Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay

7 631 6
Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay Phạm Hồng Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phi Nga Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tổng quan một số vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và thị trường BHNT nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết về thị trường trong kinh doanh sản phẩm BHNT. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển về thị trường BHNT ở một số quốc gia trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá những ưu, nhược điểm của thực trạng thị trường BHNT Việt Nam từ năm 2006 - 2009. Xác định những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam. Keywords. Quản trị kinh doanh; Thị trường bảo hiểm; Bảo hiểm nhân thọ; Việt Nam. Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Bắt đầu từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Từ một nền kinh tế yếu kém, vừa thoát khỏi chiến tranh, sức mạnh nội sinh thấp, lạm phát cao và liên tục, các thành phần kinh tế được giải phóng, phát triển năng động, đưa đất nước ta ra khỏi khó khăn, đời sống của người dân từng bước được nâng cao. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm nói chung và ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT) nói riêng cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Doanh thu từ các loại hình BHNT ngày càng tăng cao và ổn định. Hơn nữa, với tính chất ưu việt riêng có, BHNT đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội thông qua công tác bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Cùng với việc ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2000 và chính thức gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006, gắn liền với việc mở cửa thị trường Bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, mạng lưới hoạt động được triển khai ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam với một lượng dân số trên 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng nhưng mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu vể bảo hiểm của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thực tế đó, đòi hỏi phải nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Đó là việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Và là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Phát triển thị trường bảo hiểm đã được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí và các diễn đàn khoa học. Có thể thống kê một số công trình sau: - Đề tài khoa hoc cấp Bộ của trường đại học Ngoại thương: Thị trường bảo hiểm và các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam do PGS - TS Nguyễn Như Tiến làm chủ nhiệm đề tài, bảo vệ năm 2005. - Nghi định số 175/2003 QĐ-TTg Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam từ 2003 đến 2010. - Đề tài: Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam: Ngành Bảo hiểm (Dự án VIE/02/009 của Bộ kế hoạch đầu tư, xuất bản tháng 10/2005). - Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt Nhân thọ- PGS.TS Nguyễn Văn Định. Tạp chí bảo hiểm Số 5 (tháng 5/2005) - Giáo trình “Quản trị kinh doanh Bảo hiểm” - trường Đại học kinh tế quốc dân - Nguyễn Văn Định chủ biên, năm 2004. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung phân tích những cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, thực trạng ngành dịch vụ bảo hiểm, phân tích khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành dịch vụ bảo hiểm Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ một cách có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục tiêu: Vận dụng và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ, để phân tích đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay. - Nhiệm vụ đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổng quan một số vấn đề lý luận về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ. + Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở một số nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. + Đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009. Xác định những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển. + Đề xuất những giải pháp phát triển thị trường BHNT ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thị trường bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2009. 5. Các phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu Đề tài lựa chọn một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiêu biểu để phân tích các đối tượng, rút ra những nhận xét ban đầu. 5.2. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Việc thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Tác giả đã thu thập tài liệu, tư liệu về thị trường bảo hiểm nhân thọ từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành xử lý bằng phương pháp nghiên cứu trong phòng để đưa ra những nhận định có cơ sở. 5.3. Phương pháp thống kê Là phương pháp quan trọng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đề tài sử dụng số liệu thống kê từ các niên giám thống kê, các cơ quan có liên quan. Với sự hỗ trợ của các phần mềm xử lý số liệu để có thể đánh giá có hệ thống, đủ độ tin cậy phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. 5.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Phương pháp phân tích giúp tìm ra được những điểm cụ thể, chi tiết của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Phương pháp so sánh thấy được những nét khác biệt trong quá trình phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ. Kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được chính là kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. Trong nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng linh hoạt để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. 6. Đóng góp mới của luận văn: - Tổng quan các lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ, về thị trường Bảo hiểm nhân thọ nhằm đưa ra cơ sở lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về thị trường trong kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. - Rút ra một số bài học kinh nghiệm qua việc nghiên cứu sự phát triển của các thị trường bảo hiểm trên thế giới. - Phát hiện, phân tích và đánh giá ưu nhược điểm của thị trường hiểm nhân thọ ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. David A.Aaker (2005), Triển khai chiến lược kinh doanh, Nxb Trẻ, Tp.HCM. 2. Nhóm Actury Trung tâm OLICD (1997), Nhập môn toán học Bảo hiểm Nhân thọ,Trung tâm Phát triển Bảo hiểm Nhân thọ Đông Phương, Tokyo, Nhật Bản. 3. Bộ Tài Chính (2004), Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 4. Bộ Tài Chính (2007), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (2008), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 6. Bộ Tài Chính (2009), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 7. Bộ Tài Chính (2010), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009, Nxb Bộ Tài Chính, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Định chủ biên, (2005), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Định chủ biên, (2008), Giáo trình bảo hiểm, trường đại học Kinh tế quốc dân, Nxb thống kê, Hà Nội. 10. Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (1998), Bảo hiểm: Nguyên tắc và thực hành, David bland biên soạn, bản dịch, Nxb tài chính, Hà Nội. 11. Dương Hữu Hạnh (2005), Quản trị tài sản thương hiệu, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Vũ Quế Hương (2001), Quản lý đổi mới và phát triển sản phẩm mới, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Trương Mộc Lâm (2001), Một số vấn đề về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. 14. Đỗ Văn Phức (2006), Quản lý doanh nghiệp, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 15. Đỗ Văn Phức (2005), Tâm lý trong quản lý kinh doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 16. Đỗ Văn Phức (2005), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 17. Phạm Đức Thành & Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, Nxb Giáo dục, Hà Nội 18. Nguyễn Hữu Thân (1998), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 19. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu, Nxb Trẻ, Tp. HCM. 20. Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường Bảo hiểm Việt Nam, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, Nxb lý luận chính trị 21. Thủ tướng chính phủ (2003),Quyết định số 175/2003/QĐ-TTG ngày 29-8-2003 về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010. 22. Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kê năm 2006, Hà Nội. 23. Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2007, Hà Nội. 24. Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008, Hà Nội. 25. Tổng cục thống kê (2010), Niên giám thống kê năm 2009, Hà Nội. TIẾNG ANH 26. Jean - claude Harrari (1984), Insurance, Nxb Withrreby & Co,Ltd. 27. Kenneth Huggins và Robert D.Land (1992), Operations of Life and Health Insurance Companies, Xuất bản lần thứ hai, LOMA, USA. WEBSITE 28. Hoàng Liêm - Thu Tuyết (2009), “Thị trường bảo hiểm Việt Nam - Làm mới để vươn lên”,http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Bao-hiem- 360/Thi_truong_bao_hiem_Viet_Nam-Lam_moi_de_vuon_len/ 29. Tập đoàn Bảo Việt (2009), “Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=1087&catId=199&l ang=VN 30. Thanh Đoàn (2009), “Thị trường bảo hiểm nhân thọ có cách đi riêng”, http://www.bhnt.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1232 31. Đỗ Thị Kim Liên (2010), “Thị trường Bảo hiểm Việt Nam dưới góc nhìn của người trong cuộc”, http://vccinews.vn/?page=detail&folder=71&Id=1566 32. Trần My (2010), “Những điểm sửa đổi trong Luật lần này được đánh giá sẽ tạo điều kiện cho thị trường phát triển bền vững hơn”, http://thitruongvietnam.com.vn/gpmaster.gp- media.thi-truong-viet-nam.gplist.11.gpopen.48127.gpside.1.nhieu-diem-moi-trong- luat-kinh-doanh-bao-hiem-sua-doi.asmx. 33.Nguyễn Sinh Cúc (2010), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010”, http://luattaichinh.wordpress.com/2010/02/03/t%E1%BB%95ng-quan-kinh- t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-nam-2009-v-tri%E1%BB%83n- v%E1%BB%8Dng-2010/. 34. Hoàng Anh (2010), ““Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam rất tiềm năng ”,http://www.gda.com.vn/content/%E2%80%9Cth%E1%BB%8B- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BA%A3o-hi%E1%BB%83m-nh%C3%A2n- th%E1%BB%8D-vi%E1%BB%87t-nam-r%E1%BA%A5t-ti%E1%BB%81m- n%C4%83ng%E2%80%9D . bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt. vụ bảo hiểm Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ. cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ, thị trường bảo hiểm nhân thọ, để phân tích đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan