Ôn tập luật hình sự phần chung và phần riêng

88 4.4K 4
Ôn tập luật hình sự phần chung và phần riêng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng hợp các bài tập nhận đinh, tình huống luật hình sự. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đề số: 01) _______________ I. Lý thuyết (4 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực áp dụng đối với tất cả người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Trong cấu thành tội phạm hình thức, bắt buộc phải có các dấu hiệu gồm: hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành và hậu quả. 3. Trong vụ án có đồng phạm, thì những người đồng phạm bắt buộc phải thực hiện một trong bốn loại hành vi: tổ chức, thực hành, xúi giục và giúp sức. 4. Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự có quy định loại hình phạt chung thân và tử hình, nên tội phạm đó là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. II. Bài tập (6 điểm). 1. Do mâu thuẩn nên bà Thu (mẹ vợ) yêu cầu Trung trả lại căn nhà mà bà xây dựng cho vợ chồng Trung, bực tức Trung mua xăng về định đốt nhà. Nhìn thấy Trung cầm bình xăng đổ ra nền nhà, thì chị Hiếu (vợ Trung) chạy đến can ngăn và giật bình xăng, liền lúc đó, Trung bật hộp quẹt đốt nhà, do được mọi người xung quanh cứu giúp nên dập tắt được đám cháy. Hậu quả: Căn nhà bị cháy gây thiệt hại 15 triệu đồng và chị Hiếu bị bỏng gây mất 35% sức lao động. Hỏi: Trung có phải chịu TNHS không, đối với những thiệt nào, tại sao? 1 2. Ngày 26/12/2009, sau khi đi làm về, Lại Văn Dũng gởi cây cuốc cho Chí, hôm sau, Dũng đến nhà Chí lấy lại cây cuốc thì bà Nguyễn Thị Ngay (mẹ Chí) cho rằng Dũng còn nợ 50.000đ chưa trả nên bà lấy cây cuốc trừ nợ. Dũng về nói lại với cha ruột là Lại Văn Bịp, do bực tức nên ông Bịp và Dũng sang nhà bà Ngay nói chuyện, trong lúc lời qua tiếng lại thì ông Bịp nhặt cây củi trước nhà bà Ngay xông vào đánh Chí, thấy vậy, Dũng cũng nhặt củi chạy theo ông Bịp, liền lúc đó, bà Ngay nhặt cây củi khác đánh vào đầu làm Dũng té ngã xuống đất, ông Bịp quay sang đánh nhau với bà Ngay và bị bà Ngay đánh gãy tay phải, thì được mọi người can ngăn. Hậu quả, ông Bịp bị thương tật với tỉ lệ là 15%, Dũng bị chấn thương sọ não với tỉ lệ thương tật là 30%. Anh (chị) hãy cho biết bà Nguyễn Thị Ngay có phải chịu TNHS hay không, tại sao? HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đề số: 02) _______________ I. Lý thuyết (4 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Mọi trường hợp thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu, thì người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 115, 117 Bộ luật hình sự là chủ thể đặc biệt. 2 3. Mọi công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm phải tịch thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước. 4. Thời điểm người phạm tội đạt được mục đích phạm tội cũng là thời điểm tội phạm kết thúc trên thực tế. II. Bài tập (6 điểm). 1. Vào ngày 24/9/2012, tình cờ gặp nhau, A kể lại cho B chuyện A bị anh K đánh cách đó vài ngày nên B kêu A cùng với B đi tìm đáng anh K. Nhìn thấy trong quán có một dao nhọn, B lấy bỏ vào túi quần rồi cùng với A đi bộ ra đầu hẻm, thì gặp C điều khiển xe mô tô chạy ngang. B gọi C dừng lại và nhờ C chở đến nhà anh K. Khi đến nhà anh K, A và C đứng trước cửa, B đi vào lời qua tiếng lại với anh K và hai bên xô xát nhau. Liền lúc đó, B rút dao mang theo đâm vào vùng bụng của anh K chảy máu rồi bỏ chạy. Sau đó, A và C có cùng mọi người đưa anh K đi cấp cứu, nhưng vết thương gây mất máu không hồi phục làm anh K tử vong. Theo anh (chị), những người nào phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án nói trên? 2. Khoảng 22 giờ, ngày 17/5/2012, Hùng, điều khiển xe mô tô chở Mạnh và Hoài đi từ ấp Cây Cầy về ấp Trảng Trai, xã Tân Hòa. Khi đến khu vực tổ 7, ấp Cây Cầy thì gặp Huỳnh đang điều khiển xe mô tô chở Thành đi cùng chiều. Do có mâu thuẫn từ trước và thấy đường vắng người qua lại, nên Hùng điều khiển xe chạy theo ép xe của Huỳnh ngã xuống đường, Huỳnh té tại chỗ còn Thành bỏ chạy vào vườn cao su. Hùng, Mạnh, Hoài dùng tay chân đấm, đá Huỳnh bất tĩnh rồi Hùng kêu Mạnh và Hoài lấy xe của anh Huỳnh cùng tẩu thoát. Anh (chị) hãy cho biết vai trò của Hùng, Mạnh, Hoài trong vụ án nói trên? HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đề số: 01) 3 _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Tội phạm được thực hiện trên tàu quân sự của nước ngoài đang neo đậu ở Việt Nam được xem là xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Chủ thể của tội phạm quy định tại Điều 94, 95 Bộ luật hình sự là chủ thể đặc biệt. 3. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ định phạm. 4. Phòng vệ chính đáng là trường hợp hành vi chống trả phải gây thiệt hại nhỏ hơn hành vi xâm hại. 5. Người bị hại đồng ý với việc mua bán người vì lợi ích vật chất, thì hành vi mua bán trên không phạm vào tội mua bán người. II. Bài tập (5 điểm). A, B là những đối tượng không nghề nghiệp, tình cờ gặp nhau tại quán cà phê trong thị xã, A rủ B tìm những tiệm vàng nào sơ hở để chiếm đoạt tài sản bán lấy tiền chia nhau tiêu xài, thì B đồng ý. Hôm sau, A sử dụng xe mô tô của mình chở B đến tiệm vàng của anh H, A ngồi trên xe chờ bên ngoài, B đi vào gặp anh H giả vờ hỏi mua vàng và đề nghị anh H cho B xem sợi dây chuyền trị giá 55.000.000 đồng, khi vừa nhận được sợi dây chuyền mà anh H đưa, B lập tức bỏ chạy ra ngoài, A đề máy xe chở B tẩu thoát. Anh H lấy xe mô tô đuổi theo thì bị B hai lần dùng đá ném trả, nhưng không trúng người anh H. Nghe tiếng truy hô, nên lực lượng Cảnh sát giao thông đang chốt trực gần đó phối hợp với nhân dân bắt giữ A và B. Anh (chị) hãy cho biết hành vi của A, B phạm tội gì, quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự? HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 4 Thời lượng: 90 phút (Đề số: 02) _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Mọi trường hợp người thực hiện tội phạm trong tình trạng say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Mọi công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm phải tịch thu tiêu hủy hoặc sung quỹ nhà nước. 3. Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh của người bị hại thì xác định ngày, tháng sinh là ngày 31/12 của năm sinh đó. 4. Thời điểm người phạm tội đạt được mục đích phạm tội cũng là thời điểm tội phạm kết thúc. 5. Tội giết người có quy định loại hình phạt tử hình nên tội phạm trên là loại tội đặc biệt nghiêm trọng. II. Bài tập (5 điểm). Vào ngày 04/01/2011, tình cờ gặp nhau, A rủ B cùng phối hợp tìm người nào sơ hở, thiếu cảnh giác để chiếm đoạt xe mô tô bán lấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, thì B đồng ý. Sau khi A và B chuẩn bị xong các công cụ gồm: chìa khóa “vạn năng”, kềm và những công cụ cần thiết khác, A, B đã cùng nhau tổ chức chiếm đoạt được 03 xe mô tô có giá trị từ 12 triệu đến 15 triệu. Tổng trị giá tài sản mà A, B chiếm đoạt được là 42 triệu đồng. Khi thực hiện tội phạm, B thường lợi dụng lúc chủ sở hữu dựng xe bên ngoài để vào các cửa hiệu thì nhanh chóng chiếm đoạt tài sản tẩu thoát, A đứng gần đó làm nhiệm vụ truy cản nếu có người đuổi theo B. Đến ngày 20/02/2011, A, B tiếp tục sử dụng thủ đoạn trên để chiếm đoạt xe mô tô (trị giá 11 triệu đồng) của người khác thì bị bắt quả tang. Quá trình điều tra xác định được, vào tháng 01/2009, A đã bị Tòa án huyện áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS phạt 06 tháng tù giam; đến tháng 12/2009, A tiếp tục phạm tội và bị Tòa án huyện trên áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS phạt 12 tháng tù giam. Anh (chị) hãy hành vi của A, B phạm tội gì, quy định tại điều khoản nào của Bộ luật hình sự? HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đề số: 02) _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Một tội phạm chỉ được xem là xảy ra tại Việt Nam nếu như tội phạm đó bắt đầu, diễn biến và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được phát hiện sau ngày 01/7/2000. 3. Một người gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì không phải chịu TNHS. 4. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ định phạm. 5. Phòng vệ chính đáng là trường hợp hành vi chống trả phải gây thiệt hại nhỏ hơn hành vi xâm hại. II. Bài tập (5 điểm). Do có mâu thuẫn trong kinh doanh nên A nhờ B đánh M để trả thù, A hứa sẽ cho tiền B tiêu xài thì B đồng ý. Khi đi tìm đánh M, B mang theo 01 dao nhọn giấu vào người. Gặp M vừa đi làm về đến nhà, B xông vào dùng dao mang theo đâm vào vùng ngực của M chảy máu. Thấy vậy, N (em ruột M) chạy đến hỗ trợ, thì bị B dùng dao đâm vùng bụng N gây thương tích rồi bỏ chạy. Hậu quả làm M tử vong do vết thương gây thủng tim; còn N bị thương với tỉ lệ thương tật là 35%. Hỏi: Anh (chị) hãy xác định hành vi của A, B phạm vào tội gì, quy định tại điều khoản nào của BLHS? HẾT 6 TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Học kỳ V - Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đề số: 02) _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Một điều luật được hiểu là không có lợi cho người phạm tội là điều luật thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm hình sự và thời gian xóa án tích. 2. Các tội phạm có tính chất chiếm đoạt thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành tội phạm vật chất. 3. Quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng vật chất mà hành vi phạm tội tác động đến phải tịch thu sung quỹ Nhà nước. 4. Người thực hiện hành vi phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. 5. Tội phạm hoàn thành là trường hợp người phạm tội thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết. II. Bài tập (5 điểm). A, B là những đối tượng sống lang thang, không nghề nghiệp. Vào ngày 4/01/2011, tình cờ gặp nhau tại quán cà phê trong thị trấn, A rủ B cùng phối hợp tìm ngưởi nào sơ hở, thiếu cảnh giác để trộm cắp xe mô tô bán lấy tiền chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày, thì B đồng ý. Sau khi A và B chuẩn bị xong các công cụ gồm: chìa khóa “vạn năng”, kềm và những công cụ cần thiết khác, A, B đã cùng nhau thực hiện được 03 vụ trộm cắp 03 xe mô tô có giá trị từ 12 triệu đến 15 triệu. Tổng trị giá tài sản mà A, B chiếm đoạt được là 42 triệu đồng. Khi thực hiện tội phạm, B thường là người trực tiếp lấy trộm tài sản, A đứng ngoài cảnh giới cho B. Đến ngày 20/2/2011, trong lúc A, B đang thực hiện vụ trộm xe mô tô (trị giá 11 triệu đồng) của người khác thuộc khu vực thị trấn thì bị bắt quả tang. 7 Quá trình điều tra xác định được, vào tháng 01/2009, A đã bị Tòa án huyện áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS phạt 06 tháng tù giam; đến tháng 12/2009, A tiếp tục phạm tội và bị Tòa án huyện trên áp dụng khoản 1 Điều 138 BLHS phạt 12 tháng tù giam. Căn cứ kết quả điều tra, Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện để xét xử A theo Điểm a, c, e khoản 2 Điều 138 và xét xử B Điểm a, e khoản 2 Điều 138 BLHS. Anh (chị) hãy nhận xét về nội dung quyết định truy tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện đối với A và B? HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Học kỳ V - Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đáp án đề số: 01) _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Sai. (0,5đ). Một tội phạm được xem là xảy ra tại Việt Nam chỉ cần tội phạm đó bắt đầu hoặc diễn biến hoặc kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Sai. (0,5đ). Thời điểm phát hiện tội phạm có khi không trùng với thời điểm tội phạm được thực hiện. Nếu tội phạm được thực hiện trước 0 giờ ngày 01/7/2000, sau ngày 0 giờ 01/7/2000 mới phát hiện được tội phạm, thì Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ có hiệu lực áp dụng đối với hành vi phạm tội đó nếu có lợi cho người phạm tội (khoản 3 Điều 7 BLHS). (0,5đ). 8 3. Sai. (0,5đ). Một người gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu người bị gây thương tích không phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc gây thương tích cho người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng mà tỉ lệ thương tật trên 31% thì phải chịu TNHS (Điều 105 BLHS). (0,5đ). 4. Sai. (0,5đ). Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoặc tội phạm hoàn thành thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ định phạm hoặc đã phạm. (0,5đ). 5. Sai. (0,5đ). Được xem là phòng vệ chính đáng nếu hành vi chống trả là cần thiết nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại. (0,5đ). II. Bài tập (5 điểm). - Trước khi thực hiện tội phạm, B chuẩn bị hung khí nguy hiểm, khi gặp M, B tấn công đâm thẳng vào vùng ngực, cho thấy B có ý thức tước đoạt sinh mạng của M, hành vi của B phạm vào Tội giết người. A nhờ B đánh M để trả thù, nhưng không giới hạn đánh như thế nào, đánh gây thương tích hay đánh chết M, nên có thể khẳng định A có ý thức chấp nhận mọi hậu quả mà B gây ra cho M. Vì vậy A đồng phạm với B về Tội giết người. Khi nhờ B, A hứa cho B tiền và B vì lợi ích vật chất trên mà phạm tội, hành vi của A và B đã thỏa mãn tình tiết “Thuê giết người” và “giết người thuê” tại Điểm m khoản 1 Điều 93 BLHS. (2đ). - Trong lúc thực hiện hành vi giết M, B thực hiện thêm hành vi đâm vào vùng bụng N gây thương tích. Việc N đến hỗ trợ là nằm ngoài dự tính của B, B chỉ đâm một cái rồi bỏ chạy, cho thấy B không mong muốn xâm hại đến tính mạng của N, nên hành vi xâm hại của B đối với N phạm vào Tội cố ý gây tích cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 BLHS. Đây là hành vi vượt quá của B (người thực hành), B phải chịu trách nhiệm độc lập về sự vượt quá này. Theo quy định tại tiểu mục 3.1 mục 3 Phần Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, thì dao nhọn là loại hung khí nguy hiểm và tỉ lệ thương tật của N là 35%, do vậy hành vi của N thỏa mãn quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS. (2đ). 9 Tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 104 là tội phạm rất nghiêm trọng. B thực hiện tội phạm này ngay sau khi phạm tội giết người, hành vi của B thỏa mãn thêm quy định tại Điểm e khoản 1 Điều 93 BLHS. (1đ). HẾT TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT GIẢNG VIÊN RA ĐỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ KHOA LUẬT Học kỳ V - Năm học 2013 – 2014 ____________ (Được sử dụng tài liệu) MÔN: LUẬT HÌNH SỰ Thời lượng: 90 phút (Đáp án đề số: 02) _______________ I. Lý thuyết (5 điểm). Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao: 1. Sai. (0,5đ). Điều luật quy định thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm hình sự là không có lợi cho người phạm tội; còn quy định thu hẹp (rút ngắn) thời gian xóa án tích là có lợi cho người phạm tội. (0,5đ). 2. Sai. (0,5đ). Tội phạm có tính chất chiếm đoạt trong Chương các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV), có một số tội như: Tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… (Điều 133, 134 BLHS) có cấu thành tội phạm cắt xén, cấu thành tội phạm hình thức. (0,5đ). 10 [...]... nước và pháp luật Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (tập 1,2) NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007 3 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự Việt Nam, tập 2, tập 5, Nxb TP Hồ Chí Minh 4 Nguyễn Ngọc Hòa, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công... thông TƯ lt 17/2007 II Bài tập Tháng 12/2007, ông Q có đến kiểm tra việc kih doanh vàng bạc của gia đình ông N Sau khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ nộp thuế, ông Q đe dọa sẽ nâng biểu thuế kinh doanh lên 30% làm cho ông N lo sợ và phải đưa cho ông Q 20 triệu đồng Sau khi kiểm tra lại các quy định của pháp luật thì ông N thấy việc kinh doanh vàng bạc của gia đình ông không có gì vi phạm pháp luật cả, ông... uy hiếp (dọa nâng biểu thuế) buộc ông N nộp 20tr đồng 21 ông Q đủ căn cứ để cấu thành tội ở điều 280 (chọn câu 3) 1/ Do chủ thể ông Q là người có chức vụ quyền hạn, nên không là tội ở điêu 135 2/ Ong N không được hưởng lợi ích nào từ việc đe dọa của ông Q, nên không có việc nhận hối lộ Đề thi môn Luật hình sự HS3 (lần 1) Lớp Hành chính 33A (Được sử dụng Bộ Luật Hình sự) I Các nhận định sau đúng hay... những biện pháp chế tại cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự nhằm răn đe, trừng trị những ai có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, và từ đó nhằm giảm số người phạm tội xuống mức tối thiểu nhất Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức tuân thủ, chấp hành tốt pháp luật và các nhà làm luật, các cơ quan chức năng cần phải phát huy hơn nữa... BLHS? ĐỀ THI LUẬT HÌNH SỰ (2) I Lý thuyết Xác định các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao? 1 Một điều luật được hiểu là không có lợi cho người phạm tội là điều luật thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm hình sự và thời gian xóa án tích 2 Các tội phạm có tính chất chiếm đoạt thuộc Chương các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành tội phạm vật chất 3 Quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, đối tượng... lại chia đôi cho B và A mỗi người 1.150.000 đồng A) Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B B) H có đồng phạm với A và B trong việc chiếm đoạt số tiền của ông C hay không? Tại sao? C) Hành vi lấy 2.000.000 đồng của H có cấu thành tội phạm hay không? Nếu có thì cấu thành tội gì? 26 2) X và Y được biết về hệ thống ống dẫn dầu do một đơn vị quân đội đã thi công và chuẩn bị đưa vào vận hành nên... và không có bất kỳ thỏa thuận nào với A thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A Trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố không thể thiếu Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Trong trường hợp 31 thứ nhất này, B không... tức nên ông Biệp và Dũng sang nhà bà Ngay nói chuyện, trong 17 lúc lời qua tiếng lại thì ông Biệp nhặt cây củi trước nhà bà Ngay xông vào đánh Chí, thấy vậy, Dũng cũng nhặt củi chạy theo ông Biệp, liền lúc đó, bà Ngay nhặt cây củi khác đánh vào đầu làm Dũng té ngã xuống đất, ông Biệp quay sang đánh nhau với bà Ngay và bị bà Ngay đánh gãy tay phải, thì được mọi người xung quanh can ngăn Hậu quả, ông Biệp... gian dối” (điều 307 BLHS) II Bài tập tình huống 1) 17 giờ chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiết khăn, ném cho A... Điều 140 BLHS với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù 2 B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A hay không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì? Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu th ụ d ầu c ủa A hay không thì có thể chia ra những trường hợp như sau:  Thứ nhất, nếu B hoàn toàn không biết gì về hành vi chiếm đoạt của A, không biết số dầu A bán

Ngày đăng: 29/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

  • Đối tượng của hành vi chiếm đoạt:

  • I. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là những tài sản đã được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng. Trong đề bài đối tượng của hợp đồng chính là 200 lít dầu mỗi lần A được thuê vận chuyển.

    • I. Vụ án

    • A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.

    • Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra dọa: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.

    • II. Giải quyết vấn đề

    • 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?

    • Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 BLHS 1999 vì căn cứ vào các tình tiết vụ án đưa ra ta thấy hành vi mà A và B đã thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm của tội này:

    • Về khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai

    • quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Cả hai quan hệ xã hội này đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản. Ở vụ án trên, với hành vi rút súng ra dọa “ngồi im không tao bắn chết” của A và B đã xâm hại quan hệ nhân thân là tính mạng, sức khỏe, quyền tự do con người và qua đó nhằm mục đích xâm phạm quan hệ sở hữu là chiếm đoạt tài sản (chiếc xe máy) của C, D.

    • Về mặt khách quan của tội phạm:

    • Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được mô tả trong cấu thành tội

    • phạm của tội này quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS 1999: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”. Như vậy, có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản:

    • - Hành vi dùng vũ lực: Đây là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người đó chống lại việc chiếm đoạt, từ đó người phạm tội có thể dễ dàng chiếm đoạt được tài sản.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan