Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020

64 256 0
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Tính cấp thiết của đề tàiSo với nhiều ngành trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thì ngành Bưu chính, Viễn thông có vai trò rất quan trọng trong kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, bởi sự phát triển của nó đã có những tác động sâu sắc và hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kỹ thuật khác phát triển, ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, tư duy trong học tập và làm việc của con người.Bưu chính Việt Nam đã gắn liền với Viễn thông hơn 60 năm, giữ vai trò quan trọng bảo đảm mạch máu thông tin liên lạc, góp phần tích cực làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc và thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới xây dựng lại đất nước. Nay chia tách khỏi Viễn thông cũng là lúc ngành Bưu chính phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực lớn. Đó là sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhu cầu của khách hàng về các loại hình dịch vụ bưu chính tăng nhanh do kinh tế phát triển. Trong lúc yếu tố độc quyền trong ngành Bưu chính đã không còn tồn tại nữa mà thay vào đó là sự gia tăng liên tục của các nhà khai thác cung cấp dịch vụ mới trong và ngoài nước. Điều này gây ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, đặc biệt phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng và kỹ năng tiếp thị tốt hơn.Tuy chất lượng các loại hình dịch vụ truyền thống đã có sự tiến bộ, giá dịch vụ tuy đã được giảm nhiều lần nhưng vẫn còn cao so với mức thu nhập của người dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Bưu chính của nước ta hiện nay vẫn đang sử dụng đội ngũ lao động thủ công, trang thiết bị còn nghèo nàn và chậm được đổi mới; các dịch vụ truyền thống đã không còn sức hấp dẫn nhiều đối với khách hàng, các dịch vụ mới, phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại thì phát triển chậm; sự khan hiếm về các nguồn lực của bưu chính là những khó khăn, bất cập lớn đối với ngành Bưu chính hiện nay.Để hỗ trợ cho ngành Bưu chính phát triển cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực cho GDP và cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, năm 2002, Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành, tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho thị trường bưu chính ổn định và phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch. Đảng và Nhà nước tađã khẳng định, cần phải có những cơ chế quản lý thích hợp để giúp ngành Bưu chính phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Từ đó, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành như: Luật bưu chính số 492010QH12 ngày 1762010; Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1582001QĐTTg ngày 28102001 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính, Viễn thông đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 6261998QĐTCBĐ ngày 5101998 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện.Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước. Nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não của cả nước như các Bộ, ban ngành, các cơ quan trung ương, các trường đại học lớn và các doanh nghiệp kinh tế quan trọng. Vì thế đòi hỏi phải tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển Hà Nội thành thủ đô văn minh, hiện đại. Qua tìm hiểu nghiên cứu thực trạng về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng ta thấy còn nhiều vấn đề phải bàn. Được sự phân công của Khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, tôi xin được nghiên cứu đề tài “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020”

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng LỜI CAM ĐOAN Sinh viên Nguyễn Thị Hải Tú, lớp Kinh tế phát triển 51B, MSSV: CQ513966, Khoa Kế hoạch & Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân xin cam đoan với nội dung như sau : Chuyên đề thực tập “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng. Tôi đã thực hiện chuyên đề với tư liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại Vụ Quản lý Quy hoạch - Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng với kiến thức tôi đã tích lũy được trong suốt quá trình học của mình. Tôi cam kết không có bất kì sự sao chép nào từ các luận văn, chuyên đề của các khóa trước. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013 Nguyễn Thị Hải Tú SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng DANH MỤC BẢNG, HÌNH SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài So với nhiều ngành trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thì ngành Bưu chính, Viễn thông có vai trò rất quan trọng trong kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, bởi sự phát triển của nó đã có những tác động sâu sắc và hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế - kỹ thuật khác phát triển, ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân và làm thay đổi cơ bản cách quản lý, tư duy trong học tập và làm việc của con người. Bưu chính Việt Nam đã gắn liền với Viễn thông hơn 60 năm, giữ vai trò quan trọng bảo đảm mạch máu thông tin liên lạc, góp phần tích cực làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến vệ quốc và thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới xây dựng lại đất nước. Nay chia tách khỏi Viễn thông cũng là lúc ngành Bưu chính phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực lớn. Đó là sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhu cầu của khách hàng về các loại hình dịch vụ bưu chính tăng nhanh do kinh tế phát triển. Trong lúc yếu tố độc quyền trong ngành Bưu chính đã không còn tồn tại nữa mà thay vào đó là sự gia tăng liên tục của các nhà khai thác cung cấp dịch vụ mới trong và ngoài nước. Điều này gây ra một sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, đặc biệt phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng và kỹ năng tiếp thị tốt hơn. Tuy chất lượng các loại hình dịch vụ truyền thống đã có sự tiến bộ, giá dịch vụ tuy đã được giảm nhiều lần nhưng vẫn còn cao so với mức thu nhập của người dân, đặc biệt là cư dân nông thôn. Bưu chính của nước ta hiện nay vẫn đang sử dụng đội ngũ lao động thủ công, trang thiết bị còn nghèo nàn và chậm được đổi mới; các dịch vụ truyền thống đã không còn sức hấp dẫn nhiều đối với khách hàng, các dịch vụ mới, phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại thì phát triển chậm; sự khan hiếm về các nguồn lực của bưu chính là những khó khăn, bất cập lớn đối với ngành Bưu chính hiện nay. SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Để hỗ trợ cho ngành Bưu chính phát triển cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp tích cực cho GDP và cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, năm 2002, Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành, tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho thị trường bưu chính ổn định và phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch. Đảng và Nhà nước tađã khẳng định, cần phải có những cơ chế quản lý thích hợp để giúp ngành Bưu chính phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế. Từ đó, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành như: Luật bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Chiến lược phát triển Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 28/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược phát triển công nghiệp Bưu chính, Viễn thông đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 626/1998/QĐ-TCBĐ ngày 5/10/1998 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước. Nơi đây tập trung nhiều cơ quan đầu não của cả nước như các Bộ, ban ngành, các cơ quan trung ương, các trường đại học lớn và các doanh nghiệp kinh tế quan trọng. Vì thế đòi hỏi phải tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển Hà Nội thành thủ đô văn minh, hiện đại. Qua tìm hiểu nghiên cứu thực trạng về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng ta thấy còn nhiều vấn đề phải bàn. Được sự phân công của Khoa Kế hoạch và Phát triển - trường Đại học Kinh tế Quốc dân, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, tôi xin được nghiên cứu đề tài “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020” 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Đưa ra những lý luận cơ bản về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính. - Khái quát thị trường cung cấp dịch vụ bưu chính, đánh giá thực trạng phát SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Hà Nội. - Xác định những mục tiêu, định hướng về quy hoạch phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả. - Đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các dự án cấp thiết về Bưu chính. 2.2. Yêu cầu - Cần phải nắm vững các nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng bưu chính. - Các số liệu đưa ra phải phản ánh trung thực, khách quan, đúng với thực trạng kết cấu hạ tầng ngành bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Những đề xuất giải pháp phải có tính khả thi, dựa trên thực trạng phát triển của Thành phố. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội, các mối quan hệ và các yếu tố tác động đến việc phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu về kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012, định hướng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính, từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. 5. Kết cấu Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Chương 2: Thực trạng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Quan điểm phát triển và tổ chức quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, người đã dẫn dắt, chỉ bảo tận tình tôi trong suốt quá trình từ hình thành đề tài, phát triển các ý trong bài đến kết thúc chuyên đề, Từ đó, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi thêm theo hướng dẫn của thầy, kết hợp đi thực tập tại cơ sở để có thể viết chuyên đề này một cách đúng hướng và khoa học . Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn tới các anh chị, cô chú đang SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng làm việc tại Vụ Quản lý quy hoạch - Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập. SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NGÀNH BƯU CHÍNH 1.1. Lý luận về quy hoạch phát triển - Quy hoạch phát triển: Theo Dự thảo sơ bộ của Luật Quy hoạch thì quy hoạch phát triển được hiểu là định hướng sắp xếp hợp lý và khoa học các yếu tố vật chất của quốc gia, một vùng lãnh thổ, một lĩnh vực, một ngành nhằm phát huy tối ưu tiềm năng và hiệu quả của những yếu tố vật chất đó để phục vụ mục tiêu phát triển do Nhà nước đặt ra cho một thời kỳ dài hạn. Có thể phân loại quy hoạch phát triển theo lãnh thổ và theo lĩnh vực, ngành. + Theo lãnh thổ, quy hoạch phát triển được chia thành quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch tổng thể vùng và quy hoạch tổng thể tỉnh. + Theo lĩnh vực, ngành bao gồm quy hoạch tổng thể lĩnh vực, quy hoạch tổng thể lĩnh vực – vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch ngành – vùng, quy hoạch lĩnh vực – tỉnh. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến quy hoạch lĩnh vực – tỉnh. Đây chính là quy hoạch phát triển một lĩnh vực trên phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương. - Kết cấu hạ tầng: hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường. Kết cấu hạ tầng được phân ra làm hai loại là kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội. + Kết cấu hạ tầng kinh tế: là các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống (điện, dầu khí, than); các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường hàng không, đường thủy…); bưu chính viễn thông; các công trình thủy lợi… SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng + Kết cấu hạ tầng xã hội gồm: nhà ở, trường học, bệnh viện, các cơ sở khoa học, các công trình văn hóa… và các trang thiết bị đồng bộ với chúng. - Kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành Bưu chính và những công trình liên ngành đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn hệ thống. 1.2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Quy hoạch phát triển ngành Bưu chính có thể được hiểu là việc định hướng sắp xếp hợp lý và khoa học các yếu tố vật chất thuộc kết cấu hạ tầng của ngành Bưu chính nhằm phát huy tối ưu tiềm năng và hiệu quả của các yếu tố đó. Ngành Bưu chính thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế. Kết cấu hạ tầng của ngành Bưu chính gồm các điểm thông tin, thiết bị thông tin và các phương tiện truyền dẫn. + Các điểm thông tin và thiết bị thông tin của ngành Bưu chính bao gồm: • Các trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế, các công ty phát hành báo chí cấp trung ương với nhiệm vụ phát hành báo chí trong nước và ra quốc tế. • Các trung tâm Bưu chính cấp tỉnh và thành phố. Đây chính là các Bưu điện tỉnh,thành phố chuyên phát hành báo chí trong tỉnh và ra ngoài tỉnh. • Các Bưu điện huyện phát hành báo chí trong huyện. • Các đại lý Bưu điện với các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Đây là các đại lý làm việc cho Bưu điện và được trả hoa hồng dịch vụ theo doanh thu. • Các điểm Bưu điện văn hóa xã là một mô hình kết hợp cung cấp các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông cơ bản (bao gồm cả truy cập Internet) với việc phổ biến thông tin và đọc sách báo miễn phí của ngành Bưu điện cho người dân vùng nông thôn, làm cho người dân được hưởng lợi ích của các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn thông thì điểm Bưu điện văn hóa xã còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí. • Hòm thư Bưu điện là nơi để nhận các bưu gửi của nhân dân, hộ gia đình, các cơ quan và tổ chức. + Các phương tiện truyền dẫn trong thông tin Bưu chính là các đường vận chuyển bưu chính (các tuyến đường thư), nó có nhiệm vụ chuyên chở, trao đổi túi gói giữa các bưu cục, giữa các điểm thông tin với nhau. Đường thư là đường vận chuyển bưu chính để trao đổi với một số điểm thông tin nhất định mà trên đó sử dụng phương tiện vận chuyển nhất định, do một hoặc một tổ hộ tống viên đảm SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhiệm. Nếu căn cứ vào tuyến giao thông sử dụng thì có các loại đường thư: đường thư sử dụng phương tiện thô sơ, đường thư ô tô, đường thư tàu thủy, đường thư tàu hỏa, đường thư máy bay. Nếu căn cứ vào các phương tiện vận chuyển sử dụng thì phân loại đường thư thành: đường thư chuyên ngành sử dụng các phương tiện chuyên dụng của ngành và đường thư sử dụng phương tiện vận chuyển của xã hội. Nếu căn cứ vào nội dung vận chuyển thì bao gồm: đường thư tổng hợp vận chuyển tất cả các loại bưu gửi, đường thư vận chuyển báo chí, đường thư vận chuyển bưu phẩm chuyển phát nhanh EMS, đường thư vận chuyển hạng nặng bưu chính ủy thác. 1.2.1. Sự cần thiết phải lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Quy hoạch là một công cụ để quản lý phát triển. Nó là sự thể hiện việc bố trí về chiến lược trong không gian theo các ngành và các vùng lãnh thổ. Quy hoạch phát triển lại là hoạt động cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả đất nước và của các vùng lãnh thổ, nhằm xác định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội để nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững. Ngày nay, xã hội có nhiều thành phần kinh tế với nhiều chủ thể kinh tế khác nhau. Mục tiêu của các chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa cho bản thân, không quan tâm đến lợi ích của xã hội. Do đó cần phải có quy hoạch để thống nhất được lợi ích của các bên, đảm bảo lợi ích xã hội tốt nhấtnhưng cũng đồng thời tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các thành phần kinh tế. Bản quy hoạch cũng là một căn cứ khoa học và thực tiễn về thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực, về nguồn lực, tài nguyên lao động, về dự kiến nhu cầu các sản phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó, từ đó để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định về quy mô, vị trí, công nghệ, thời điểm đầu tư của doanh nghiệp. Quy hoạch kết cấu hạ tầng là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế xã hội. Muốn phát triển thì trước hết kết cấu hạ tầng phải được đảm bảo đầy đủ, thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Hiện nay Việt Nam đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ. Để góp phần thúc đẩy và đảm bảo hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì việc thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng lại càng trở nên hết sức quan trọng. Đất nước ta SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B 7 [...]... 2.2 Đánh giá tình hình phát triển và thực hiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.2.1 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Bưu điện Hà Nội được thành lập theo Quy t định số 547/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại... duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010” - Nghị định 128/2007/NĐ-CP ngày 02/08/2007 của Chính phủ về dịch vụ chuyển phát - Quy t định 1081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 - Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố. .. bình quân năm 2012 là 10.062người/điểm SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 29 GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Hình 2.1: Cơ cấu điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn Hà Nội năm 2007 Hình 2.2: Cơ cấu điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn Hà Nội năm 2012 Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Cơ cấu hệ thống các điểm phục vụ bưu chính trên địa bàn thành phố có sự... phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 26 GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng doanh dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí của Bưu điện Hà Nội sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, thành phố Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: - Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. .. Thông tin và Truyền thông Hà Nội Đầu năm 2008, Chính phủ thực hiện chia tách ngành Bưu chính và Viễn thông, thành lập Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam Kể từ khi được thành lập, Bưu điện Hà Nội đã thực hiện kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng phương án hoạt động để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính và dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Những bưu cục, đại lý bưu điện hoạt động không hiệu... làm việc của con người Bưu chính là một ngành quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế Phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính đúng định hướng, theo quy hoạch là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Từ trước tới nay, Bưu chính đã phát triển theo chiều hướng tốt,... thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực khác để phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng và an ninh - Bảo đảm tính đồng bộ, kết nối trong nội bộ ngành, lĩnh vực, vùng, liên vùng trên phạm vi cả nước 1.2.3 Căn cứ để lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Để xây dựng được một bản quy hoạch phát triển ngành cần căn cứ vào nhiều cơ sở để đảm bảo... chung đang còn nhiều hạn chế 1.2.2 Yêu cầu đối với quy hoạch phát triển Khi xây dựng một bản quy hoạch phát triển thì cần đảm bảo những yêu cầu sau: - Bảo đảm tính thống nhất giữa quy hoạch phát triển lãnh thổ với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực - Bản quy hoạch cũng cần phải có tính dự báo khoa học, đáp ứng được những yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới - Vấn đề... trong nước 2.2.1.1 Kết quả thực hiện quy hoạch mạng bưu cục và các điểm phục vụ bưu chính của bưu điện Hà Nội Với chủ trương của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Bưu điện Hà Nội đã tập trung phát triển các điểm phục vụ bưu chính theo mô hình đại lý bưu điện, điểm Bưu điện văn hóa xã và mở rộng thêm nhiều dịch vụ Số lượng các điểm phục vụ phát triển nhanh chóng, bán kính phục vụ bình quân trên mộtđiểm phục... đường sắt và doanh nghiệp bưu chính SV: Nguyễn Thị Hải Tú Lớp: Kinh tế phát triển 51B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NGÀNH BƯU CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm chung 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí, địa hình Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội nằm ở tọa độ: 21005 . luận về quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính Chương 2: Thực trạng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Hà Nội Chương 3: Quan điểm phát triển và. bài viết này là kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội, các mối quan hệ và các yếu tố tác động đến việc phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính. 3.2. Phạm vi nghiên. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng ngành Bưu chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Đưa ra những lý luận cơ bản về quy hoạch phát

Ngày đăng: 03/09/2015, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan