hoạch có nhiều cách chế biến khác nhau tuỳ theo từng vùng, từng địa phương: ♦ Rửa sạch bùn đất, phơi sấy khô. ♦ Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, xông sinh một đêm, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ 40-50°C đến thuỷ phần 15-18%, phân loại, bó thành từng bó để bảo quản. ♦ Dũ sạch đất, phơi héo đem xông sinh cho mềm, rửa sạch phơi khô nhăn vỏ, xông sinh lại để bảo quản, độ ẩm < 13%. ♦ Qua khảo sát thực tế tại xã Yên Ninh - Hưng Yên, Ngưu tất sau khi thu hoạch chặt bỏ phần thân phơi nắng trong một ngày, rửa sạch, để ráo nước đem xông sinh với tỷ lệ 1.5 kg/ tạ, sau khi xông sinh xong để Ngưu tất trong lò, lấy bao tải đậy kín và cứ 2-3 tuần lại xông sinh 1 lần để bảo quản vnfi lưrinơ sinh 200 g/ltạ dược liệu, khi bán thì lấy ra để đem bán. Khi sử dụng làm thuốc người ta phải qua khâu bào chế cổ truyền. Có nhiều phương pháp bào chế khác nhau, tuỳ theo mục đích điều trị mà chọn phương pháp chế biến thích hợp như: Ngưu tất thái dùng sống, Ngưu tất trích rượu, Ngưu tất trích muối, Ngưu tất sao cám, Ngưu tất thán sao, Ngưu tất sao đen. 1.2. Diêm sinh: 1.2.1. Nguồn gốc: Diêm sinh còn gọi là sinh, diêm vàng, hoàng nha, lưu hoàng, thạch lưu hoàng, oải lưu hoàng, tên khoa học là sulfur - là một nguyên tố có sẵn trong thiên nhiên hay do chế từ những hợp chất có chứa lưu huỳnh trong thiên nhiên. Lưu huỳnh có thể tồn tại dưới dạng tự do, hay sunphua như: pyrit, sunphua kẽm, hoặc sunphua các kim loại khác, sunphua hydro 1Tuỳ theo nguồn gốc và cách chế biến khác nhau, lưu huỳnh có khi là bột màu vàng, có khi là những cục to không đều màu vàng tươi, hơi có mùi đặc biệt, ít tan trong nước, trong rượu và ete, tan nhiều hơn trong dầu. Khi đốt lên cháy với ánh lửa xanh và toả ra mùi khét khó thở [9]. 1.2.2. Thành phần hoá học: Thành phần chủ yếu của diêm sinh là chất sulfur nguyên chất, tuỳ theo nguồn gốc và cách chế tạo, có thể có những tạp chất như: đất, vôi, asen, sắt [9] 1.2.3. Công dụng và liều dùng: Diêm sinh được dùng trong cả đông y và tây y. Theo tài liệu cổ, diêm sinh vị chua, tính ôn, có độc; vào hai kinh tâm và thận, có tác dụng bổ hoả tráng dương, bổ mệnh môn hoả, nhuận trường, sát trùng. Dùng trong những trường hợp liệt dương, lỵ lâu ngày, người già yếu hư hàn mà bí đại tiện, phong thấp. Dùng trong còn có tác dụng sát trùng, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt. Ngày dùng 2-3 g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên. 1.3. Vài nét về S02 và phương pháp định lượng S 0 2: 1.3.1,802 (lưu huỳnh dioxyd): Khí S02 được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ nhà máy luyện kim loại màu, lò đốt than, Nhưng một trong các nguồn tạo ra nhiều S02 phải kể đến là quá trình đốt quặng pyrit sắt hoặc lưu huỳnh: 2FeS2 + 5.502 = Fe20 3 + 4S02 s 4- O2 = SO2 Lưu huỳnh dioxyd là khí có mùi sốc, độc, dễ ngưng tụ thành chất lỏng khi làm lạnh, tan nhiều trong nước (ở nhiệt độ thường 1 thể tích nước hoà tan 40 thể tích S02). Nó được dùng để tẩy trắng vải sợi, khử trùng và diệt nấm mốc. Lun huỳnh trong S02 có mức oxy hoá s4+, là mức oxy hoá trung gian giữa s2', s° và s6+ nên S02 có cả tính oxy hoá và tính khử [6]: Tính khử được thể hiện khi gặp chất oxy hoá mạnh như dung dịch Br2, H20 2: S02 + Br2 + 2H20 = H2S04 + 2HBr s o 2 + h 2o 2 = h 2so 4 Tính oxy hóa được thể hiện khi gặp chất khử mạnh như H2S: S02 + 2H2S = 3S + H20 Khí S02 rất độc đối với sâu bọ và người. Nồng độ cho phép tối đa một lần là 0,5 mg/m3 không khí và trung bình trong một ngày đêm 0.05 mg/m3 không khí đối với khu nhà ở và đối với nơi sản xuất là 10 mg/m3. Không khí bị nhiễm anhydrit suníurơ gây kích thích niêm mạc, ho, khó thở, xâm nhập đường tiêu hoá gây buồn nôn. Con người có thể nhận biết được mùi anhidrit suníurơ trong khí quyển ở nồng độ rất thấp 8 mg/m3 [11] 1.3.2. Phương pháp định lượng SƠ2 : Trên thế giới một số tác giả đưa ra phương pháp định lượng S02 bằng phương pháp sắc ký lỏng cặp ion pha đảọ kết hợp với quang phổ tử ngoại hoặc phương pháp sắc ký ion loại trừ (ion- exclusion chromatography) với bộ phát hiện (detector) điện hoá. Việc áp dụng các phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn về thiết bị [24]. Khi sơ chế dược liệu bằng phương pháp xông sinh, dư lượng S02 trên dược liệu vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.Vấn đề này mới được quan tâm trong mấy năm gần đây. Vì vậy, cho đến nay trong [...]... sai số tương tối của phương pháp và áp dụng phương pháp để định lượng S02 trên các mẫu Ngưu tất xông sinh sau đó bảo quản, chế biến và Ngưu tất mua trên thị trường 2.I.2.4 Thử tác dụng chống đông máu: Thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và phòng chống ung thư Theo phương pháp trong tài liệu: “Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu” của Bạch Quốc Tuyên ❖ Để thăm dò tác dụng ức chế đông máu ngoại sinh. .. quản - Hàm lượng lưu huỳnh tổng số tăng 19.9% sau 3 tháng đầu bảo quản và tăng 28.6% sau 6 tháng bảo quản Như vậy dược liệu Ngưu tất dù bảo quản trong phòng bình thường hay phòng có điều hoà và máy hút ẩm đều tăng hàm lượng đường sau 6 tháng bảo quản Hàm lượng saponin liên tục giảm sau 6 tháng bảo quản Không nhận thấy ảnh hưởng của phương pháp bảo quản (bao bì điều kiện bảo quản) lên hàm lượng lưu huỳnh... huỳnh tổng số và không theo dõi tiếp Còn bảo quản trong túi nilon ở nhiệt độ phòng bình thường và bảo quản trong tải dứa ở phòng bình thường, có điều hoà và máy hút ẩm Ngưu tất không bị mốc do dó chúng tôi tiến hành định lượng đường, saponin, lưu huỳnh tổng số và tiếp tục theo dõi bảo quản 2.2.2 Theo dõi sự thay đổi hàm lượng một sô thành phần hoá học và Lưu huỳnh tổng số: Tiến hành định lượng đường,... định hàm lượng lưu huỳnh tổng dường như không đem lại hiệu quả trong việc đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đối với sự thay đổi hàm lượng lưu huỳnh do đó cần phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này bằng phương pháp đánh giá trực tiếp hàm lượng S 02 hấp thụ trên bề mặt dược liệu 2.2.3 Nghiên cứu phương pháp định lượng S 0 2: 2.2.3.I Xây dựng phương pháp định ỉượng S 0 2: - Dược liệu cần định lượng. .. liệu của Dược điển các nước chưa có phương pháp định lượng S02 trong dược liệu Trong Dược điển Việt Nam III có dẫn một phương pháp định lượng S02 mới - có khả năng áp dụng được đối với dược liệu Trong phương pháp này S02 được làm bay hơi ra khỏi mẫu phân tích bằng hơi nước Vì vậy mầu sắc của dược liệu không ảnh hưởng đến quá trình chuẩn độ [4] 1.3.3 Sự cần thiết phải xây dựng phương pháp định lượng. .. mẫu Ngưu tất của Việt Nam cao hơn nhiều (khoảng 2-3 lần) so với mẫu của Trung Quốc, có thể do mẫu của Trung Quốc đã trải qua thời gian dài bảo quản và lưu thông trên thị trường ♦ Mẫu Ngưu tất bảo quản : Tiến hành định lượng S 02 trên một số mẫu: - Mẫu M3, Tl, T2, M4 sau 12 tháng bảo quản - Mẫu Ml 1, M I2, M21, M22 vừa xông sinh xong (mẫu tươi và mẫu sấy khô) được lấy tại Trung Tâm Nghiên Cứu trồng và. .. Cơ chế của quá trình đông máu: Quá trình đông máu và chống đông máu là một quá trình rất phức tạp trong đó cả hai hiện tượng đông và chống đông cùng xảy ra nhằm Gầm máu khi chảy máu và chống sự đông máu khi đã cầm máu Quá trình đông máu là một chuỗi các phản ứng dây truyền , nhiều sản phẩm của phản ứng trước là chất xúc tác cho phản ứng sau Hiện nay người ta đã xác định được cơ chế của quá trình đông... Độ ẩm của dược liệu giảm trung bình từ 87.72% - 91.45% - Hàm lượng đường tự do ở mẫu không xông sinh cao hơn mẫu xông sinh - Hàm lượng saponin ở mẫu không xông sinh và mẫu xông sinh khác nhau không đáng kể - Hàm lượng đường tự do trung bình tăng 375.3% sau 3 tháng đầu bảo quản và tăng 39.3% sau 6 tháng bảo quản - Hàm lượng saponin giảm 42.2% sau 3 tháng đầu bảo quản và giảm 74.5% sau 6 tháng bảo quản. .. 1E của hãng Varian (Mỹ) - Cân phân tích Sartorius Thuỵ Sĩ 2.1.2 Phương pháp thực nghiệm: V 2.1.2.1 Phương pháp bảo quản Ngưu tất sau sơ chế: Các mẫu dược liệu Ngưu tất MO, Ml, M2, M3, M4, Tl, T2, T3 sấy khô ở 60° c đạt thuỷ phần . BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG S02 VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN ĐẾN THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA NGƯU TÂT * Người hướng. chất lượng Ngưu tất cho chữa bệnh chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu phương pháp định lượng S02 và ảnh hưởng của quá trình bảo quản đến một sô thành phần hoá học và tác dụng sinh học của. Nghiên cứu bảo quản Ngưu tất sau khi sơ chế sinh 15 2.2.2. Theo dõi sự thay đổi hàm lượng một số thành phần hoá học và lưu huỳnh tổng số 16 2.2.3. Nghiên cứu phương pháp định lượng S02 trong Ngưu tất

Ngày đăng: 04/09/2015, 11:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan