Tăng cường công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt

56 360 0
Tăng cường công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động như hiện nay, vấn đề giám sát tài chính nói chung và giám sát tài chính trong các tập đoàn kinh tế nói riêng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ cũng như hầu hết các doanh nghiệp. Sau 2 thập kỷ cải cách, thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường, nhất là tiềm ẩn rủi ro chéo từ khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn vĩ mô và các cú sốc từ bên ngoài.Trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chủ yếu tập trung vào giám sát an toàn vi mô, tức là giám sát rủi ro của từng định chế tài chính. Cho nên, chỉ có thể ngăn chặn bất ổn và duy trì sự lành mạnh tài chính của từng định chế, chứ không đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro trong chính nội bộ các doanh nghiệp đó, nhất là những doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên. Qua quá trình thực tập tại Tập đoàn Bảo Việt, em đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của giám sát tài chính đối với các công ty thành viên. Vì vậy mà em chọn đề tài: “Tăng cường công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt”. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của cô giáo hướng dẫn để giúp cho đề tài của em hoàn chỉnh hơn.

Chuyờn thc tp tt nghip trờng đại học kinh tế quốc dân viện ngân hàng - tài chính o0o Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Đề t ài: Tăng cờng công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt Giáo viên hớng dẫn : ts. lê thị hơng lan Sinh viên thực hiện : nguyễn thị thu hiền Lớp : tài chính doanh nghiệp b MSV : cq515528 Khóa : 51 Hệ : chính quy Hà Nội, 2013 SV: Nguyn Th Thu Hin Lp: Ti chớnh doanh nghip B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Hµ Néi, 2013 1 SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, phức tạp cả về quy mô lẫn cấu trúc, với các hoạt động tài chính đan xen giữa các khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và trong môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động như hiện nay, vấn đề giám sát tài chính nói chung và giám sát tài chính trong các tập đoàn kinh tế nói riêng đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ cũng như hầu hết các doanh nghiệp. Sau 2 thập kỷ cải cách, thị trường tài chính Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường, nhất là tiềm ẩn rủi ro chéo từ khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn vĩ mô và các cú sốc từ bên ngoài.Trên thực tế, hệ thống giám sát tài chính chủ yếu tập trung vào giám sát an toàn vi mô, tức là giám sát rủi ro của từng định chế tài chính. Cho nên, chỉ có thể ngăn chặn bất ổn và duy trì sự lành mạnh tài chính của từng định chế, chứ không đảm bảo ngăn ngừa các rủi ro trong chính nội bộ các doanh nghiệp đó, nhất là những doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên. Qua quá trình thực tập tại Tập đoàn Bảo Việt, em đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của giám sát tài chính đối với các công ty thành viên. Vì vậy mà em chọn đề tài: “Tăng cường công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt”. Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của cô giáo hướng dẫn để giúp cho đề tài của em hoàn chỉnh hơn. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về giám sát tài chính các đơn vị thành viên của các tập đoàn kinh tế Chương 2: Thực trạng công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác giám sát tài chính các đơn vị thành viên tại Tập đoàn Bảo Việt. SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế 1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế Có nhiều khái niệm về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên các khái niệm này cũng khá tương đồng nhau. Theo bách khoa toàn thư thì tập đoàn kinh tế được định nghĩa là "Tập đoàn (Tiếng anh: Conglomerate) là sự liên kết của hai hay nhiều tổng công ty có lĩnh vực kinh doanh khác khác nhau tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp. Ý nghĩa tập đoàn có thể hình dung như một công ty mẹ và một số (hay nhiều) công ty con cùng bắt tay kinh doanh. Tập đoàn là một công ty đa ngành, có quy mô rất lớn và thường kinh doanh đa quốc gia" Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì tập đoàn kinh tế được xếp là một thành phần trong nhóm công ty, cụ thể như sau "Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Theo Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung Ương CIEM thì "Khái niệm tập đoàn kinh tế được hiểu là một tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay nhiều ngành khác nhau, có quan hệ về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia. Trong mô hình này, "công ty mẹ" nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của "công ty con" về tài chính và chiến lược phát triển." 1.1.2 Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thế giới cũng đã có rất nhiều các mô hình tập đoàn kinh kế (TĐKT) được áp dụng, từ mô hình các tập đoàn ở các quốc gia Âu – Mỹ cho đến các nước châu Á như Nhật Bản (mô hình Keiretsu), Hàn Quốc (mô hình Chaebol), Trung Quốc (mô hình Jituan Gongsi) và nhiều mô hình tập đoàn khác. Mô hình tập đoàn tại các quốc gia Âu – Mỹ được hình thành dựa trên nền tảng kinh tế phát triển từ rất lâu đời về thương mại, công nghiệp và dịch vụ của khu vực. Khởi đầu từ các doanh nghiệp gia đình trong một số ngành nghề nhất định, thông qua quá trình sáp nhập và mở rộng hoạt động, các tập đoàn kinh tế lớn mạnh đã lần lượt được ra đời. Tại Nhật Bản, mô hình Keiretsu xuất hiện trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua hoạt động liên kết giữa các công ty với nhau bằng việc mua cổ phần để hình thành liên minh liên kết theo chiều ngang trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Mô hình Keiretsu thường lấy một ngân hàng làm hạt nhân trung tâm liên kết thông qua quan hệ tín dụng cũng như quan hệ sở hữu hay chi phối SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vốn cổ phần. Không giống như mô hình Keiretsu tại Nhật Bản, mô hình Chaebol của Hàn Quốc lại lấy trung tâm liên kết là các công ty gia đình liên kết thông qua quan hệ sở hữu hay chi phối vốn cổ phần tại các công ty con. Các công ty gia đình có mối quan hệ “thân hữu” với chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi từ phía nhà nước. Ngược lại, các Chaebol cũng chịu sự định hướng của chính phủ về mục tiêu kinh doanh, nhưng các mục tiêu xã hội khác thì không bị ràng buộc. Cũng giống như các mô hình tập đoàn khác, các Chaebol cũng có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động, bành trướng đa ngành, đa lĩnh vực. Mô hình Jituan Gongsi tại Trung Quốc lại cho thấy những đặc điểm khác biệt khi hạt nhân liên kết trong các tập đoàn là các DN và TCTNN. Từ cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa các DNNN có quy mô nhỏ, đồng thời tập trung nguồn lực phát triển các tổng công ty lớn thành những tập đoàn đủ SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp mạnh để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế chủ đạo như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, điện tử viễn thông, phần mềm, dược phẩm và các ngành khác. Quá trình hình thành các TĐKT tại Trung Quốc bắt đầu từ việc sáp nhập các DNNN thành các tổng công ty lớn cho tới khi đạt đến một quy mô nhất định. Tại đó, tổng công ty sẽ phân quyền kinh doanh cho các DN thành viên. Tiếp theo là đa dạng hóa sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa các DN thành viên. Cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Tại Việt Nam, từ năm 2005 với việc Chính phủ quyết định thí điểm thành lập 8 TĐKTNN, đến nay (2011) cả nước đã có tất cả 14 TĐKT được tổ chức theo 2 mô hình. Nhóm thứ nhất là các tập đoàn được thành lập thông qua tổ chức lại các TCTNN, bao gồm các tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Bưu chính – Viễn thông, Than – Khoáng sản, Bảo Việt, Dệt may, Cao su, Công nghiệp tàu thủy. Nhóm thứ hai được thành lập dựa trên tổ hợp các DN độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động gồm Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng và Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị. Ngoài ra còn nhóm các tập đoàn được thành lập nên từ các DN khu vực tư nhân. Đặc trưng nổi bật trong mô hình TĐKTNN tại Việt Nam là được hình thành dựa trên cơ sở quyết định của Chính phủ. Các tập đoàn kinh doanh trong các ngành kinh tế mũi nhọn với quy mô và tầm mức lớn, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, con dựa trên luật doanh nghiệp thống nhất. Một đặc trưng khác trong mô hình tại Việt Nam là các TĐKT đứng đầu các lĩnh vực ngành nghề; đóng vai trò là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ với phương thức lãnh đạo của Đảng được nhấn mạnh. Trong giai đoạn đầu thí điểm cho đến nay, các TĐKT thể hiện rõ vị trí và vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Các tập đoàn cũng phát huy được vị trí tiên phong, dẫn dắt và tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, các TĐKT lớn cũng đảm nhận vai trò đi đầu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của nước nhà. Song song với phát triển SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường cũng là một vai trò quan trọng gắn liền với trách nhiệm của các TĐKT lớn. Đây cũng được coi là lực lượng chủ lực trong các chương trình an sinh xã hội vì cộng đồng của Chính phủ. Mặc dù vậy, quá trình thí điểm cũng cho thấy những mặt hạn chế còn tồn tạị. Hạn chế lớn nhất là vấn đề về khung pháp lý. Chúng ta chưa có khung pháp lý đầy đủ, rõ ràng về mô hình TĐKTNN. Điều đó dẫn đến các điểm chưa hoàn thiện trong cơ chế thực hiện và giám sát quyền sở hữu. Phương thức quản lý và điều hành cũ vẫn còn tồn tại. Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, vai trò quản trị của Hội đồng quản trị và vai trò điều hành của Ban Tổng giám đốc chưa được tách bạch và chuẩn hóa về quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh những hạn chế mang tính khách quan thì bản thân các tập đoàn cũng có những vấn đề nội tại. Một phần cán bộ quản lý, người đại diện của tập đoàn tại các đơn vị chưa quán triệt đầy đủ tinh thần về mô hình quản lý, cách thức quản lý DN, thiếu kỹ năng quản trị DN hiện đại. 1.1.3 Mối liên hệ giữa các thành viên trong tập đoàn Theo Nghị định 139/2007/NĐ – CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, TĐKT được định nghĩa như là một nhóm công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tự nguyện tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. TĐKT tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn kinh tế do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Năm 2008, nước ta có một số tổng công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế như Bưu chính – Viễn thông, Than – Khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Cao su…. Những tập đoàn này được hình thành bằng quyết định hành chính của Thủ tướng Chính phủ và đang trong giai đoạn dần hoàn thiện. Đến năm 2011, nước ta có 13 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng Công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Hiện nay, có nhiều nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước liên kết để hoạt động dưới bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc trong hoạt động Hạt nhân của tập doàn kinh tế là công ty mẹ, và xoay quanh nó là các công ty thành viên (công ty con và các công ty liên kết khác). Thuờng thì công ty mẹ nắm quyền kiểm soát và chi phối dối với những quyết sách, chiến luợc và hoạt dộng của các thành viên. Luu ý là trongkhi các công ty thành viên là những công ty dộc lập về mặt pháp lý - tức là có tu cách pháp nhân riêng - thì công ty mẹ lại không có tu cách pháp nhân. 1.2 Hoạt động giám sát tài chính các đơn vị thành viên 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, đối tượng giám sát tài chính Giám sát tài chính các đơn gị thành viên tập đoàn kinh tế là hoạt động giám sát đối với các doanh nghiệp trực thuộc được thực hiện bởi các phòng ban chức năng của các tập đoàn kinh tế. Hoạt động này nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định quản lý hiện hành với công ty trực thuộc với mục đích cuối cùng là để duy trì tính ổn định, an toàn về tài chính của toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Tại các tập đoàn kinh tế, hoạt động giám sát tài chính là việc đánh giá tổng thể và đánh giá chi tiết để xem xét những ảnh hưởng tiềm tàng từ những công ty thành viên khác của tập đoàn tới các chỉ tiêu tài chính chung của tập đoàn. 1.2.2 Các phương thức giám sát tài chính  Giám sát bằng các chỉ tiêu kế hoạch và xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tập đoàn kinh tế sẽ xây dựng các chỉ tiêu về kế hoạch tài chính cho các đơn vị thành viên cũng như cho tập đoàn, từ đó giám sát được tình hình thực hiện, những kết quả và hạn chế để có thể khắc phục kịp thời. - Xây dựng Chiến lược và kế hoạch hoạt độngtài chính của toàn bộ tập đoàn và đơn vị thành viên - Tham gia tổng hợp và đánh giá các vấn để về tài chính trọng yểu với các đơn vị kinh doanh bên dưới và nghiệp vụ để xác định ảnh hưởng đối với toàn bộ tập đoàn; - Thường xuyên cập nhật, cảnh báo các rủi ro tài chính mới phát sinh và/hoặc đang có chiều hướng tăng lên đến các cấp lãnh đạo có thẩm quyền, các bộ phận liên quan để có các biện pháp phòng tránh và quản trị phù hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính.  Giám sát bằng các quy trình nghiệp vụ - Xây dựng hệ thống quy chế, quy định, quy trình văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tập đoàn kinh tế về giám sát tài chính theo từng thời kỳ, đảm bảo công tác giám sát tài chính bao quát đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn theo nguyên tắc và quy định của pháp luật. Xây dựng và triển khai các phương pháp, công cụ đo lường, đánh giá rủi ro tài chính; - Xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo phục vụ giám sát tài chính; - Tham gia tổng hợp và đánh giá các vấn để rủi ro tài chính đối với hoạt động trọng yểu với các đơn vị kinh doanh và nghiệp vụ (thuộc vỏng kiểm soát thử nhất) để xác định ảnh hưởng đối với tập đoàn kinh tế; - Xây dựng RCSA (Risk & Control Self Assessment Tự đánh giá rủi ro hoạt động và biện pháp kiểm soát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ),  Giám sát bằng hoạt động kiểm soát nội bộ, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ • Việc thực hiện giám sát tài chính các đơn vị thành viên bao gồm, nhưng không giới hạn bởi việc giám sát tuân thủ tài chính chung và các rủì ro tài chính đặc thù, trọng yếu sau: - Thực hiện các công cụ quản lý giám sát tài chính: Theo dõi, giám sát, SV: Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp: Tài chính doanh nghiệp B 8 [...]... Thị Thu Hiền 17 Lớp: Tài chính doanh nghiệp B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN TẠI TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Bảo Việt 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Lịch sử hình thành và phát triển Ngày đầu thành lập Tập đoàn Bảo Việt, tiền thân là Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) được thành lập theo quyết... Bảo Việt đã hoàn thành bước đầu việc thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Ngày 4/10/2007, tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Tập đoàn Bảo Việt Ngày 15/10/2007, Tập đoàn Bảo Việt đã nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103020065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp Ngày 23/01/2008, Tập đoàn Bảo Việt chính. .. mắt và đồng thời công bố thành lập các công ty con do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Bảo Việt Ngày 19/06/2009, cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt chính thức niêm yết giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh SV: Nguyễn Thị Thu Hiền 19 Lớp: Tài chính doanh nghiệp B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trải... tập đoàn, bảo đảm quyền lợi của các cổ đông, hạn chế rủi ro cho các khoản đầu tư - Là công cụ để đánh giá mức độ phù hợp của các mục tiêu, quyết định và chính sách của hội đồng quản trị trong điều hành tập đoàn kinh tế - Giám sát tài chính bảo đảm cho tập đoàn sử dụng vốn một cách hiệu quả - Giúp công ty mẹ của tập đoàn nắm bắt được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và giám sát. .. doanh nghiệp, công tác quản lý lao động và tiền lương của Tập đoàn Bảo Việt và các công ty con do Tập đoàn đầu tư 100% vốn; xây dựng và thực hiện các chính sách quản lý liên quan đến công tác tổ chức cán bộ của Tập đoàn UBTLBN có từ 03 - 05 ủy viên Các ủy viên của UBTLBN do HĐQT bổ nhiệm có thời hạn, phù hợp với nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt • Ban Điều hành Tổng Giám đốc Tập đoàn chịu... • Bảo Việt đã hoàn thành cổ phần hóa với sự tham gia của đối tác chiến lược là các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước và nước ngoài Ngày 31/5/2007, Bảo Việt hoàn tất cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu ra công chúng Ngày 13/9/2007, Tập đoàn Bảo Việt ký hợp đồng Hợp tác chiến lược với các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Tập đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt Nam Vinashin) và nước ngoài (Tập đoàn Bảo. .. chính đơn vị thành viên xem xét và giám sát độc lập đối với kết quả kinh doanh của các địa bàn kinh doanh, đảm bảo kết quả kinh doanh đối với từng sản phẩm, từng công ty thành viên phải được xác định một cách chính xác; SV: Nguyễn Thị Thu Hiền 11 Lớp: Tài chính doanh nghiệp B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.5 Hoạt động giám sát tài chính các đơn vị thành viên  Nhận diện các rủi ro tài chính. .. hóa Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt Năm 2007, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, ghi ấn về sự thay đổi căn bản của Bảo Việt trong việc thực hiện thành công việc chuyển đổi từ mô hình hoạt động của Tổng Công ty 100% vốn Nhà nước sang mô hình công ty cổ phần đa sở hữu và thành lập Tập đoàn Bảo Việt hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty... tác xây dựng chiến lược tài chính; công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính; công tác thống kê, phân tích và thông tin kinh tế; công tác tài chính, thuế; công tác kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập; công tác hỗ trợ, phát triển và kiểm soát về tài chính, kế toán, chiến lược, kế hoạch, thống kê trong các lĩnh vực trên Lãnh đạo Khối là Giám đốc Tài chính Khối Xây dựng Chiến... phân công, quản lý theo các khối chức năng công việc; Tổng Giám đốc Tập đoàn chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Tập đoàn; Quyết định các công việc theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt; thực hiện trách nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bảo Việt  Các khối

Ngày đăng: 26/08/2015, 11:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hµ Néi, 2013

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan