Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

5 630 8
Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Hoàng Xuân Cường Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Minh Yến Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Kinh tế nông nghiệp; Quản lý nông nghiệp Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển. Nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển trong đó có Việt nam chúng ta. Các nước đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản. Nông sản còn được coi là nguồn hàng hóa để phát triển ngành ngoại thương ở giai đoạn đầu. Trong lịch sử, quá trình phát triển ở một số nước cho thấy vốn được tích lũy từ những ngành nông nghiệp tạo ra hàng hóa xuất khẩu. Đó là trường hợp của các nước: Úc, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Mỹ và cả Việt Nam Nông nghiệp cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác như: nguồn thu từ thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp. Nguồn thu này được tập trung vào ngân sách Nhà nước và được dùng để đầu tư cho phát triển kinh tế Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn và chủ yếu của sản phẩm trong nước, việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Sự đóng góp này cũng bao gồm cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác Khoái Châu là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, là một huyện thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chính. Những năm gần đây, hòa nhịp với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành nông nghiệp huyện đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Khoái Châu nói riêng và của tỉnh Hưng Yên nói chung, mức tăng trưởng của nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước, tham gia mạnh mẽ trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nông nghiệp Khoái Châu vẫn chưa phát triển mạnh, năng suất lao động thấp, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là việc đô thị hóa nhanh chóng làm suy giảm diện tích đất đai, dẫn đến việc nông dân bỏ ruộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Thực trạng này đã phản ánh sự hạn chế, bất cập trong quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu và đặt ra những vấn đề cần phải tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề “Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Ở nước ta, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân hiện nay đang ngày càng được quan tâm. Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu về các vấn đề này trên nhiều giác độ khác nhau. Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi”, do GS.TS Nguyễn Kế Tuấn làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2006, đã đưa ra những lý giải có tính tổng quát về con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta, đồng thời phân tích và làm rõ thực trạng và những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta những năm vừa qua. Trên cơ sở đó xác định những bước đi cơ bản về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020. Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới- Quá khứ và hiện tại” của PGS.TS. Nguyễn Văn Bích, Nhà xuất Bản Chính trị Quốc gia, 2007, đã khái quát một chặng đường phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta từ những năm đầu tiên của thế kỷ XX đến nay, trong đó những vấn đề nông nghiệp, nông thôn sau hai mươi năm đổi mới (từ 1986 đến 2006), với những thành tựu to lớn cũng như những hạn chế và nguyên nhân của nó đã được tác giả đánh giá và phân tích sâu sắc. “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau” của tác giả Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008, đã nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng và phát triển, trong đó các vấn đề về kinh tế - xã hội nông thôn như thu nhập và khả năng tích lũy, điều kiện sống của các hộ nông dân; các tổ chức xã hội, quan hệ cộng đồng, môi trường làng xã; quan hệ giữa nông thôn với đô thị và công nghiệp đã được tác giả nghiên cứu và làm rõ. Gần đây có cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, do PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2010. Cuốn sách đề cập tới một số vấn đề mới về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước khi đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo, bước sang một giai đoạn mới cao hơn về chất của việc chuyển mạnh từ một xã hội nông nghiệp, nông dân sang xã hội công nghiệp hiện đại, gắn chặt với phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, đã có một số đề tài khoa học, có giá trị lý luận và thực tiễn, góp phần thiết thực vào việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp cả nước nói chung và nông nghiệp huyện Khoái Châu nói riêng. Những đề tài này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp hoặc quản lý nông nghiệp nói chung, như một số công bố sau: - Ấn phẩm (2011), Kết quả cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Khoái Châu, Chi cục Thống kê huyện Khoái Châu. - Phạm Thị Khanh và các đồng tác giả (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. - Bùi Thị Thu Hằng (2012), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế - ĐHQGHN. - Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sỹ Thọ và các đồng tác giả (2010), Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO – Thời cơ và thách thức, Nxb Lao động xã hội Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Do vậy, cùng với việc kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học trước đây, luận văn sẽ tập trung làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp và công tác quản lý nông nghiệp của huyện Khoái Châu, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu : 3.1. Mục đích nghiên cứu: - Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, giai đoạn từ 2007 đến nay, đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế nông nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu giai đoạn từ 2007 đến nay. Đánh giá những thành công và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, câu hỏi đặt ra cần được trả lời là: - Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tế nông nghiệp là gì? - Thực trạng công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu trong những năm qua thể hiện như thế nào? Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết là những vấn đề gì? - Để quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu cần có những giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng: Trong khuôn khổ luận văn này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay và định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu, thu thập thông tin thông qua báo chí, tài liệu, đề án, nghị quyết, quyết định, báo cáo của huyện làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học và đưa ra các phương hướng, dự định cho việc giải quyết vấn đề nghiên cứu - Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về công tác quản lý kinh tế nông nghiệp, qua đó làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Khoái Châu - Phương pháp thu thập số liệu: Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết - Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này sẽ được sử dụng để phân tích các số liệu thống kê thu thập được nhằm làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp, hoạt động quản lý kinh tế nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu. Nguồn số liệu được sử dụng cho các phương pháp trên được cung cấp từ tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,…; các số liệu, tài liệu đã công bố như các ấn phẩm, Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Khoái Châu; tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản luật, chính sách,… thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội. 6. Những đóng góp của luận văn: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn công tác quản lý kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp mang tính khoa học và thực tiễn, với mong muốn đóng góp vào việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện. Việc thực hiện các giải pháp, nắm bắt được cơ hội và thách thức mà luận văn đề xuất nhằm góp phần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 7. Kết cấu nội dung luận văn: Ngoài các phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 đến nay. Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. Kết luận Tài liệu tham khảo References 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 5/2010), Báo cáo tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO. 4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1997), Một số vấn đề về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH02. Hội thảo khoa học lần thứ nhất. 5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2005), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006-2010, Nxb Lao động, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Phát triển nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn Công nghiệp hóa và hiện đại hóa 7. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới- Quá khứ và hiện tại, Nhà xuất Bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật 9. Bùi Chí Bửu (2010), “Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta”, Tạp chí cộng sản, số 814, tháng 8. 10. Đỗ Kim Chung (2008), Giải pháp nào để phát triển doanh nghiệp nông thôn nước ta, Hội thảo nông dân, nông nghiệp và nông thôn, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 11. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2010), Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 12. Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (2008), Tình hình phát triển hợp tác xã ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội. 13. Đảng bộ huyện Khoái Châu (2010), Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XXIII, Văn kiện. 14. Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (2010), Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XVII, Văn kiện. 15. Phạm Vân Đình (2009), Chính sách nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội. 16. Michael Dower, Đặng Hữu Vĩnh dịch (2005), Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Anh (2010), Chuyên đề Sản xuất nông nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập vì sự phát triển bền vững, Trung tâm Học tập Cộng đồng. 18. Hoàng Phước Hiệp (2007), Với WTO, lịch sử mở trang mới dành cho Việt Nam, Nxb Lao động Hà Nội. 19. Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 20. Hoàng Văn Hoan (2011), “Những vấn đề đặt ra đối với nông dân Việt nam và khuyến nghị chính sách”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 392. 21. Nguyễn Ngọc Nông (2004), Quy hoạch phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. 23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Tình hình phát triển doanh nghiệp nông thôn, Báo cáo. 24. Chu Tiến Quang – Chủ biên (2005), Huy động và sử dụng vốn các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn – Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. 25. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 28. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2011), Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu có tính cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2011 – 2015. 30. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2011), Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 14/4/2011 về việc Phê duyệt Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng tập trung vào xây dựng hạ tầng Giao thông – Thủy lợi giai đoạn 2011 – 2015. 31. Ủy Ban nhân dân huyện Khoái Châu (2013), Báo cáo Tình hình nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đất. 32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của Hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội 33. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Website: 34. www.chinhphu.vn 35. www.cpv.org.vn 36. www.haiduong.gov.vn 37. www.hungyen.gov.vn 38. www.khoaichau.hungyen.gov.vn 39. www.nongnghiep.vn 40. www.thaibinh.gov.vn . công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý kinh tế nông nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý kinh tế nông nghiệp. Quản lý kinh tế nông nghiệp ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Hoàng Xuân Cường Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01. quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan