Nhân vật nữ trong truyện ngắn trần thùy mai

120 1.2K 13
Nhân vật nữ trong truyện ngắn trần thùy mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÝ HOÀI THU HÀ NỘI, 2014 Lời cảm ơn Em xin trân trọng cảm ơn khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo sau đại học – trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, cảm ơn các bậc Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong khóa học. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lý Hoài Thu, người hướng dẫn khoa học, đã tận tâm giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Nhân dịp này, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người thân yêu trong gia đình và tất cả bạn bè đã dành cho tôi sự giúp đỡ, động viên rất quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Ninh Bình, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Nhung Lời cam đoan Thực hiện luận văn này, tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn không hề trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn hoàn toàn chính xác, được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin đề nghị Hội đồng khoa học xem xét và ghi nhận kết quả quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Ninh Bình, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Trang Nhung MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 10 7. Đóng góp của luận văn 10 8. Cấu trúc của luận văn 10 PHẦN NỘI DUNG 12 CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 12 1.1 Khái niệm về nhân vật 12 1.2. Chức năng của nhân vật trong tác phẩm văn học 14 1.3 Các loại nhân vật văn học 16 1.4 Nhân vật nữ trong văn học 18 CHƢƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 40 2.1 Kiểu nhân vật bi kịch 41 2.2 Kiểu nhân vật tự ý thức 54 2.3 Nhân vật nữ từ góc nhìn giới 57 CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 72 3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 72 3.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật 76 3.3 Ngôn ngữ 81 3.4 Giọng điệu 98 PHẦN KẾT LUẬN 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975, nhất là từ sau đổi mới 1986 là thể loại giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển văn học. Có thể khẳng định: với đặc trưng của thể loại “tự sự cỡ nhỏ” năng động, thích hợp với đời sống hiện đại, chưa bao giờ truyện ngắn Việt Nam lại phát triển mạnh như hiện nay. Diện mạo của truyện ngắn nước nhà có sự thay đổi rõ rệt cả về đề tài, chủ đề, tư tưởng và hình thức biểu hiện theo hướng dân chủ hóa và hiện đại hóa. Có nhiều tác giả, tác phẩm truyện ngắn xuất sắc, góp phần làm thay đổi cơ bản đời sống văn học Việt Nam đương đại. Sự xuất hiện càng nhiều các cây bút nữ cũng đã làm nên sự phát triển phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này. Tác giả Bích Thu trong bài viết “Văn xuôi của phái đẹp” đã đánh giá cao các sáng tác của các cây bút nữ: “Văn chương của phái đẹp hiện nay sắc và sâu khi khai thác đề tài thế sự, đời tư với nội dung nhân tình thế thái bằng lối viết dịu dàng và bén ngọt, riết róng mà đồng cảm, sẻ chia với những thân phận, những con người sống quanh mình” [62]. Tác giả Vũ Tuấn Anh trong bài viết “Đổi mới văn học vì sự phát triển” ghi nhận các cây bút nữ đã có được “những dấu ấn cá nhân trong tư duy nghệ thuật và cách thể hiện” [1]. 1.2. Trần Thùy Mai thuộc thế hệ những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh cùng thời với Minh Ngọc, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo… Đó là thế hệ chịu ảnh hưởng của văn học chiến tranh ở nhiều phương diện nhưng đã có được những đổi mới rõ rệt cả về nội dung tư tưởng và phương thức nghệ thuật. Trong số các nhà văn nữ, Trần Thùy Mai không phải là một tên tuổi gây nên những cú “sốc” trong đời sống văn học như Võ Thị Hảo hay Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư sau này nhưng vẫn được người đọc và giới nghiên cứu chú ý. Truyện ngắn của Trần Thùy Mai cuốn hút ở lối viết điềm đạm, tinh tế, mới đọc thấy nhẹ nhàng, càng ngẫm nghĩ càng thấy 2 sâu sắc. Chị đã tạo dựng cho mình một lối viết riêng, một phong cách khó trộn lẫn, chị viết như một nhu cầu tự thân, chị luôn trung thành với lối viết quen thuộc đồng thời cũng không ngừng tìm tòi, đổi mới về nội dung và hình thức thể hiện. Có thể thấy, nhân vật xuyên suốt trong truyện ngắn của các nhà văn nữ nói chung và của nhà văn Trần Thùy Mai nói riêng đều là nhân vật người phụ nữ. Bởi hình ảnh người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ văn từ xưa đến nay. Hơn ai hết, các nhà văn nữ là những người thấu hiểu được tâm lý, có sự đồng cảm sâu sắc với người phụ nữ. Vì vậy, sáng tác của họ nhanh chóng được người đọc đón nhận sự ủng hộ của. Trần Thùy Mai luôn để lại dấu ấn của giới mình trong mỗi lời mình viết, nhân vật nữ trong sáng tác của chị mang những nét riêng, độc đáo bởi những bi kịch tình yêu và hạnh phúc gia đình. Điều này tạo nên sự khác biệt về nhân vật nữ trong sáng tác của Trần Thùy Mai so với các tác giả nữ khác. Có nhiều bài viết về Trần Thùy Mai, đặc biệt là sau khi một số truyện ngắn của chị được chuyển thể thành phim. Một số luận văn tốt nghiệp đại học và thạc sỹ nghiên cứu truyện ngắn Trần Thùy Mai đã có những tổng hợp, phân tích và phát hiện đáng kể về phương diện nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, vấn đề nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai vẫn chưa được chạm tới. Đây cũng chính là một trong những lý do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 1.3. Tìm hiểu đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về hướng tiếp cận, khả năng phản ánh đời sống, giá trị nhân văn, phong cách sáng tạo cũng như cách thể hiện nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Qua đó khẳng định những đóng góp của chị trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Bắt đầu có truyện ngắn đăng trên tuần báo Văn nghệ từ năm 21 tuổi, đến nay, gần 40 năm cầm bút với 12 tập truyện ngắn, Trần Thùy Mai đã miệt 3 mài, cần mẫn tạo dựng một vị trí trên văn đàn. Chị cũng đã đạt một số giải thưởng khá cao của Hội nhà văn và của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam cho các tập truyện Quỷ trong trăng và Thập tự hoa. Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn của Trần Thùy Mai còn khá khiêm tốn và rời rạc. Hầu hết những bài viết về chị mới chỉ dừng lại ở nhận xét khái quát, sơ bộ và bộc bạch ấn tượng, cảm xúc về một tập truyện hay một tác phẩm cụ thể nào đó. Mặc dù sơ lược, nhưng cũng đã có những bài viết chỉ ra được dấu ấn riêng trong sáng tác của nữ nhà văn này. Chúng tôi tạm chia lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Trần Thuỳ Mai làm hai phần: 2.1 Những đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thùy Mai Về những nhìn nhận, đánh giá chung về truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, đáng chú ý là bài viết “Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai - những giấc mơ huyền thoại” của Hồ Thế Hà. Tác giả đã bày tỏ về những cảm nhận về “một đặc điểm nổi bật” trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đó là vẻ đẹp cổ tích, thần thoại: “Phần lớn truyện ngắn của Trần Thùy Mai đều lôi cuốn người đọc ở những chi tiết vừa ảo vừa thật, cái khoảnh khắc, cái vĩnh hằng, những điểm mạnh và những điểm nhẹ đan xen nhau, có cảm giác như mọi tồn tại trên đời đều mỏng, dễ vỡ. Thế nhưng đọc xong nó lại có sức bền lâu trong tâm trí” [14]. Cũng trong bài viết này, khi đề cập đến nội dung của các tác phẩm, Hồ Thế Hà đã nhận xét: "Truyện ngắn Trần Thuỳ Mai thường là những ghi nhận đời thường với bao lo toan dằn vặt, với những mâu thuẫn có lúc âm thầm, có lúc dữ dội giữa khát vọng tình yêu và khả năng không đạt được của con người, để rồi sau những va chạm "dễ thương", niềm hi vọng, sự sẻ chia, lòng nhân ái bao dung lại được xoa dịu, thanh lọc" [14]. Tác giả Lê Thị Mỹ Ý trong bài viết Nhà văn dịu dàng và đa đoan đánh giá về truyện ngắn Trần Thuỳ Mai: "Văn chương của chị như một trái cây 4 chín muộn, càng có thời gian vị càng ngọt, hương càng nồng, màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dư vị riêng mà những cây bút cùng thời với chị không có được" [68]. Tác giả Phan Diễm Phương với bài viết “Nét hấp dẫn của truyện ngắn Trần Thùy Mai” có phát hiện “Chị thường viết về những cái bình thường, thông thường của cuộc sống… Thoạt tiên, cuộc sống đó hiện ra có phần đơn giản và có tính chất bề mặt qua câu chuyện kể. Nhưng rồi sau đó, một số truyện của Trần Thùy Mai có vẻ lắng vào chiều sâu hơn… chị đã cố gắng hướng ngòi bút của mình vào việc khai thác các trạng thái tâm tưởng của nhân vật”. Và “đâu đâu trên mỗi dòng truyện, người đọc cũng tìm thấy tấm lòng bao dung, nhân hậu của nhà văn” [51]. Tác giả đã xác định điểm nhấn đáng chú ý trong truyện ngắn Trần Thùy Mai là kiểu nhân vật tâm tưởng. Tháng 11 năm 2002, báo Kiến thức gia đình có đăng bài Trần Thuỳ Mai và bi kịch của người phụ nữ của tác giả Diệu Hiền. Trong đó, tác giả bài viết đã có những cảm nhận bước đầu về những bi kịch đau đớn của người phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Từ việc dẫn ra một số truyện tiêu biểu, người viết đã chỉ ra rằng: “Tất cả phụ nữ trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai đều đẹp, yêu hết mình, sống tốt hết mình, nhưng kết cục phần nhiều họ đều gặp bất hạnh, đau khổ” [21]. Tác giả Thái Phan Vàng Anh với bài viết có tựa đề “Tình yêu huyền thoại trong truyện ngắn Trần Thùy Mai” đã nêu ra một số nét đậm rất riêng ở nhà văn Trần Thùy Mai. Đó là đề tài tình yêu – một đề tài được Trần Thùy Mai rất quan tâm: “Với chị, tình yêu là biểu tượng của những khát vọng tuyệt đối, là hoài niệm để níu giữ niềm tin", là “những tình yêu huyền thoại lung linh như ảo ảnh” [2]. Đó là mối quan hệ giữa hai bờ thực - ảo, giữa khát vọng mong manh với thực tại đầy đắng cay và bất hạnh. Nổi bật lên trong bài viết là những nhận định khá tinh tế về nhân vật nữ trong các cuộc tình gấp gáp, 5 vội vã và ngắn ngủi: Những nhân vật nữ của Trần Thùy Mai đều gặp gỡ nhau ở việc lấy tình yêu làm điểm tựa để “cứu rỗi linh hồn”, “đắm chìm trong hoài niệm”. “Các mối tình, các sợi xích tình yêu ( ) chưa bao giờ thôi quấn riết, giằng níu trong nhân vật, và rồi biến thực tại thành dư âm của quá khứ vừa bỏng rát, vừa dịu dàng”. Cuối cùng, “cũng bởi vì định mệnh mà những cuộc tình đẹp như ảo ảnh ấy lại không thể vượt qua những giới hạn thực tế” [2]. Tác giả Lý Hạnh trong bài viết “Trần Thùy Mai – viết về tình yêu không phải để câu khách” cho rằng: “Các nhân vật nữ của Trần Thùy Mai dường như không có thật bởi họ thánh thiện quá, mong manh quá… Cuộc sống dẫu dành cho họ sự nhọc nhằn, tủi nhục, xót xa đến bao nhiêu thì cuối cùng vẫn phải kính cẩn cúi đầu bởi những điều thấp hèn, nhỏ bé dường như chưa bao giờ chạm đến họ” [16]. Tác giả Văn Mai Hoan trong bài “Truyện ngắn Trần Thùy Mai” nhận xét về tính nhân văn trong truyện ngắn Trần Thùy Mai: “Mỗi câu chuyện là một tình khúc buồn, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Những tình khúc buồn ấy nhắc nhở mọi người phải biết tận hưởng, phải biết bảo vệ, phải biết nâng niu, trân trọng cái đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống” [19]. Nhìn chung, hầu hết các nhận định về nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai đều cho rằng nhân vật nữ của chị hiền hậu, tốt bụng, giàu yêu thương và đức hi sinh nhưng luôn gặp phải bi kịch trong tình yêu và cuộc sống. Song có điều, các nhận định này chưa chỉ ra được nhân vật nữ của Trần Thùy Mai có điểm gì khác biệt với nhân vật nữ của các nhà văn nữ khác. 2.2 Những đánh giá về các tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai Về những tập truyện ngắn cụ thể của Trần Thùy Mai cũng có nhiều bài viết mang tính chất giới thiệu và nêu cảm nhận. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số nhận xét tiêu biểu. [...]... Khái lược chung về nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Chương 2: Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 12 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI LƢỢC VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 1.1 Khái niệm về nhân vật * Về phương... công trình nào đi sâu tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến, kết quả của người đi trước, chúng tôi triển khai đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật nữ cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai Từ đó khẳng định tài năng và... Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về nhân vật văn học 10 - Vận dụng những kiến thức lý luận trên vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai Luận văn sẽ bao quát các tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai xuất bản từ năm 1983 trở về đây: Bài... là nhân vật nữ luôn là hình ảnh tích cực, được nhà văn gửi gắm nhiều tình cảm yêu thương, trân trọng bởi đức chịu thương, chịu khó, nhẫn nại, giàu lòng yêu thương và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi 1.4.3 Nhân vật nữ và quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai 1.4.3.1 Bảng thống kê nhân vật nữ trong các truyện ngắn của Trần Thùy Mai Trong truyện ngắn của mình, Trần Thuỳ Mai. .. của nhân vật văn học, người viết có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai 1.3 Các loại nhân vật văn học Thế giới nhân vật văn học cũng mênh mông, phong phú tương tự như thế giới con người trong thực tại Dưới ngòi bút của các nhà văn, mỗi nhân vật có nét độc đáo riêng Tuy vậy, các nhà nghiên cứu văn học đã chia thế giới nhân vật thành các kiểu loại nhân vật. .. bên trong Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia vào các tình huống khác nhau của đời sống để tạo thành các diễn trình tự sự trong tác phẩm Còn nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động và đối thoại Thứ tư, dựa vào hình thức cấu trúc hình tượng nhân vật, nhân vật được phân chia thành: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Trong đó, nhân. .. sở lý luận về nhân vật văn học, vận dụng để tìm ra các kiểu loại nhân vật cùng một số thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu xây dựng những nhân vật nữ trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai Khẳng định sự độc đáo của Trần Thùy Mai trong sáng tác truyện ngắn (trên cơ sở đối sánh với một số nhà văn nữ cùng thời), qua đó thấy được sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, đặc điểm thi pháp và phong cách truyện ngắn của nhà... cách của nhân vật và mối quan hệ thuận nghịch giữa nhân vật với lý tưởng xã hội, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn, có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Trong đó, nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) là nhân vật chiếm được tình yêu, niềm tin, mang lý tưởng, quan niệm đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn khẳng định, đề cao, còn nhân vật phản diện (nhân vật tiêu... ba, dựa vào sự chi phối của quy luật thể loại đến nhân vật, theo cách phân chia loại thể theo truyền thống của Aristot thì nhân vật gồm có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch Trong đó, nhân vật trữ tình được thể hiện chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong phú Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm tự sự (truyện, tiểu thuyết, ký…), thường được hiện lên đầy... về đời sống Trên đây là những loại nhân vật thường gặp, sự phân biệt này chỉ mang tính chất tương đối Bởi thực tiễn sáng tác cực kỳ phong phú, đa đạng, loại nhân vật này có thể bao hàm một số yếu tố của loại nhân vật kia Loại nhân vật nào cũng có vẻ đẹp riêng, mang sức hấp dẫn riêng của nó 1.4 Nhân vật nữ trong văn học 1.4.1 Nhân vật nữ trong văn học thế giới Phụ nữ là linh hồn của cuộc sống, là sản . nhân vật văn học 16 1.4 Nhân vật nữ trong văn học 18 CHƢƠNG 2 CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI 40 2.1 Kiểu nhân vật bi kịch 41 2.2 Kiểu nhân vật tự ý thức 54 2.3 Nhân vật. về nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Chương 2: Các kiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật. tìm hiểu nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến, kết quả của người đi trước, chúng tôi triển khai đề tài: Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 3. Mục

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan