Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của các ngân hàng thương mại

16 274 0
Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của các ngân hàng thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tomato Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, quan niệm về giá trị doanh nghiệp, về tài sản đã thay đổi rất nhiều. Những tài sản vô hình như “ nguồn nhân lực”, “thông tin”, “thương hiệu” đang trở thành ba nhóm tài sản vô cùng quý giá. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi uy tín cao và cạnh tranh gay gắt như lĩnh vực ngân hàng, những tài sản này càng trở nên quan trọng hơn, trong đó thương hiệu là yếu tố quan trọng đảm bảo sức sống cho sản phẩm, sức mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh và hội nhập. I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU 1- Khái quát về thương hiệu: Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định hoặc phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu chính là nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ đã được pháp luật bảo vệ hoặc đã được đăng ký bản quyền. Thương hiệu bao gồm cả uy tín và danh tiếng của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Theo giáo sư David Anker, Trường Đại học California, một chuyên gia nổi tiếng về thương hiệu, thì “thương hiệu là tập hợp các tài sản vô hình gắn liền với tên gọi, biểu tương, nó có thể làm tăng hoặc giảm giá trị sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp”. Việt Nam, trong những năm qua báo chí đề cập đến rất nhiều các khía cạnh khác nhau về thương hiệu nh đăng ký, xây dựng, quảng bá, đánh cắp, tranh chấp thương hiệu. Nhưng thực tế chưa có một văn bản pháp luật nào về sở hữu công nghiệp quy định về thuật ngữ “thương hiệu”. Thuật ngữ chỉ được sử dụng trong một số bài viết, một số chương trình tivi , hội thảo hoặc một số văn bản hành chính của một vài cơ quan quản lý Nhà nước. Khái niệm thương hiệu ở Việt Nam thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu 1 Tomato hàng hoá. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận diện dễ dàngvà khác biệt với sản phẩm cùng loại. Đối với các ngân hàng thương mại, thương hiệu chính là uy tín của ngân hàng trên thị trường. Có thể nói, thương hiệu là khối tài sản vô hình nhưng có giá trị nhất trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng sẽ khó hơn gấp nhiều lần so với các ngành sản xuất khác do đặc thù của các sản phẩm ngân hàng: Khách hàng giao dịch với ngân hàng là nhằm “mua” hoặc “bán” các sản phẩm vô hình mà lợi Ých liên quan đến tài chính – mét trong những vấn đề nhạy cảm nhất của cuộc sống. Không giống nhiều ngành dịch vụ với phương châm “càng bán được nhiều hàng hoá dịch vụ càng tốt “. Phương châm của ngân hàng là “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, ”cung cấp dịch vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng”. Vì vậy thương hiệu ngân hàng không chỉ đơn thuần là nhãn hiệu, từ ngữ, biểu tượng mà là tổng hợp đầy đủ các yếu tố: uy tín, chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ, văn hoá của ngân hàng. 2- Những nội dung cơ bản của thương hiệu: Thương hiệu được thiết kế và đăng ký bảo hộ nhằm mục đích để nhận biết và phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, hướng dẫn tiêu dùng và xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.  Nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ, các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, bồi dưỡng giá trị nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ.  Cấu tạo của thương hiệu thường gồm hai thành phần cơ bản: 2 Tomato • Phần phát âm được: Là những dấu hiệu có thể nói thành lời để tác động vào thính giác của người nghe nh tên gọi của hàng hoá, dịch vụ, khẩu hiệu. • Phần không phát âm được: Là những dấu hiệu tạo nên sự nhận biết thông qua thị giác được thể hiện ở hình ảnh, biểu tượng, nét chữ, màu sắc của biểu tượng  Tên thương mại (Tradename) là tên gọi của doanh nghiệp, thể hiện bằng tập hợp các chữ cái hoặc chữ số có thể phát âm được của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tên thương mại tốt thường phải chỉ loại hình doanh nghiệp, lĩnh vưc kinh doanh và khả năng dễ dàng phân biệt trong giao dịch. Tên thương mại thường có phần tên gọi, viết tắt được đăng ký bảo hộ. Ví dô nh: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam( VCB), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) 3- Chức năng của thương hiệu:  Nhằm phân đoạn thị trường Thương hiệu đóng vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường. Các công ty đưa ra 1 tổ hợp nhiều thuộc tính lý tưởng về lợi Ých, thế mạnh & đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Từ đó công ty sẽ phải tạo ra nhiều dấu hiệu & sù khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hót sự chú ý của những khách hàng tiềm năng. Đây chính là công việc đầu tiên của quy trình xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn gửi gắm thông điệp gì qua sản phẩm và dịch vụ Một thương hiệu phải trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dịch vụ đó có những thuộc tính gì ? Sản phẩm dịch vụ đó có những thế mạnh gì ? 3 Tomato Sản phẩm dịch vụ đó đem lại những lợi Ých gì ? Sản phẩm dịch vụ đó tượng trưng cho cái gì ? Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên sẽ làm cho thương hiệu sản phẩm dịch vụ trở nên có ý nghĩa, phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của đối tượng khách hàng mục tiêu  Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm Thương hiệu được biết đến khi sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Trong thời gian rất ngắn, thương hiệu này sẽ chiếm vị thế độc quyền trên thị trường, tuy nhiên sau khi đạt được những thành công nhất định, sản phẩm này sẽ phải đối mặt trước nguy cơ sản phẩm của mình bị bắt chước, bị làm nhái lúc này, thương hiệu đóng vai trò như một tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới. Trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giống nhau, tuy nhiên thông qua quá trình phát triển người tiêu dùng sẽ nhận ra thương hiệu nào đại diện cho sự đổi mới và luôn thành công trong cạnh tranh. Thương hiệu không chỉ đơn thuần như một cái tên hay biểu tương mà còn là biểu hiện cho sự năng động, sáng tạo không ngừng đổi mới: hôm nay là sản phẩm A, ngày mai là sản phẩm B, ngày kia là sản phẩm C Những nỗ lực đổi mới sẽ làm cho thương hiệu trở nên có ý nghĩa, có nội dung & có các đặc điểm khác biệt. Như vậy, việc tạo dựng một thương hiệu đòi hỏi phải có thời gian và một sự khác biệt. Sản phẩm có thể tiếp tục tồn tại hay mất đi nhưng thương hiệu vẫn còn sống mãi với thời gian.  Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng Phần hồn của một thương hiệu chỉ có thể cảm nhận qua sản phẩm và chương trình quảng cáo về nó. Nội dung của sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua các hoạt động quảng cáo này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một thông điệp. 4 Tomato Hồi ức đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhận thức về thương hiệu. Nó giải thích tại sao hình ảnh của một thương hiệu có thể tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng tới nhận thức của người tiêu dùng trong tương lai  Tạo nên tính định hướng và ý nghĩa của sản phẩm Thương hiệu phải chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn ngoài việc thiết lập một thông điệp của sản phẩm tới các khách hàng còn phải có khả năng thích ứng với thời đại và thay đổi linh hoạt theo thị hiếu của khách hàng cũng như tiến bộ công nghệ. Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược & tạo được danh tiếng trên mọi thị trường. Tuy nhiên mỗi thương hiệu lại phát triển với những cam kết & cống hiến khác nhau. Vd: trong lĩnh vực đồ gia dụng. Thương hiệu SIEMEN: bền, đáng tin cậy, gắn liền với hình ảnh người Đức cần cù lao động. Còn thương hiệu PHILIP nổi tiếng vì liên tục nghiên cứu, đổi mới sản phẩm & những nỗ lực khác để đưa ra công nghệ hiện đại phục vụ con người.  Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng Cùng với thời gian & những nỗ lực không ngừng, thương hiệu ngày càng trở nên có uy tín trên thị trường. Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước khách hàng ( vd : mang đến cho khách hàng sự sảng khoái_ coca-cola, sang trọng và thành đạt _ mercerdes, sự lôi cuốn kì diệu _ enchanteur ) Nếu công ty thực hiện đúng như những gì đã cam kết & đem lại cho khách hàng sự thoả mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thưong hiệu sẽ nhận được sự cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng. Những cam kết mà thương hiệu đưa ra chỉ mang tính định tính, nó thoả mãn ước muốn & kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá, tuy nhiên nó không mang tính ràng buộc trước công 5 Tomato chúng về mặt pháp lý. 4- Vai trò của thương hiệu trong việc củng cố vị trí và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường • Đối với người tiêu dùng: Thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm Giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào chịu trách nhiệm. Xét về khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm: nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm khách hàng biết đến các thương hiệu. Họ tìm ra thương hiệu nào thoả mãn được các nhu cầu của mình còn thương hiệu nào thì không. Kết quả là các thương hiệu trở thành công cụ nhanh chóng hoặc là cách để đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn thương hiệu đó cần vưon tới. Thương hiệu còn được xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân: một số thương hiệu được gắn liền với một con người hay một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do đó tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác. ví dô , những khách hàng của hãng điện thoại Nokia, khi mua một sản phẩm đời mới, cao cấp sẽ được tặng một thẻ câu lạc bộ VIP, họ sẽ được hưởng những ưu đãi của công ty và được giao lưu, gặp gỡ với những khách hàng VIP khác. Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm. Các loại rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: +Rủi ro chức năng: sản phẩm không được như mong muốn 6 Tomato +Rủi ro vật chất: sản phẩm đe doạ đến sức khoẻ hoặc thể lực của con người +Rủi ro tài chính: sản phẩm không tương xứng với giá đã trả +Rủi ro xã hội: sản phẩm không phù hợp với tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội +Rủi ro tâm lý: sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người sử dụng +Rủi ro thời gian: sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác. Để xử lý rủi ro này, một trong các cách phổ biến và hiệu quả mà khách hàng sẽ lùa chọn đó là chỉ mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu mà họ đã có những kinh nghiệm tốt trong quá khứ. Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ xử lý rủi ro rất quan trọng. • Đối với các tổ chức kinh doanh Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức kinh doanh. Về cơ bản, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hoá việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc sản phẩm cho tổ chức. Về mặt hoạt động , thương hiệu giúp tổ chức kiểm kê, tính toán và thực hiện các ghi chép khác. Thương hiệu cho phép tổ chức bảo vệ hợp pháp những đặc điểm, hình thức đặc trưng, riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng kí nhãn hiệu hàng hoá. Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua bằng sáng chế, giải pháp hữu Ých. Bao bì, kiểu dáng thiết kế có thể được bảo vệ thông qua kiểu dáng công nghiệp hoặc bản quyền cho các câu hát, đoạn nhạc. Các quyền sở hữu trí tuệ này đảm bảo cho công ty có thể đầu tư một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận. 7 Tomato Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lùa chọn sản phẩm một cách dễ dàng . Lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng cho phép công ty dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa nó tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các công ty khác muốn thâm nhập thị trường. Công nghệ sản xuất, thiết kế sản phẩm có thể bị sao chép dễ dàng, nhưng Ên tượng của sâu đậm của khách hàng về sản phẩm qua nhiều năm thì không thể dễ dàng bị sao chép. Như vậy, thương hiệu có thể được coi như một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi người tiêu dùng. Nó được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững trong tương lai cho chủ sở hữu thương hiệu. Vì vậy, người ta đã phải trả những khoản tiền không nhỏ cho thương hiệu khi liên doanh, liên kết hoặc mua lại thương hiệu. Ví dụ, một giám đốc điều hành tiếp thị hàng đầu tại cadbury Schweppes đã ghi lại rằng, công ty của ông đã phải trả 220 triệu USD để mua lại công ty kinh doanh nước ngọt Hires and Crush từ hãng Proter & Gamble, trong đó chỉ có khoảng 20 triệu USD là trả cho tài sản hữu hình, số còn lại là trả cho giá trị của thương hiệu. 5- Các chỉ tiêu đo lường thương hiệu: Hàng năm, interbrand và business week thường công bố danh sách các thương hiệu mạnh nhất thế giới. Việc đánh giá thương hiệu thường dùa trên các tiêu chí sau: • Mức độ nhận biết thương hiệu: Sù nhận biết thương hiệu là yếu tố đầu tiên để đo lường giá trị của một thương hiệu. Thương hiệu càng có nhiều người biết đến thì sẽ có nhiều cơ hội để nhiều người sử dụng nó. Do vậy mức độ nhận biết càng rộng thể hiện sức mạnh thương hiệu càng cao và ngược lại. • Hình ảnh của thương hiệu: Một thương hiệu mạnh là một thương 8 Tomato hiệu có hình ảnh tốt. Hình ảnh thương hiệu tốt được tạo nên từ các yếu tố cấu thành thương hiệu như chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ, trình độ hình ảnh nhân viên đặc biệt là hình ảnh của doanh nghiệp. • Tính cách thương hiệu : Là các giá trị cảm nhận mà thương hiệu tạo được từ phía khách hàng. Một thương hiệu mạnh phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các nhóm khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu. • Điểm khác biệt của thương hiệu : Là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh của thương hiệu. Mức độ khác biệt sẽ tác động mạnh mẽ vào trí nhớ người tiêu dùng, giúp họ dễ nhận biết và là cơ sỏ để phân biệt, lùa chọn sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Để có được sự khác biệt của thương hiệu, các doanh nghiệp când có chiến lược định vị thương hiệu. • Sức sống của thương hiệu: Thể hiện sự phát triển và tồn tại lâu dài của thương hiệu. Sức sống của thương hiệu là tổng hợp của các yếu tố, đó là mức độ nhận biết sâu rộng, hình ảnh tỗt, phù hợp với khách hàng và sự độc đáo của điểm khác biệt so với thương hiệu của các doanh nghiệp khác. 6- Các yếu tố để xác định mục tiêu thương hiệu: - Giá trị ứng dụng cụ thể mà sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu đó có được - Khách hàng cụ thể có số lượng được đánh giá tương đối chính xác sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mang tên thương hiệu. - Khả năng mở rộng ứng dụng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng trong tương lai. - Hệ thống tương tác hỗ trợ cho thương hiệu đạt đến mục tiêu mong muốn. - Phương án triển khai phải mang tính hiệu quả cao bằng một phương pháp chuyên nghiệp được trắc nghiệm cụ thể để đạt mục tiêu đã định. 9 Tomato II- THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1- Thế giới Công ty định giá thương hiệu Brand Finance (Anh Quốc) vừa công bố danh sách 100 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất thế giới, đưng đầu là Citigroup. Đáng chú ý trong bảng danh sách này là các ngân hàng đến từ Singaphore chiếm được 3 vị trí, gồm ngân hàng DBS (Development Bank of Singaphore), UOB (United Oversea Bank), và OCBC (Oversea Chinese Banking Corporation Ltd). Tổng giá trị thương hiệu của cả 3 ngân hàng Singaphore nói trên mới chỉ bằng 9% giá trị thương hiệu của Citigroup- tập đoàn đang dẫn đầu danh sách này ( gần 35.2 tỷ USD). Đứng sát sau Citygroup là tập đoàn HSBC (gần 33.5 tỷ). Trong danh sách 100 thương hiệu trị nhất thế giới, châu á đóng góp 17 gương mặt, trong đó có 7 ngân hàng của Nhật Bản và 3 ngân hàng của Hàn Quốc. HSBC: Là mét trong những tổ chức ngân hàng lớn nhất thế giới. Không nh nhiều tổ chức khổng lồ khác luôn tiếp nhận những công ty đã được thiết lập, HSBC chỉ lùa chọn những công ty có một thương hiệu đồng nhất. Mục tiêu là làm cho tên tuổi và mẫu biểu tượng HSBC được nhận biết rộng rãi trên toàn thế giới. Vì vậy mỗi công ty con địa phương đều được thừa hưởng sức mạnh tinh thần của một thương hiệu toàn cầu. Bí quyết thành công của HSBC: - Hiện diện toàn cầu tiếp nhận địa phương: HSBC là một thương hiệu toàn cầu vận hành nh mét ngân hàng địa phương trên quy mô toàn cầu. - Sự tiếp nhận: HSBC minh chứng rằng với những công ty có đủ tiềm lực tài chính cách tốt nhất để thâm nhập thị trường mới là mua lại 10 [...]... vai trò của thương hiệu trong giá trị sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Do đó ngân hàng chưa quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu của mình - Chưa có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng và phát triển thương hiệu - Nhận thức của khách hàng và xã hội về thương hiệu của các NHTM 14 Tomato Việt Nam còn nhiều hạn chế III- GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG Thứ nhất,... khẩu hiệu của Vietcombank + Ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam : Hiệu quả của khách hàng là mục tiêu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” + Ngân hàng công thương Việt Nam : “ Thành công của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp là mục tiêu hoạt động của ngân hàng công thương + Ngân hàng Techcombank: “Vững chắc, tin cậy, chuyên nghiệp, hiện đại, nhiệt thành và chăm lo” + Ngân hàng thương mại. .. Tính đồng nhất: Tên thương hiệu và tính cách thể hiện đồng nhất, giúp thêm sức mạnh cho công ty con 2- Việt Nam 2.1- Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam: Do nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu, trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đều đã tích cực đổi mới, quan tâm đến vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu, nâng cao năng... trường và tâm lý người tiêu dùng, kể cả kênh phân phối Đồng thời thực hiện và kiểm tra kết quả thị trường trước khi xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể Một vài biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam: • Học hỏi cách thức tạo thương hiệu của các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới Citibank đã gây dựng sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung vào những... xây dựng và phát triển thương hiệu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đồng bộ, đặc biệt chưa có một chiến lược thương hiệu rõ ràng trong hệ thống chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng  Nguyên nhân: - Nhận thức của ngân hàng đối với vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu: Ngân hàng chưa nhận thức được đầy đủ, đúng mức về vai trò của. .. mỗi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu, đồng thời chiến lược này phải được xác định đúng vị trí của nó trong hệ thống chiến lược kinh doanh của ngân hàng Thứ hai, cần định vị thương hiệu một cách rõ nét trong tâm thức khách hàng trên cơ sở nắm bắt nhu cầu khách hàng của ngân hàng để định vị rõ ràng mục tiêu và mục đích của ngân hàng cả trong ngắn hạn và. .. là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, hoạt động có hiệu quả mà quan trọng hơn ANZ là ngân hàng đựoc khách hàng ưa chuộng + Ngày 12/4/2006, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chính thức công bố Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được xếp hạng một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 2.1- Những tồn tại trong xây dựng và phát triển thương hiệu các ngân hàng thương mại. .. việc khảo sát và nắm rõ nhu cầu khách hàng • Lùa chọn phạm vi xây dựng thương hiệu trên chiến lược phát triển thị trường của ngân hàng: Các ngân hàng Việt Nam nên tận dụng thế mạnh của mình để phát triển trên các phân đoạn thị trường mình lùa chọn (VCB phát triển trên thị trường thẻ tín dụng quốc tế và thanh toán quốc tế, ) • Mỗi ngân hàng tự đưa ra cho mình một triết lý kinh doanh • Xây dựng truyền... khách hàng hay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam người bạn đồng hành của nhà nông Vietcombank “Luôn mang đến sự thành công”, Habubank “giá trị tích luỹ niềm tin” Với những nỗ lực của các NHTM Việt Nam trong việc tạo dựng và phát triển thương hiệu của mình, các ngân hàng này đã thu được những thành công đáng kể: + Ngân hàng cổ phần kỹ thương (techcombank) là một trong những ngân hàng. .. việc xây dựng thương hiệu với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần được yêu thích nhất Và ngân hàng này là một trong những ngân hàng đạt chất lượng thanh 13 Tomato toán tốt nhất năm 2003 + Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được nhận giải thưởng “Sao vàng đất Việt 2004” do trung ương hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng + Ngân hàng công thương

Ngày đăng: 27/08/2015, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...