Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

124 646 1
Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LAN NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LAN NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI - 2014 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Tác giả Trần Thị Lan 2 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, và sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Am Hiểu, tôi đã thực hiện đề tài “Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam”. Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Am Hiểu đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 Danh mục từ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ PHÁT SINH TƯ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 11 1.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp nhà nước 11 1.2. Giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 14 1.3. Những quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi 22 1.4. Bài học từ kinh nghiệm của một số nước trong kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. 44 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ PHÁT SINH TƯ LỢI TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 49 2.1. Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 49 2.1.1. Thủ đoạn tiến hành giao dịch tư lợi trong các DNNN hiện nay 49 4 2.1.2. Thực trạng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước 56 2.2. Nguyên nhân những hạn chế trong kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 73 2.2.1. Nguyên nhân từ sự bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật 73 2.2.2. Một số nguyên nhân chủ quan… 91 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 93 3.1. Một số giải pháp pháp lý 93 3.1.1. Giải thích, bổ sung một số quy định pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước 94 3.1.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên, Ban kiểm soát Doanh nghiệp nhà nước 98 3.1.3. Các giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao quản trị công ty 109 3.2. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước 112 3.2.1. Đẩy mạnh cơ chế thực thi pháp luật 113 3.2.2. Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật 115 KẾT LUẬN 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp LDN : Luật doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CTCP : Công ty cổ phần HĐQT : Hội đồng quản trị HĐTV : Hội đồng thành viên ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông GĐ : Giám đốc TGĐ : Tổng giám đốc KSV : Kiểm soát viên BKS : Ban kiểm soát 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời đại kinh tế hiện nay không thể phủ nhận vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước có vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của nền kinh tế, là một công cụ có sức mạnh vật chất của Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994). Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cho thấy khả năng, sự cạnh tranh, phát triển của các doanh nghiệp nhà nước đang là một vấn đề lớn khi mà nền kinh tế này đang được nhà nước bảo hộ rất lớn. Tình trạng làm ăn thua lỗ, nợ nhiều, lâm vào tình trạng phá sản nhưng không được phá sản đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế của chúng ta hiện nay. Nhằm giải quyết bước đầu cho thực trạng đó Nhà nước ta đã và đang triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước sang mô hình của công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP mà nhà nước là chủ sở hữu, thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên, nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia. Việc cổ phần hóa DNNN cũng nhằm thu hút được nguồn vốn để đầu tư, phát triển doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế tư góp phần giúp cho doanh nghiệp nhà nước có thể tự phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường. Trong những năm qua, qua thanh tra, kiểm tra, báo cáo về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa đã đạt được những kết 7 quả nhất định, các doanh nghiệp nhà nước đã có sức cạnh tranh trên thị trường, nguồn vốn dồi dào, năng suất cao hơn Tuy nhiên, cũng qua thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay có một vấn đề nổi bật và đang trở thành vấn nạn đó là tình trạng nảy sinh các giao dịch tư lợi càng càng nhiều, với mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Các giao dịch tư lợi này được thực hiện bởi những cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kí kết, thực hiện hợp đồng trong các doanh nghiệp nhà nước (thông thường là người đại diện trong kí kết hợp đồng) tiến hành các hoạt động làm sai lệch thông tin, điều chỉnh hợp đồng để vụ lợi. Các giao dịch tư lợi này làm cho doanh nghiệp nhà nước, các công ty nhà nước gặp nhiều khó khăn; gây thất thoát tài sản của công ty, doanh nghiệp; dẫn tới sự thiệt hại về lợi ích cho những người có quyền và lợi ích liên quan (ví dụ gây thiệt hại cho các chủ nợ của công ty khi công ty không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ ); làm giảm niềm tin, uy tín của công ty, doanh nghiệp; thậm chí là làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và nền kinh tế - xã hội của quốc gia. Vì vậy, việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông các doanh nghiệp nhà nước, các công ty nhà nước. Với mục đích đưa ra được những giải pháp pháp lý hữu hiệu nhằm kiểm soát được các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi cũng như đưa ra được những biện pháp giải quyết các giao dịch tư lợi đã nảy sinh trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nên tác giả đã chọn đề tài “Những giải 8 pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu nội dung có liên quan đến đề tài luận văn ở các mức độ khác nhau, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: - Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Ngô Thị Bích Phương năm 2007 về “Kiểm soát các giao dịch có nguy có phát sinh tư lợi theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005”. - Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Hải Ly năm 2013 về “Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” - Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Lan Phương năm 2012 “Pháp luật về kiểm soát các giao dịch giữa công ty với người có liên quan” - Tạp chí Luật học số 1 năm 2004 của tác giả Lê Đình Vinh về “Kiểm soát các giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh nghiệp” - Tạp chí Luật học số 9 năm 2010 có bài viết của Th.s Trần Thị Bảo Ánh về “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật Doanh nghiệp năm 2005” Do mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, góc độ tiếp cận hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau nên các công trình khoa học nêu trên hoặc nghiên cứu về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các doanh nghiệp, công ty tư nhân; hoặc nghiên cứu quy định về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong luật Doanh nghiệp; hoặc nghiên cứu kiểm soát giao dịch tư lợi trong một lĩnh vực cụ thể nên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn cũng như đề xuất những [...]... 1: Những vấn đề pháp lý liên quan đến Doanh nghiệp nhà nước và các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi Chương 2: Thực trạng kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp pháp lý nhằm kiểm sóa các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 10 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CÁC GIAO DỊCH CÓ NGUY CƠ PHÁT SINH TƯ LỢI... mới và những đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát giao dịch tư lợi trong các DNNN hiện nay - Phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - Đề xuất định hướng và giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới 5 Đối tư ng... Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm và chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước để phân tích tính tất yếu của việc kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước Bên cạnh đó phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi; quá trình kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước. . .giải pháp để nâng cao khả năng kiểm soát các giao dịch tư lợi trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu đề tài luận văn này Như vậy, với cách tiếp cận riêng của mình, đề tài Những giải pháp pháp lý nhằm kiểm soát các giao dịch tư lợi trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam là một... viên trở lên mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ Ngoài ra, trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước còn có loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và dịch vụ công ích nhà nước 1.2 Giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam 1.2.1 Khái niệm và bản chất các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi 14 Giao dịch là một giao kèo hay giao thiệp... định nhằm kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong Doanh nghiệp nhà nước 1.3.2.1 Các quy định về chấp thuận các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi Các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi bao gồm các giao dịch có giá trị tài sản lớn và các giao dịch giữa công ty với người có liên quan Bởi khả năng phát sinh tư lợi từ các loại giao dịch này lớn, gây thiệt hại tới tài sản, lợi 27 ích... SINH TƯ LỢI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp nhà nước 1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Khoản 1 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005) Doanh nghiệp nhà nước có lịch... thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội 13 - Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao 1.1.2... sản Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao - Doanh nghiệp. .. lực nhằm tư lợi cho riêng mình Vì vậy việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi tư ng kinh doanh lành mạnh, công bằng luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông trong công ty 1.3.2 Nội dung các quy định nhằm

Ngày đăng: 28/08/2015, 21:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...