Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

115 777 5
Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ NGÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM HÀ NỘI, 2014 HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ NGÀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Gia Thế HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Phùng Gia Thế - người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lý luận văn học, cùng các thầy cô giáo phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình triển khai luận văn. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Ngà LỜI CAM ĐOAN Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – TS. Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan: - Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi - Đề tài không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Ngà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 7. Những đóng góp mới của luận văn 6 8. Bố cục của luận văn 7 NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1. ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT 8 1.1. Dị biệt hóa điểm nhìn nhân vật 8 1.1.1. Điểm nhìn người điên 9 1.1.2. Điểm nhìn người thực vật 19 1.1.3. Điểm nhìn người đa nghi hoang tưởng 22 1.2. Điểm nhìn nhân vật như một cơ chế phát ngôn 31 CHƯƠNG 2. ĐIỂM NHÌN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 43 2.1 Điểm nhìn không gian 44 2.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật và điểm nhìn không gian 44 2.1.2. Điểm nhìn không gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 45 2.1.2.1. Điểm nhìn không gian hiện thực – huyền ảo 46 2.1.2.2. Điểm nhìn không gian tâm lí hóa 50 2.2. Điểm nhìn thời gian 56 2.2.1. Thời gian nghệ thuật và điểm nhìn thời gian 56 2.2.2. Điểm nhìn thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 57 2.2.2.1. Phi tuyến tính hóa điểm nhìn thời gian 57 2.2.2.2. Điểm nhìn thời gian “trắng” 60 2.3. Sự song hành xoắn vặn các điểm nhìn không gian và thời gian 62 CHƯƠNG 3. ĐIỂM NHÌN NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ SỰ PHỐI HỢP CÁC ĐIỂM NHÌN 69 3.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba 70 3.1.1. Kể chuyện theo trình tự biên niên 71 3.1.2. Phi tuyến tính hoá trình tự kể 80 3.2. Người kể chuyện với vai trò thiết tạo các điểm nhìn 88 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Điểm nhìn nghệ thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu. Đó là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. “Khái niệm điểm nhìn là công cụ cho việc đọc kỹ văn bản văn xuôi, là một trong những khái niệm then chốt của phê bình mới” (I. P. Ilin và E. A. Tzurganova). Về cơ bản, “điểm nhìn nghệ thuật” hay “ cái nhìn nghệ thuật” là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện ra đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật. Cái nhìn thể hiện sự tri giác, quan sát, do đó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu ở điểm nhìn không gian và thời gian và bị không gian, thời gian chi phối. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu, tình cảm yêu, ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, ví von, đối sánh… Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng cho rằng văn bản nghệ thuật phải truyền đạt cái mà người ta cảm thấy, nhìn thấy và nghĩ đến do đó tất yếu phải thể hiện điểm nhìn, chỗ đứng để từ đó thấy thế giới nghệ thuật. Trong cuốn Tự sự học, Trần Đình Sử cho rằng “Điểm nhìn nghệ thuật là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [32, tr.96]. Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra một khái niệm chung nhất về “điểm nhìn nghệ thuật” (tiếng Nga: khudojestvennaya tochka zreniya; tiếng Anh: point of view): “điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật đó trong tác phẩm” [9, tr.113]. 2 Như vậy, điểm nhìn trong văn bản là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Điểm nhìn nghệ thuật trong văn xuôi được các nhà nghiên cứu gọi là “điểm nhìn trần thuật”. Khái niệm này chứa đựng cả một hệ tư tưởng thẩm mĩ, thậm chí là một “cấu trúc hàm ẩn” (Nguyễn Thái Hòa). Trong văn học truyền thống, các tác phẩm văn học chủ yếu được triển khai ở cái nhìn bất biến, cái nhìn biết trước, biết hết. Người kể chuyện luôn đứng ở vị trí cao hơn để quan sát tất cả mọi việc và kể lại một cách tỉ mỉ cho độc giả nghe câu chuyện. Bước sang văn học hiện đại, nhà văn khai thác điểm nhìn có sự đan xen, dịch chuyển tạo nên cái nhìn phức hợp trong tiểu thuyết. Việc tổ chức, khai thác điểm nhìn trong tác phẩm là khâu quan trọng bởi muốn miêu tả, trần thuật, nhà văn phải lựa chọn cho mình một điểm nhìn hợp lí. Điểm nhìn thể hiện sự chú ý và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Trên thực tế, giá trị của tác phẩm văn học một phần không nhỏ là do nó có khả năng mang đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời. Mặt khác thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và đặc điểm phong cách của nhà văn. 1.2. Trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Bình Phương là một cây bút đóng vai trò quan trọng. Ông bắt đầu viết văn từ năm 1980. Nỗ lực đổi mới, cách tân của nhà văn được ghi nhận bởi một loạt những tiểu thuyết ấn tượng: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2005), Người đi vắng (2006), Ngồi (2006) Nguyễn Bình Phương luôn tâm niệm “Nghệ thuật tiểu thuyết theo như tôi quan niệm là sự nối kết các điểm nhìn chính với nhau chứ không phải nhẫn nại đi theo tuần tự đều đặn của thời gian sự kiện”. Bởi vậy, điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có nhiều nét mới lạ, độc đáo. Điều này không chỉ thể hiện ở bình diện kĩ thuật của lối viết mà còn thể hiện 3 trong chiều sâu tư duy nghệ thuật của nhà văn. Phân tích điểm nhìn nghệ thuật là cách tác giả luận văn tiếp cận một phương diện độc đáo trong cấu trúc nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm khẳng định những đóng góp quan trọng của tác giả vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bình Phương là một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam đương đại. Sáng tác của Nguyễn Bình Phương từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Ở đây, chúng tôi chỉ lược khảo những công trình nghiên cứu tiểu thuyết của ông. 2.1. Các bài viết về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Ở cấp độ nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như: “Một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Nguyên Vũ, “Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương” của Trương Thị Ngọc Hân, “Tiểu thuyết hiện đại - Sự hội ngộ các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” của Phùng Gia Thế, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” của Hoàng Thị Thùy Linh,… Ngoài ra, còn có một số bài phê bình, giới thiệu tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nxb. Hội nhà văn, của các trang báo mạng và các công trình nghiên cứu đề cập đến phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại lấy các sáng tác của Nguyễn Bình Phương như là các minh chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Có thể kể đến một số công trình như: “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại” của Thái Phan Vàng Anh, Những cách tân nghệ thuật trong Tiểu thuyết Việt Nam đương đại (giai đoạn 1986 - 2006) của Mai Hải Oanh… 4 Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi đặc biệt chú ý những bài đánh giá cụ thể về các bình diện thi pháp trong mỗi tác phẩm của ông. Tiêu biểu trong số đó là bài viết của các nhà phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch,… Trong bài “Sáng tạo văn học giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương)”, nhà phê bình Đoàn Cầm Thi đã có những nhận định sâu sắc về vấn đề tính dục, về đời sống bản năng vô thức trong tiểu thuyết của nhà văn. Đoàn Cầm Thi cho yếu tố vô thức yếu tính nghệ thuật của tiểu thuyết [40]. Nhà phê bình Thụy Khuê trong bài viết “Thoạt kỳ thủy trong vùng đất cận cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương” cũng chỉ ra những điểm độc đáo của tác phẩm này [16]. Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho Ngồi là “một tiểu thuyết bắt người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết xuất sắc” [37]. Trong bài “Nguyễn Bình Phương – Lục đầu giang tiểu thuyết”, tác giả Đoàn Ánh Dương đánh giá cao Thoạt kỳ thủy và xem Thoạt kỳ thủy “xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương…” [7]. Tiểu thuyết Người đi vắng cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh giá của giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Mỗi bài viết, công trình nghiên cứu lại khai thác, kiến giải tác phẩm ở những góc độ, chiều sâu khác nhau. Trong bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ”, Nguyễn Mạnh Hùng đã khai thác vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết. Tác giả bài viết cho rằng “nhân vật của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó [15]. Bài viết “Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương” của Đoàn Cầm Thi khai thác vấn đề tính dục trong tiểu thuyết, đặc biệt qua phân tích Hoàn – nhân vật nữ chính của tác phẩm [39]. [...]... của Nguyễn Bình Phương vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại 6 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Tìm hiểu những lí luận cơ bản về điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm tự sự 4.2 Tìm hiểu những nét độc đáo về tổ chức điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương qua các tiểu thuyết tiêu biểu 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết. .. đề điểm nhìn nghệ thuật – một đặc tính nghệ thuật quan trọng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Do đó, việc thực hiện đề tài này giúp người nghiên cứu có thể phát hiện và mô hình hóa vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đồng thời chỉ ra những nét độc đáo trong tư duy tiểu thuyết của nhà văn 7 7.2 Khẳng định những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bình Phương về tư tưởng và kĩ thuật. .. cận điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thỏa đáng Do vậy, việc nghiên cứu đề tài Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương theo chúng tôi là cần thiết và có ý nghĩa lí luận – thực tiễn thiết thực Có thể xem đây là một trong những con đường thuận lợi nhất để tác giả luận văn tìm ra những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình. .. Nguyễn Bình Phương Nghiên cứu về vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả luận văn cũng học tập được nhiều ý tưởng và cách tiếp cận về điểm nhìn nghệ thuật tiểu thuyết qua các bài viết: Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại” của Thái Phan Vàng Anh, “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Ngọc Anh Qua sự phân tích sơ bộ...5 Điểm qua các bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi nhận thấy, cho dù được khám phá từ nhiều bình diện khác nhau song vấn đề điểm nhìn nghệ thuật – một phương diện quan trọng trong thi pháp tiểu thuyết của nhà văn lại chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn luận chuyên sâu 2.2 Các bài viết nghiên cứu vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Nghiên cứu về vấn đề điểm. .. thuyết Nguyễn Bình Phương nhằm đánh giá đúng những đóng góp của ông vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Phát hiện ra những nét độc đáo trong việc tổ chức các điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đồng thời thấy được ý nghĩa của những cách tân ấy trong tiểu thuyết của nhà văn 3.2 Khẳng định những đóng góp quan trọng về tư duy tiểu thuyết và thi... trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương 5.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn phân tích vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua 3 tác phẩm quan trọng: - Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, 2005 - Người đi vắng, Nxb Phụ nữ, 2006 - Ngồi, Nxb Đà Nẵng, 2006 6 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống; - Phương pháp phân tích – tổng hợp; - Phương pháp phân tích văn bản - Phương pháp so sánh,... thuật tiểu thuyết vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại 8 Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài liệu tham khảo Riêng phần nội dung được trình bày trong ba chương : Chương 1 Điểm nhìn nhân vật Chương 2 Điểm nhìn không gian và thời gian Chương 3 Điểm nhìn người kể chuyện và sự phối hợp các điểm nhìn 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT Điểm nhìn. .. điên, người đi vắng… Qua khảo sát ba cuốn tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Người đi vắng, Ngồi, chúng tôi nhận thấy điểm nhìn nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau: 1.1 Dị biệt hoá điểm nhìn nhân vật Dị biệt theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt là “cái khác hẳn hoặc trái hẳn với những cái cùng loại” [27, tr.255] Trong văn chương Việt Nam thời kì đổi... đọng quan niệm mới mẻ về đời sống và về nhân sinh của các tiểu thuyết gia đương đại Đồng thời cũng là một bước cách tân táo bạo, một bước đột phá của tiểu thuyết đương đại so với tiểu thuyết truyền thống 9 Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Bình Phương đã lựa chọn, tái hiện các nhân vật dị biệt như một sự từ chối quan niệm điển hình hóa của tiểu thuyết hiện thực truyền thống Với dạng thức nhân vật dị biệt, . tượng nghiên cứu Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn phân tích vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua 3 tác. đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Phước Bảo Nhân, “Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương . 2.2. Các bài viết nghiên cứu vấn đề điểm nhìn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Nghiên cứu về vấn đề điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả luận văn cũng học tập

Ngày đăng: 04/09/2015, 11:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan