Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở việt nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

25 583 10
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở việt nam trong bối cảnh hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) Trần Thị Mai Hồng Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về FDI, ngành bán lẻ tiến tới phân tích thực tiễn tình hình FDI vào ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam. Đánh giá, lý giải thực trạng và phân tích tác động FDI đối với dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam. Đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ và phát triển ngành bán lẻ trong nƣớc. Keywords: Kinh tế đối ngoại; Thƣơng mại thế giới; Đầu tƣ nƣớc ngoài; Phân phố bán lẻ Content  1.  Bán lẻ là một khái niệm quen thuộc và là hoạt động thƣờng trực, không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng đƣợc xem là một trong những thƣớc đo cơ bản phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nhiều quốc gia đã sử dụng thành công hệ thống bán lẻ làm đòn bẩy cho các chính sách kích thích tiêu dùng để phục hồi tăng trƣởng. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, khu vực dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán lẻ nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Theo đánh giá, Thị trƣờng bán lẻ của Việt Nam là một trong những thị trƣờng hấp dẫn nhất thế giới, đặc biệt khi gia nhập WTO Việt Nam đã có những cam kết cụ thể về lộ trình mở cửa thị trƣờng bán lẻ, thị trƣờng trong nƣớc sẽ đón nhận sự tham gia của các doanh nghiệp bán lẻ nƣớc ngoài. Khi các dự án đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ (kể cả 100% vốn nƣớc ngoài hoặc liên doanh) đƣợc cấp phép, các chủ đầu tƣ thƣờng nhấn mạnh việc hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cho nông dân, thúc đẩy phát triển xuất khẩu, cung cấp công 2 nghệ chế biến hiện đại Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chƣa có một đánh giá nào chính thức về tính hiệu quả và sự đóng góp của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong các nội dung trên. Trong khi đó, có thể nhận thấy với những ƣu thế vƣợt trội về phƣơng thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý, công nghệ, nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế xâm nhập thị trƣờng Việt Nam tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các Doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc. Vì vậy, cần phải có những tổng kết đánh giá cụ thể về tác động của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ để cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣa ra đƣợc những chính sách phù hợp vừa đảm bảo thực hiện đúng cam kết gia nhập WTO, vừa sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trong lĩnh vực này, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc tham gia thị trƣờng, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế nêu trên và là một trong những ngƣời quan tâm đến vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” làm Luận văn Thạc sỹ ngành kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. 2.  Về tình hình nghiên cứu FDI, cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về FDI. Đó là các công trình nghiên cứu tổng thể về thực trạng của FDI trên thế giới, trong phạm vi một quốc gia hoặc FDI vào một ngành cụ thể. Các công trình nghiên cứu này hầu hết đều làm rõ các vấn đề về lý thuyết FDI nhƣ khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng FDI. Từ việc làm rõ các vấn đề lý thuyết nêu trên, nghiên cứu đã đi vào phân tích FDI trong phạm vi nghiên cứu đã đƣợc xác định. Về thực tiễn nghiên cứu lĩnh vực phân phối bán lẻ, nhƣ đã nói ở trên, bán lẻ là một khái niệm hiện hữu hàng ngày trong đời sống kinh tế xã hội từ xƣa đến nay. Tuy nhiên, theo thời gian và theo mức độ hội nhập kinh tế thế giới, Bán lẻ xuất hiện dƣới các hình thức đa dạng và luôn mang tính đổi mới. Vì vậy, bán lẻ ở Việt Nam vẫn đƣợc coi là một vấn đề khá mới mẻ, và chỉ thực sự đƣợc quan tâm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo tìm hiểu, có thể đánh giá rằng việc nghiên cứu về lĩnh vực bán lẻ nói chung và FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam là còn hạn chế. Trên thực tế, chƣa thực sự có những nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về FDI trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng đã có những nghiên cứu nhất định liên quan đến một số khía cạnh của đề tài nghiên cứu. Trên thế giới, có vô số những tổ chức nghiên cứu về lý thuyết bán lẻ và thị trƣờng bán lẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam cũng không nhiều, điển hình là hai nghiên cứu mới là “Vietnam Retail Analysis (2008-2012)” xuất bản tháng 9/2010 bởi RNCOS và “Vietnam Retail Market Forecast to 2014” xuất bản tháng 6/2011 bởi RNCOS Tuy nhiên, việc tiếp cận đƣợc với những tài liệu nhƣ thế này bị hạn chế vì chi phí cao. Nghiên cứu chuyên sâu về FDI trong ngành bán lẻ Việt Nam thì gần nhƣ là không có. Ngoài ra, trên thế giới có rất nhiều các công ty, tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trƣờng bán lẻ thế giới và thị trƣờng bán lẻ của các quốc gia. Trong đó AT Kearney của Mỹ 3 đƣợc đánh giá là tổ chức tƣ vấn bán lẻ có uy tín. AT Kearney nghiên cứu đánh giá về thị trƣờng bán lẻ của các quốc gia và hàng năm công bố bảng xếp hạng những thị trƣờng bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài này, tiêu biểu nhƣ: - Báo cáo “Rà soát khuôn khổ pháp lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO” của nhóm chuyên gia Ông Andras Lakatos, Bà Eugenia Laurenza, Ông Trƣơng Đình Tuyển, Ông Hoàng Xuân Thọ, Bà Hoàng Thị Tuyết Mai, Ông Ngô Chung Khanh. Báo cáo này chỉ tập chung về khía cạnh pháp lý và phạm vi của báo cáo là ngành phân phối. Tất nhiên báo cáo có đề cập đến vấn đề pháp lý trong ngành bán lẻ, nhƣng mức độ tập trung chƣa cao, và chƣa sát với nội dung về FDI trong lĩnh vực bán lẻ. - Hội thảo “Tác động của mở cửa thị trường đến mạng lưới phân phối hàng hóa thời kỳ hậu gia nhập WTO” ngày 05/08/2010 Do Sở Công Thƣơng Thành phố Đà Nẵng và Dự án Hỗ trợ Thƣơng mại Đa biên (EU- Việt Nam MUTRAP III) phối hợp tổ chức. Các nội dung của hội thảo tập trung vào việc phân tích những cơ hội thách thức đối với ngành dịch vụ phân phối khi Việt Nam gia nhập WTO, hội thảo trình bày thực trạng năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này đồng thời gợi ý một số giải pháp củng cố phát triển mạng lƣới phân phối (bán buôn bán lẻ) của Doanh nghiệp trong nƣớc. - Báo cáo đánh giá tác động “Thị trường phân phối Việt Nam sau 03 năm gia nhập WTO” ngày 16/07/2010 của Bộ Công Thƣơng. Bài báo cáo nêu lên những sự thay đổi của thị trƣờng phân phối Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Từ đó, nêu lên những thách thức và giải pháp phát triển thị trƣờng phân phối của Việt Nam. - Bài thuyết trình chủ đề “Việt Nam gia nhập WTO và xu hướng phát triển thị trường bán lẻ” tháng 11/2008 của Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan – Phó chủ tịch thƣờng trực, Tổng thƣ ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam. Bài thuyết trình đề cập đến những cam kết mở cửa thị trƣờng bán lẻ và đánh giá xu hƣớng phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam. - Hội thảo “Các cam kết WTO về dịch vụ phân phối, Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” ngày 29/06/2010 Do Ủy Ban Kinh tế và Trƣờng Đại học Thƣơng mại và Dự án Hỗ trợ Thƣơng mại Đa biên (EU- Việt Nam MUTRAP III) phối hợp tổ chức. Các nội dung của hội thảo cũng tập trung vào các cam kết của Việt Nam trong ngành phân phối khi gia nhập WTO và tác động của chúng đối với ngành phân phối nhƣng chƣa đề cập sâu tới những cam kết cụ thể trong ngành bán lẻ nói chung và FDI trong ngành bán lẻ nói riêng cũng nhƣ những tác động của những cam kết đó đối với FDI trong lĩnh vực này. - Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025”, tháng 12 năm 2009 của nhóm chuyên gia: Ông Andras Lakatos, Ông Michel Kostecki, Bà Andrea Spear, Ông Daniel Linotte, Ông Nguyễn Hồng Sơn, Ông Nguyễn Đức Kiên, Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ông Lê Triệu Dũng, Bà Phạm Thị Phƣợng, Ông Nguyễn Sơn. Ông Trần Minh Tuấn, Ông Đoàn Thái Sơn. Đây là báo cáo tổng hợp kết hợp với việc phân tích các nội dung chủ yếu để thúc đẩy việc tăng trƣởng trong lĩnh vực dịch vụ phân phối. Mục tiêu cụ thể của báo cáo là hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (MPI) và Tổ công tác liên ngành 4 trong việc hoàn tất dự thảo “Chiến lược Tổng thể phát triển ngành dịch vụ”(CSSSD) để trình Chính phủ phê duyệt. Các nội dung của báo cáo rất hữu ích tuy nhiên lại vẫn chƣa phải là một nghiên cứu cụ thể tập trung vào FDI trong lĩnh vực bán lẻ. - Báo cáo “Đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thương mại dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam”, Tháng 2/2011 của nhóm chuyên gia: Joseph Francois, Miriam Manchin, Lƣơng Văn Tự, Lê Triệu Dũng, Hoàng Mạnh Phƣơng, Hoàng Minh Chiến. Trọng tâm của bài báo cáo là đánh giá tác động tổng thể của tự do hóa thƣơng mại dịch vụ đối với nền kinh tế Việt Nam trong 4 khuôn khổ khác nhau: trong đó một khuôn khổ là việc gia nhập WTO, 2 khuôn khổ tăng cƣờng tự do hóa. Việc đánh giá bao gồm cả xác định các rào cản đối với dịch vụ Việt Nam, sử dụng mô hình định lƣợng cho các tình huống chính sách. Nội dung này chỉ có liên hệ với một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu về FDI trong ngành phân phối bán lẻ. - Bài nghiên cứu “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ trên thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn và TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Nghiên cứu đã làm rõ 7 xu hƣớng phát triển của ngành dịch vụ của nền kinh tế thế giới hiện đại, trong đó có một nội dung về xu hƣớng FDI ngành dịch vụ. Do nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát chƣa chi tiết nên những nội dung về xu hƣớng FDI trong ngành dịch vụ chƣa đƣợc phân tích cụ thể. - Bài nghiên cứu “Phát triển thương hiệu nhà phân phối - định hướng chiến lược khác biệt hoá của các siêu thị bán lẻ và con đường phát triển hợp tác với các nhà sản xuất” của Đặng Văn Mỹ - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đƣợc đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 6 (41).2010. Bài nghiên cứu đã tổng hợp về lý thuyết và thực tiễn thƣơng hiệu nhà phân phối nói chung và các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển thƣơng hiệu của nhà phân phối nói riêng. Với góc độ tiếp cận thiên về marketing và vấn đề thƣơng hiệu, bài viết không thực sự liên quan đến khía cạnh FDI mà chỉ cung cấp những nội dung hữu ích về ngành phân phối nói chung. - Bài viết “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội vẫn còn rộng mở” của Tác giả Trƣờng Sơn, đƣợc đăng ở Chuyên đề Công thƣơng – Nông nghiệp, Tạp số Tổng quan kinh tế - xã hội việt Nam Số 2-2010 (Số 10) thuộc Tạp chí kinh tế và Dự báo. Tạp chí có đề cập đến hoạt động của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam, phân tích vai trò của ngƣời tiêu dùng và khái quát về xu hƣớng thị trƣờng bán lẻ của Việt Nam. Nhƣng nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ tổng quan, vấn đề FDI trong lĩnh vực bán lẻ còn mờ nhạt. Ngoài ra, còn có một số các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các bài báo điện tử cập nhật tin tức, số liệu về ngành bán lẻ, FDI trong lĩnh vực bán lẻ nhƣng tất cả chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, nội dung chƣa xuyên suốt, bài viết chƣa phân tích cụ thể, sâu sắc về vấn đề cần đƣợc nghiên cứu ở đây. 3.  Mục đích nghiên cứu: Đánh giá những mặt tích cực và mặt tiêu cực của hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam và đƣa ra một số gợi ý để quản lý hiệu quả hoạt động FDI và phát triển ngành bán lẻ trong nƣớc. 5 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của luận văn nhƣ đã nêu ở trên, nhiệm vụ của Luận văn là: - Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về FDI, ngành bán lẻ tiến tới phân tích thực tiễn tình hình FDI vào ngành phân phối bán lẻ của Việt Nam. - Đánh giá, lý giải thực trạng và phân tích tác động FDI đối với dịch vụ phân phối bán lẻ Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ và phát triển ngành bán lẻ trong nƣớc. 4.  Đối tượng nghiên cứu luận văn. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: tiếp cận lĩnh vực bán lẻ dƣới khía cạnh vốn FDI vào lĩnh vực này. Trong đó trọng tâm nghiên cứu là quy mô vốn FDI, cơ cấu vốn FDI và những tác động của dòng vốn FDI đối với lĩnh vực này. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về FDI trong lĩnh vực bán lẻ. - Về thời gian: tập trung vào khoảng thời gian kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến thời điểm hiện tại (2011). - Về địa điểm: Quốc gia Việt Nam. - Về lĩnh vực: Phân ngành bán lẻ thuộc ngành dịch vụ phân phối. Phạm vi nghiên cứu nhƣ trên có thể mang lại một sự phân tích chuyên sâu mang tính tập trung và cập nhật về dòng vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ, đồng thời làm rõ đƣợc những tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam nói chung và dòng vốn FDI trong lĩnh vực này ở Việt Nam nói riêng. 5.  - Phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích FDI trong lĩnh vực phân phối bán qua các tiêu chí khác nhau và trong mối liên hệ, tƣơng tác với của các nhân tố kinh tế xã hội khác. - Phƣơng pháp duy vật lịch sử để chọn lọc, tổng hợp phân tích những nét chung, khái quát và trở thành xu hƣớng chung của dòng FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ trong một quá trình nhất định. - Phƣơng pháp thống kê, phân tích - tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm phân tích chuyên sâu, tổng hợp đánh giá các số liệu để rút ra bản chất vấn đề đƣợc nghiên cứu và minh chứng cho các luận điểm đó. 6. N Luận văn dự kiến có những đóng góp mới sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về FDI, ngành bán lẻ, cụ thể hóa những đặc điểm về FDI trong ngành bán lẻ. 6 - Phân tích thực trạng FDI trong lĩnh vực bán lẻ qua các khía cạnh khác nhau, và đánh giá tác động của FDI trong lĩnh vực bán lẻ, đánh giá chung về những mặt làm đƣợc và những tồn tại, lý giải nguyên nhân những tồn tại. Đề xuất một số giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động FDI trong lĩnh vực bán lẻ và phát triển ngành bán lẻ trong nƣớc trong thời gian tới. 7.  Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ Chƣơng 2: THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ KỂ TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG FDI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH BÁN LẺ TRONG NƢỚC.  1.1. Khái niệm về FDI và phân phối bán lẻ  1.1.1.1 Khái niệm về FDI - Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đƣa ra khái niệm vào năm 1977, đƣợc chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là một hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nƣớc chủ đầu tƣ. Mục đích của nhà đầu tƣ là giành đƣợc quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”. - Khái niệm của OECD: FDI là hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tƣ mang lại khả năng tạo ảnh hƣởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: + Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tƣ; + Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; + Tham gia vào một doanh nghiệp mới; + Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm) Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thƣờng hoặc quyền biểu quyết trở lên. - Theo định nghĩa của chính phủ Mỹ, ngoài những nội dung tƣơng tự khái niệm FDI của IMF và OECD, FDI còn gắn với “quyền sở hữu hoặc kiểm soát 10% hoặc hơn thế các chứng khoán kèm quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc lợi ích tƣơng đƣơng trong các đơn vị kinh doanh không có tƣ cách pháp nhân”. Bên cạnh việc có một lƣợng cổ phần trong doanh nghiệp, có nhiều cách khác để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể dành đƣợc một mức độ ảnh hƣởng hiệu quả nhƣ: hợp đồng quản 7 lý, hợp đồng thầu phụ, thỏa thuận chìa khóa trao tay, franchising, thuê mua, licensing… Đây không phải là FDI vì nó không đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định. Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định thì mới đƣợc coi là FDI. - Theo quan niệm của Việt Nam: Luật đầu tƣ năm 2005 mà quốc hội khóa XI đã thông qua có các khái niệm về đầu tƣ, đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng không có khái niệm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài – FDI. Tuy nhiên, có thể gộp các khái niệm trên lại và hiểu FDI là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoat động đầu tƣ ở Việt Nam hoặc nhà đầu tƣ Việt Nam bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.1.2 Đặc điểm của FDI - Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tƣ tƣ nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. - Các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nƣớc để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tƣ. - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng đƣợc phân chia dựa vào tỷ lệ này. - Thu nhập mà chủ đầu tƣ thu đƣợc phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tƣ, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tƣ quyết định đầu tƣ, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Tóm lại, điểm quan trọng để phân biệt FDI với các hình thức đầu tƣ khác là quyền kiểm soát, quyền quản lý đối tƣợng tiếp nhận đầu tƣ. 1.1.2. Kh 1.1.2.1 Khái niệm - Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa: Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho ngƣời tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan. Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ. - Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ nhƣ sau: Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. 8 - Từ điển bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia đƣa ra định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan. Nhƣ vậy, bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lƣợng lớn từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho ngƣời tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. 1.1.2.2 Đặc trưng của ngành bán lẻ - Vị trí của ngành bán lẻ trong lĩnh vực dịch vụ phân phối: Theo phân ngành dịch vụ của WTO, phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành của dịch vụ phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa thì bán lẻ cũng luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách khác, ngƣời bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất với ngƣời tiêu dùng cuối cùng. - Về sản phẩm của ngành: chủ yếu là hàng hóa (hữu hình) và thƣờng là các sản phẩm tiêu dùng - Khách hàng: Ngành bán lẻ chủ yếu phục vụ ngƣời tiêu dùng từ các cửa hàng tạp hóa nhỏ cho đến những cửa hiệu bách hóa lớn. Do đó, ngành này phụ thuộc trực tiếp vào sự tiêu dùng của ngƣời dân. - Về tiêu chí để cạnh tranh: việc cạnh tranh trong ngành bán lẻ đƣợc dựa trên một số tiêu chí đặc thù: thứ nhất là giá cả, thứ hai là vị trí địa điểm của cửa hàng (hoặc trung tâm, siêu thị…), thứ ba là số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, và cuối cùng là các dịch vụ của nhà bán lẻ. Đây là những tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng các chiến lƣợng cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ. Dƣới đây là những điểm mới trong xu hƣớng phát triển của ngành bán lẻ: - Sự giảm sút của các cửa hàng nhỏ: Những cửa hàng sở hữu độc lập đang ngày càng mất vị trí của mình trên thị trƣờng bán lẻ. - Internet và thƣơng mại điện tử: Internet, một phƣơng tiện trung gian phổ biến mở ra con đƣờng rộng mở cho các nhà bán lẻ. - Sự gia tăng của các cửa hàng giảm giá - Chiếm lĩnh thị trƣờng: đó là các hãng bán lẻ mà hiện nay họ tập trung vào một mặt hàng đặc thù và chiếm lĩnh thị phần và hoạt động tốt hơn các đối thủ khác. - Mua lại và sáp nhập (M&A): Các nhà bán lẻ muốn chiếm ƣu thế trên thị trƣờng đều chấp thuận chiến lƣợc M&A. Đây là xu hƣớng của ngành bán lẻ toàn cầu ngày nay. 1.1.2.3 Vai trò của hoạt động phân phối bán lẻ - Cung cấp hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng - Thu thập thông tin thị trƣờng, phản ánh trở lại nhà sản xuất - Thúc đẩy sản xuất phát triển - Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp 9 1.1.2.4 Những kiểu hình tổ chức bán lẻ chính Các kiểu hình tổ chức bán lẻ đƣợc phân loại theo các tiêu chí cụ thể nhƣ sau: - Theo mức độ dịch vụ khách hàng cung cấp cho ngƣời mua, gồm có: Nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ và Nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế - Theo mặt hàng kinh doanh, gồm có: Cửa hàng chuyên doanh, Cửa hàng bách hóa, Siêu thị, Cửa hàng tiện dụng, Cửa hàng cao cấp - Theo giá bán lẻ, gồm có: Cửa hàng giảm giá, Cửa hàng một giá, Cửa hàng kho, Cửa hàng bán bằng catalog - Theo hình thức bán, gồm có: Bán tại cửa hàng, Bán lẻ không qua cửa hàng. - Theo hình thức sở hữu, gồm có: Bán lẻ độc lập, Mạng lƣới của công ty, Hợp tác xã bán lẻ, Đại lý độc quyền (nhƣợng quyền thƣơng mại), Tập đoàn bán lẻ. 1.2. Đặc trưng của FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ và tác động của chúng đối với nước tiếp nhận. Ngoài những đặc điểm chung của FDI, FDI trong lĩnh vực bán lẻ còn có mang điểm đặc trƣng nhƣ sau: - Nguồn vốn FDI trong lĩnh vực bán lẻ chủ yếu bắt nguồn từ các nƣớc phát triển. - FDI chủ yếu tập trung vào những thị trƣờng đông ngƣời tiêu dùng, với mức sống cao. - Yêu cầu cao về môi trƣờng đầu tƣ đặc biệt là môi trƣờng văn hóa 1.3. Kinh nghiệm đối với hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ của một số nước 1.3.1 Thái Lan Về Khái niệm bán lẻ, hiện nay không có điều luật cụ thể nào quy định dịch vụ phân phối, bán lẻ bán buôn, nhƣợng quyền thƣơng mại hay kinh doanh dịch vụ trung gian tại Thái Lan. Mối quan hệ của các bên (ví dụ nhƣ nhà phân phối và nhà cung cấp) thƣờng đƣợc điều chỉnh bởi bộ luật dân sự và thƣơng mại đối với hợp đồng, việc bán hàng và đại lý (nếu có), cũng nhƣ một số pháp luật cụ thể khác về các vấn đề nhƣ Luật Thƣơng hiệu, Luật Bệnh nhân, Luật Bản quyền, Luật Bí mật thƣơng mại và Luật Hợp đồng. Các lĩnh vực bị hạn chế: Thuốc lá, Rƣợu, nƣớc giải khát, Dƣợc phẩm, Bán hàng trực tiếp . Hiện quy định về lĩnh vực bán lẻ vẫn còn thiếu. Hầu hết các nhà bán lẻ nƣớc ngoài có thể mở doanh nghiệp mới ở Thái Lan mà không có trở ngại, mặc dù có một số quy định nhƣ Luật Kế hoạch Đô thị và Luật Cạnh tranh Thƣơng mại. Theo Luật Cạnh tranh thƣơng mại, nếu doanh nghiệp nào có thị phần hơn 75% trong một ngành, nó phải tách ra thành các công ty con để ngăn chặn sự độc quyền quá mức. Tuy nhiên, trong thực tế, những công ty con vẫn thuộc về công ty mẹ, vốn có toàn quyền để ra lệnh các công ty con theo chính sách của mình. 10 1.3.2  Kinh nghiệm mở cửa thị trƣờng bán lẻ của Trung Quốc cho thấy các nhà bán lẻ trong nƣớc đã khuyếch trƣơng những nguy cơ của cạnh tranh với nƣớc ngoài. Thực tế là dù Trung Quốc phải tự do hóa thị trƣờng bán lẻ theo cam kết WTO, các nhà bán lẻ trong nƣớc vẫn giữ vai trò nhƣ trƣớc ở thị trƣờng trong nƣớc. Mặc dù các TNC bán lẻ bắt đầu chiếm dần thị phần thông qua khai thác lợi thế cạnh tranh về công nghệ thông tin, hậu cần hay kỹ năng quản lý chuỗi cung cấp, bí quyết kinh doanh, v.v… các nhà bán lẻ trong nƣớc vẫn giữ vị thế quan trọng trên thị trƣờng bán lẻ thực phẩm ở Trung Quốc. Tuy các nhà bán lẻ trong nƣớc luôn cảm thấy yếu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở các mặt này, họ lại có những tài sản vô hình mà các đối thủ TNC không có, bao gồm sự hiểu biết về ngƣời tiêu dùng Trung Quốc, mối quan hệ mật thiết với chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng (đây là yếu tố tiên quyết giúp họ có đƣợc những địa điểm thuận lợi và nhận những khoản vay ƣu đãi của ngân hàng) và sự hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp địa phƣơng – mối quan hệ mà các TNC bán lẻ phải tạo dựng khi gia nhập thị trƣờng. Đặc biệt, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, các nhà bán lẻ thực phẩm trong nƣớc thuộc sở hữu tƣ nhân đã gia tăng đáng kể thị phần của mình trên thị trƣờng.   Theo phân loại của WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối sau khi gia nhập WTO: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Dịch vụ nhƣợng quyền thƣơng mại (dịch vụ này thực chất là một thỏa thuận theo đó một nhà phân phối đƣợc phép sử dụng một hình thức bán lẻ hoặc một thƣơng hiệu nhất định). Về hình thức hiện diện (hình thức đầu tƣ): ngay khi gia nhập WTO Việt Nam cam kết cho phép các nhà phân phối nƣớc ngoài đƣợc lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối nhƣng tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49%, kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế 49% vốn góp sẽ đƣợc bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, cho phép lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với dịch vụ nhƣợng quyền thƣơng mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trƣởng chi nhánh phải là ngƣời thƣờng trú tại Việt Nam . Về lập cơ sở bán lẻ: Việt Nam hạn chế khả năng mở thêm điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) Về diện mặt hàng, Việt Nam mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau đây: Thuốc lá và xì gà; Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; Kim loại quý và đá quý; Dƣợc phẩm; Thuốc nổ; Dầu thô và dầu đã qua chế biến; Gạo, đƣờng mía và đƣờng củ cải. Đối với các sản phẩm mà Việt Nam đã cam kết mở cửa kể từ ngày gia nhập (11 tháng 1 năm 2007), các nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phƣơng tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rƣợu và phân bón. [...]... Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO 2.1 Tổng quan về FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO 2.1.1 Quy mô vố n FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Bảng 2.1 - FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư1 ĐVT: USD Năm Tổng VĐT Số dự án VĐT/dự án 1996 59,000,000 2 29,500,000 1997 65,975,000 1 65,975,000... nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phân phối (thông qua dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ) máy kéo, phƣơng tiện cơ giới, ô tô con và xe máy Kể từ ngày 11/1/2010, các nhà phân phối có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phân phối tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam 11 Chương 2: Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ kể từ khi Việt Nam gia nhập. .. 6,183,333 Tổng 505,545,206 28 18,055,186 Nguồn: Cục đầu nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ khi gia nhập WTO đến hết năm 2010, các dự án của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ tại Việt Nam không nhiều Theo Bộ Công thƣơng cho biết, tính đến tháng 8/2010, mới chỉ có 4 doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ Việt Nam bao gồm Metro, Big C, Lotte Mart, Parkson2 với tổng... mô hình kinh doanh bán sỉ cụ thể là hình thức trả tiền mặt và tự vận chuyển – cash and carry Hệ thống Parkson ở Việt Nam thuộc tập đoàn Lion là các trung tâm thƣơng mại cao cấp 2.2 Những tác động của FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam 2.2.1 Tác động đến thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam Thứ nhất là đóng góp doanh thu vào lĩnh vực bán lẻ: Bảng 2.4 - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh... Khu vực có vốn Tỷ lệ đóng góp của đầu tư nước khu vưc có vốn đầu ngoài tư nước ngoài (%) Nguồn: Tổng cục thống kê Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam tăng đều qua các năm Trong đó, có một phần đóng góp từ khu vực FDI Mức đóng góp trung bình hàng năm của khu vực vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào doanh thu bán lẻ ở Việt Nam từ năm 2007 đến 2011 là 3.13% So với các khu vực còn lại thì tỷ lệ 3.13% không... ty LVMH nhƣng hãng này chỉ phân phối sản phẩm mang thƣơng hiệu của mình (single brand) 1 12 hiện đầu tƣ vào Việt Nam trong lĩnh vực này, chỉ có một số tập đoàn đã có mặt từ trƣớc WTO đăng ký phát triển thêm chi nhánh Trong năm 2011, Việt Nam tiếp nhận thêm một số hãng bán lẻ nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực bán lẻ nhƣ: + Tập đoàn bán lẻ Aeon (Nhật Bản) đầu tƣ 101 triệu USD vào thị trƣờng + Tập đoàn Dairy... Nhà nước đối với hoạt động FDI trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam Các cơ quan chức năng của Chính phủ tham gia quản lý lĩnh vực phân phối bao gồm: - Cấp phép thành lập Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các tỉnh thành là cơ quan “cấp phép đăng ký kinh doanh” cho các doanh nghiệp Việt Nam - Hoạt động kinh doanh Việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp phân phối (kể cả doanh nghiệp Việt Nam và nƣớc ngoài) ... của hoạt động FDI trong ngành bán lẻ nhƣ sau: Đầu tiên, FDI trong ngành bán lẻ là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trƣờng nội địa Thứ hai, ngƣời tiêu dùng đƣợc hƣởng nhiều lợi ích hơn nhờ FDI vào ngành bán lẻ Hoạt động FDI trong ngành bán lẻ còn góp phần thúc đẩy sức sản xuất trong nƣớc Bên cạnh đó, hoạt động FDI trong ngành bán lẻ Việt Nam cũng gây ra những... mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, Hội ngƣời tiêu dùng Việt Nam, Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lƣợng cao ) với sự góp sức của các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần phát động phong trào “Hàng Việt vì ngƣời Việt để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam duy trì và có cơ hội phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới hiện đại, hƣởng ứng cuộc vận động... tác động tiêu cực đối với nhà cung cấp đặc biệt với bối cảnh hội nhập 2.2.5 Tác động việc làm Bảng 2.6 - Lao động trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam 2005 - 2010 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng lao động (nghìn ngƣời) 41,817 42,782 43,671 44,627 45,162 45,467 Lao động trong lĩnh vực bán lẻ (nghìn ngƣời) Lao động trong lĩnh vực bán lẻ (%) (chiếm % tổng lao động) 3,800 9.09% 4,200 9.82% 16 4,409 10.10% . nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) làm Luận văn Thạc sỹ ngành kinh tế thế giới và. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) Trần Thị Mai Hồng Trƣờng. FDI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ Chƣơng 2: THỰC TRẠNG FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ KỂ TỪ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG FDI TRONG LĨNH VỰC PHÂN

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan