ĐỀ THI TUYỂN SINH LTĐH MÔN: CƠ SỞ DỮ LIỆU

11 2K 0
ĐỀ THI TUYỂN SINH LTĐH MÔN: CƠ SỞ DỮ LIỆU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1/3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đề thi liên thông Cao đẳng lên Đại học năm 2011 Môn Cơ sở dữ liệu Thời gian 180 phút Phần A: Công ty A muốn quản lý các kho hàng và hàng nhập kho đã sử dụng một lược đồ cơ sở dữ liệu bao gồm các lược đồ quan hệ như sau: - KHO (MAKHO, TENKHO, DCHI, DTICH, MAPTR) Công ty có nhiều kho chứa hàng trong thành phố. Mỗi kho có một mã (MAKHO) duy nhất để phân biệt với các kho khác. Mỗi mã kho xác định duy nhất một tên kho(TENKHO), một địa chỉ (DCHI), một diện tích sử dụng (DTICH), và một mã nhân viên phụ trách kho (MAPTR). Nhân viên phụ trách một kho chỉ có thể là một trong số các nhân viên của kho. - HANG (MAHANG, TENHANG, DVT, TONKHO, MANCC,TENNCC, DIACHI) Mỗi mặt hàng trong kho có một mã (MAHANG) duy nhất để phân biệt với các mặt hàng khác. Mỗi mã hàng xác định duy nhất một tên hàng (TENHANG), một đơn vị tính (DVT), một số lượng tồn kho (TONKHO) , một mã nhà cung cấp (MANCC), một tên nhà cung cấp (TENNCC), một địa chỉ nhà cung cấp (DIACHI). Mỗi nhà cung cấp có một mã duy nhất (MANCC) để phân biệt với các nhà cung cấp khác. Mỗi mã nhà cung cấp xác định duy nhất một tên nhà cung cấp (TENNCC), một địa chỉ (DIACHI). - PHIEUNHAP (SOPN, MAHANG, MAKHO, NGAYNK, SOLUONG, MANV) Hàng khi nhập vào kho thì ghi nhận lại trong phiếu nhập : ngày nhập kho, số lượng nhập kho, mã nhân viên thực hiện nhập hàng. Một mặt hàng có thể được nhập vào một hay nhiều kho. Một mặt hàng cũng có thể được nhập một lần hay nhiều lần, xảy ra trong một ngày hay trong những ngày khác nhau. Do vậy, mỗi lần nhập hàng có một số phiếu nhập duy nhất (SOPN) để phân biệt với những lần nhập hàng khác. Mỗi số phiếu nhập xác định duy nhất một mã hàng Trang 2/3 (MAHANG), một mã kho (MAKHO), một ngày nhập (NGAYNK), số lượng nhập (SOLUONG), một mã nhân viên thực hiện nhập hàng (MANV). - NHANVIEN (MANV, HOTEN, PHAI, MAKHO) Mỗi kho hàng có một số nhân viên. Một nhân viên chỉ làm trong một kho hàng nhất định. Mỗi nhân viên có một mã (MANV) duy nhất để phân biệt với các nhân viên trong tất cả các kho hàng. Mỗi mã nhân viên xác định duy nhất một họ tên (HOTEN), một phái (PHAI), một mã kho (MAKHO). Câu 1 (1đ): Xác định khoá chính cho từng lược đồ quan hệ trên? Câu 2 (1đ): Hãy xác định và biểu diễn 2 ràng buộc toàn vẹn sau (Lưu ý: nêu rõ các yếu tố của một RBTV: bối cảnh , biểu thức biểu diễn, bảng tầm ảnh hưởng): - một ràng buộc toàn vẹn tham chiếu tồn tại giữa hai lược đồ quan hệ KHO và NHANVIEN - một ràng buộc miền giá trị trên cột diện tích(DTICH) của lược đồ quan hệ KHO Câu 3 (1đ): Hãy chỉ ra 2 phụ thuộc hàm suy ra từ Tân từ trong lược đồ quan hệ HANG? Câu 4 (1đ): Trong lược đồ cơ sở dữ liệu trên, hãy chỉ ra một lược đồ quan hệ không đạt dạng chuẩn 3? Giải thích tại sao? Minh hoạ bằng dữ liệu? Câu 5 (1đ): Vẽ mô hình thể hiện mối liên kết (relationship) giữa tất cả các lược đồ quan hệ nêu trên? Chỉ ra các khoá ngoại (nếu có) trong mỗi lược đồ quan hệ trên? Câu 6 (1đ): Viết các truy vấn bằng ngôn ngữ SQL chuẩn để thực hiện các yêu cầu sau: a. Cho biết Mã hàng, Tên hàng của các mặt hàng được nhập trong ngày 1/1/2006 vào kho tên “Kho Vật liệu”. b. Cho biết Mã kho, Tên kho, Địa chỉ của kho hàng do nhân viên “Trần Xuân Minh” phụ trách? (Yêu cầu: không sử dụng phép kết trong câu truy vấn này). Trang 3/3 Phần B: Câu 7 (1đ): Cho lược đồ quan hệ Q( ABCDEH ) với tập phụ thuộc hàm F = { B  AC , C  D , DE  H , AD  E } Chứng tỏ phụ thuộc hàm AB  H được suy dẫn từ F bằng Hệ tiên đề Amstrong ? Câu 8 (2đ) Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEH) với tập phụ thuộc hàm: F = { A  C , AB  C , C  DH , CD  H , CE  AB , EH  CD } a. Tìm một phủ tối thiểu của F (có diễn giải)? b. Tìm tất cả các khoá của R? Câu 9 (1đ): Cho lược đồ quan hệ Q(ABCDE) với tập phụ thuộc hàm: F = { BC  D , CD  AE } Xác định dạng chuẩn cao nhất của Q (có diễn giải)? Nếu Q chưa đạt dạng chuẩn 3, hãy phân rã Q thành lược đồ quan hệ tối thiểu đạt dạng chuẩn 3 (3NF) bảo toàn thông tin? TP.HCM, ngày 27/11/2011 Giáo viên soạn đề Nguyễn Như Hoa Trang 1 / 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÁP ÁN Đề thi liên thông Cao đẳng lên Đại học năm 2011 Môn Cơ sở dữ liệu PHẦN A: (6đ) Câu 1 (1đ): Xác định khoá chính cho từng lược đồ quan hệ trên ? 0.25 KHO (MAKHO, TENKHO, DCHI, DTICH, MAPTR) 0.25 HANG (MAHANG, TENHANG, DVT, TONKHO, MANCC, TENNCC, DIACHI) 0.25 PHIEUNHAP (SOPN, MAHANG, MAKHO, NGAYNK, SOLUONG, MANV ) 0.25 NHANVIEN (MANV, HOTEN, PHAI, MAKHO) Câu 2 (1đ): Hãy xác định và biểu diễn 2 ràng buộc toàn vẹn (Lưu ý: nêu rõ các yếu tố của một RBTV : bối cảnh , biểu thức biểu diễn , bảng tầm ảnh hưởng) 0.5 a. một ràng buộc toàn vẹn tham chiếu tồn tại giữa hai lược đồ quan hệ KHO và NHANVIEN 0.5 b. một ràng buộc miền giá trị trên cột diện tích(DTICH) của lựơc đồ quan hệ KHO Câu 2a. Cách 1: - Bối cảnh: KHO, NHANVIEN - Biểu thức biểu diễn: KHO[MAPTR]  NHANVIEN[MANV] Trang 2 / 8 - Bảng tầm ảnh hưởng : Thêm Xoá Sửa NHANVIEN - + - (*) KHO + - +(maptr) Cách 2: - Bối cảnh: KHO, NHANVIEN - Biểu thức bỉêu diễn: NHANVIEN[MAKHO]  KHO[MAKHO] - Bảng tầm ảnh hưởng : Thêm Xoá Sửa KHO - + - (*) NHANVIEN + - +(makho) Câu 2b : - Bối cảnh : KHO - Biểu thức bỉêu diễn :  t  r (KHO) t.dtich >0 cuối  - Bảng tầm ảnh hưởng : Thêm Xoá Sửa KHO + - +(Dtich) Câu 3 (1đ): Hãy chỉ ra 2 phụ thuộc hàm suy ra từ Tân từ trong lược đồ quan hệ HANG? 0.5 f1: MAHANG  TENHANG, DVT, TONKHO, MANCC, TENNCC, DIACHI 0.5 f2 : MANCC  TENNCC, DIACHI Trang 3 / 8 Câu 4 (1đ) : Trong lược đồ cơ sở dữ liệu trên , hãy chỉ ra một lược đồ quan hệ không đạt dạng chuẩn 3 ? Giải thích tại sao ? Minh hoạ bằng dữ liệu ? Lược đồ quan hệ HANG không đạt chuẩn 3 vì tồn tại hai thuộc tính không khoá là TENNCC , DIACHI phụ thuộc bắc cầu vào khoá . Cụ thể : Từ f1 có : MAHANG  MANCC Ta có f2 : MANCC  TENNCC, DIACHI Vậy theo luật bắc cầu MAHANG  TENNCC, DIACHI Minh hoạ bằng dữ liệu : MAHANG TENHANG DVT TONKHO MANCC TENNCC DIACHI 001 Hạt dẻ Kg 100 A01 Vạn lợi 123 acd 002 Hạt đậu nhỏ Kg 2130 A01 Vạn lợi 123 acd 003 Hạt đậu lớn Kg 3240 B02 XuânAn 333 cde 004 Bột mì 500 Kg 1200 B02 XuânAn 333 cde Trang 4 / 8 Câu 5 (1đ): 0.5 Vẽ mô hình thể hiện mối liên kết (relationship) giữa tất cả các lược đồ quan hệ nêu trên? 0.5 Chỉ ra các khoá ngoại trong mỗi lược đồ quan hệ trên? Khoá ngoại trong các lược đồ quan hệ được gạch dưới bằng đường đứt nét. Câu 6 (1đ): Viết các truy vấn bằng ngôn ngữ SQL chuẩn để thực hiện các yêu cầu sau: 0.5 a. Cho biết Mã hàng , Tên hàng của các mặt hàng được nhập trong ngày 1/1/2006 vào kho tên “Kho Vật liệu ” . SELECT Hang.Mahang , Tenhang FROM Hang , Phieunhap , Kho WHERE ngayNK = „1/1/2006‟ and Tenkho like „Kho vật liệu‟ and Hang.Mahang = Phieunhap.Mahang and Phieunhap.makho = Kho.makho (Lưu ý : câu này sinh viên có thể làm cách khác vẫn tính điểm) KHO MAKHO TENKHO DCHI DTICH MAPTR HANG MAHANG TENHANG DVT TONKHO MANCC TENNCC DIACHI PHIEUNHAP SOPN MAHANG MAKHO NGAYNK SOLUONG MANV NHANVIEN MANV HOTEN PHAI MAKHO Trang 5 / 8 0.5 b. Cho biết Mã kho, Tên kho , Địa chỉ của kho hàng do nhân viên “Trần Xuân Minh” phụ trách ? (Yêu cầu : không sử dụng phép kết trong câu truy vấn này) SELECT Makho , Tenkho , Diachi FROM Kho WHERE Maptr in (Select Manv from Nhanvien where Hoten like “Trần Xuân Minh”) PHẦN B : (4đ) Câu 7 (1đ): Cho lược đồ quan hệ Q( ABCDEH ) và tập phụ thuộc hàm F = { B  AC , C  D , DE  H , AD  E } Chứng tỏ pth AB  H được suy dẫn từ F bằng hệ tiên đề Amstrong ? (1) B  AC theo gt (2) AB  AC theo luật thêm (3) C  D theo gt (4) AC  AD theo luật thêm (5) AB  AD theo luật bắc cầu (2) và (4) (6) AD  E theo gt (7) AD  DE theo luật thêm (8) DE  H theo gt (9) AD  H theo luật bắc cầu (7) và (8) (10) AB  H theo luật bắc cầu (5) và (9) Câu 8 (2đ) : Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEH) với tập phụ thuộc hàm Trang 6 / 8 F = { A  C , AB  C , C  DH , CD  H , CE  AB , EH  CD } 1đ a. Tìm một phủ tối thiểu của F (có diễn giải) ? 1đ b. Tìm tất cả các khoá của R suy ra từ tập phụ thuộc hàm ? a. Tìm một phủ tối thiểu của F (có diễn giải) ? B1 : Biến đổi F thành tập các phụ thuộc hàm vế phải chỉ có 1 thuộc tính F={A  C, AB  C, C  D,C  H, CD  H, CE  A, CE  B, EH  C, EHD } B2 : Biến đổi F thành tập các phụ thuộc hàm có vế trái không dư thừa Xét AB  C . Trong các tập con thực sự của AB ta có : A + = {ACDH} chứa C B + = {B} không chứa C Vậy AB  C dư thừa ở vế trái Ta thay thế AB  C bằng A  C Xét CD  H . Trong các tập con thực sự của CD ta có : C + = {CDH} chứa H D + = {D} không chứa H Vậy CD  H dư thừa ở vế trái Ta thay thế CD  H bằng C  H Xét CE  A . Trong các tập con thực sự của CE ta có : C + = {CDH} không chứa A E + = {E} không chứa A Vậy CE  A không dư thừa ở vế trái Tương tự, CE  B không dư thừa ở vế trái Xét EH  C . Trong các tập con thực sự của EH ta có : E + = {E} không chứa C H + = {H} không chứa C Vậy EH C không dư thừa ở vế trái . Tương tự, EH  D không dư thừa ở vế trái Trang 7 / 8 Vậy ta có tập phụ thuộc hàm tương đương với F có vế trái không dư thừa như sau F 1 = { A  C, C  D, C  H, CE  A, CE  B, EH  C, EHD } B3 : Loại khỏi F 1 các phụ thuộc hàm dư thừa (A) + F1 \ {A  C} = {A} không chứa C. Vậy A  C không dư thừa trong F 1 (C) + F1 \ {C  D} = {CH} không chứa D. Vậy C  D không dư thừa trong F 1 (C) + F1 \ {C  H} = {CD} không chứa H. Vậy C  H không dư thừa trong F 1 (CE) + F1 \ {CE  A} = {CEBDH} không chứa A. Vậy CE  A không dư thừa trong F 1 (CE) + F1 \ {CE  B} = {CEADH} không chứa B. Vậy CE  B không dư thừa trong F 1 (EH) + F1 \ {EH  C} = {EHD} không chứa C. Vậy EH  C không dư thừa trong F 1 (EH) + F1 \ {EH  D} = {EHCDAB} chứa D. Vậy EH  D dư thừa trong F 1 , Loại EH  D khỏi F1 KL: một phủ tối thiểu của F là Ftt = F 2 = { A  C, C  DH, CE  AB, EH  C } b. Tìm tất cả các khoá của R suy ra từ tập phụ thuộc hàm ? Vì F2 là phủ tối thiểu của F =>Ta tìm khoá của R dựa trên F2. TN = {E } , TG = {ACH} TG TN  TG (TN  TG)+ Siêu khoá Khoá  E E A AE AECDHB AE AE C CE CEABDH CE CE H HE HECABD EH EH AC ACE ABCDEH ACE AH AHE ABCDEH AEH CH CHE ABCDEH CHE ACH ACHE ABCDEH ACHE Kl: R có 3 khóa AE, CE , EH [...]... : Cho lược đồ quan hệ Q(ABCDE) với tập phụ thuộc hàm F = { BC  D , CD  AE } Xác định dạng chuẩn cao nhất của Q (có chứng minh) ? Nếu Q chưa đạt dạng chuẩn 3 , hãy phân rã Q thành lược đồ quan hệ tối thi u đạt dạng chuẩn 3 (3NF) bảo toàn thông tin ? - Tìm các khóa K của Q : TN = {BC} , TG = {D} BC+ = {BCDAE} = Q+ , siêu khóa là BC BCD+ = {BCDAD} = Q+ , siêu khóa là BCD Vậy - Q có một khóa K = {BC}... Trong F chứa phụ thuộc hàm CD  AE có vế trái không phải là siêu khóa, và vế phải chứa thuộc tính không khóa Ta tách Q thành : Q1(ACDE) , F1 = {BCD} , K1 = BC Q2(BCD) , F2 = {CDAE} , K2 = CD Các Qi đều chứa các phụ thụôc hàm mà vế trái là siêu khóa nên Qi đạt dạng chuẩn BC bảo tòan thông tin Hết - Trang 8 / 8

Ngày đăng: 30/08/2015, 22:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan