Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội

18 180 0
Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội Trịnh Thị Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nói riêng tại các ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay các DNVVN tại Habubank để thấy được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động và định hướng phát triển, mở rộng cho vay các DNVVN taih Hububank. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các DNVVN phát triển trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay. Keywords. Tài chính ngân hàng; Doanh nghiệp vừa; Kinh doanh; Hoạt động cho vay; Ngân hàng thương mại; Hà Nội Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Qua quá trình đổi mới và hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), quá trình đổi mới ngày càng toàn diện hơn, rõ nét hơn, đầy đủ và tốc độ nhanh hơn. Cùng với sự phát triển đó, các tổ chức kinh tế của Việt Nam cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là sự thay đổi cả về chất và lượng của hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động của họ góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với tổng số hơn 543.963 doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 97%. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và phát triển thì vai trò của các DNVVN ngày càng được khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới bởi những đóng góp của nó trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Trên thực tế cho thấy mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy trong nền kinh tế nhưng từ trước tới nay các DNVVN đã gặp không ít khó khăn, trước hết là về đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, và một trong những lý do quan trọng là khó tiếp cận về nguồn vốn, khó khăn này càng thể hiển rõ hơn khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các DNVVN vượt qua giai đoạn khó khăn này? Và đây có thể nói chính là cơ hội của Ngân hàng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng và giúp các doanh nghiệp này có thể tồn tại đồng nghĩa với việc có vốn để mua nguyên liệu, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chính sự cấp thiết của vấn đề thiếu vốn của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay, với mong muốn góp phần giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về vốn chính là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội”. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HABUBANK) đối với DNVVN từ năm 2008 đến hết năm 2011. . Và sang năm 2012, Habubank đã chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà Nội (SHB), chính thức đổi tên thành SHB, được hoạt động và điều hành dưới một bộ máy hoàn toàn mới. Chính vì vậy, bài luận văn này tác giả sẽ không đề cập đến giai đoạn từ năm 2012 trở đi. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động cho vay đối với DNVVN của HABUBANK, chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu của chuyên ngành Tài chính ngân hàng, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh như thực trạng hoạt động cho vay, phân tích được các chỉ tiêu cho vay DNVVN… 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp. Đồng thời, luận văn sử dụng các số liệu, dữ liệu phù hợp với quá trình phân tích thực tiễn và hoạt động cho vay tại HABUBANK. Luận văn cũng sử dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến Doanh nghiệp, đến lĩnh vực tài chính, tín dụng, các công trình khoa học, các báo cáo thảo luận của một số tổ chức, các bài viết đăng trên báo cáo, tạp chí, Internet để trích dẫn, phân tích làm sáng tỏ vấn đề. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Chƣơng 2: Thực trạng cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại Trong phần này, trước hết cần điểm lại một số hoạt động cơ bản của NHTM với trọng tâm là hoạt động cho vay để làm cơ sở đưa ra lý luận về cho vay doanh nghiệp của NHTM. 1.1.1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Do đó, để phân biệt NHTM với các tổ chức tài chính, Peter S.Rose đã đưa ra khái niệm về NHTM theo cách tiếp cận từ những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. 1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM  Hoạt động huy động vốn  Hoạt động sử dụng vốn  Hoạt động trung gian 1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm Cho vay là một trong những hình thức của nghiệp vụ tín dụng, là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho mỗi ngân hàng, cho vay co thể hiểu đơn gian là ngân hàng cấp một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian xác định với cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn. 1.1.2.2. Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối những nguồn vốn nhàn rỗi với những người thực sự có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Thứ hai, cho vay là hoạt động mang lại thu nhập chính, lợi nhuận cao cho ngân hàng, dùng chi trả các khoản lãi tiền gửi hay động và các khoản chi phí quản lý, trang thiết bị, tiền lương và các khoản chi phí khác để duy trì hoạt động của ngân hàng. Thứ ba, bằng việc cho vay ngân hàng đã tạo ra khối lượng tiền tệ lớn trong nền kinh tế. Thứ tư, bằng việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho một dự án phát triển mang tính chất chiến lược cũng là hoạt động tài trợ nằm trong chính sách của chính phủ để phát triển đất nước. 1.1.2.3. Phân loại cho vay của Ngân hàng thương mại  Theo hình thức cấp tiền vay  Thấu chi  Cho vay trực tiếp từng lần  Cho vay theo hạn mức tín dụng  Cho vay luân chuyển  Cho vay trả góp  Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng  Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng  Cho vay hợp vốn  Cho vay khác  Theo thời hạn cho vay  Cho vay ngắn hạn  Cho vay trung hạn  Cho vay dài hạn  Theo Tài sản đảm bảo  Cho vay có tài sản đảm bảo  Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức thế chấp  Cho vay có tài sản đảm bảo theo hình thức cầm cố  Cho vay không có tài sản đảm bảo  Cho vay theo tín chấp  Theo mục đích sử dụng vốn  Cho vay sản xuất và lưu thông hàng hóa  Cho vay tiêu dùng  Theo đối tượng cho vay  Cho vay doanh nghiệp lớn  Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2. Hoạt động cho vay DNVVN của NHTM 1.2.1. Đặc điểm của DNVVN ảnh hưởng đến hoạt động cho vay 1.2.1.1. Khái niệm DNVVN Ở Việt Nam: Chính phủ đã ra Ngị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, Ngị định này đưa ra định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). 1.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ nhất, DNVVN nhạy bén, năng động dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Thứ hai, DNVVN tạo điều kiện duy trì cạnh tranh tự do. Thứ ba, DNVVN được tạo lập đơn giản, dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. Thứ tư, DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước. Thứ năm, DNVVN góp phần tạo lập sự phát triển cần bằng giữa các vùng trong một quốc gia. 1.2.2. Hoạt động cho vay của DNVVN của Ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Chính sách cho vay của NHTM đối với DNVVN  Nguyên tắc vay vốn  Điều kiện vay vốn  Hồ sơ vay vốn  Thẩm định và quyết định cho vay  Giới hạn cho vay  Hạn chế cho vay 1.2.2.2. Vai trò vốn vay của ngân hàng đối với DNVVN  Tín dụng ngân hàng góp phần phát huy các ngành nghề truyền thống, là công cụ tài trợ cho các ngành nghề kinh tế kém phát triển, và mũi nhọn.  Tín dụng ngân hàng có vai trò hỗ trợ ban đầu để hình thành các DNVVN  Hoạt động cho vay của ngân hàng thúc đẩy các DNVVN hoạt động có hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh.  Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN  Đáp ứng nhu cầu vốn của các DNVVN  Tín dụng ngân hàng giúp cho doanh nghiệp hình thành cơ cấu vốn tối ưu.  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNVVN 1.2.2.3. Quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM Bước 1: Giúp doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ vay vốn Bước 2: Phân tích trước khi cấp tín dụng Bước 3: Xây dựng và ký kết hợp đồng cho vay Bước 4: Giải ngân và kiểm soát trong khi vay Bước 5: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết mới 1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHTM  Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ  Nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn  Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu  Vòng quay vốn cho vay  Thu nhập có được 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CVDNVVN của NHTM  Các nhân tố khách quan Về phía Ngân hàng nhà nước:  Tái cấp vốn  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Nghiệp vụ thị trường mở  Lãi suất tín dụng Các nhân tố từ phía doanh nghiệp  Môi trường kinh tế  Môi trường pháp lý  Môi trường an ninh, chính trị , xã hội  Các nhân tố chủ quan  Chính sách cho vay của ngân hàng  Quy mô nguồn vốn của ngân hàng  Chất lượng và tính đa dạng của các hình thức cho vay  Trình độ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng  Công ngệ thông tin CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Ngày 31/12/1988 UBND TP Hà Nội ra quyết định số 6719-QĐ/UB cho phép Ngân hàng phát triển nhà Thành phố Hà Nội, có tên gọi Habubank (viết tắt là HBB) được hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội kể từ ngày 2 tháng 1 năm 1989. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Habubank Tính đến thời điểm cuối năm 2011, Habubank có khoảng 1.800 CBNV với 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch và hơn 70 chi nhánh, phòng giao dịch với sản phẩm đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.1.3.1. Về hoạt động huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động tính đến hết năm 2011 là 33.579.548 triệu đồng. Năm 2010 đạt 29.783.540 triệu đồng, tăng 16,94% so với năm 2009, trong đó huy động từ thị trường I đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Huy động từ thị trường 2 giảm nhiều do ảnh hưởng của các biến động trên thị trường tiền tệ và chính sách siết chặt quản lý giao dịch trên thị trường 2 của Ngân hàng nhà nước. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Trước năm 2008, với tình hình kinh tế thuận lợi, tổng dư nợ của Habubank tăng trưởng ở mức 41-57%/năm, cao hơn trung bình ngành. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay, khi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của Habubank chậm lại, Ngân hàng chủ yếu tập trung vào tái cơ cấu lại các khoản vay, tìm kiếm các khách hàng mới, tốt của các ngành nhiều tiềm năng và tránh mở rộng tín dụng trong thời kỳ khủng hoảng. Tổng dư nợ của toàn ngân hàng năm 2011 đạt 22.352 tỷ đồng, tăng trưởng 19,63% so với năm 2010. 2.1.3.3. Hoạt động đầu tư Cơ cấu đầu tư của Habubank chủ yếu tập trung đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn với 60,96% danh mục đầu tư cho chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán kinh doanh tính đến hết năm 2011. Chính sách đầu tư của Habubank có sự thay đổi trong các năm vừa qua khi tỷ trọng đầu tư dài hạn, bao gồm góp vốn dài hạn và đầu tư các giấy tờ có giá giữ đến ngày đáo hạn, tăng từ 13,81% năm 2008 lên đến 38,56% đến hết năm 2011. 2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán Kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu thanh toán cho khách hàng của ngân hàng. Các ngoại tệ giao dịch chủ yếu của ngân hàng là các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY, GBP, AUD Tuy nhiên, năm 2010 kinh doanh ngoại hối lỗ 14tỷ trong khi năm 2009 lãi 32 tỷ. Đến năm 2011, Habubank tiếp tục chịu lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ với con số là 104,8 tỷ đồng. Nguyên nhân là do NHNN xiết chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do, đồng thời do kinh tế trong nước bị đình trệ nên nhu cầu ngoại tệ trên thị trường không nhiều. Trong khi đó, với chênh lệch lớn về lãi suất giữa hai đồng tiền USD và VND, Habubank đã giữ trạng thái ngoại tệ âm từ đầu năm cũng như thực hiện nhiều giao dịch hoán đổi tiền tệ. Do đó, Ngân hàng đã chịu lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ để thu được lợi nhuận lớn hơn trên thị trường tiền tệ. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.2.1. Chính sách cho vay của Habubank đối với DNVVN 2.2.1.1. Cơ sở của chính sách - Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng Nhà Nước ban hành. - Quy chế cho vay do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành. - Chiến lược, định hướng của Habubank. 2.2.1.2. Nội dung chính sách cho vay khách hàng  Đối tượng vay vốn  Nguyên tắc cho vay  Điều kiện cho vay  Mức cho vay  Lãi suất cho vay  Bảo đảm tiền vay 2.2.2. Quy trình cho vay của Habubank 2.2.2.1. Về quy trình cho vay của Habubank Habubank đã có quyết định số 391/2006/HBB-QĐ ngày 27/4/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu: - Hệ thống hóa cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng đang áp dụng tại các chi nhánh để sử dụng một biểu mẫu thông nhất. - Hướng dẫn cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới các bước trình tự thực hiện một khoản vay từ khi khách hàng hàng có nhu cầu đến khi khoản vay được thu hồi. - Xác định các công việc phải làm và các bộ phận có thể tham gia trong việc xử lý một khoản vay. - Giúp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nõng cao chất lượng tín dụng. - Đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong mối quan hệ với Ngân hàng. 2.2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Habubank qua các năm Tổng tài sản đạt 41.286 tỷ đồng, tăng 8,68% so vơ ́ i năm 2010, tổng huy động đạt 33.579 tỷ đồng, tăng 12,75% so vơ ́ i năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 310 tỷ đồng, giảm 48,5% so vơ ́ i năm 2010. Nguyên nhân giảm lợi nhuận chủ yếu do các khó khăn của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động vốn huy trì ở mức cao. Tổng dư nợ đạt 22.352 tỷ đồng, tăng 19,63% so vơ ́ i năm 2010. Tổng dư nợ tăng nhưng không nhiều. Đây là xu hướng chung của hầu hết các NHTM trong năm vừa qua, đó là do tình hình kinh tế biến động, giá dầu, giá vàng tăng mạnh, mức thay đổi lãi suất liên tục 2.2.3. Kết quả cho vay của Ngân hàng 2.2.3.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay nói chung đối với mọi thành phần kinh tế trong các năm từ 2008- 2011 đều có sự tăng trưởng nhưng không nhiều. Riêng đối với DNVVN tuy chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2008, doanh số cho vay là 20.408.811 trđ thì cho vay đối với DNVVN là 12.194.834 trđ chiếm 59,75%. Năm 2009, doanh số cho vay là 24.864.883 trđ thì cho vay đối với DNVVN là 15.790.111 trđ chiếm 63,51%. Năm 2010, doanh số cho vay là 30.569.888 trđ thì cho vay đối với DNVVN là 20.182.980 trđ chiếm 66,02%. Năm 2011, doanh số cho vay là 35.498.154 trđ, trong đó cho vay đối với DNVVN là 24.752.429 trđ, chiếm 69,73%. 2.2.3.2. Dư nợ Tổng dư nợ năm 2009 tăng 2.842.459 trđ tức tăng 27,02% so với năm 2008, dư nợ cho vay DNVVN tăng 39,82%. Năm 2010 tổng dư nợ là 18.684.558 trđ trong đó cho vay DNVVN là 11.760.463 trđ chiếm 62,94%, năm 2011 tổng dư nợ là 22.352.405 trđ trong đó cho vay DNVVN là 15.046.206 trđ chiếm 67,31%. 2.2.3.3. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ năm 2009 tăng 14,04% so với năm 2008, trong đó doanh số thu nợ đối với DNVVN năm 2009 là 8.917.176 trđ, tăng 22,50% so với năm 2008. Sang năm 2010, doanh số thu nợ tăng 5.709.954 trđ, tăng 25,93%, tuy nhiên tỷ trọng doanh số thu nợ DNVVN không cao, chỉ chiếm khoảng 35,33%. Sang năm 2011, doanh số thu nợ tăng 0,66%, trong đó doanh số thu nợ đối với DNVVN tăng 21,34%, tỷ trọng tăng lên 42,60%. 2.2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng Qua bảng số liệu tính toán trên đây có thể thấy vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2011 giảm dần, đến năm 2011 chỉ còn 0,79. Điều này chứng tỏ lãi thu được từ vốn vay của ngân hàng còn chưa cao, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn thấp. 2.2.3.4. Tình hình nợ quá hạn Hệ số nợ quá hạn đã giảm từ 4,01% trong năm 2008 xuống 2,45% trong năm 2011. Nền kinh tế trong một vài năm trở lại đây thực sự là khó khăn, đặc biệt là đối với DNVVN, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn nhưng có xu hướng giảm. Điều đó chứng tỏ hoạt động của các DNVVN vẫn tốt, thích nghi được với ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu. 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.3.1. Những kết quả đạt được Nhìn chung, từ số liệu thực tế cũng như biểu đồ minh hoạ, ta thấy rằng ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn đến tín dụng đối với các DNVVN. Tuy tỷ trọng chưa cao nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, tốc độ tăng năm nay cao hơn so với năm trước, một phần phản ánh hướng đi mới trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng, là ngày một quan tâm đến nhu cầu vay vốn của các DNVVN, và coi đây là một đối tượng khách hàng quan trọng đối với ngân hàng. Chính đối tượng khách hàng này sẽ góp phần làm giàu mạnh cho ngân hàng trong tương lai không xa. 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Một số hạn chế  Mặc dù Habubank cũng đã mở rộng cho vay đối với DNVVN nhưng dư nợ cho vay, doanh số cho vay vẫn còn chưa thật cao, chưa phát huy được hết thế mạnh của ngân hàng.  Về việc cho vay các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang rất phát triển thì lại được tài trợ ít hơn.  Về cho vay phân theo lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực công nghiệp vẫn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.  Doanh số thu nợ còn thấp, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên theo thời gian phản ánh chất lượng tín dụng của Habubank chưa được đảm bảo. 2.3.2.2. Nguyên nhân  Từ phía ngân hàng - Do ngân hàng chưa huy động được nhiều vốn từ dân cư, doanh nghiệp… cho nên việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN bị giới hạn. - Chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng quyết định quan trọng tới nâng cao chất lượng tín dụng, thế nhưng công tác này ở ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. - Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa có hiệu quả. Khi giải ngân cho khách hàng, công tác kiểm tra chưa thực sự được coi trọng. [...]... VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NH TMCP NHÀ HÀ NỘI 3.1 Định hƣớng hoạt động của Habubank trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tương lai Habubank đã từng đặt ra mục tiêu là trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trong mảng thị trường đã lựa chọn, hoạt động đa năng, hiện đại, an toàn và hiệu quả, đa dạng bao gồm các doanh nghiệp. .. cho vay doanh nghiệp của NHTM - Đề tài đã chỉ ra thực trạng cho vay doanh nghiệp tại Habubank Hà Nội, từ đó đánh giá tình hình cho vay doanh nghiệp trên cơ sở chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân - Từ những kết quả có được, đề tài đề xuất một số giải pháp cũng như đưa ra kiến nghị đối với ngân hàng và các ban ngành liên quan để cùng hợp tác mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại. .. ngân hàng đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua thời gian công tác tại Habubank, được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn thực tập và các anh chị tại Ngân hàng, em đã hoàn thành nghiên cứu đề tài: Hoạt động cho vay của DNVVN đối với NHTMCP Nhà Hà Nội Đề tài đã tâp trung giải quyết một số vấn đề sau: - Đưa ra được lý thuyết về quy trình cho vay doanh nghiệp của NHTM và. .. thời để hoạt động tốt hơn thì liệu các Doanh nghiệp có bị ảnh hưởng hay không? Đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ? Tuy nhiên, DNVVN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là thành phần kinh tế đang được Nhà nước khuyến khích phát triển Nhận thức được xu thế phát triển của các DNVVN, không chỉ riêng Habubank mà cả các Ngân hàng khác đã chủ động tăng cường cho vay các DNVVN thuộc mọi thành phần kinh... Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước  Ngân hàng nhà nước nên đưa ra những điều kiện, thủ tục, quy trình cho vay cụ thể đối với các DNVVN để phù hợp với đặc điểm, tính chất của loại hình doanh nghiệp này  Cho phép các ngân hàng áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay  NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà doanh nghiệp có thể thế chấp, cầm cố… giúp cho DNVVN dùng... và các Tổ chức tín dụng 4 Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng – Học viện Ngân hàng 5 Rose,P (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội 6 Phạm Thị Thu Hà chủ biên (2006), Giáo trình ngân hàng thương mại , Nxb Thống kê, Hà Nội 7 Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh 8 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN; Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN;... ký với ngân hàng hay không trả nợ ngân hàng khi đến hạn gây ra những khoản nợ quá hạn cho ngân hàng - Năm là, khi vay vốn ngân hàng, DNVVN chưa chú trọng tới việc tính toán chu kỳ kinh doanh của mình với thời gian vay, nên cũng có khi, đến hạn trả ngân hàng mà doanh nghiệp chưa hết chu kỳ kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ,có nghĩa là chưa đến thời kỳ thu hồi vốn kinh doanh của mình Ngoài ra, Sự tồn tại của... có thể tin tưởng và hy vọng thương vụ sáp nhập lớn nhất cả nước đến thời điểm này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho khách hàng, cho nền kinh tế và sẽ giúp tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo lộ trình của Ngân Hàng Nhà nước được hoàn thiện Và liệu rằng, với một Ngân hàng đang hoạt động có thể nói là tương đối ổn định nhưng cũng quyết định sáp nhập vào Ngân hàng khác để tháo gỡ những khó... marketing, Ngân hàng nên: Trước hết, bộ phận marketing cần phân đoạn thị trường tín dụng Hai là, Triển khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại trong giai đoạn mở rộng hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng nhằm phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu DNVVN Ba là, đứng trước áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước, hình ảnh ngân hàng và thái độ phục vụ ngân hàng sẽ là... tiếp cận vốn ngân hàng KẾT LUẬN Qua hơn 21 năm hoạt động, chất lượng kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng ổn định, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, năng lực tài chính của ngân hàng được tăng cường, mạng lưới hoạt động được mở rộng, thương hiệu Habubank ngày càng trở nên quen thuộc và chiếm được lòng tin nơi đông đảo khách hàng, của các nhà đầu tư, các định chế tài chính trong và ngoài nước . TRẠNG CHO VAY CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Ngày. Hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội Trịnh Thị Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân hàng; . Chƣơng 2: Thực trạng cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội CHƢƠNG 1

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan