Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương

100 1.3K 27
Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường đại học ngoại thương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐINH THỊ HÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60140114 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng HÀ NỘI – 2014 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục; các thầy, cô giáo trong chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường và những ý kiến đóng góp chân thành giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Hằng – cô giáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Phòng CTCT&SV - Trường Đại học Ngoại thương, cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và động viên để em có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các cán bộ giáo viên và các em sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại trường. Do điều kiện thời gian và khả năng có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong thầy cô, các anh, chị học viên và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2014 Tác giả Đinh Thị Hà ii DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 CLB Câu lạc bộ 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 CTCT&SV Công tác chính trị & Sinh viên 4 ĐHNT Đại học Ngoại thương 5 HĐTV, HTSV Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 6 NCKH Nghiên cứu khoa học 7 SL Số lượng 8 SV Sinh viên iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.1.1. Tại một số nước trên thế giới 5 1.1.2. Tại Việt Nam 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản 11 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 11 1.2.2. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ 15 1.2.3. Khái niệm sinh viên 17 1.2.4. Khái niệm hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 17 1.3. Nội dung quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các trường Đại học 18 1.4. Hình thức hoạt động tư vấn, hỗ trợ 19 1.5. Các lực lượng trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 21 1.6. Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 21 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 21 1.7.1. Đặc điểm của sinh viên 21 1.7.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia 22 1.7.3. Môi trường xã hội 22 Tiểu kết chương 1 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 25 2.1. Một vài nét về Trường Đại học Ngoại thương 25 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của trường 25 2.1.2. Quy mô đào tạo 26 iv 2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên 26 2.1.4. Cơ sở vật chất của trường 27 2.1.5. Định hướng phát triển của trường 27 2.1.6. Quy định về hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 30 2.2. Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 31 2.2.1. Thực trạng các lực lượng tham gia tư vấn 31 2.2.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết và trách nhiệm của các lực lượng trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 33 2.2.3. Thực trạng thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 35 2.2.4. Thực trạng tinh thần thái độ của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên trong việc giải quyết công việc liên quan đến sinh viên 36 2.2.5. Thực trạng khó khăn trong học tập của sinh viên 36 2.2.6. Đánh giá của sinh viên về công tác hỗ trợ sinh viên của trường 38 2.2.7. Đánh giá của sinh viên về môi trường vật chất phục vụ học tập 40 2.2.8. Đánh giá của sinh viên về môi trường tâm lý 42 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 43 2.3.1. Nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 43 2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên và những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 44 2.3.3. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 46 2.3.4. Quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 48 2.3.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 49 2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 50 v 2.4.1. Về ưu điểm 50 2.4.2. Về nhược điểm 52 Tiểu kết chương 2 53 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 54 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 54 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của trường 54 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 54 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 54 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 54 3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên cho mọi lực lượng tham gia 55 3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên 56 3.2.3. Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất và bổ sung kinh phí cho hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 56 3.2.4. Thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên 57 3.2.5. Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát, theo dõi sự tiến triển của sinh viên hiệu quả 65 3.2.6. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường, doanh nghiệp và xã hội 66 3.2.7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 67 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 67 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 69 Tiểu kết chương 3 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 82 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Số liệu các câu lạc bộ 32 Bảng 2.2 Nhận thức về sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 34 Bảng 2.3 Nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 34 Bảng 2.4 Mức độ thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 35 Bảng 2.5 Tinh thần thái độ của cán bộ, giảng viên đối với sinh viên trong việc giải quyết công việc liên quan đến sinh viên 36 Bảng 2.6 Những khó khăn chủ yếu trong học tập của sinh viên 37 Bảng 2.7 Công tác hỗ trợ sinh viên trong học tập của Nhà trường 38 Bảng 2.8 Đánh giá của sinh viên về môi trường vật chất phục vụ học tập 41 Bảng 2.9 Đánh giá của sinh viên về môi trường tâm lý 42 Bảng 2.10 Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 44 Bảng 2.11 Nhận thức về những biện pháp Nhà trường đã thực hiện trong việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 46 Bảng 2.12 Quản lý việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 47 Bảng 2.13 Quản lý việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 48 Bảng 2.14 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên 49 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 70 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 74 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế hệ trẻ là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trên thế giới hay không đều tùy thuộc vào thế hệ trẻ, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ mà cụ thể là SV. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho sinh viên phấn đấu để hình thành một thế hệ con người mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính là vấn đề cần phải đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nguồn lực con người. Nghị quyết trung ương 8 khóa XI có viết: “Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”. Trong giai đoạn hiện nay xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế, nước ta đã tận dụng được trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành xây dựng đất nước, cơ chế thị trường đang phát huy những tác dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa được đẩy mạnh. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục như xuất hiện các hiện tượng suy thoái đạo đức, có lối sống thực dụng…; thêm vào đó sự du nhập văn hóa cũng làm ảnh hưởng đến sinh viên. Sinh viên là đối tượng chưa có đủ sự chín chắn trong suy nghĩ, hành động. Đặc biệt là trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Mặt khác, do nhạy cảm, ham thích khám phá những điều mới lạ và sự bồng bột, thiếu kinh 2 nghiệm nên SV rất dễ tiếp nhận những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Sự phát triển công nghệ khiến cho SV dễ dàng tiếp cận với những trào lưu, lối sống thực dụng, sống vội… Những sự việc bạo lực xảy ra ngày càng nhiều cũng đã tác động xấu đến sinh viên. Sinh viên cần được chia sẻ, được thông cảm và giải đáp các thắc mắc. Vì vậy, tổ chức các hoạt động tư vấn là điều rất cần thiết. Hơn nữa, thực tế cho thấy những kiến thức và kỹ năng mà SV được học trong nhà trường vẫn chưa đủ để sinh viên tự tin khi bước vào cuộc sống nghề nghiệp, SV ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp đối với SV mới ra trường cao. Vì vậy, họ cần hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình học tập tại trường. Trong những năm qua, nhận thức được việc cần thiết phải tổ chức các hoạt động tư vấn và hỗ trợ sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu của người học, một số đơn vị trong Trường ĐHNT đã thực hiện công tác này và đem lại kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên HĐTV, HTSV ở trường vẫn chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu của SV. Thực tế này đặt ra cho những cán bộ làm công tác sinh viên phải suy nghĩ để tìm ra những biện pháp khoa học, sáng tạo, phù hợp với nhà trường để tổ chức tốt hơn nữa các HĐTV, HT, góp phần nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt của sinh viên đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu nhà trường. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương” để nghiên cứu trong luận văn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp phù hợp, khả thi về quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập tại Trường Đại học Ngoại thương, giúp cho sinh viên nâng cao chất lượng học tập và sinh hoạt tại trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý tư vấn, hỗ trợ SV ở trường Đại học. [...]... Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ ở các trường Đại học Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Vài nét... thực trạng hoạt động tư vấn và công tác quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT 3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTV, HTSV tại Trường ĐHNT trong giai đoạn hiện nay 4 Khách thể và đối tư ng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học 4.2 Đối tư ng nghiên cứu Quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương 5 Giả thuyết khoa học Tổ chức... tại trường Nắm được đặc điểm của những yếu tố này sẽ là điều kiện quan trọng để Nhà trường có biện pháp tổ chức công tác tư vấn, hỗ trợ và quản lý hoạt động này có hiệu quả 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, HỖ TRỢ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2.1 Một vài nét về Trường Đại học Ngoại thương 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của trường Trường ĐHNT được thành lập năm 1960 Trường. .. hành động theo quyết định mà SV đã lựa chọn để SV tham gia vào các hoạt động học tập, NCKH và các hoạt động cộng đồng một cách tự giác, thuận lợi Đó chính là phương pháp và mục tiêu mà các trường đại học hướng tới trong giáo dục SV 1.3 Nội dung quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong các trường Đại học Hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV góp phần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để SV học tập,... pháp quản lý sinh viên ngoại trú của Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Trần Thị Thúy Ngân, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2007; “Các biện pháp quản lý sinh viên nội trú các Trường Đại học ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện đổi mới giáo dục đại học hiện nay (khảo sát thực tế tại Trường Đại học Dân lập Phương Đông)”, Dương Thị Ngọc Thủy, thạc sỹ Quản lý. .. pháp quản lý hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên Biện pháp quản lý HĐTV, HTSV là nội dung, cách thức giải quyết các công việc tư vấn, hỗ trợ SV của nhà trường cùng với các lực lượng bên ngoài nhà trường có liên quan đến SV trường nhằm hình thành nhân cách của SV theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo Để đạt được mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khuyến khích động viên, dẫn dắt để hoạt động. .. nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến công tác SV như “Biện pháp quản lý hoạt động của Trung tâm hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc Gia Hà Nội”, Phạm Đình Việt, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2012; “Biện pháp quản lý sinh viên tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp”, Phan Thị Minh Chung, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm... trình học tập của sinh viên tại trường Nếu lãnh đạo Nhà trường và các nhà quản lý chú trọng và tổ chức, quản lý HĐTV, HTSV một cách khoa học, phù hợp với thực tế Nhà trường thì hoạt động này sẽ được triển khai hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường 6 Phạm vi nghiên cứu - Trường ĐHNT có nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ đa dạng nhưng luận văn hướng vào nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động. .. tạo, công tác sinh viên nói chung và HĐTV, HTSV nói riêng cũng là hoạt động lớn của Nhà trường - Nội dung HĐTV, HTSV gồm có: + Tư vấn, hỗ trợ về đời sống: tư vấn, tình bạn, tình yêu, sức khỏe sinh sản, luyện tập thể thao, tiếp cận dịch vụ Internet + Tư vấn, hỗ trợ về học tập, NCKH: về phương pháp học bậc đại học, về thi, chọn đề tài NCKH, đề tài tốt nghiệp, học bổng, du học + Tư vấn, hỗ trợ về ngành... pháp tăng cường quản lý ký túc xá tại Trung tâm Nội trú sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Hoàng Trọng Nghĩa, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2005; “Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của Trường 10 Đại học Hồng Đức trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”, Hà Ngọc Hòa, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2005; “Các biện pháp tăng cường quản lý đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc Gia Hà

Ngày đăng: 29/08/2015, 09:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan