Văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH canon việt nam

4 875 12
Văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH canon việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty TNHH Canon Việt Nam The Corporate Culture at Canon Viet Nam Company Limited NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 75 tr. + Hà Thị Thu Hương Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 603405 Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Văn Hải Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản trị kinh doanh; Văn hoá doanh nghiệp; Văn hóa công sở Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt. Bản sắc VHDN là một trong những tiêu chí đánh giá DN góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Với xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế thế giới là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó VH được coi trọng hơn bao giờ hết. Xu thế mới tạo ra một sân chơi mới, với những luật lệ mới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi. Đó là những doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa đủ mạnh để tự tin hòa nhập và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chủ đề văn hoá doanh nghiệp đã dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, VHDN được coi là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Chính nền văn hoá ấy là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nguồn lực tạo nên sức mạnh vô hình cho doanh nghiệp, là tôn chỉ phương châm hoạt động cho mỗi DN tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN trên bước đường phát triển của mình. Đối với Tập đoàn Canon việc xây dựng và phát triển VHDN là một trong những điều kiện tiên quyết và đã được thực hiện từ rất lâu. Cũng như công ty mẹ (Tập đoàn Canon) tại Nhật Bản, Công ty TNHH Canon Việt Nam – CVN ngay từ những ngày đầu thành lập nhà máy tại Việt Nam, Ban lãnh đạo của công ty đã đặt trọng tâm vào việc xây dựng và phát triển VHDN công ty theo mô hình VHDN của công ty mẹ bằng các triết lý văn hoá mang tính dân tộc, sau đó là bằng các chính sách, biện pháp cụ thể để tạo ra những nét văn hoá mang đậm bản sắc doanh nghiệp. Sau một thời gian nghiên cứu, quan sát và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Canon Việt Nam, cũng như tìm hiểu thực trạng VHDN của Công ty trong những năm qua em quyết định chọn đề tài “Văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH Canon Việt Nam ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình với hi vọng giới thiệu về VHDN Nhật Bản và chia sẻ hiểu biết về tầm quan trọng của VHDN đối với sự phát triển của DN. 2. Tình hình nghiên cứu Văn hoá doanh nghiệp là một đề tài không mới có thể nói tình hình nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp trong và ngoài nước như sau: 2 - Trong nước: Mặc dù đề tài văn hoá doanh nghiệp tại Việt Nam mới được quan tâm khoảng 10 năm trở lại đây nhưng cũng đã có nhiều công trình được nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp và được công bố nổi bật như: Văn hoá và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (xuất bản năm 2000). Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp và cấu trúc của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ chọn vấn đề triết lý kinh doanh để nghiên cứu. Tác giả Trần Quốc Dân cũng có nhiều nghiên cứu về đề tài này như: “Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”(năm 2003); tiếp đó tác giả cho ra đời cuốn “Sức hấp dẫn - Một giá trị văn hoá doanh nghiệp” (năm 2005) trong cuốn này tác giả đã khẳng định khi doanh nghiệp có môi trường văn hoá doanh nghiệp tốt sẽ tạo ra một sức hấp dẫn với khách hàng, thu hút được nhân tài, nhân lực đến với doanh nghiệp,nâng cao vị thế và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra trên Internet còn có rất nhiều bài viết nghiên cứu, phân tích và đánh giá về văn hoá doanh nghiệp theo các góc nhìn và các khía cạnh khác nhau như: Văn hóa kinh doanh Nhật Bản; Vài nét trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản (Saga.vn – năm 2007); Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản (duhocnhatban.edu.vn – năm 2010) hay Lịch sử các thương hiệu nổi tiếng (maxbrands.com) - Ngoài nước: Năm 1999 tác giả Edgar H.Schein đã cho ra đời cuốn sách The Coporate Culture Survival Guid trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu về các tầng giá trị của văn hoá doanh nghiệp biểu hiện qua 3 cấp độ: cấp độ1 -các giá trị hữu hình, cấp độ 2 - các giá trị được chấp nhận và cấp độ 3 - các giá trị nền tảng. Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của các tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận về VHDN. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại một doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam cụ thể là Công ty TNHH Canon Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về thực trạng văn hoá doanh nghiệp đã được xây dựng và phát triển từ ngày đầu thành lập đến nay tại công ty TNHH Canon Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu là hoàn thành bản luận văn trong đó có tổng kết một số lý thuyết quan trọng liên quan đến văn hoá doanh nghiệp. - Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Canon Việt Nam. - Làm rõ các yếu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. - Đánh giá ảnh hưởng của VHDN đến hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty. - Đề xuất các giải pháp để góp phần phát triển văn hoá doanh nghiệp sâu và rộng hơn tại công ty Canon Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là văn hóa doanh nghiệp, nghiên cứu về thực trạng VHDN trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể đó là Công ty TNHH Canon Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định lượng, kết hợp với phương pháp định tính cùng một số phương pháp khác như thống kê mô tả và phân tích - tổng hợp. Để nghiên cứu văn hóa của công ty tác giả đã sử dụng cách tiếp cận thực tế tại công ty trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nghiên cứu các qui định chung của công ty, tinh thần 5S, hoạt động Kaizen hay nghiên cứu các lễ nghi, các sinh hoạt mà ở đó văn hoá doanh nghiệp công ty được thể hiện rõ nét như ngày hội Gia đình, lễ kỷ niệm thành lập công ty… 3 Số liệu thực hiện đề tài bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp được Công ty cung cấp và thu thập từ sách, Internet. Còn số liệu sơ cấp được nghiên cứu điều tra từ nhân viên của Công ty. Để xây dựng được bảng câu hỏi tác giả đã dựa vào các yếu tố then chốt cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp. Sau đó tác giả chọn lấy số lượng là 40 người trong đó có 10 người là cán bộ quản lý tầm cao, 10 người là cán bộ quản lý tầm trung và 20 người là công nhân để gửi phiếu điều tra và phỏng vấn. [Phụ lục 1] 6. Những đóng góp của luận văn Đề tài nghiên cứu về các cấp độ văn hoá tại Công ty TNHH Canon Việt Nam được thực hiện nhằm hệ thống hoá các khái niệm và các nội dung liên quan đến văn hoá doanh nghiệp. Từ việc hệ thống hoá lý thuyết, thông qua việc mô tả, phân tích các giá trị văn hoá được biểu hiện qua các cấp độ đề tài giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài cụ thể là công ty TNHH Canon Việt Nam và đưa ra các giải pháp để góp phần phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Công ty. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1 : Những cơ sở lý luận cơ bản về văn hoá doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH Canon Việt Nam. Chương 3 : Các giải pháp để góp phần phát triển văn hoá doanh nghịêp tại công ty TNHH Canon Việt Nam References Tiếng Việt 1. Đỗ Minh Cương (2001), Giáo trình Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn - một giá trị VHDN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr. 24 3. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng văn hoá kinh doanh, Nxb Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, Tr. 9,259,260. 4. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập-Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Tr. 431 5. Nguyễn Mạnh Quân (2004), Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình hành vi tổ chức , Nxb Thống kê Hà Nội. 7. Một số tài liệu ở công ty, Tài liệu đào tạo nhân viên mới; Bản tin nội bộ thường niên; Tạp chí CVN. Tiếng Anh 8. Edgar H. Schein (1999), The Coporate Culture Survival Guide, Jossey Bass, pp.15-20 Website: 9. http://kinhdoanh.anvui.vn 10. http:// maxbrands.net 11. www.duhocnhatban.edu.vn văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản 12. www.canon-cvn.com.vn 4 13. www.saga.vn 14. www. thietkenhandienthuonghieu.com . về văn hoá doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại công ty TNHH Canon Việt Nam. Chương 3 : Các giải pháp để góp phần phát triển văn hoá doanh nghịêp tại công ty TNHH Canon. VHDN. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại một doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam cụ thể là Công ty TNHH Canon Việt Nam. 3. Mục đích và. thành bản luận văn trong đó có tổng kết một số lý thuyết quan trọng liên quan đến văn hoá doanh nghiệp. - Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Canon Việt Nam. - Làm rõ

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan