Tiểu luận về cục dữ trữ liên bang FED

33 4.4K 13
Tiểu luận về cục dữ trữ liên bang FED

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ DẦU Trong học thuyết của Marx về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, ông đã mô tả các quan hệ sản xuất – khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và hình thức xã hội – như là nền tảng kinh tế cho toàn bộ tất cả các quan điểm và thể chế (nhà nước, đảng phái chính trị và tổ chức) có thể có và tương ứng với hạ tầng cơ sở này, tức là một thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng với các quan hệ sản xuất này. Vì thế, mỗi một hình thể xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các quan hệ kinh tế. Toàn thể các quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở thực tế mà đứng trên đó là một thượng tầng kiến trúc tư pháp và chính trị tương ứng với những hình thể ý thức xã hội nhất định 1 . Các quan hệ kinh tế nói riêng hay tổng thể nền kinh tế nói chung đóng một vai trò then chốt trong sự tồn tại của loài người. Nếu ví nền kinh tế như cơ thể của một con người thì hệ thống tài chính – ngân hàng như “mạch máu” của toàn bộ cơ thể đó. Và để những mạch máu ấy có thể làm tốt vai trò dẫn máu đi nuôi cơ thể thì cơ thể cần có một trái tim khỏe mạnh. Hệ thống ngân hàng chính là “trái tim” khỏe mạnh cần phải có. Trong hệ thống ấy, Ngân hàng trung ương đóng vai trò đầu mối, then chốt, trọng tâm và nổi bật: là ngân hàng quản lý, ngân hàng giám sát, ngân hàng của các ngân hàng. Trên thế giới hiện nay, nổi bật chủ yếu có 2 mô hình ngân hàng trung ương đó là mô hình NHTW thuộc chính phủ và NHTW thuộc Quốc Hội. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là ví dụ điển hình cho mô hình NHTW thuộc Quốc Hội và đây cũng là một trong những ngân hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng. Tuy Hoa Kỳ được mệnh danh là một lục địa non trẻ nhưng bề dày lịch sử ngành ngân hàng là vô cùng phong phú, có nhiều thăng trầm và nhiều bí ẩn thú vị kích thích sự tò mò, khám phá của con người. Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ Liên bang Mỹ ẩn sau đó là cả một mưu đồ chính trị. Khi nhắc tới Cục dự trữ Liên bang Mỹ, chúng ta không tránh khỏi việc đặt ra những câu hỏi: Tại sao là ngân hàng trung ương của nước Mỹ nhưng lại có tên là Cục dự trữ Liên bang? Tại sao lại gọi Cục dự trữ Liên bang là ngân hàng tư nhân trung ương khi bản thân nó lại do chính Quốc hội lập ra? Là một cơ quan độc lập với chính phủ, vậy cơ chế hoạt động của nó là gì? Và còn rất nhiều câu hỏi khác về FED cần lời giải đáp. 1 Karl Marx, Phê bình kinh tế chính trị học, Marx Engel toàn tập, tập 13. Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài Địa vị pháp lý của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra ở trên, từ đó làm nổi bật vai trò của FED đối với nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới. Bài tiểu luận được chia thành 3 chương. Chương đầu tiên là lý luận chung về Ngân hàng trung ương, thiếp theo là đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới Cục dự trữ Liên bang Mỹ; và cuối cùng là một so sánh nhỏ về địa vị pháp lý giữa FED và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến. Xin chân thành cảm ơn! NHÓM THỰC HIỆN. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTW – Ngân hàng trung ương (Ngân hàng dự trữ) NHTM – Ngân hàng thương mại BUS – The First Bank of the United States – Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ. BUS2 – The Second Bank of the United States – Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ FED – Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang Mỹ FOMC – Federal Open Market Committee - Ủy ban thị trường tự do Liên bang MỤC LỤC Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW) 2.1 Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương (ngân hàng dự trữ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của NHTW là ổn định giá trị của tiền tệ, kiểm soát lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ 2 . Dựa trên đối tượng làm việc và hoạt động chính của NHTW, ta có một định nghĩa khác ngắn gọn hơn: “NHTW là ngân hàng độc hành phát hành tiền và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia 3 của một nước”. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của nhà nước nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ. Từ những cách định nghĩa trên đây, ta có thể rút ra được một số đặc trung cơ bản của Ngân hàng trung ương, cụ thể: Về mục đích hoạt động, NHTW hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận như ngân hàng thương mại mà vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Về phạm vi hoạt động, NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp cá nhân mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, là “ngân hàng của các ngân hàng”. Về chức năng lưu thông tiền tệ, chỉ có NHTW mới được phát hành tiền, cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. 2.2 Lich sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương 2.2.1 Tiền đề của sự hình thành ngân hàng trung ương Lịch sử hình thành của NHTW, được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn mang một điểm nổi bật đánh dấu sự ra đời và phát triển của NHTW. 2 Theo Wikipedia Việt Nam về định nghĩa Ngân hàng trung ương. 3 Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Trang 5/33 Giai đoạn đầu tiên được tính đến thế kỷ 17, trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh ngân hàng không còn thực hiện bởi các cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc hình thành các tổ chức kinh doanh tiền tệ (ngân hàng). Các ngân hàng đều được nhận tiền gửi, cho vay và phát hành tiền. Điều này tác động xấu đến nền kinh tế và có nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính. Bước sang thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, hoạt động lưu thông hàng hóa được mở rộng và phát triển cả về quy mô lẫn phạm vị. Mỗi ngân hàng phát hành một laoij tiền giấy của riêng mình đã gây cản trở cho việc lưu thông tiền tệ lúc bấy giờ. Như một lẽ tự nhiên, nhu cầu cần có một loại tiền thống nhất của công chúng. Từ đây, bắt đầu có sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các ngân hàng. Các nước đều chỉ cho phép các ngân hàng hội đủ điều kiện do Nhà nước quy định mới được phát hành tiền. Lúc này hệ thống ngân hàng được chia làm hai nhóm: • Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành. • Nhóm thứ hai gồm các ngân hàng không được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng trung gian. Đến cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nước Châu Âu ban hành quy định chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền, đó chính là Ngân hàng Trung Ương. Song ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã bắt buộc nhà nước tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu đó nhà nước nhanh chóng nắm lấy ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hóa ngân hàng phát hành hoặc thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn một số ngân hàng phát hành không hòan toàn phụ thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất sở hữu nhà nước, bởi lẽ bộ phận diều hành cao nhất của ngân hàng phát hành do nhà nước bổ nhiệm. 2.2.2 Một số ngân hàng trung ương trên thế giới NHTW lâu đời nhất trên thế giới là Ngân hàng Thuỵ Điển - The Centrol Bank of Sweden, được thành lập vào năm 1668 và sứ mệnh ban đầu được sử dụng như là một công cụ để bù đắp các khoản chi tiêu quân sự. NHTW “già” thứ hai là NHTW Anh Trang 6/33 quốc - The Centrol Bank of England được thành lập năm 1694 nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh với Pháp. 4 Hoa Kỳ đã quản lý nền kinh tế của mình mà không có NHTW cho tới đầu thế kỷ 20. Các ngân hàng tư nhân thường phát hành những đồng tiền giấy và tiền xu của bản thân. Hậu quả là các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã diễn ra khá thường xuyên. Chỉ riêng ở nước Mỹ vào năm 1791 có tới 7000 loại tiền - Đã làm ách tắc sản xuất, lưu thông. Người có đủ năng lực giải quyết mâu thuẫn này chính là Nhà nước và từ đây Nhà nước đã can thiệp với mức độ nhất định vào hoạt động Ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật chỉ cho phép một số ngân hàng đủ điều kiện qui định mới được phép phát hành kỳ phiếu Ngân hàng. Nhưng sau thời kỳ các cuộc khủng hoảng trầm trọng diễn ra liên tục, Cục Dự trữ liên bang Mỹ - The Federal Reserve mới được thành lập vào năm 1913 để trở thành NHTW duy nhất được phát hành tiền tại Mỹ và chủ yếu giữ quyền lực trong giám sát các ngân hàng và hoạt động với tư cách là người cho vay cuối cùng. Ngày nay Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ là một trong số ít những NHTW vẫn còn giữ trách nhiệm giám sát ngân hàng; tại phần lớn các quốc gia trên thế giới thì công việc này đã được giao cho một Uỷ Ban độc lập của Nhà nước. 5 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Peple’s Bank of China) bắt đầu chức năng ngân hàng trung ương từ năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế. Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh vào năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu. Tới năm 2000, ngân hàng trung ương Trung Quốc là một ngân hàng trung ương về mọi mặt theo mô hình ngân hàng trung ương Châu Âu. 2.3 Mô hình NHTW Hiện nay, trên thế giới, chủ yếu tồn tại 2 mô hình ngân hàng trung ương. Một là, mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ; Hai là, mô hình ngân hàng trung ương thuộc Quốc hội. 4 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng, 5 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng. Trang 7/33 2.3.1 NHTW thuộc CP Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ. Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính quyền. Mô hình này được áp dụng ở hầu hết các nước như Nga, Pháp, Trung Quốc, ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương như trên. CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 2.3.2 NHTW thuộc QH Mô hình này dựa trên quan điểm cho rằng nếu để Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ sẽ bị lợi dụng công cụ phát hành để bồi đắp bội chi ngân sách nhà nước và do đó gây ra lạm phát, mặt cho Ngân hàng Trung ương mất hết tính độc lập về chức năng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương không chịu sự kiểm soát của Chính phủ mà chịu sự kiểm soát và lãnh đạo của Quốc hội. Trên thế giới hiện có Mỹ và Đức là hai quốc gia áp dụng mô hình tổ chức nói trên. Trang 8/33 QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI 2.4 Chức năng của NHTW Ngân hàng trung ương thực hiện các chức năng sau đây: Phát hành tiền và lưu thông tiền tệ: Đó là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của Ngân hàng trung ương. Thực hiện chức năng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính tiền tệ thế giới. Việc phát hành tiền phải tuân theo các nguyên tắc: Một là, phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc cân đối. Nếu phát hành tiền nhiều hơn nhu cầu của nền kinh tế sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát gia tăng. Nếu phát hành ít hơn nhu cầu của nền kinh tế sẽ làm “thiếu tiền” gây ngưng trệ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hai là, phát hành tiền phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo. Tức là tiền giấy phát hành và lưu thông phải đảm bảo giá trị vất chất, nhờ đó mà sức mua của đồng tiền mới được ổn định. Các cơ chế đảm bảo bao gồm: Trang 9/33 QUỐC HỘI CHÍNH PHỦ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BỘ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ - Đảm bảo bằng vàng (Đảm bảo bằng trữ kim): Được áp dụng trong thời kỳ bản vị vàng (Gold Standard) 6 từ năm 1972 đến 1913 và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold Exchange Standard) 7 từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… trước đây thực hiện cơ chế đảm bảo bằng vàng cho tiền giấy phát hành theo luật ngân hàng mỗi nước. Ví dụ: ở Mỹ quy định tỷ lệ dự trữ kim loại đảm bảo là 40% tổng số tiền phát hành (đạo luật 1913). Ở Anh quy định số tiền giấy phát hành quá 14 triệu Bảng phải được đảm bảo bằng 100% vàng (đạo luật 1844). Ở Pháp, Đức đã có những đạo luật ngân hàng quy định trữ kim đảo bảo cho tiền giấy phát hành. - Đảm bảo bằng tín dụng - hàng hóa: Tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước và được các ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay trong nền kinh tế và nhờ vốn tín dụng đó mà tạo ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong xã hội và đến lượt mình các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này lại trở thành vật đảm bảo vững chắc cho khối lượng tiền giấy đã phát hành. - Đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ: Được áp dụng lần đầu ở Mỹ bằng cách cho phép các ngân hàng phát hành được phát hành tiền để mua công trái nhà nước. Đây là cơ chế cho phép chính phủ tập trung nguồn vốn để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thay vì phải vay nước ngoài hoặc từ người dân. - Đảm bảo bằng ngoại tệ: Việc dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa rất lớn không ngừng đối với NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của quốc gia. Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ thường được áp dụng đối với những nước có nguồn kiều hối lớn như Việt Nam, Trung Quốc. 6 Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế. Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX. 7 Chế độ bản vị hối đoái vàng: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng. Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928 Trang 10/33 [...]... lẽ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một cơ quan trực thuộc Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Nói Cục dự trữ Liên bang trực thuộc Quốc Hội nhưng trên thực tế, Cục không nhận bất kỳ sự hỗ trợ hay cung cấp về tài chính nào từ Quốc Hội, điều này xuất phát từ lịch sử quá trình hình thành của Cục dự trữ Liên bang, do đó, thực tế Quốc Hội không có ảnh hưởng gì nhiều tới Cục dự trữ Liên bang và Cục dự trữ. .. trường, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và các ngân hàng thành viên có sở hữu một phần ở các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Fed hiện nay là Ben Bernanke Mỗi bộ phận kể trên có vị trí, thẩm quyền và chức năng khác nhau 2.5.1 Các ngân hàng dự trữ Liên bang Như đã nói ở trên, Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một mạng lưới gồm 12 ngân hàng dự trữ Liên bang và các chi nhánh... ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) Trang 17/33 sẽ phân chia quốc gia thành các quận, huyện, mỗi huyện có chứa một Ngân hàng dự trữ Liên bang của thành phố 2.2 Khái niệm Cục dự trữ Liên Bang Cục dự trữ Liên bang (Federal Severse System – FED) hay Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, được thành lập dựa trên yêu cầu của Quốc Hội tại dự luật mang tên hai Nghị sĩ đệ trình... thanh toán bù trừ tại FED, chịu sự giám sát về các hoạt động bởi FED Trang 22/33 Để trở thành thành viên của FED thì mỗi ngân hàng phải sở hữu một số cổ phần không chuyển nhượng được tại một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng này phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc do Cục dự trữ Liên bang đề ra và khoản tiền này phải được gửi tại Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Các ngân... ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó chỉ là điều kiện để trở thành ngân hàng thành viên của Cục dự trữ Liên bang Mỹ Loại cổ phần này không thể mua bán hay thế chấp về mặt nguyên tắc Cổ tức ấn định là 6% một năm Xét về mặt tài sản, ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork là ngân hàng lớn nhất với phạm vi hoạt động là quận 2 tiểu bang NewYork,... do FED New York in ấn; FED Philadelphia là C {3}, FED Clavelands là D {4}, FED Richmond là E {5}, FED Atlanta là F {6}, FED Chicago là G {7}, FED St Louis là H {8}, FED Minneapolis là I {9}, FED Kansas City là J {10}, FED Dallas là K {11} và FED San Francisco là L {12} 2.5.2 Các ngân hàng thành viên Tất cả các ngân hàng đều là thành viên của FED Phải tuân thủ mức dự trữ bắt buộc, được vay tiền từ FED, ... không thể chi phối được hoạt động của Cục dự trữ Liên bang Điều này xuất phát từ tư tưởng của các nước dân chủ 16 Đạo luật mang tên "Federal Reserve Act, theo nội dung đạo luật này, FED là một mạng lưới gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang và một số chi nhánh khác Về mặt quản lý, FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các "Quận" (District), mỗi ngân hàng Dự trữ liên bang đại diện cho một quận và được... phần dự trữ thiếu hụt được giữ tại FED Cục dữ trữ Liên bang không trả lãi suất cho các khoản dự trữ này Mỗi ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực được ký hiệu bằng một chữ cái, chữ cái đại diện được in trên tờ giấy bạc mà chúng phát hành Cụ thể nhìn bên trái tờ tiền dolla chúng ta thấy có chữ ký hiệu A ở phía 4 góc có ghi số 1 nằm trong lòng tờ tiền, tức đồng tiền đó do FED Boston in ấn; tương tự FED New... được thông tin là 25 chi nhánh18 FED chia nước Mỹ làm 12 khu vực, được gọi là các “Quận” (District) Mỗi quận có một ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và được đặt tên theo thành phố mà nó đặt trụ sở Trong đó Ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork đóng vai trò nổi bật hơn cả Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của Chính phủ liên bang, c húng là các ngân hàng... số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường Giấy bạc do Cục dự trữ Liên bang phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực Mười hai ngân hàng Liên bang khu vực mặc dù được thành lập bởi Nghị viện nhưng có tổ chức giống một tổ chức tư nhân Ví dụ, cổ phần của các ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực do các ngân hàng thành viên sở hữu Việc sở

Ngày đăng: 01/09/2015, 12:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)

    • 2.1 Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng trung ương

    • 2.2 Lich sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương

      • 2.2.1 Tiền đề của sự hình thành ngân hàng trung ương

      • 2.2.2 Một số ngân hàng trung ương trên thế giới

      • 2.3 Mô hình NHTW

        • 2.3.1 NHTW thuộc CP

        • 2.3.2 NHTW thuộc QH

        • 2.4 Chức năng của NHTW

        • Chương II CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ

          • 2.1 Hoàn cảnh ra đời của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ8

          • 2.2 Khái niệm Cục dự trữ Liên Bang

          • 2.3 Chức năng

          • 2.4 Nhiệm vụ và quyền hạn

          • 2.5 Cơ cấu tổ chức

            • 2.5.1 Các ngân hàng dự trữ Liên bang

            • 2.5.2 Các ngân hàng thành viên

            • 2.5.3 Hội đồng thống đốc (Board of Governors)

            • 2.5.4 Ủy ban thị trường tự do Liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC)

            • 2.6 Lãnh đạo điều hành

              • 2.6.1 Hội đồng Thống đốc

              • 2.6.2 Ủy ban thị trường tự do liên bang (FOMC20)

              • 2.7 Hoạt động của FED: FED quản lý tiền tệ thông qua 3 phương thức

                • 2.7.1 Quy định về tỷ lệ dự trữ

                • 2.7.2 Lãi suất chiết khấu

                • 2.7.3 Hoạt động thị trường mở

                  • 2.7.3.1 Kiểm soát cung ứng tiền tệ

                  • 2.7.3.2 Thỏa thuận mua lại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan