Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo luật hình sự việt nam

102 513 2
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT XUN GIANG Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam LUT VN THC S LUT HC H NI - 2014 I HC QUC GIA H NI KHOA LUT XUN GIANG Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s Mó s: 60 38 01 04 LUT VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. TRN VN LUYN H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Đỗ Xuân Giang MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7 1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt Nam 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 15 1.2.1. Lỗi cố ý phạm tội 16 1.2.2. Lỗi vô ý phạm tội 20 1.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 25 1.3.1. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ trước khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 25 1.3.2. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 28 1.3.3. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 31 1.3.4. Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 36 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 38 2.1. Một số vấn đề thực tiễn liên quan dến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 38 2.2. Thực tiễn định tội danh liên quan đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 52 2.3. Thực tiễn quyết định hình phạt liên quan đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam 59 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 65 3.1. Phương hướng hoàn thiện dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam 65 3.1.1. Hoàn thiện khái niệm lỗi, lỗi cố ý, lỗi vô ý 65 3.1.2. Hoàn thiện quy định về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm 71 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Luật hình sự Việt Nam 75 3.2.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chủ thể tiến hành tố tụng hình sự 75 3.2.2. Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý 83 3.2.3. Tăng cường trao đổi, nghiên cứu pháp luật nước ngoài về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự 89 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Mô tả tỉ lệ số cấu thành tội phạm có quy định trong nội dung dấu hiệu lỗi cố ý phạm tội, lỗi vô ý phạm tội và không quy định dấu hiệu lỗi 71 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lỗi là một vấn đề phức tạp và quan trọng được nhiều ngành luật quan tâm nghiên cứu. Trong luật hình sự Việt Nam, chế định lỗi có vị trí vô cùng đặc biệt, thể hiện trong nguyên tắc có lỗi – một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Lỗi cho phép xác định rằng, tội phạm không chỉ là kết quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội - biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan mà còn là sự nhận thức, là hệ quả của thái độ tâm lý của chủ thể - biểu hiện bên trong. Người phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không chỉ đơn thuần là người đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi khách quan đó. Với nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc “truy tội khách quan”, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự con người chỉ dựa trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ. Nguyên tắc có lỗi xuất phát từ chính chức năng giáo dục của luật hình sự. Luật hình sự đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội, chủ yếu để giúp họ nhận ra lỗi lầm của mình, cải tạo và sớm trở hành người lương thiện, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng xã hội. Đó cũng chính là mục đích quan trọng của hình phạt. Chức năng giáo dục không thể thực hiện được khi truy cứu trách nhiệm hình sự của một người mà họ không có lỗi vì như vậy cũng trái với nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Theo đó, lỗi được ghi nhận ngay tại khái niệm tội phạm tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời trong đó, Điều 9 và Điều 10 đã xác định và phân biệt hai hình thức lỗi là cố ý phạm tội và vô ý phạm tội. Cố ý phạm tội gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Vô ý phạm tội gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Mỗi tội phạm chỉ được thực hiện bằng hình thức lỗi hoặc cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, trên thực tế, 2 liên quan đến nội dung này, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thống nhất về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực tiễn cũng như nghiên cứu khoa học. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý đều được nghiên cứu về mặt lý luận trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật. Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu về lỗi cố ý và lỗi vô ý ở những khía cạnh khác nhau, cụ thể: Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội; Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam, Quyển I: “Những vấn đề chung”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân; Lê Thị Thu Thủy (2003), Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Lan Anh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Nhuần (2001), Lỗi cố ý trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý cũng được nghiên cứu trong các bài báo, tạp chí như: Nguyễn Ngọc Hòa, Đánh giá mức độ lỗi ở các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, Tạp chí Luật học, số 1/1996; Lê Cảm, Hoàn thiện chế định lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành – Một số vấn đề lý 3 luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/1998; Đào Trí Úc, Nhận thức đúng đắn hơn nữa các nguyên tắc về trách nhiệm cá nhận và về lỗi trong việc xử lý trách nhiệm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999; Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/1999; Nguyễn Văn Trượng,Xác định lỗi của người phạm tội trong tình trạng say rượu, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2001; Nguyễn Văn Hương, Lỗi cố ý gián tiếp và tội phạm có cấu thành hình thức, Tạp chí Luật học, số 4/2002; Nguyễn Thị Thu Hồng, Trao đổi về việc xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2005; Đỗ Đức Hồng Hà, Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18/2005; Lê Văn Luật, Áp dụng nguyên tắc lỗi trong các tội “Vi phạm an toàn giao thông”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12/2006; Đinh Thế Hưng, Yếu tố lỗi trong dấu hiệu định khung hình phạt gây thương tích và hành hung để tẩu thoát trong một số tội xâm phạm sở hữu, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2006; Đỗ Văn Chỉnh, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phản ánh cách thức thực hiện tội phạm và mức độ lỗi của người phạm tội, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2009; Lê Văn Luật, Xác định lỗi khi định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16/2011; Hoàng Quảng Lực, Bàn về nhận thức Yếu tố lỗi trong xét xử án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2012; Văn Thị Hồng Nhung, Xác định lỗi như thế nào để xét xử cho đúng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2013; Lê Văn Luật, Bàn về một số nội dung khái niệm lỗi hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành áp dụng trong công tác xét xử, Tạp chí Nghề Luật. Khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần riêng – 4 Phần các tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về dấu hiệu lỗi – cố ý hay vô ý. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về lỗi cố ý và vô ý dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng. Do đó cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu toàn diện, hệ thống về vấn đề này để xây dựng thống nhất lý luận về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý, góp phần thiết thực trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Luật Hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và vô ý trong luật hình sự Việt Nam, qua đó đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm lỗi, các đặc điểm của lỗi cố ý và lỗi vô ý, sự hình thành và phát triển dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong việc định tội danh, và quyết định hình phạt. Từ đó kiến nghị các phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Dựa trên chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ [...]... Chương 2: Thực tiễn áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẤU HIỆU LỖI CỐ Ý VÀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt Nam Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999... góp về mặt khoa học của luận văn Trong luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề và thực tiễn về lỗi cố ý và vô ý theo quy định của luật hình sự Việt Nam Cụ thể: 1) Phân tích những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm lỗi, cơ sở lý luận của lỗi; khái niệm, đặc điểm của lỗi cố. .. lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam 7 Ý nghĩa của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu cụ thể, thống nhất, đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về các dấu hiệu của lỗi cố ý và lỗi vô ý theo luật hình sự Việt Nam Ngoài ra, luận văn đã xác định đúng đắn những vấn đề về lỗi cố ý và vô ý trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham... cố ý và lỗi vô ý; quá trình hình thành và phát triển của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta 2) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan đến dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý về định tội danh, quyết định hình phạt trong giai đoạn hiện nay 3) Đề xuất phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình. .. cho sức khỏe của người khác – cố ý gây thương tích… vô ý với hậu quả chết người; điểm a Khoản 4 Điều 133 về tội cướp tài sản… 1.3 Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 1.3.1 Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ trước khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nghiên cứu lịch sử phát triển của luật hình sự Việt Nam thời kỳ... chọn và thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Lỗi với bản chất là thái độ tâm lý nội tại của con người, vì vậy lỗi có thể biểu hiện ở những mức độ khác nhau, có lỗi nặng, có lỗi nhẹ, có lỗi cố ý, có lỗi vô ý Theo đó, căn cứ đặc điểm cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí trong những trường hợp có lỗi, luật hình sự Việt Nam xác định hai hình thức lỗi là cố ý phạm tội và vô ý phạm... xử sự nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Lỗi vô ý do cẩu thả là một trong hai hình thức của lỗi vô ý Mặc dù, Bộ luật hình sự không trực tiếp quy định tên gọi của hai hình thức lỗi vô ý, nhưng về mặt lý luận, các nhà nghiên cứu thừa nhận hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả Trường hợp lỗi vô ý do cấu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của. .. thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn, sinh viên, học viên cao học cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn nghiên cứu, áp dụng pháp luật hình sự 5 8 Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam Chương... trò của yếu tố chủ quan – thái độ tâm lý bên trong, hay lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội 1.3.2 Dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, theo đó đất nước ta bước vào một thời kỳ mới Đây là giai đoạn mà tình hình. .. niệm, đặc điểm của dấu hiệu lỗi cố ý và lỗi vô ý theo quy định của Luật hình sự Việt Nam Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Như vậy, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ được coi là có lỗi nếu khi thực hiện hành vi họ nhận thức được và có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có

Ngày đăng: 28/08/2015, 21:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...