Algorithm đạo đức kinh doanh

22 4.8K 28
Algorithm đạo đức kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người luôn là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Với tư cách là sinh vật cao cấp nhất, là tinh hoa của muôn loài, con người luôn sống có ý thức và tự tạo nên “cái tôi” riêng biệt. Sự hình thành và phát triển của nhân cách là sự thống nhất của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội để xác lập “cái tôi” của cá nhân. Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế – xã hội đã tác động mạnh mẽ đến con người cũng như sự hình thành nên nhân cách con người họ. Lý tưởng đạo đức con người là vấn đề vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong nhân cách con người. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà giá trị vật chất được con người đề lên quá cao, khi đại đa số mọi người đều chạy theo lối sống thực dụng thì lý tưởng đạo đức chỉ còn là một niệm hết sức xa vời. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để mọi người nhận thức được lý tưởng đạo đức cho mình, làm thế nào để mọi người luôn chăm lo giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng cũng như khi áp dụng đạo đức vào các hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm gần đây, giá trị đạo đức là thuật ngữ xuất hiện với tần suất lớn trên các sách báo và tạp chí. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là chúng ta mới chủ yếu tập trung phân tích, luận giải các giá trị đạo đức cụ thể của đời sống đạo đức, mà hầu như ít bàn đến giá trị đạo đức với tư cách một khái niệm khoa học. Đây là một thiếu sót không nhỏ vì khái niệm là công cụ, phương tiện để nhận thức các đối tượng và do đó, nhận diện các giá trị đạo đức cụ thể một cách khách quan, khoa học nhất thiết phải dựa trên quan niệm thống nhất về giá trị đạo đức. Do Việt Nam một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp nên khái niệm Đạo đức kinh doanh gần như không được xem trọng do các doanh nghiệp không chịu áp lực cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức đạo dức kinh doanh là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Do đó, khái niệm này được nhắc đến thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đã dần được các doanh nghiệp áp dụng. Trong vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, nhóm 04 tập trung phân tích một số quan điểm về đạo đức kinh doanh và Algorithm đạo đức trong một số trường hợp điển hình tại Việt Nam nhằm giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Quang đã giúp đỡ nhóm chúng em hoàn thành bài viết. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không được đầy đủ và không thể tránh khỏi những sai sót, mong thầy bổ sung để bài làm của chúng em được hoàn chỉnh hơn. NỘI DUNG CHÍNH Phần 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh và Algorithm đạo đức Phần 2: Phân tích quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm Phần 3: Vận dụng Algorithm đạo đức vào hoạt động kinh doanh của Toyota Phần 1: Tổng quan về đạo đức kinh doanh và Algorithm đạo đức 1. Đạo đức và đạo đức kinh doanh Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, các quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “Đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng và cái sai, triết lí về cái đúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi cuả các thành viên cùng một nghề nghiệp”. Tiếp theo là khái niệm về đạ đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, Theo Stoner (1989), ông đã nêu khá rõ đó là đạo đức kinh doanh khi và chỉ khi: - Xem xét quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, áp dụng các nguyên tắc nhân bản trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh - Quan tâm đến tác động của quyết định lên người khác cả bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp. Như vậy thực thi đạo đức kinh doanh trước hết phải tuân thủ pháp luật. Nhưng vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật là tuân thủ các nguyên tắc mà con người và xã hội chấp nhận. Hiểu theo cách này chúng ta loại trừ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, chúng ta chỉ quan tâm, phân tích những doanh nghiệp vẫn tuân thủ pháp luật nhưng có đảm bảo đạo đức kinh doanh hay không. Chúng ta xét một ví dụ sau: Trường hợp của công ty Vedan Công ty Vedan tháng 9/2008 đã đổ nước thải ra sông Thị Vải và đã bị chính quyền địa phương phát hiện buộc phải bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại cho Vedan gây ra là ô nhiễm nặng khu vực bán kính 10km, ảnh hưởng 2100 ha nuôi trồng thủy hải sản, còn Vũng Tàu thiệt hại 600 ha. *Đánh giá sự ánh hưởng từ hành động của Vedan. Đối với Vedan, chính quyền địa phương buộc Vedan phải bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng sự việc không chỉ là thiệt hại mà Vedan phải bồi thường. Khi đã xong trách nhiệm pháp lý, Vedan còn chịu hậu quả nặng nề do vi phạm tính liêm chính, đạo đức kinh doanh khi hầu hết các siêu thị và người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm Vedan. Những thiệt hại cho cộng đồng người tiêu dùng tẩy chay gây thiệt hại hơn rất nhiều so với những gì mà Vedan phải bồi thường do vi phạm pháp luật. Một ví dụ nữa là trường hợp “Khai lỗ liên tục 10 năm của Coca – Cola” Đây là trường hợp bị dư luận lên tiếng gay gắt gần đây nhất khi Coca Cola, một công ty hàng đầu về thức uống tại thị trường Việt Nam, Coca Cola xuất hiện từ ngang cùng ngõ hẻm trong từng ngôi nhà của người dân Việt Nam nhưng… chưa đóng thuế 1 đồng nào vì luôn lỗ. *Đánh giá sự thiệt hại của Coca Cola Bỏ qua những thủ thuật kinh doanh của Coca Cola và những chiêu lách thuế, chuyển giá và hoặc thậm chí là chiêu của đối thủ Coca Cola… nhưng dù chưa bị cơ quan chức năng “sờ gáy” nhưng cộng đồng tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy chay Coca, làn song này ngày càng lan rộng và càng lớn khi người tiêu dùng Việt dùng những lời lẽ rất nặng nề cho Coca như “bòn rút”, “trốn”, “thiếu đạo đức”… và chưa có một thống kê nào về khoản thất thu của đại công ty này nhưng chắc chắn, việc ảnh hưởng đến uy tín và túi tiền của Coca Cola là không nhỏ. Từ hai ví dụ trên, có những ví dụ về vi phạm Luật pháp, sau khi khắc phục vẫn bị tẩy chay đến những sự việc chỉ đang là “nghi án” thì vấn đề ở đây hiện ra rất rõ: nếu doanh nghiệp không thực thi trách nhiệm đạo đức với xã hội, lập tức sẽ bị tẩy chay. Thiệt hại từ những hoạt động “tẩy chay” này còn khiến doanh nghiệp thiệt hại gấp nhiều lần so với chi phí khắc phục trách nhiệm về mặt luật pháp. Trong môi trường Internet và mạng xã hội hiện nay, tính trung thực và liêm chính còn cần được đề cao hơn nữa, vì không ai hết người phán xét bạn chính là người tiêu dùng, khi họ có đầy đủ quyền lực và công cụ. 2. Algorithm đạo đức Việc xác định được các vấn đề về giá trị đạo đức trong một tình huống kinh doanh có khả năng xảy ra hoặc đã xảy ra là cực kỳ quan trọng cho việc khắc phục và xử lý chúng. Không nhận thức được các vấn đề đó là một mối hiểm hoạ đối với bất cứ một tổ chức nào đặc biệt là khi kinh doanh bị xem là một trò chơi trong đó các luật lệ thông thường không được áp dụng. Chính vì vậy, khi ra một quyết định có giá trị về mặt đạo đức trong bối cảnh kinh doanh ngày nay đòi hỏi cần có một công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng. Algorithm đạo đức chính là một giải pháp trong kinh doanh tốt nhất. Algorithm là 1 bản ghi chính xác các thao tác, các bước đi tạo thành 1 logic để tiến hành 1 loại công việc, nếu thực hiện đầy đủ, chính xác các bước đó chắc chắn sẽ dẫn đến thành công. Algorithm được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của con người, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Algorithm là 1 hệ thống các bước đi với 1 quy tắc, nguyên tắc, trật tự tạo thành chuỗi thao tác logic hợp lý để giải bài toán sáng tạo. Algorithm là con đường nghiên cứu tuần tự, theo kế hoạch đã vạch ra trước, là công cụ hữu hiệu và dễ sử dụng nhằm du nhập tính chính xác của toán học vào phương pháp suy luận trong các lĩnh vực nhất định. Trong dạy học để giúp học sinh học tốt. Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã nảy ra ý tưởng xây dựng các Algorithm học tập và như vậy là xuất hiện phương pháp dạy học Algorithm. Bản chất của phương pháp dạy học này là xây dựng các bước đi theo trình tự hợp lý cho từng bài học để giúp học sinh nắm vững vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất là thiết kế được một phương án tối ưu cho từng bài cụ thể. Bởi vì cùng một bài học có thể có nhiều phương án dạy và học, nhưng phải chọn phương án nào mà các bước đi chặt chẽ, ít thao tác, loại trừ được các bất hợp lý nhưng lại dễ thực hiện đối với học sinh và đạt kết quả nhanh nhất. Algorithm đạo đức là chỉ ra những quan điểm và giải pháp có giá trị về mặt đạo đức, là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các giải pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh. Nó là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra những khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra. Phần 2: Quá trình ra quyết định đạo đức bằng Algorithm Trong nghiên cứu các hành vi đạo đức, Algorithm gồm một tập hợp các hệ thống những câu hỏi logic được sử dụng làm cơ sở cho việc xác định những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi, quyết định sự khác nhau về hành vi đạo đức của các cá nhân khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Những câu hỏi logic này được xây dựng trên cơ sở các vấn đề cơ bản làm nền tảng cho Algorithm đạo đức sau: • Có rất nhiều đáp án cho một vấn đề đạo đức kinh doanh. Các vấn đề đạo đức hiếm khi đưa đến một đáp án duy nhất mà không gây tranh cãi. Vì thế, các khía cạnh đạo đức của việc quản trị được đánh giá thông qua biện pháp quản trị nhiều hơn là căn cứ vào thành quả quản trị. • Tác phong cư xử của mồi người đều có động cơ thúc đẩy. • Mọi hành động đều gây ra hậu quả. • Giá trị đạo đức tùy thuộc quan điểm của đối tượng quan tâm. Muốn sử dụng Algorithm người ta phải xét bốn khía cạnh quan trọng thuộc hành động của công ty: Mục tiêu, biện pháp, động cơ và hậu quả. Đây cũng chính là bốn yếu tố tác động tương hỗ chủ yếu trong hành động.  Mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?  Biện pháp: Làm thế nào để theo đuổi mục tiêu?  Động cơ: Điều gì thôi thúc doanh nghiệp đạt mục tiêu?  Hậu quả: Doanh nghiệp có thể lường truocs những hậu quả nào? Sau đây là nội dung cụ thể của từng yếu tố:  Mục tiêu Mục tiêu là những tiêu đích mà mỗi cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt được. Nó trả lời cho câu hỏi cần phải làm gì? Khi xác định mục tiêu,cần trả lời các câu hỏi sau: • Doanh nghiệp có nhiều mục tiêu không? • Các mục tiêu có hài hòa với nhau không? • Đối tượng nào được quan tâm hàng đầu? Mục tiêu có thể là định tính, có thể là định lượng và được phân cấp thành các cấp độ khác nhau (mục tiêu tổng quát/ mục tiêu chung hay mục tiêu tác nghiệp). Mục tiêu tổng quát (động lực thúc đẩy): Mong muốn cuối cùng cần đạt được, được xác định bởi: • Động cơ, quan điểm, triết lý đạo đức của người ra quyết định. • Mục tiêu chiến lược, sứ mệnh của tổ chức, công ty. Mục tiêu tác nghiệp (mục đích): Mong muốn cần đạt được sau một hoạt động cụ thể, mục tiêu tổng quát được thể hiện bởi: • Mục tiêu tổng quát • Lĩnh vực, quyền lực, phạm vi quyền hạn của người ra quyết định Để xác định được mục tiêu, một phương pháp chung đó là đi từ chung đến riêng, từ các mục tiêu chung của doanh nghiệp đến các mục tiêu tác nghiệp. Doanh nghiệp có rất nhiều mục tiêu như mục tiêu tài chính,mục tiêu về sản lượng,năng suất,mục tiêu về công nghệ,việc làm… Vô số các mục tiêu như thế có hài hòa với nhau không,các đối tượng được quan tâm là ai. Đó chính là những câu hỏi cần được giải đáp trong kinh doanh.  Biện pháp Biện pháp chỉ các công cụ,các cách thức được sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục tiêu nào đó. Biện pháp trả lời cho câu hỏi “Làm như thế nào?”. Biện pháp gồm hai nội dung: Phương pháp hành động và sử dụng các công cụ hành động. Lựa chọn biện pháp là lựa chọn cách thức hành động và công cụ hỗ trợ. Trong thực tế,chọn cách thức hành động cho từng trường hợp cụ thể không hề đơn giản,vì không chỉ bị ràng buộc bởi các mục tiêu mà còn ràng buộc lẫn nhau. Cần phải nhấn mạnh cả mục tiêu và cách thức hành động. Khi lựa chọn biện pháp,cần trả lời các câu hỏi sau: • Các đối tượng quan tâm có tán thành các biện pháp hành động của doanh nghiệp không? • Các biện pháp có đáp ứng hoặc tối đa hóa các tiêu chuẩn đề ra không? • Các biện pháp có cần thiết để đạt mục tiêu hay không hay tương đối không quan trọng hoặc đơn thuần không dính líu gì đến mục tiêu của bạn?  Động cơ Động cơ là sức mạnh nội tại thôi thúc và hướng hành vi của con người tới việc đạt được những mục tiêu nhất định. Động cơ trả lời cho câu hỏi: “Tại sao? Vì mục đích gì?”. Động cơ là nguyên nhân gốc rễ của hành vi,động cơ thúc đẩy thể hiện qua việc thỏa mãn các nhu cầu. Động cơ bao gồm những giá trị riêng tư và tác phong lãnh đạo của một số người để ra quyết định then chốt. Chúng ta thường phải suy đoán để tìm hiểu ra động cơ hành động của các quản trị viên. Các động cơ này luôn luôn không công khai và dễ thấy như các bản tuyên bố sứ mệnh hoặc các báo cáo tài chính. Bởi vì các động có nguy cơ xâm lấn đến cả đời sống riêng tư của các quản trị viên,nên sẽ là nguy hiểm nếu chúng ta suy đoán quá liều lĩnh về chúng. Động cơ là yếu tố khó lần ra manh mối nhất. Ngay cả động cơ nội tại thúc đẩy bản thân một người còn khó tìm hiểu huống chi tìm hiểu người khác. Nó bắt rễ từ sự giáo dục của gia đình,của nền văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên vẫn phải xác định động cơ để hiểu hành vi con người từ đó tìm cách thõa mãn tốt nhất những mong muốn của con người. Xác định động cơ thực chất là xác định mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố một cách hệ thống để tìm ra bản chất của vấn đề. Khi xác định động cơ,cần trả lời các câu hỏi sau: • Doanh nghiệp che đậy hay để lộ động cơ của mình? • Động cơ của doanh nghiệp mang tính vị ký hay tính vị tha? • Định hướng giá trị của doanh nghiệp là gì?  Hậu quả Việc xây dựng mục tiêu kinh doanh và chọn lựa biện pháp thích hợp dưới sự chi phối của các động cơ cuối cùng sẽ gây ra một hoặc nhiều hậu quả. Tiên đoán hậu quả là [...]... vi của doanh nghiệp Tuy nhiên ,doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hậu quả sau cùng của sự lựa chọn ấy Đối với yếu tố biện pháp ,doanh nghiệp phải thực hiện nhiều lựa chọn cho cả hai khía cạnh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có sẵn lòng hy sinh doanh lợi để đạt được mục tiêu đạo đức hay không? Có các biện pháp chọn lựa khác ít rủi ro về mặt đạo đức không? Hãy chọn lựa cẩn thận các biện pháp của doanh. .. sẵn sàng hy sinh doanh thu và lợi nhuận để đạt mục tiêu đạo đức hay không? Có biện pháp lựa chọn ít rủi ro về mặt đạo đức hay không? Động cơ thường khó nhận diện chính xác, động cơ chi phối cả mực tiêu lẫn biện pháp chọn lựa để hành động và quy định cách thức mà người khác sẽ đánh giá khi hậu quả của hành động đã biểu lộ ra Phần 3: Vận dụng Algorithm đạo đức vào hoạt động kinh doanh của Toyota... trường kinh tế – văn hóa – xã hội – - tự nhiên Thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế – pháp lí – đạo đức – - nhân đạo Đảm bảo công bằng xã hội Thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật *Các mâu thuẫn nảy sinh - Mâu thuẫn bên trong o o o Mâu thuẫn giữa lợi ích ngắn hạn và hình ảnh, uy tín của công ty Mâu thuẫn giữa hiệu quả chi phí và văn hóa kinh. .. trong ngắn hạn hay dài hạn? Các hậu quả lường trước sẽ có ảnh hưởng gì đến các đối tượng quan tâm của doanh nghiệp? • Có thể có các yếu tố bất ngờ không? Algorithm là công cụ rất hữu ích khi được dùng để phân tích các quyết định sắp được lựa chọn Hãy bắt đầu với yếu tố mục tiêu Về mặt kinh doanh các doanh nghiệp thường chọn các mục tiêu giống nhau như tồn tại,kiếm lời,chiếm lĩnh 1 thị phần nào đó hay... trường kinh tế – văn hóa – xã hội – tự nhiên, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ đạo đức pháp lý Một ví dụ điển hình về mối quan tâm của nhà sản xuất là việc dòng sông Thị Vải bị công ty Vedan làm ô nhiễm nghiêm trọng vì liên tục thải các chất độc hại không qua xử lí Điều này đã khiến dư luận có những phản ứng mạnh mẽ, lên án hành động vô đạo đức. .. quyết định đạo đức bằng Algorithm • Ưu điểm: Algorithm đạo đức là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận diện được các biện pháp đạo đức tối ưu trong hoạt động kinh doanh Nó là công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị nhận rõ hơn các tiến trình quyết định đã gây ra khó khăn về mặt đạo đức, giúp họ tiên đoán để né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra Algorithm đạo đức để phân... thể, trực tiếp trong các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chính phủ là cơ quan quyền lực đại diện cho hệ thống pháp luật và lợi ích của tất cả các đối tượng khác nhau trong xã hội Chính vì vậy, lợi ích của chính phủ không thể đo lường được bằng lợi ích thông thường của một doanh nghiệp mà là: - Sự cân bằng, bình đẳng, trung... có sẵn 5,6 tỉ USD quỹ dành cho các vụ sửa chữa thu hồi 4 Xử lí bằng Algorithm đạo đức  Các đối tượng hữu quan hành động vì lí do gì? • Khi sự cố xảy ra, nhà sản xuất không muốn gây chấn động lớn đối với công ty và bảo vệ uy tín của mình Sau những đợt triệu hồi lớn, lãnh đạo của Toyota liên tục đưa ra những giải pháp để khắc phục sự cố, đông... uy tín với đối thủ cạnh tranh o Mâu thuẫn giữa lợi nhuận của công ty với mục tiêu đảm bảo kinh tế xã hội và các chính sách của chính phủ c Bản chất của vẫn đề - Bản chất của mâu thuẫn chủ yếu là về quyền lực phân phối sản phẩm - của công ty Vấn đề đạo đức của việc sử dụng quyền lực thị trường là công ty có thể đưa ra các ngang giá với đối... né tránh các tình huống nan giải về đạo đức có thể xảy ra Algorithm đạo đức để phân tích và giải thích các hành vi trong mọi quan hệ của doanh nghiệp Như các hành vi: cáo giác, hành vi bảo vệ bí mật thương mại, hành vi quảng cáo… • Nhược điểm: Mỗi một yếu tố trong Algorithm đạo đức đều tồn tại những khó khăn nhất định, và một trong những yếu tố đó thay đổi sẽ khiến cho tất cả các yếu tố khác thay đổi . đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, . kinh tế tập trung, bao cấp nên khái niệm Đạo đức kinh doanh gần như không được xem trọng do các doanh nghiệp không chịu áp lực cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc hội nhập kinh. đại chúng và đã dần được các doanh nghiệp áp dụng. Trong vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo

Ngày đăng: 02/09/2015, 13:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan