Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

84 474 0
Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KIM THỊ DIỆP HÀ KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ NHẰM KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KIM THỊ DIỆP HÀ KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ NHẰM KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Thanh Trường Hà Nội, 2014 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do nghiên cứu 6 2. Lịch sử nghiên cứu 7 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 4. Phạm vi nghiên cứu 9 4.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu 9 4.2. Phạm vi thời gian 9 4.3. Phạm vi không gian 9 5. Mẫu khảo sát 9 6. Câu hỏi nghiên cứu 10 7. Giả thuyết nghiên cứu 10 8. Phương pháp chứng minh giả thuyết 10 9. Luận cứ 11 9.1 Luận cứ lý thuyết 11 9.2 Luận cứ thực tiễn 11 10. Kết cấu luận văn: gồm 3 phần 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 12 1.1 Các khái niệm công cụ 12 1.1.1. Nghiên cứu khoa học 12 1.1.2. NCKH trong lĩnh vực KHXH&NV 19 2 1.1.3. Phương thức quản lí tài chính đối với hoạt động NCKH 22 1.1.4. Không tương thích 25 1.1.5. Tự chủ về tài chính trong NCKH 26 1.2. Các lý thuyết liên quan vấn đề nghiên cứu 28 1.2.1. Lý thuyết hệ thống 28 1.2.2. Lý thuyết KH&CN đẩy và thị trường kéo 30 CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN SỰ KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA VIỆC CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VỚI YÊU CẦU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI THEO ĐÚNG TIẾN ĐỘ 35 2.1. Khái quát về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 35 2.1.1. Bức tranh tổng thể về trường ĐHKHXH&NV 35 2.1.2. Tình hình NCKH của trường ĐHKHXH&NV 37 2.1.3 Các nguồn kinh phí đầu tư cho NCKH 42 2.2. Thực trạng quản lí tài chính cho các đề tài NCKH tại Trường ĐH KHXH&NV 45 2.2.1. Thực trạng của việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho các đề tài NCKH 45 2.2.2 Tình hình thực hiện dự toán chi đề tài, dự án NCKH 47 2.2.3. Thống kê các đề tài hoàn thành đúng hạn, chưa đúng hạn, quá hạn, không hoàn thành 51 2.3. Đánh giá thực trạng việc cấp phát kinh phí và quá trình thực hiện các đề tài NCKH tại Trường ĐH KHXH&NV 52 2.4. Bất cập trong việc cấp phát và quyết toán kinh phí theo dự toán chi ngân sách năm và yêu cầu thực hiện đề tài khoa học theo đúng tiến độ . 54 2.4.1. Không đáp ứng được các đặc điểm của NCKH 54 2.4.2. Khó đánh giá được chất lượng các công trình NCKH và không khuyến khích được các nhà khoa học tham gia NCKH 56 2.5. Đánh giá chung 59 3 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA VIỆC CẤP PHÁT KINH PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRONG HỢP ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 63 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp. 63 3.1.1. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 63 3.1.2. Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 65 3.2. Nhóm giải pháp tăng quyền tự chủ cho các tổ chức, chủ trì đề tài 67 3.2.1. Tự chủ khoa học 67 3.2.2. Tự chủ về tài chính 69 3.3. Nhóm giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho cá nhân thực hiện đề tài NCKH 72 3.3.1.Thực hiện cấp kinh phí NCKH theo tiến độ thực hiện đề tài và sản phẩm đầu ra của NCKH 72 3.3.2. Giảm thiểu các thủ tục hành chính trong quyết toán kinh phí NCKH75 KẾT LUẬN 77 KHUYẾN NGHỊ 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 82 4 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà nội 2. ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 3. KHXH&NV: Khoa học xã hội và nhân văn 4. KH&CN: Khoa học và công nghệ 5. NSNN: Ngân sách nhà nước 6. NCKH: Nghiên cứu khoa học 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng đề tài khoa học các cấp từ 2009-2014 trang 39 Bảng2.2: Số hội thảo/tọa đàm khoa học từ 2009-2014 trang 40 Bảng 2.3: Giải thưởng khoa học cán bộ từ 2009-2013 trang 41 Bảng 2.4: Các giải thưởng cấp Bộ /ĐHQG về NCKH sinh viên từ 2009-2014 trang 41 Bảng 2.5: Công bố khoa học từ 2009-2014 trang 42 Bảng 2.6: Dự toán và giao dự toán kinh phí NCKH từ 2009- 2014……………………… trang 47 Bảng 2.7: Thực hiện dự toán kinh phí NCKH từ 2009-2014 Trang 50 Bảng 2.8: Tỷ lệ đề tài nghiệm thu đúng hạn Trang 51 Bảng 2.9: Thống kê nhiệm vụ NCKH đăng kí và thực tế được phê duyệt năm 2010 đến 2014 trang 56 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng cơ bản của các trường đại học bên cạnh chức năng đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp các dịch vụ khác. Trong những năm đổi mới, cùng với những thành tựu trong đào tạo, hoạt động NCKH của các trường đại học Việt Nam đã dần được quan tâm và có những tiến bộ nhất định trên các lĩnh vực NCKH cơ bản, nghiên cứu triển khai, và nghiên cứu ứng dụng. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động NCKH là tính mới: tri thức mới, giải pháp mới, v.v Do vươn tới cái mới nên tất yếu hoạt động NCKH luôn mang tính rủi ro. Vì vậy, NCKH là một hoạt động đặc biệt cần phải có chính sách đặc thù. Chính sách tài chính (đầu tư, thanh quyết toán và thậm chí quản lý rủi ro) là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển NCKH. Tài chính là nguồn lực quan trọng triển khai thành công và ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn. Thực tế, chính sách tài chính trong hoạt động NCKH ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, mang nặng tính hành chính, hình thức, thủ tục thanh quyết toán nặng nề. Trong đó, việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện đề tài hiện nay là không phù tương , không tạo điều kiện, không phát huy được vai trò và kỳ vọng của các nhà khoa học. Thông tư 93/2006/TTLB/BTC- BKHCN có qui định: "Kinh phí của đề tài, dự án được phân bổ và giao thực hiện của năm nào phải được quyết toán theo niên độ ngân sách năm đó theo đúng quy định hiện hành". Điều này đi ngược lại với đặc điểm sẵn có của hoạt động NCKH. Do đó, hoạt động NCKH nói chung và trong các trường đại học ở Việt Nam vẫn đang còn nhiều nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ NCKH. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính 7 và tiến độ thực hiện đề tài NCKH. (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)” cho luận văn thạc sĩ với hi vọng góp một giải pháp nhỏ nâng cao vai trò và hiệu quả của chính sách tài chính trong phát triển NCKH ở Việt Nam hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề hoạt động NCKH trong các trường đại học như: Có thể nêu lên một số công trình mà ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác đã đề cập đến chính sách đối với các đề tài NCKH. Giải quyết sự không tương thích giữa cấp phát tài chính với tiến độ nghiên cứu bằng giải pháp là thiết lập các quĩ NCKH có luận văn của thạc sĩ Đặng Thị Hiền với mã số: 60.34.72 " Thiết lập quỹ nghiên cứu để khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính với tiến độ nghiên cứu". Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề là lấy nguồn vốn từ đâu để thành lập quĩ thì tác giả vẫn còn đang luẩn quẩn với nhiều giả thuyết: vốn ngân sách nhà nước cấp, cho vay không có lãi, nguồn tài trợ không hoàn lại. Luận án tiến sĩ của Hồ Thị Hải Yến mã số: 62.31.03.01:" Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam" cũng đề cập đến vấn đề đầu tư và sử dụng kinh phí trong NCKH trong các trường đại học. Giải pháp cho vấn đề đầu tư tác giả đề nghị tăng tỉ lệ chi ngân sách cho NCKH, giải pháp cho việc sử dụng kinh phí NCKH tác giả cho ràng cần phải có cơ chế tự chủ tuyệt đối cho các chủ trì đề tài và đưa ra ý tưởng thành lập các quĩ đầu tư cho NCKH. Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Lan Anh mã số 60.43.72 với đề tài: “Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính với NCKH trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Học Viện Tài Chính)” . Tác giả chỉ ra rằng để hoàn thiện ơ chế tài chính trong NCKH cần tăng cường đầu tư tài chính cho NCKH trong đó có nhắc đến việc sử dụng vốn tự có của đơn vị, cải thiện chính sách tài chính một cách chung chung. Luận văn chưa 8 chỉ ra được vấn đề nguyên nhân sâu xa của cơ chế cấp phát và quyết toán ảnh hưởng đến chất lượng NCKH hiện nay. Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN của Nguyễn Thị Anh Thu, (Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 3/2006), Chi cho KH&CN: Hiệu quả khó "đong đếm" của Nguyễn Minh Hòa (Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 9/2006), Đề tài cấp Bộ Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học Việt Nam (Mã số: B2003.38.76TĐ) của Mai Ngọc Cường. Các công trình này đều dựa trên những bất cập của chính sách tài chính đối với hoạt động KH&CN ở Việt Nam hiện nay để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm đổi mới chính sách tài chính để “giải phóng”, “cởi trói tài chính” tạo điều kiện phát triển KH&CN. Ngoài những công trình mang tính nghiên cứu trên, các cơ quan quản lý, các đại học cũng có những nghiên cứu về chính sách tài chính trong hoạt động KH&CN để đề xuất, ban hành những quy định cụ thể như Thông tư 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước (ban hành ngày 04/10/2006), Thông tư 44/2007/TTLB/BTC-BKHCN ngày 7 tháng 5 năm 2007 về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NCNN, Quyết định số 1895/QĐ- ĐHQGHN ngày 29/6/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành Hướng dẫn quản lí hoạt động KH&CN ở Đại học quốc gia Hà Nội. Các quy định, hướng dẫn trên chủ yếu nói về phương thức quản lý hoạt động KH&CN, các định mức và thủ tục thanh quyết toán hoạt động NCKH. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Tìm giải pháp khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát kinh phí và thực hiện tiến độ đề tài NCKH nói chung và NCKH thuộc lĩnh vực khoa học xã hội của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. [...]... Khoa học Xã hội và Nhân văn 6 Câu hỏi nghiên cứu 1 Thực trạng phương thức cấp phát tài chính cho đề tài NCKH trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hiện nay như thế nào? 2 Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ như thế nào thì có thể khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài NCKH? 7 Giả thuyết nghiên cứu 1 Hiện tại trường ĐH KHXH&NV được cấp. .. đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ sẽ khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài NCKH 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Phân tích mối quan hệ giữa chế độ chính sách, các quy định về cấp phát kinh phí với quá trình triển khai và thực hiện các đề tài NCKH - Phân tích thực trạng sự không. .. đúng tiến độ Chương 3: Giải pháp khắc phục sự không tương thích giữa việc cấp phát kinh phí và thực hiện tiến độ đề tài trong hợp đồng NCKH 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1.1 Các khái niệm công cụ 1.1.1 Nghiên cứu khoa học 1.1.1.1 Khái niệm NCKH Theo Luật khoa học và công nghệ năm 2013: khoa học là hệ thống tri thức. .. tiến độ phải hủy hợp đồng nghiên cứu và thu hồi kinh phí - Những đề tài NCKH đã thực hiện nhưng không được phê duyệt trong dự toán thì không được cấp kinh phí 10 Kết cấu luận văn: gồm 3 phần Chương 1: Cơ sở lí luận của sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài NCKH Chương 2: Nhận diện sự không tương thích giữa việc cấp phát tài chính với yêu cầu thực hiện đề tài theo. .. không tương thích giữa việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện đề tài NCKH trong trường đại học, những bất cập và nguyên nhân của nó - Trưng cầu ý kiến các nhà khoa học đã và đang thực hiện đề tài NCKH về giải pháp nhằm khắc phục những bất cập giữa việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện đề tài NCKH nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học nói chung và Trường... hình thức chương trình, đề tài, dự án và các hình thức khác Đề tài được lựa chọn bắt đầu từ sự kiện khoa học, từ sự kiện khoa học dẫn đến nhiệm vụ nghiên cứu Người nghiên cứu bắt đầu công việc cụ thể từ nhiệm vụ nghiên cứu Sự kiện khoa học (scientific fact) là điểm xuất phát của chủ đề nghiên cứu Lựa chọn sự kiện khoa học là cơ sở để tìm kiếm chủ đề nghiên cứu Sự kiện khoa học là một sự vật hoặc hiện. .. nội dung nghiên cứu và kinh phí hoạt động là một điều không mang tính khoa học 1.1.1.3 Đề tài NCKH - Đề tài NCKH là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người cùng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, chưa quan tâm nhiều đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tế - Đề tài NCKH là một nhiệm vụ khoa học và công... - Phương pháp phân tích bằng bảng hỏi: Khảo sát bằng bảng hỏi với các chủ nhiệm đề tài, những người tham gia thực hiện đề tài các cấp tại Trường ĐHKHXH&NV 10 - Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn 10 chuyên gia (quản lí tài chính, quản lí NCKH: những rào cản trong việc thực hiện quyết toán tài chính đề tài NCKH theo năm tài chính, các nhà khoa học: những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện thực hiện. .. chất lượng nghiên cứu, làm cho các NCKH đáp ứng mục tiêu đã định của chủ thể quản lý và chủ trì đề tài 1.1.1.6 Tiến độ thực hiện đề tài NCKH Tiến độ thực hiện đề tài NCKH là từng khoảng thời gian để thực hiện một hay một số nội dung của hợp đồng NCKH mà các bên thực hiện hợp đồng NCKH đã thỏa thuận trong hợp đồng NCKH 1.1.2 NCKH trong lĩnh vực KHXH&NV Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những... chức Khoa học và công nghệ thực hiện theo qui định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ qui định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao tính tích cực chủ động, năng động, sáng tạo của các tổ chức khoa học và công nghệ và thủ trưởng tổ chức khoa học và . PHƯƠNG THỨC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ NHẰM KHẮC PHỤC SỰ KHÔNG TƯƠNG THÍCH GIỮA CẤP PHÁT TÀI CHÍNH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC. tôi chọn đề tài Đổi mới phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính 7 và tiến độ thực hiện đề tài NCKH. (Nghiên cứu trường. tương thích giữa việc cấp phát tài chính với yêu cầu thực hiện đề tài theo đúng tiến độ Chương 3: Giải pháp khắc phục sự không tương thích giữa việc cấp phát kinh phí và thực hiện tiến độ đề tài

Ngày đăng: 25/08/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan