giáo án Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

7 4.4K 15
giáo án Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

giáo án 2 cột và có phiếu học tâp nhằm giúp hoc sinh củng cố kiến thức, nội dung bài theo kiểu giúp học sinh tư duy trong học tập. Các bạn sinh viên hoặc giáo viên có thể tham khảo. Mặc dù bài soạn có chỗ chưa hay cho lắm.

Trường: Đại học Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng Ngày soạn: 26/08/2015 Khoa: Sinh - Môi trường Bài 2, Tiết 2 Lớp: 12ss GVHD: Trương Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh GIÁO ÁN Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS mô tả được cấu tạo của cơ quan vận chuyển các chất trong cây gồm: - Con đường vận chuyển. - Thành phần của dịch vận chuyển (dịch mạch gỗ, dịch mạch rây). - Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. - So sánh được sự khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. - Rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước, dẫn đến yêu thích bộ môn. II. Phương tiện: - Giáo viên: + SSGK, tài liệu có liên quan. +Tranh vẽ hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 SGK. +Phiếu học tập số 1 Tiêu chí so sánh Quản bào Mạch ống Đường kính Chiều dài Cách nối + Phiếu học tập số 2 Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực - HS: SGK, tài liệu có liên quan. III. Kiến thức trọng tâm: - Vận chuyển chất ở mạch gỗ và mạch rây. - Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển. IV. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thảo luận - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thuyết trình IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? - Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? 3. Bài mới: Cây hấp thụ nước, ion khoáng nhờ cơ quan nào các em? Rễ đúng không nào? Rồi nước và ion khoáng đó được vận chuyển trong cây theo con đường nào? Bây giờ chúng ta sẽ đi trả lời câu hỏi này qua bài 2 vận chuyển các chất trong cây. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu dòng mạch gỗ. -GV: Bài này cô trò mình cùng đi nghiên cứu con đường xâm nhập của nước và ion khoáng từ rễ lên lá cũng như các cơ quan khác trên mặt đất theo dòng mạch gỗ và dòng vận chuyển vật chất từ lá xuống rễ và các cơ quan khác theo dòng mạch rây. HS: Lắng nghe -GV: Quan sát hình 2.1. Con đường của dòng mạch gỗ trong cây. Em hãy mô tả con đường vận chuyển của dòng mạch gỗ trong cây? HS trả lời: Dòng mạch gỗ từ rễ qua than lên lá, qua các tế bào nhu mô, cuối cùng qua khí khổng ra ngoài. -GV: Cho HS quan sát hình 2.1 và 2.2: Mạch gỗ của thực vật có hoa trả lời câu hỏi:Mạch gỗ của thực vật có hoa gồm mấy loại? Từ 2 hình ảnh SGK kết hợp nghiên cứu tài liệu SGK cho biết tế bào mạch gỗ gồm mấy loại? Thảo luận nhóm, mỗi nhóm 2 bàn, I. Dòng mạch gỗ: Dòng mạch gỗ hay gọi là dòng đi lên vận chuyển nước và muối khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và những phần khác của cây. 1. Cấu tạo của mạch gỗ: -Mạch gỗ gồm các tế bào chết (quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá. thảo luận và hoàn chình PHT số 1 So sánh sự khác nhau giữa quản bào và mạch ống của tế bào mạch gỗ, dựa trên các tiêu chí trong PHT: Tiêu chí Quản bào Mạch ống Đường kính Chiều dài Cách nối HS thảo luận nhóm, hoàn thành PHT -GV hoàn chỉnh nội dung PHT -GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2, trả lời câu hỏi: Hãy nêu thành phần của dịch mạch gỗ? HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi: Gồm nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ. GV: Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đến đỉnh của những cây gỗ cao đến hang chục mét điều đó có được nhờ vào gì chúng ta cùng tìm hiểu động lực đẩy của dòng mạch gỗ. -GV: Hãy cho biết nước và các ion khoáng được vận chuyển trong mạch gỗ nhờ những động lực nào? HS trả lời câu hỏi: nêu ra được 3 động lực +Áp suất đẩy +Lực hút do thoát hơi nước ở lá +Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ -GV: Quan sát hình 2.3 Áp suất rễ và hình 2.4 Ứ giọt ở cây họ lúa, hãy mô tả lại thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất rễ. Thực hiện câu lệnh SGK: Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá, hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt, Giair thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt? HS nghiên cứu trả lời Tiêu chí Quản bào Mạch ống Đường kính Nhỏ Lớn Chiều dài Dài Ngắn Cách nối Gối đầu lên nhau Đàu kế đầu 2.Thành phần của dịch mạch gỗ: Thành phần chủ yếu gồm: Nước, các ion khoáng ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. 3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ: - Động lực gồm: + Áp suất rễ( động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy từ dưới lên + Lực hút do sự thoát hơi nước của lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ đến lá. Hiện tượng ứ giọt: Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá. HĐ2: Tìm hiểu dòng mạch rây -GV:Quan sát hình 2.5 Cấu tạo của mạch rây hình 2.6 Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây và nghiên cứu tài liệu SGK hãy cho biết: Dịch mạch rây di chuyển theo con đường nào?(hay là cấu tạo của mạch rây) Thành phần của dịch mạch rây là gì? HS tìm hiểu SGK kết hợp với hình trả lời câu hỏi. -GV: Dich mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây. Vậy động lực của dòng mạch rây là gì các em tìm hiểu SGK và trả lời câu hỏi của cô. HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. II. Dòng mạch rây Dòng mạch rây hay còn gọi là dòng đi xuống vận chuyển chất hữ cơ và các ion khoáng từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ. 1. Cấu tạo của mạch rây - Gồm các tế bào sống là ống dây (tế bào hình dây) và tế bào kèm 2. Thành phần của dịch mạch rây. - Gồm: Đường saccarozo, các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật… 3. Động lực của dòng mạch rây: - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan nhận (mô) 5. Củng cố và dặn dò: - Sau khi học xong bài học so sánh được điểm khác nhau giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch dây? Bằng cách điền vào PHT. Phát PHT số 2 Sự khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành PHT. Sau đó cho các nhóm trình bàyGV sữa và hoàn chỉnh nội dung PHT. Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo Thành phần dịch Động lực Đáp án phiếu học tập Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch rây Cấu tạo - Là những tế bào chết. - Là những tế bào sống. - Thành tế bào có chứa linhin. - Các tế bào nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên lá. - Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Thành phần dịch - Nước, muối khoáng được hấp thụ ở rễ và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ - Là các sản phẩm đổng hóa ở lá: + Saccarozo, aa, vitamin… + Một số ion khoáng được sử dụng lại. Động lực - Là sự phối hợp của 3 lực : + Áp suất rễ. + Lực hút do thoát hơi nước ở lá. + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ - Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. - Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Vì sao? Dặn dò: Đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt trong khung SGK. 6. Hướng dẫn về nhà: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK. - Học bài cũ. - Đọc thêm: “Em có biết” - Chuẩn bị bài mới bài 3 thoát hơi nước. Chương IV đề cập đến sinh sản của cơ thể, gồm 3 bài giới thiệu sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật, các vấn đề sinh sản sinh dưỡng nhân tạo, nuôi cấy mô tế bào và ứng dụng trong chọn giống cây trồng; 4 bài giới thiệu về sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, cơ chế điều hoà sinh sản, điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. 7. Sinh sản ở thực vật + Kiến thức: - Nêu được sinh sản vô tính là sự sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và giao tử cái (không có sự tái tổ hợp vật chất di truyền), con cái giống nhau và giống bố mẹ. - Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính. - Trình bày được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. + Kĩ năng: Thực hiện được cách giâm, chiết, ghép cành. 8. Sinh sản ở động vật + Kiến thức: - Trình bày được các khái niệm, các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính (nuôi mô sống, cấy mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính ở động vật). - Nêu được khái niệm, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Nêu được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật. - Trình bày được cơ chế điều hòa sinh sản, những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và con người. - Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật. Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động vật. - Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo, nguyên tắc nuôi cấy phôi, khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống. + Kĩ năng: Ứng dụng các thành tựu nuôi cấy mô vào thực tiễn sản xuất và đời sống. . Sư Phạm-Đại học Đà Nẵng Ngày soạn: 26 /08 /20 15 Khoa: Sinh - Môi trường Bài 2, Tiết 2 Lớp: 12ss GVHD: Trương Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Kim Anh GIÁO ÁN Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG. có liên quan. +Tranh vẽ hình 2. 1, 2. 2, 2. 3, 2. 4, 2. 5 SGK. +Phiếu học tập số 1 Tiêu chí so sánh Quản bào Mạch ống Đường kính Chiều dài Cách nối + Phiếu học tập số 2 Tiêu chí so sánh Mạch gỗ Mạch. trả lời các câu hỏi ở cuối bài trong SGK. - Học bài cũ. - Đọc thêm: “Em có biết” - Chuẩn bị bài mới bài 3 thoát hơi nước. Chương IV đề cập đến sinh sản của cơ thể, gồm 3 bài giới thiệu sinh sản

Ngày đăng: 03/09/2015, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan