Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu)

99 892 12
Đề tài lịch sử trong sáng tác của võ thị hảo (qua tiểu thuyết giàn thiêu)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Bá Đĩnh Thái Nguyên - Năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN! Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình truyền đạt những tri thức quí báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo: PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, đồng thời đã hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Khoa sau đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Thái nguyên, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN! MỤC LỤC i MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Cấu trúc luận văn 6 CHƢƠNG 1. ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN HỌC SAU 1986 VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO 7 1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 7 1.2 . Sáng tác của Võ Thị Hảo 12 CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG GIÀN THIÊU 20 2.1 Khái niệm nhân vật văn học và nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 20 2.1.1 Nhân vật văn học 20 2.1.2 Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 22 2.2 Hệ thống nhân vật trong Giàn thiêu 30 2.2.1 Nhân vật lịch sử có thật 33 2.2.2 Nhân vật hƣ cấu 46 2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật lịch sử 56 2.3.1. Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình ,đối thoại 56 2.3.2. Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý, hành động của nhân vật 60 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN TRONG GIÀN THIÊU 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1 Sự thể hiện thời gian trong Giàn thiêu 65 3.1.1 Khái niệm thời gian lịch sử và thời gian nghệ thuật 65 3.1.2. Thời gian biên niên sử trong Giàn thiêu 66 3.2 Các yếu tố huyễn hoặc, hoang đƣờng trong Giàn thiêu 79 3.3 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 82 3.3.1 Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện 82 3.3.2 Ngôn ngữ nhân vật trong Giàn thiêu 85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Năm 1986 là điểm mốc đánh dấu những biến đổi lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Công cuộc Đổi mới có tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn học nghệ thuật. Từ sau 1986 nghệ thuật nói chung và văn chƣơng nói riêng có một diện mạo mới, sắc nét, khu biệt với văn xuôi các giai đoạn trƣớc đó. Đặc biệt sau năm 1986, các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử không chỉ xuất phát từ cảm hứng lịch sử mà còn thể hiện cảm hứng đời tƣ, thế sự và triết lý nhân sinh. Các nhân vật, sự kiện là cái cớ để nhà văn thể hiện những quan điểm của mình trƣớc cuộc sống hiện đại. Điều này thể hiện rõ qua một loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sử mấy năm trở lại đây nhƣ : Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo…Việc tìm hiểu các tác phẩm viết về lịch sử rất có ý nghĩa bởi qua đó ta thấy đƣợc thái độ, đánh giá của tác giả trƣớc một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử hay một triều đại lịch sử đã qua nhƣ thế nào đồng thời tìm hiểu tác phẩm này cũng giúp ta có cái nhìn mới về tiểu thuyết sau 1986 khi xử lý về đề tài lịch sử. 1.2. Giàn thiêu là tác phẩm đã khẳng định đƣợc tài năng của Võ Thị Hảo, giúp nhà văn để lại những dấu ấn nhất định trong văn học Việt Nam sau 1986. Tiểu thuyết này đã khiến Võ Thị Hảo vƣợt qua đƣợc định kiến rằng: tiểu thuyết lịch sử là thể loại thƣờng khiến các nhà văn nữ phải ngoảnh mặt làm ngơ và không mấy nhà văn nữ nào ghi điểm với nó. Tìm hiểu Giàn thiêu là góp thêm tiếng nói khẳng định bản lĩnh của nhà văn, tìm hiểu những quan điểm của bà về lịch sử, về cuộc đời, giúp ngƣời đọc có cái nhìn chính xác hơn về những sáng tác của Võ Thị Hảo, đồng thời góp thêm tƣ liệu vào việc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi Việt Nam sau 1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3. Trƣớc đại hội Đổi mới năm 1986, các tác phẩm viết về lịch sử thƣờng có kiểu kết cấu là theo lối ghi chép biên niên, chủ yếu là ghi chép, minh họa lại các sự kiện, biến cố lịch sử. Sau 1986,văn học đƣợc đổi mới, nhà văn tự do hơn sáng tạo để phản ánh phù hợp với xu thế của hiện tại. Tiểu thuyết mang đề tài lịch sử đã có diện mạo mới bằng việc các nhà văn thay thế cảm hứng minh họa bằng cảm hứng nhận thức trong các sáng tác tạo ra tính chân thực và hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu góp phần làm sáng tỏ ít nhiều những sáng tạo, những đổi mới về thể loại tiểu thuyết lịch sử trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986. Nghiên cứu về tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo đã có rất nhiều công trình nhƣng đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Giàn thiêu để thấy đƣợc nét riêng phong cách tiểu thuyết lịch sử của bà trong bức tranh chung của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại thì vẫn còn là một điểm mới mẻ.Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về tiểu thuyết Giàn thiêu trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết lịch sử sau 1986. Qua đó thấy đƣợc đóng góp của bà đối với tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Võ Thị Hảo là một trong những gƣơng mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn thứ hai tiên phong trong công cuộc Đổi mới văn học. Bà đƣợc đánh giá là “cây bút sắc sảo và giàu nữ tính”. Khi tiểu thuyết Giàn thiêu ra đời “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân” tiến tới những thành công. Tác phẩm là một bƣớc tiến trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn và đƣợc trao giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2004. Giàn thiêu đã chinh phục bạn đọc cũng nhƣ giới phê bình nghiên cứu bằng ngòi bút tinh tế, sắc sảo, mạnh mẽ và tài hoa. Có lẽ vì vậy mà nghiên cứu về Giàn thiêu có nhiều bài viết, bài báo, và một số công trình nghiên cứu sau : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1. Về nghệ thuật Theo Các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến cùng chung một nhận xét “Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là một tiểu thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trƣớc hết không phải là một “ truyện lịch sử”, không phải là minh họa lịch sử, mà là một tiểu thuyết tƣ duy lại lịch sử bằng phƣơng pháp tiểu thuyết”. Hai nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng “ tác giả Võ Thị Hảo đã khá thành công trong cấu trúc của cuốn tiểu thuyết” [78] 2.1.1. Cũng theo Phạm Xuân Nguyên đã viết trong lời giới thiệu về tiểu thuyết Giàn thiêu: “ văn Võ Thị Hảo không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là những truyện ngắn hay tiểu thuyết mà văn Võ Thị Hảo còn có nhiều hình tƣợng…đó là lối văn đƣợc tác giả thổi linh hồn vào, tạo những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái…” 2.1.2 . Trong bài Tôi biết mình không được phép quay đầu tác giả Thu Hà thực hiện đã viết: kiệt sức hơn hai năm trời cho cuốn tiểu thuyết đầu tay và Giàn thiêu đã không phụ công chị. Mới đây, tác phẩm đã dành đƣợc giải thƣởng cao của hội nhà văn Hà Nội, đƣợc đánh giá là sự kết hợp tuyệt vời giữa chính sử và huyền tích, một sự bứt phá của nữ nhà văn tài năng này. Và nhấn mạnh “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân”.[27] 2.1.3. Bàn về ngôn ngữ trong tiểu thuyết lịch sử những năm gần đây, bài Vấn đề ngôn ngữ trong lịch sử Việt Nam đương đại, tác giả Đỗ Hải Ninh nhận xét:“ Sự thành công nổi bật trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại là kết hợp đƣợc các yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo trong một hệ ngôn ngữ tiểu thuyết thống nhất và đa dạng. Có thể tìm thấy trong nhiều tiểu thuyết dấu ấn của ngôn ngữ nhà Phật, ngôn ngữ của tầng lớp Nho học. Và chỉ ra Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết chồng xếp nhiều lớp trầm tích : lịch sử, tôn giáo, huyền thoại…Bởi vậy ngôn ngữ có cái ảo diệu, mê hoặc mang màu sắc tôn giáo, gần gũi với tín ngƣỡng dân gian. Viết về lịch sử thời Lý với nhân vật trung tâm là Từ Lộ ( Từ Đạo Hạnh ) trải qua hai kiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trầm luân, ngôn ngữ của trong tiểu thuyết Giàn thiêu mang đậm nét nhân sinh quan Phật giáo. [68] 2.1.4. Lại Nguyên Ân trong bài Tiểu thuyết và lịch sử đã nhận xét về nghệ thuật của Giàn thiêu nhƣ sau : “Đọc Giàn thiêu của Võ Thị Hảo một điều tôi dần dần nhận thấy rõ là tác giả hiểu và dồn sức vào những nhiệm vụ thực sự của tiểu thuyết khi tiếp cận một đề tài trong quá khứ. Trong Giàn thiêu, tác giả đã tận dụng những sử liệu của Đại Việt sử kí toàn thư, đặc biệt là những sự kiện trong thời đoạn 1088 – 1138, dƣới hai triều Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, đồng thời tác giả cũng đã tận dụng các truyền thuyết về Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh, lại dày công hƣ cấu, “thiết kế lại quá khứ”, từ núi sông cây cối đến thác nƣớc sông Gâm…tạo nên da thịt liền mạch cho đời sống quá khứ đƣợc dựng lại trong tác phẩm”. Đồng thời nhận định “tác giả khó có thể thành công nếu nhƣ không đƣa ra một kiến giải mới mẻ và khả chấp về nhân vật lịch sử đồng thời là nhân vật truyền thuyết Từ Đạo Hạnh”.[3] 2.2. Về nội dung 2.2.1. Phạm Xuân Thạch trong Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử viết : “ Lạc lối trong những câu hỏi về “sự thực lịch sử” và “tính chân thực của lịch sử”, băn khoăn về một nền chính trị công chính và chỗ đứng của ngƣời tri thức trong cơn bão lịch sử. Vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết Giàn thiêu là: sẽ nhận thức đƣợc điều gì đấy về triều đại trị vì của những vị vua Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và những nhân vật lịch sử nhƣ Từ Đạo Hạnh hay Nguyên phi Ỷ Lan ? Có lẽ không nhiều, vấn đề là từ một hƣ cấu tiểu thuyết buộc ngƣời đọc phải suy tƣ về sự giải thoát, về niềm tin tôn giáo và những tham vọng về hạnh phúc, về thân phận và quyền lực của con ngƣời” [75] 2.2.2. Trần Khánh Thành trong Những thông điệp từ lửa và nước nhận xét : “…Mở trang đầu đã gặp hai chữ Giàn thiêu - ấn tƣợng chói và bỏng rát, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngột và xót xa xâm chiếm lòng ngƣời…Viết với Võ Thị Hảo là truyền lửa từ trái tim đến bạn đọc…”[71] 2.2.3 . Báo Người đại biểu nhân dân nhận xét: “Giàn thiêu – mặc dù rất hấp dẫn nhƣng là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng nhƣ truyện ngắn của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đƣờng riêng của nó, ngấm dần vào trái tim ngƣời ta và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng nhƣ những hình tƣợng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thƣờng trở đi trở lại và ám ảnh ngƣời đọc”[64]. Tóm lại, dù về phƣơng diện nghệ thuật hay nội dung thì Giàn thiêu vẫn luôn là một tác phẩm đƣợc bạn đọc yêu thích, quan tâm, là đối tƣợng của nhiều luận văn nghiên cứu khoa học. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức của chúng tôi khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu tiểu thuyết này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu) 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 4.1. Đề tài này hướng tới các nhiệm vụ sau : - Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo - Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu - Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu 4.2. Mục đích Từ việc tìm hiểu đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo ( Qua tiểu thuyết Giàn thiêu ) sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của Võ Thị Hảo đồng thời thấy đƣợc sự đóng góp của bà với nền văn học nƣớc nhà. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ : phân tích , tổng hợp, thống kê – phân loại, nghiên cứu văn hóa, lịch sử liên ngành, so sánh đối chiếu… [...]... góp của luận văn Chúng tôi chọn đề tài Đề tài lịch sử trong sáng tác của Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết Giàn thiêu) nhằm nghiên cứu sự sáng tạo về tiểu thuyết lịch sử của Võ Thị Hảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu trong xu hƣớng đổi mới tiểu thuyết lịch sử 1986 để thấy đƣợc tài năng, sự đóng góp của nhà văn vào nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại của Võ Thị Hảo và góp phần lý giải sức hấp dẫn mê hoặc của. .. cuốn tiểu thuyết này ta thấy tiểu thuyết lịch sử đã mang đúng với bộ mặt, đặc trƣng thể loại của nó Hoàng Công Khanh đã nhận xét “thế nào là tiểu thuyết lịch sử? lấy gì làm chuẩn mực để phân biệt đâu là tiểu thuyết lịch sử nói chung? Câu trả lời chính xác nhất ở trong nội dung của tác phẩm, ở ngay trong bộ tiểu thuyết lịch sử về đời Trần của Hoàng Quốc Hải” Quả đúng nhƣ vậy, bằng 4 tập của bộ tiểu thuyết, ... vật lịch sử trong tiểu thuyết có thể là cơ sở để ta chia tiểu thuyết lịch sử thành hai loại : Tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết có dùng nhân vật, sự kiện lịch sử nhƣ là một cơ sở để nhà văn tái hiện hoàn cảnh và xây dựng các nhân vật khác Những tác phẩm này không nhằm phản ánh lịch sử mà dùng lịch sử để thể hiện một chủ đề khác Do đó tác phẩm cần sử dụng nhiều yếu tố hƣ cấu, sáng tạo công phu của. .. mê hoặc của tác phẩm 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng : Chƣơng 1 : Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 và sáng tác của Võ Thị Hảo Chƣơng 2 : Nhân vật lịch sử trong Giàn thiêu Chƣơng 3 : Nghệ thuật kể chuyện trong Giàn thiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CHƢƠNG 1 ĐỀ TÀI LỊCH SỬ TRONG VĂN... muốn chiếm lĩnh đƣợc ý đồ và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.1.2 Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 2.1.2.1 Tiểu thuyết lịch sử Từ xƣa đến nay đề tài lịch sử vẫn luôn là đề tài đƣợc quan tâm đặc biệt và không thiếu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử Đề tài này đã sớm đƣợc khai thác nhƣng sự nhận thức về nó một cách... thể loại tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ra đời hai tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thuộc loại tiểu thuyết lịch sử Còn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn có sử dụng nhân vật và sự kiện lịch sử Trong tác phẩm, sự kiện lịch sử chỉ có tác dụng làm nền cho bối cảnh của câu chuyện Những yếu tố hƣ cấu xuất hiện dày đặc tạo điểm nhấn cho tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện đƣợc chủ đề tƣ... phận của con ngƣời dƣới quyền lực chính trị Có nhiều quan niệm về tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Văn Lợi cho rằng : tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trƣng tiểu thuyết nhƣng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật”[51] Phan Cự Đệ cũng khẳng định vai trò của hƣ cấu và sáng tạo nghệ thuật nhằm làm xóa đi những điểm trắng của lịch sử Với dữ liệu lịch sử cùng... trung tâm điểm của mọi sự sáng tạo, nghiên cứu Chƣa dừng lại ở việc xây dựng nhân vật trong đời thƣờng Đến với đề tài lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã thổi hồn, tạo ra một diện mạo mới cho tiểu thuyết Nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử nếu không là con ngƣời nguyên mẫu trong lịch sử thì cũng phải là nhân vật hƣ cấu nhƣng đặt trong không gian, thời gian lịch sử Nếu nhƣ trƣớc đó, tiểu thuyết Việt Nam... 1986 VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO 1.1 Đề tài lịch sử trong văn học sau 1986 Nhìn nhận một cách khách quan chúng ta có thể thấy: Văn học Việt Nam trƣớc 1986 luôn có sự nhất quán trong tƣ duy – đó là tƣ duy sử thi, với cảm hứng khẳng định, ngợi ca Tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn này cũng nằm trong mạch cảm hứng đó nên thƣờng đƣợc viết đúng nhƣ những gì sử liệu ghi lại do đó tâm thức văn hóa của thời... các nhà tiểu thuyết lịch sử thế kỉ XX ra làm hai nhóm: “Một số nhà văn lấy việc tái hiện chính xác các sự kiện lịch sử, không khí lịch sử là chính… Ở đây lịch sử đƣợc coi là cứu cánh Một số khác chỉ coi lịch sử là chất liệu, thậm chí là phƣơng tiện để viết tiểu thuyết Họ tập trung vào xây dựng nhân vật tƣ tƣởng hoặc thông qua lịch sử đặt ra vấn đề cho hôm nay, cho mai sau…[19;tr 187] Trong tiểu thuyết

Ngày đăng: 27/08/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan