Tài liệu Hóa học vô cơ 12 Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N1)

2 576 4
Tài liệu Hóa học vô cơ 12  Lớp A1: Chuyên đề sắt và hợp chất bài tập (N1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT BÀI TẬP (N1) Dạng 1: Các bẫy về Fe Câu 1: Cho m gam Fe tan trong dung dịch HNO 3 loãng lắc nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 4,48 lít NO (đktc) còn dư lại 5,6 gam Fe. Giá trị của m là: A. 16,8 g B. 22,4 g C. 11,2 g D. 14 g. Câu 2: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch HNO 3 1,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO. Thành phần chất tan trong dung dịch X gồm: A. Fe(NO 3 ) 3 và HNO 3 dư B. Chỉ có Fe(NO 3 ) 2 C. Fe(NO 3 ) 3 và Fe(NO 3 ) 2 D. Fe(NO 3 ) 2 và Fe dư. Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn 5,04 gam Fe cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HNO 3 4M (biết phản ứng giải phóng khí NO): A. 60 ml B. 90 ml C. 120 ml D. 150 ml. Câu 4: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H 2 SO 4 đặc, nóng (giả sử SO 2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:A. 21,12 g B. 20 g C. 20,16 g D. 18,24 g. Câu 5(KHTN.L5.12): Hòa tan 7,84 gam bột Fe tinh khiết bằng dung dịch chứa 0,4 mol HNO 3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối khan tạo thành trong dung dịch X là: A. 24,2 gam B. 25,2 gam C. 26,44 gam D. 33,88 gam. Câu 6(NTT.L2.12): Cho 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng Fe(NO 3 ) 3 trong dung dịch X là: A. 14,52 gam B. 36,3 gam C. 16,2 gam D. 30,72 gam. Câu 7(SP.L7.12): Cho 4,48 gam Fe phản ứng với dung dịch chứa 19,6 gam H 2 SO 4 (đặc, đun nóng) thu được dung dịch X và giải phóng khí SO 2 . Số gam muối chứa trong dung dịch X là: A. 22,08 B. 12,16 C. 32 D. 14,08. Câu 8(CĐKA.07): Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là: A. MgSO 4 và FeSO 4 B. MgSO 4 C. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 D. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 , FeSO 4 . Câu 9(KHTN.L2.12): Hòa tan 4 gam hh gồm Fe 3 O 4 và Fe bằng dung dịch HNO 3 đặc, thu được 448 ml khí NO 2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc) và còn lại 0,56 gam Fe chưa tan hết. Phần trăm khối lượng của Fe 3 O 4 trong hh ban đầu là: A. 81,84% B. 83,35% C. 58,0% D. 42,0%. Câu 10(ĐHKA.09): Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO 3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là: A. 3,84 B. 3,20 C. 1,92 D. 0,64. Câu 11: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là: A. Cu(NO 3 ) 2 B. HNO 3 C. Fe(NO 3 ) 2 D. Fe(NO 3 ) 3 . Câu 12: Cho hỗn hợp gồm Cu dư, Fe vào dung dịch HNO 3 loãng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Chất tan trong X là: A. Fe(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 3 và Cu(NO 3 ) 2 B. Fe(NO 3 ) 2 D. Fe(NO 3 ) 2 và Cu(NO 3 ) 2 . Câu 13: Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu) vào dung dịch hỗn hợp 2 axit đặc nóng (H 2 SO 4 và HNO 3 ). Sau phản ứng được 11,2 lít hỗn hợp khí Y (gồm NO 2 và SO 2 với tỉ lệ mol tương ứng là 4:1) và phần rắn không tan chứa 0,2 gam Fe. Khối lượng m gam Cu trong hỗn hợp ban đầu là: A. 8.6 g B. 3,0 g C. 3,2 g D. 6,4 g. Câu 14(ĐHKB.08): Thể tích dung dịch HNO 3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO): A. 1,0 lít B. 0,6 lít C. 0,8 lít D. 1,2 lít. Câu 15(SP.L1.12): Hòa tan 1,52 gam hh Fe và Cu vào 200 ml dd HNO 3 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd A, 224 ml khí NO duy nhất (ở đktc) và còn 0,64 gam chất rắn không bị hòa tan. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng ban đầu. A. 0,1M B. 0,25M C. 0,2M D. 0,5M. Câu 16(KHTN.L5.12): Cho 19,52 gam hh X gồm Cu và Fe tác dụng với dd HNO 3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dd Y và 4,48 lít khí NO duy nhất (ở đktc) và còn lại 1,28 gam một kim loại duy nhất chưa tan hết. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là: A. 55,44 gam B. 44,55 gam C. 62,88 gam D. 58,44 gam. Câu 17(ĐHKA.11): Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3 với một lượng ddHNO 3 . Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO 2 (không có sản phẩm khử khác của N +5 ). Biết lượng HNO 3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là: A. 50,4 B. 40,5 C. 44,8 D. 33,6. Câu 18(ĐHKB.09): Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3 O 4 tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 137,1 B. 108,9 C. 97,5 D. 151,5. Câu 19(CĐKA.10): Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO 3 0,8M và Cu(NO 3 ) 2 1M. Sau khi các phản ứng xả ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Giá trị của a là: A. 11,2 B. 11,0 C. 5,6 D. 8,4. Câu 20(ĐHKB.09): Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 0,2M và H 2 SO 4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là: A. 10,8 và 4,48 B. 10,8 và 2,24 C. 17,8 và 4,48 D. 17,8 và 2,24. Câu 21: Hòa tan 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu trong 300 ml dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 1M vừa đủ. Tính khối lượng của Fe trong hỗn hợp: A. 5,6g B. 8,4g C. 11,2g D. 14g. Câu 22(ĐHKA.10): Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là: A. 12,00 B. 16,53 C. 6,40 D. 12,80. Câu 23(NH.L1.12): Hòa tan hoàn toàn hh X (gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe 2 O 3 và t mol Fe 3 O 4 ) trong dung dịch HCl không thấy có khí bay ra khỏi bình, dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa số mol các chất trong hỗn hợp X là: A. x+y = 2z+3t B. x+y = 2z+2t C. x+y = z+t D. x+y = 2z+2t. Câu 24(NH.L2.12): Hòa tan 14 gam hh Cu, Fe 3 O 4 vào dung dịch HCl, sau phản ứng còn dư 2,16 gam hh chất rắn và dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO 3 dư thu được bao nhiêu gam kết tủa: A. 45,92 B. 12,96 C. 58,88 D. 47,4. Câu 25: Cho 19,4 gam hỗn hợp X (Cu, Zn) vào 1 lít dung dịch FeCl 3 0,5M, khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy khí thoát ra. Dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NH 3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 27,5 B. 90,0 C. 45,0 D. 69,5. Câu 26(KHTN.L2.12): Chia một hh X gồm Cu và Fe thành 2 phần đều nhau. Cho phần 1 vào axit HCl dư thu được 4,48 lít khí H 2 (đktc). Cho phần 2 vào cốc chứa 200 ml dung dịch FeCl 3 1M, thấy có 8 gam chất rắn không tan. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam Cu có trong hh X là: A. 2,4 gam B. 4,8 gam C. 5,6 gam D. 8 gam. Câu 27(KHTN.L3.12): Chia hh X gồm Cu và Fe thành 3 phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư, tạo ra 4,48 lít khí H 2 (đktc). Phần hai cho vào 200 ml dung dịch FeCl 3 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 12 gam chất rắn không tan. Cho phần 3 tác dụng hết với clo thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 28,4 gam B. 38,9 gam C. 40,4 gam D. 46,0 gam. Câu 28(ĐHKA.11): Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H 2 SO 4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO 3 , khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là: A. 0,224 lít và 3,750 gam B. 0,112 lít và 3,750 gam C. 0,224 lít và 3,865 gam D. 0,112 lít và 3,865 gam. Câu 29(ĐHKA.08): Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 32,4g B. 64,8g C. 59,4g D. 54,0g. Câu 30(ĐDT.L6.12): Cho 1,84 gam hh Fe và Cu tác dụng với dung dịch có 0,065 mol AgNO 3 . Sau khi phản ứng xong được dung dịch X có chứa 2 muối sắt. Biết X phản ứng vừa hết với 0,16 gam Cu. Hòa tan hết toàn bộ hh ban đầu trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư được bao nhiêu lít SO 2 đktc A. 0,56 lít B. 0,5272 lít C. 0,8512 lít D. 0,784 lít. Câu 31(ĐDT.L6.12): Tính số mol AgNO 3 nhiều nhất cần cho phản ứng với 0,01 mol Fe để sau khi phản ứng kết thúc, thu được 0,002 mol Fe(NO 3 ) 3 A. 0,028 mol B. 0,03 mol C. 0,022 mol D. 0,015 mol. Câu 32(ĐDT.L3.11): Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol AgNO 3 . Tìm mối liên hệ a, b để sau khi phản ứng xong thu được dung dịch chứa 2 muối có khối lượng mol hơn kém nhau 62 đvC ? A. 2a < b < 3a B. a < b < 2a C. 2b < a < 3b D. b = 3a Câu 33(CĐ.09): Cho 100 ml dung dịch FeCl 2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO 3 2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 34,44 B. 47,4 C. 30,18 D. 12,96. Câu 34(KHTN.L4.12): Cho 200 ml dung dịch AgNO 3 2,5x mol/lít tác dụng với 200 ml dd Fe(NO 3 ) 2 x mol/lít. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 28,7 gam B. 34,44 gam C. 40,18 gam D. 43,05 gam.

Ngày đăng: 30/08/2015, 21:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan