Báo cáo thực tập tổng hợp tại chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới hoà bình

25 345 0
Báo cáo thực tập tổng hợp tại chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới hoà bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Phần I Giới thiệu tổng quan 1 I.Lịch sử hình thành và phát triển của chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới Hoà Bình. 1 1.Cơ sở hình thành và tồn tại 1 1.1.Đặc điểm chung của tỉnh Hoà Bình. 1 1.2.Cơ sở hình thành và tồn tại 2 2.Các giai đoạn phát triển 3 3.Chức năng và nhiệm vụ 4 II.Cơ cấu tổ chức bộ máy 4 1.Cấp tỉnh. 4 2. Cấp huyện. 6 3. Cơ cấu tổ chức của CCĐCĐC vùng KTM 7 Phần II. Đánh giá tình hình hoạt động chung của CCĐCĐC vùng KTM 9 I. Thực trạng công tác điều hành chương trình, dự án nhằm nâng cao đới sống người dân khu vực khó khăn và đồng bào dân tộc(ĐBDT) 9 1.Khái quát chung về các chương trình, dự án nhằm nâng cao đời sống người dân. 9 1.1.Chương trình 135. 9 1.2.Chương trình MTQG XĐGN việc làm 10 1.3.Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách. 11 1.4.Chương trình 134 12 1.5.Một số chương trình khác 12 2.Kết quả đạt được. 13 3.Khó khăn và nguyên nhân. 15 3.1.Về tổ chức bộ máy. 15 3.2.Cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ ngành. 16 3.3.Việc phối hợp thực hiện 16 3.4.Phát triển kinh tế, XĐGN. 17 3.5.Vốn 17 III.Tìm hiểu các giải pháp khắc phục những mặt tồn tại trong công tác điều hành, quản lí chương trình, dự án, chính sách. 17 Phần III: Phương hướng về đổi mới hoạt động của CCĐCĐC vùng KTM trong tương lai 20 I.Công tác dân tộc và tôn giáo trong vài năm tới. 20 II.Giải pháp 20 III.Một vài kiến nghị. 22

Phần I Giới thiệu tổng quan I.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới Hoà Bình. 1.Cơ sở hình thành và tồn tại Phát triển bền vững, ổn định và công bằng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Trong điều kiện khu vực hoá và hội nhập quốc tế, thực hiện hài hoà các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường thì vấn đề giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành, mang tính tất yếu của mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc sinh sống, trong quá trình lãnh đạo và trong mỗi bước đi của từng giai đoạn lịch sử. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới xây dựng quan hệ bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định:” Vấn đề dân tộc có ý nghĩa to lớn trong đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển”. Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhất là từ khi có NQ22- NQ/ TW. Tình hình các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước chuyển biến quan trọng. 1.1.Đặc điểm chung của tỉnh Hoà Bình. 1.1.1 Điều kiện tự nhiên. Hoà Bình là một tỉnh miền núi, có 10 huyện, 1 thị xã, 214 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 466.253 ha: Đất lâm nghiệp có rừng 194.308 ha chiếm 41,7%, đất đồi núi chưa sử dụng 135.010 ha chiếm 29 %, đất nông nghiệp 66.759 ha chiếm 14,3%, các loại đất khác 70.176 ha chiếm 15% trong đó có trên 72 ngàn ha diện tích mặt nước, riêng hồ Hoà Bình có diện tích trên 8.000 ha. 1.1.2.Về dân tộc. Là một tỉnh mà dân tộc thiểu số chiếm phần lớn 71% ( trong đó dân tộc Mường 62,8%, dân tộc Thái 4%, dân tộc Dao 1,7%, dân tộc Tày 2,7%, dân tộc H’Mông 0,6%, các dân tộc khác chiếm 0.1 % ) và dân tộc Kinh chỉ chiếm 29%. Mỗi một dân tộc có phong tục tập quán, lối sống riêng tạo nên một tỉnh đa dạng về văn hoá, cũng như cách nghĩ, cách làm là khác nhau. 1.1.3.Về tôn giáo. Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo với khoảng 22000 tín đồ, chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 60% còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác. Vấn đề gây rối, di cư tự do, truyền đạo trái phép ít xảy ra, vì thế mà chính trị, an ninh quốc phòng trên toàn tinhr được đảm bảo. Sơ lược về đặc điểm chung của Hoà Bình, ta thấy việc quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người dân là vấn đề quan trọng và tiên quyết. Có như vậy Hoà Bình mới có thể theo kịp các tỉnh khác. 1.2.Cơ sở hình thành và tồn tại Với mục tiêu tăng trưởng bền vững, cơ bản đảm bảo công bằng xã hội thì mỗi địa phương cần phải nỗ lực, cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao mức sống của người dân. Ở vào vị trí địa lý khác nhau, mỗi khu vực, mỗi vùng lại có những thuận lợi và khó khăn riêng biệt. Đảm bảo sự thống nhất về mục tiêu phát triển, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh ở từng địa phương thì việc phối hợp thực hiện theo chiều dọc, chiều ngang là hợp lí. Nhằm nâng cao năng lực quản lí ở từng địa phương và trong cả nước, Đảng và Chính phủ đã thực hiện phân cấp quản lí. Quan tâm đến đời sống người dân khu vực khó khăn, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa là một trong những công việc cần phải làm. Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, giao thông bất lợi, XĐGN, nâng cao mức sống người dân luôn được coi là nhiệm vụ hàng đâu. Ban Dân tộc và Tôn giáo đad được thành lập để thực hiện nhiệm vụ này. 2.Các giai đoạn phát triển Thực hiện lời kêu gọi cuộc vận động định canh định cư của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghị quyết 38 CP ngày 12/3/1968 của hội đồng chính phủ về cuộc vận động định canh định cư đối với đồng bào hiện còn du canh du cư. Nghị quyết số 22 năm 1989 của bộ chính trị. Quyết định số 72 –HĐBT của hội đồng bộ trưởng về chính sách phát triển kinh tế xã hội miền núi. Công tác định canh định cư của tỉnh Hoà Bình được thực hiện từ năm 1968. Chịu trách nhiệm thực hiện là Ban ĐCĐC trực thuộc Hà Sơn Bình( nay là Hoà Binh và Hà Tây). Đến năm 1996 thì sát nhập với chi cục di dãn dân thành chi cục ĐCĐC trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chương trình ĐCĐC thực hiện trong một thời gian dài. Địa bàn các xóm, xã thuộc diện ĐCĐC là vùng cao, vùng sâu, xa, giao thông đi lại khó khăn. Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Trình độ dân trí thấp, phong tục lạc hậu, tập quán canh tác chủ yếu là du canh du cư phá rừng làm nương rẫy, thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên. Đời sống đồng bào thuộc diện ĐCĐC gặp nhiều khó khăn nhất là vùng lòng hồ Sông Đà, vùng cao huyện Tân Lạc…do thiếu đất canh tác, cơ sở hạ tầng thiết yếu phụ thuộc vào sản xuất và đời sống. Sau một thời gian thực hiện với nhiệm vụ chủ yếu là giúp đỡ các xã, hộ gia đình ổn định nơi ở và nơi sản xuất. Cùng với yêu cầu và nhiệm vụ mới Ban Dân tộc và tôn giáo được thành lập theo quyết định số 164/ 2003/QĐ- TTg ngày 8/8/2003 của thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở kiện toàn, tổ chức lại Ban Dân tộc hiện có, đồng thời chuyển giao nhiệm vụ quản lí Nhà nước về công tác dân tộc miền núi(bao gồm CCĐCĐC& vùng KTM ) do sở Nông nghhiệp và phát triển nông thôn đảm nhiệm về Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh. Lĩnh vực công tác chủ yếu là hướng tới đồng bào vùng dân tộc, vùng tôn giáo, địa bàn vùng sâu, vùng xa. Chi cục ĐCĐC & vùng Kinh tế mới là một bộ phận của Ban Dân Tộc & Tôn giáo, chịu trách nhiệm trước Ban, UBND tỉnh về công tác dân tộc và tôn giáo trong toàn tỉnh. 3.Chức năng và nhiệm vụ - Với chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực về chính sách kinh tế, chính sách xã hội, giáo dục đào tạo và một số chính sách khác ở vùng ĐBDT, tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội, cân đối giữa các vùng, miền, các dân tộc. - Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh vực, công tác dân tộc, tôn giáo, hướng dẫn kiểm tra, tố chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án được phê duyệt. - Phối hợp các cấp, ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc, đồng bào tôn giáo, giữ gìn và phát huy bản săc dân tộc. - Xây dựng các kế hoạch công tác, báo cáo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quyết định đối với UBND tỉnh, UBDT. II.Cơ cấu tổ chức bộ máy 1.Cấp tỉnh. Ban Dân tộc và Tôn giáo được thành lập tháng 8 năm 2003. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2004. Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh quản lí Nhà nước về lĩnh vực dân tộc & tôn giáo, quản lí chỉ đạo công tác ĐCĐC và vùng kinh tế mới. Năm 2004, bộ máy tổ chức về công tác Dân tộc & tôn giáo từng bước được đi vào kiện toàn và hoạt động theo nghị định 53 và nghị định 22 của chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Ban Dân tộc và tôn giáo lập đề án, đề nghị bổ sung cơ cấu ban, đã được tỉnh phê duyệt theo quyết định số 22/2005/QĐ-UB ngày 20/5/2005 trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng, đơn vị ban. - Cơ cấu tổ chức. Với cơ cấu bao gồm: Ban lãnh đạo( 1 trưởng ban, 2 phó ban), 4 phòng chức năng và một chi cục trực thuộc. Trong đó: Phòng tổ chức hành chính ( 8 cán sự) Phòng chính sách dân tộc( 4 cán sự) Phòng công tác tôn giáo ( 4 cán sự) Thanh tra ban ( 3 cán sự) sử dụng con dấu riêng biệt theo quy định của pháp luật. Chi cục ĐCĐC & vùng KTM (11 cán sự ) sử dụng bộ máy và con dấu của chi cục phục vụ cho hoạt động của cơ quan điều hành. Phòng tổ chức hành chính Phòng chính sách dân tộc Phòng công tác tôn giáo Ban thanh tra Chi cục ĐCĐC & vùng KTM Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Dân tộc và Tôn giáo. - Chức năng nhiệm vụ : + Thực hiện chức năng tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lí Nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh. + Giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch các chương trình, dự án, chính sách phát triển kinh tế -xã hội: chương trình 134, chương trình 135, chương trình MTQG, và các chương trình khác trên địa bàn toàn tỉnh. + Phối hợp với các sở, ban ngành triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước: chính sách trợ giá, trợ cước, cấp không thu tiền giấy vở học sinh, hỗ trợ đồng bào khó khăn, hỗ trợ phương thức sản xuất. 2. Cấp huyện. 11 huyện, thị xã có phòng Dân tộc và Tôn giáo với tổng số cán bộ làm công tác Dân tộc và Tôn giáo là 41 biên chế, 16 hợp đồng. Cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, một số huyện còn thiêư càn bộ lãnh đạo ( Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, thị xã Hoà Bình), nhiều huyện còn thiếu biên chế. Mỗi phòng của các huyện có khoảng 3-4 cán bộ. Như vậy có thể nói rằng cơ cấu tổ chức ở cấp huyện còn nhiều hạn chế. thiếu cán bộ lãnh đạo, thiếu biên chế… dẫn đến hoạt động còn lỏng lẻo, chưa có sự phân công sát sao trong từng công việc. - Chức năng và nhiệm vụ: + Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, UBND huyện về công tác Dân tộc và Tôn giáo: xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội: chương trình 134, chưong trình 135, Dự án ĐCĐC –KTM. + Phối hợp với sở, ban, ngành và các phòng chuyên môn của huyện triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước: trợ giá, trợ cước, cấp không thu tiền giấy vở học sinh tiểu học… 3. Cơ cấu tổ chức của CCĐCĐC& vùng KTM Chi cục ĐCĐC & vùng KTM là đơn vị trực thuộc Ban Dân tộc và Tôn giáo, sử dụng bộ máy và con dấu riêng thực hiện công tác điều hành các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến người dân. - Chức năng nhiệm vụ + Bám sát nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan thực hiện tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành nghị quyết, chỉ thị làm cơ sở để tổ chức thực hiện các chính sách đối với ĐBDT. + Tham mưu giúp tỉnh uỷ xây dựng kế hoạch, trực tiếp phối hợp với các cơ quan ban ngành các cấp xây dựng để án thực hiện quyết định 134, quyết đinh 90, quyết định 136 của thủ tướng Chính phủ. + Xây dựng kế hoạch và giúp cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong các chương trình, dự án, trên địa bàn vùng dân tộc. Triệt để thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. + Rà soát đánh giá kết quản thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn vùng dân tộc. + Tập trung cho việc nghiên cứu, xây dựng các đề án cho phương thức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sảnh phẩm cho nông dân để XĐGN bên vững. + Nghiên cứu thàm mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh để xây dựng đề án đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc. Tiếp tục mở các lớp đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ. - Cơ cấu tổ chức. Căn cứ vào quyết định 03/QĐ-UB ngày 4/01/1997 của UBND tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CCĐCĐC& vùng KTM xác định cơ cấu tổ chức của chi cục. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CCĐCĐC& vùng KTM + Phòng kế hoạch nghiệp vụ: Lập kế hoạch hàng năm theo một số chương trình, dự án; tham gia theo dõi tiến độ và chất lượng công trình, thực hiện nghiệm thu công trình; + Phòng hành chính : Đảm bảo công tác văn thư, thủ quỹ + Phòng kế toán- tài chính: Trực tiếp theo dõi nguồn kinh phí chi thường xuyên, tổng hợp, quyết toán các nguồn kinh phí của đơn vị thực hiện… + Phòng chỉ đạo: Tham mưu cho lãnh đạo một số đề mục dự án phát triển nông lâm nghiệp, chỉ đạo thực hiện các hạng mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuẩt nông lâm nghiệp; chỉ đạo các mô hình; thực hiện công tác thông tin tuyên truyền; Các phòng chức năng ngoài những công việc của mình còn thực hiện thêm các nhiệm vụ khác do lãnh đạo chi cục giao. Chi cục trưởng Chi cục phó Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng kế toán- tài chính Phòng chỉ đạo Phòng hành chính Phần II. Đánh giá tình hình hoạt động chung của CCĐCĐC& vùng KTM I. Thực trạng công tác điều hành chương trình, dự án nhằm nâng cao đới sống người dân khu vực khó khăn và đồng bào dân tộc(ĐBDT) Nâng cao đời sống người dân khu vực khó khăn và ĐBDT là mối quan tâm lớn của tỉnh, việc người dân sống phân tán, rải rác, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật rất hạn chế, thậm chí không có, nhiều nơi người dân sông trong cảnh không có điện, nước, không có điều kiện quan tâm tới sức khoẻ, vệ sinh cho bản thân, nạn mù chữ ở người lớn, trẻ em đến độ tuổi không được đến trường phải ở nhà phụ giúp gia đình là phổ biến…Mức sống thấp là một vấn đề nổi cộm cần được quan tâm và giải quyết. Đời sống người dân được nâng lên thì mới có thể nói đến vấn để phát triển toàn diện, công bằng và ổn định. Cùng với những chính sách, chương trình, dự án đầu tư trên toàn quốc, Hoà Bình đã phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, từ tỉnh đến huyện đến xã, và đến từng hộ nhằm khác phục khó khăn về cơ sở vật chất, lao động, hạ tầng kỹ thuật…tạo cho người dân lòng tin vào Đảng, vào Nhà nước. 1.Khái quát chung về các chương trình, dự án nhằm nâng cao đời sống người dân. 1.1.Chương trình 135. Theo quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn(ĐBKK) miên núi, vùng sâu, vùng xa ( theo tiêu chí phân định của thông tư 41/TT-UB ngày 8/1/ 1996 của Uỷ Ban Dân tộc và Miên núi) đó là các xã có cơ sở hạ tầng thiết yếu thấp kém, các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, nhiều bệnh tật, tập tục lạc hậu, điểu kiện sản xuất khó khăn, sản xuất mang tính tự túc, tự cấp, số hộ nghèo trên 60%. Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã ĐBKK miền núi,vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Hoà Bình có 102 xã ĐBKKvà an toàn khu được Nhà nước đầu tư vào chương trình 135. Chương trình thực hiện với 5 dự án thành phần: Quy hoạch bố trí lại dân cư; đối mới sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phâm; phát triển cơ sở hạ tầng ở dân cư; xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX); đào tạo cán bộ xã, bản. Trong 7 năm thực hiện (1999-2005) tập trung chủ yếu vào dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ( 549 công trình), xây dựng được 17 trung tâm cụm xã ( 72 công trình) các dự án khác cũng đã thực hiện triển khai trong vài năm gần đây như: hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai; mô hình hướng dẫn trồng chè Shan tuyết; cây ăn quả…xây dựng công trình điện, xây dựng vùng kinh tế mới; mở lớp đào tạo, bồi dưỡng càn bộ…. Thực hiện chương trình 135 đó là một trong những nội dung mà Nhà nước nói chung và các Tỉnh nói riêng đồng lòng để có thể quan tâm sát sao đến nhân dân, cung cấp những phương tiện quan trọng, cần thiết góp phần đưa đời sống người dân đi lên. 1.2.Chương trình MTQG XĐGN & việc làm Quyết định số 133/1998/ QĐ-TTg ngày 23-7-1998 về việc phê duyệt chương trình MTQG XĐGN& việc làm. Với mục tiêu giảm tỉ lệ nghèo xuống thấp hơn, được thực hiện trong phạm vi cả nước, ưu tiên các xã nghèo, ĐBKK, vùng cao, biên giới, vùng xa, chương trình này được vận hành theo cơ chế liên ngành. Thực hiện chương trình này bao gồm các dự án sau: - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện từ năm 1999 đến năm 2001 với số công trình là 123. - Dự án Đinh canh định cư: giai đoạn 1999-2001 đầu tư theo dự án với tổng số dự án là 47; từ 2002 bắt đầu thực hiện đầu tư theo các huyện với nội dung chính là hỗ trợ các loại giống, vật tư, cách chăm sóc, khai hoang, phục hoá, xây dựng bai, mương, cải tạo và nâng cấp đường. [...]... thành và phát triển của Chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới Hoà Bình 1 1.Cơ sở hình thành và tồn tại 1 1.1.Đặc điểm chung của tỉnh Hoà Bình .1 1.2.Cơ sở hình thành và tồn tại 2 2.Các giai đoạn phát triển 3 3.Chức năng và nhiệm vụ 4 II.Cơ cấu tổ chức bộ máy 4 1.Cấp tỉnh 4 2 Cấp huyện 6 3 Cơ cấu tổ chức của CCĐCĐC& vùng. .. người, mở 75 lớp tập huấn, thực hiện thông tin tuyên truyền và xây dựng 54 mô hình - Dự án đào tạo cán bộ xã nghèo: Thực hiện đào tạo 740 người (1999- 2001) từ năm 2002 đi sâu vào nâng cao năng lực đào tạo nghề, in tài liệu, xuất bản bản tin, mở lớp học, xây dựng mô hình thí điểm… - Dự án kinh tế mới/ Thực hiện với tổng số dự án là 24 và tổng số hộ là 259 hộ(1999-2001) và đón dân vào vùng dự án, xây... nhân dân, bình ổn một số mặt hàng thiết yếu, mở rộng mạng lưới thương mại quốc doanh ở vùng sâu, vùng cao, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất Công tác định canh định cư: xắp xếp lại dân cư, tổ chức lại sản xuất, xây dựng nông thôn miền núi mới, đã thúc đẩy tiến bộ xã hội bằng việc người dân yêm tâm sinh sống và sản xuất, củng cố an ninh quốc phòng, ổn định xã hội... dân khu vực khó khắn và ĐBDT thiểu số ở Hoà Bình là một công tác có từ rất lâu đời, nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đưa đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương đi lên Với sự nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, các ban ngành và sự đóng góp của người dân thì kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt Nhờ có sự trợ giá, trợ cư c vận chuyển các mặt... hiệu quản chưa thực sự cao, tình trạng hỏng hóc vẫn xảy ra - Huyện: Phòng dân tộc ở huyện mới thành lập, nơi làm việc, kinh phí, trang thiết bị hạn chế, mộ số huyện chỉ có một vài các cán bộ chuyên trách được ghép vào với các phòng khác(Phòng kinh tế, phòng nông nghiệp địa chính) gây khó khăn nhiều cho bước đầu triển khai nhiệm vụ 3.3.Việc phối hợp thực hiện Phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa... bàn tỉnh Với các dự án, chương trình, chính sách cho vùng ĐBDT miền núi, thực hiện chức năng điều hành gặp rất nhiều khó khăn Một trong những nguyên nhân đáng phải xem xét đó chính là bộ máy điều hành Từ năm 2003 chi cục mới được sát nhập và dưới sự chỉ đạo của Ban Dân tộc và Tôn giáo(được thành lập theo quyết định số 13 và 21 của UBND tỉnh Hoà Bình) Do đó tổ chức bộ máy phải xắp xếp lại, một số cán... trọng hơn bằng việc định kỳ cử cán bộ theo dõi địa bàn, gắn với người dân, giúp mối liên hệ giữa xã, dân được chặt chẽ Khắc phục tình trạng tái nghèo, giảm dân tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao hiệu lực quản lý, chi cục đã thực hiện một số biện pháp: tăng cư ng giúp các xã xây dựng cơ sở, chính quyền, mở các lớp tập huấn cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, yêu cầu trong... địa phương - Quản lí hiệu quả và điều hành các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ vùng dân tộc miền núi tỉnh Hoà Binh, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh - Ổn định và kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác dân tộc, tôn giáo Đồng thời nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc và tôn giáo trong toàn nghành - Đổi mới và tăng cư ng công tác tuyên truyền,... chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, HIV/ AIDS… - Chưong trình mục tiêu văn hoá, thông tin: phát triển văn hoá, thể thao vùng sâu, vùng xa; chống xuống dốc và tôn tạo di tích; tạo môi trường phát triển điện ảnh… - Chương trình giáo dục, đào tạo: phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ; hỗ trợ giáo dục miền núi dân tộc và vùng cao; tăng cư ng có sở vật chất các trường phổ thông; tăng cư ng cơ sở... Tỉnh đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, sở công nghiệp, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, báo hoà bình với các công việc: hướng dẫn thực hiện nếp sống mới, di dời chuồng trại xa nơi ở, cung cấp lực lượng sửa chữa và xây dựng đường giao thông, khai hoang, tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, chuyển giao khoa học công nghệ, rà soát lại quy hoạch

Ngày đăng: 29/08/2015, 15:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan