Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay

6 336 1
Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Lê Thị Ngọc Thúy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Giao Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng phát triển DNVVN của Việt Nam giai đoạn 2007 -2010. Nêu những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ; Nhóm giải pháp từ phía nội lực của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNVVN Việt Nam Keywords: Doanh Nghiệp; Năng lực cạnh tranh; Quản trị kinh doanh; Xuất khẩu; Việt Nam Content Tính cấp thiết của đề tài : Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ dần các rào cản phi thuế quan đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập ngày càng nhiều vào các thị trường khác nhau. Nhưng cũng đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Mặc dù đã có mặt tại gần 200 quốc gia và khu vực thị trường khác nhau, nhưng so sánh với các nước lân cận có trình độ phát triển tương đương, thì sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vẫn còn kém hơn nhiều. Trừ một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu; nhiều mặt hàng khác năng suất, chất lượng thấp và giá cả cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu và khả năng duy trì, phát triển thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNVVN nói riêng. Các DNVVN đang được khuyến khích phát triển chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng thực tế chính sách cũng như sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và cơ quan quản lý, các địa phương vẫn còn không ít bất cập. Mặt khác năng lực quản lý hạn chế, qui mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao làm cho sức cạnh tranh bị hạn chế rất nhiều. Theo qui định của WTO (tổ chức thương mại thế giới) các rào cản sẽ bị dỡ bỏ nhưng thực tế nhiều nước lại gia tăng bảo hộ thông qua những biện pháp như chống bán phá giá, biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ. Vì vậy đòi hỏi phải đẩy mạnh sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nói riêng, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là DNVVN. Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài "Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" để làm luận văn thạc sỹ của mình. Tình hình nghiên cứu: Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới tạo ra một sân chơi rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam với những thời cơ và thách thức mới. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng hóa và đặc biệt của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế. Đã có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này tuy nhiên chủ yếu là đưa ra các giải pháp áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay cụ thể hơn là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà chưa đề cập nhiều đến các DNVVN, một bộ phận không nhỏ chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam: - TS. Tăng Văn Nghĩa (2006), “Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Nghiên cứu kinh tế, (333), Tr.16-17. - TS. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Nghiên cứu kinh tế, (335),Tr.40-49. - TS. Nguyễn Đăng Nam (2003), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tài chính, (1), Tr.60-62. - PGS.TS Lê Xuân Bá (2007), “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Quản lý kinh tế, (12), Tr.11-12. - PGS.TS Trần Thị Minh Châu (2007), “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (1), Tr.38-45. - Ths. Nguyễn Hữu Thắng (2006), “ Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới”, Kinh tế và dự báo, (4), Tr.31-33. - Nguyễn Thị Dung (2006), “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”, Kinh tế châu á thái bình dương, (37), Tr.38-40. - TS. Nguyễn Thừa Lộc (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Vịêt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (68), Tr.37-39. - Th.s Nguyễn Hoàng (2006), “Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập: Thử thách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh”, Thương mại, (18), Tr.9-10. - PGS.TS Cao Duy Hạ (2006), “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luận chính trị, (1), Tr.19- 22. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa của các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng rộng mở. - Đề xuất những giải pháp có tính khả thi ở cả cấp độ doanh nghiệp và cấp độ Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNVVN Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của DNVVN trong họat động xuất khẩu hàng hóa. - Xuất phát từ thực tiễn nguồn số liệu thống kê tại Việt Nam và những giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không nghiên cứu đối với tất cả các DNVVN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó luận văn cũng kết hợp phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh với khả năng triển khai các công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh để có được những nhận định khách quan về thực tế năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và khảo sát để hệ thống các vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam. - Do không thể nghiên cứu trên tất cả các doanh nghiệp, luận văn đã tiến hành nghiên cứu trên một số DNVVN mang tính chất điển hình, từ đó suy rộng cho tất cả các DNVVN. Dự kiến những đóng góp của luận văn: - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam và những tồn tại của nó. Từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng cho DNVVN. - Đề xuất một số kiến nghị về phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các DNVVN. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. References 1. Lê Xuân Bá (2007), “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Quản lý kinh tế, (1), Tr.11-21. 2. Trần Thị Minh Châu (2007), “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (1), Tr.38-45. 3. Trần Thị Minh Châu (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điêù kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luận chính trị, (8), Tr.51-55. 4. Lê Đăng Doanh (1996), “Cải thiện môi trường chính sách để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển”, Diễn đàn doanh nghiệp, (12), Tr.10. 5. Nguyễn Thị Dung (2006), “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”, Kinh tế Châu á - Thái bình dương, (37), Tr.38-40. 6. Nguyễn Thành Độ (1995), “Vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp nước ta”, Tạp chí công nghiệp nặng, (6), Tr.21-22. 7. Hoàng Kim Giao (1996), “Vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Nghiên cứu kinh tế (219), Tr.21-23. 8. Hoàng Nguyên Học (2004), “Cơ chế và giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, Tài chính, (1), Tr.48-51. 9. Nguyễn Hải Hữu - Nguyễn Hữu Ninh(1996), “ Sự hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Nghiên cứu kinh tế, (223), Tr.44-52. 10. Cao Duy Hạ (2006), “ Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luân chính trị, (1), Tr.19-22. 11. Hoàng Văn Hải (2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp cận từ góc độ vi mô”, Quản lý kinh tế, (2), Tr.33-36. 12. Trần Kim Hào (1995), “Về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí kinh tế Châu á - Thái bình dương, (1), Tr.54-58. 13. Nguyễn Thanh Khiết (2004), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập”, Thị trường giá cả, (4), Tr.16-17. 14. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Nghiên cứu kinh tế, (335), Tr.40-49. 15. Nguyễn Thừa Lộc (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (68), Tr.37-39. 16. Nguyễn Đăng Nam (2003), “Nâng cao khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tài chính, (1), Tr.60-62. 17. Tăng Văn Nghĩa (2006), “ Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện kinh tế quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (333), Tr.35-40. 18. Đỗ Văn Phức - Nguyễn Văn Thành (2005), “Tác động của chính sách công nghiệp đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (4), Tr.64-71. 19. Dương Bá Phượng (1997), “ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”, Kinh tế Châu á - Thái bình dương, (2), Tr.9-15. 20. Đặng Ngọc Sự (2004), “Vũ khí cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (80), Tr.45-46. 21. Phạm Quang Trung (2006), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trước thách thức hội nhập quốc tế”, Tổ chức họat động khoa học, (2), Tr.19-20. 22. Trần Văn Tá và Bạch Đức Hiển (1995), “Một số vấn đề về chính sách tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ", Tạp chí tài chính, (7), Tr.15-16. 23. Nguyễn Hồng Thái (2005), “Nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”, Tạp chí giao thông vận tải, (6), Tr.26-28. 24. Nguyễn Hữu Thắng (2006), “Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới”, Kinh tế và dự báo, (4), Tr.31-33. 25. Nguyễn Anh Tuấn(2004), “ Sử dụng thương hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (86), Tr.25- 26. 26. Phan Ngọc Thảo(2005), “Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng sự khác biệt”, Nghiên cứu và phát triển, (178), Tr.27-28. 27. Thiên TRà - Lê Sơn (1995), “Đôi nét về doanh nghiệp nhỏ và vừa một loại hình doanh nghiệp đang được chú trọng”, Thông tin kinh tế kế hoạch, (6), Tr.7-11. 28. Trần Văn Tùng (2006), “Cạnh tranh thông qua lợi thế công nghệ trong mạng lưới sản xuất toàn cầu”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (7), Tr.65-73. 29. Trần Văn Tùng (2006), “Các công ty xuyên quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ đổi mới công nghệ”, Tạp chí kinh tế Châu á- Thái bình dương, (21), Tr.19-23. 30. Phạm Thị Mai Yến (2005), "Xây dựng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước ta. Một đòi hỏi vừa cấp bách vừa lâu dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí thị trường giá cả, (5), Tr.30-31. . khẩu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa. luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu. tác giả lựa chọn đề tài " ;Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay& quot; để làm luận văn thạc sỹ của mình. Tình hình nghiên cứu:

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan