Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

16 280 2
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế State enterprises equitization in Vietnam in international economic integration conditions NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 83 tr. + Đặng Thanh Tâm Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60.31.07 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Đức Thanh Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng hợp những vấn đề lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Phân tích các chế độ, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong các giai đoạn khác nhau ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam những năm qua. Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Keywords: Doanh nghiệp nhà nước; Cổ phần hóa; Hội nhập kinh tế; Kinh tế quốc tế Content. MƠ ̉ ĐÂ ̀ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt nền kinh tế nước ta trước rất nhiều sức ép và thách thức. Vấn đề có tính chất quyết định với nền kinh tế nước ta hiện nay là nâng cao nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà khu vực kinh tế Nhà nước với vai trò là đầu tàu. Cổ phần hoá (CPH) các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN. CPH các DNNN là trọng tâm trong nhiệm vụ đổi mới doanh nghiệp ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế nước ta đã hội nhập kinh tế thế giới. Hiện nay, trước tình hình mới, trên đà hội nhập kinh tế thế giới, quá trình CPH các DNNN vẫn đang tiếp tục được đẩy mạnh, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả là không đơn giản, nhất là trong bối cảnh số lượng DNNN phải CPH còn nhiều, quy mô, tính chất của các DNNN phải CPH phức tạp hơn trước nhiều. Hội nhập kinh tế ở Việt Nam là yêu cầu khách quan của việc phải cơ cấu lại sâu rộng hơn nữa khu vực DNNN, tiến tới xóa bỏ những bao cấp, đặc quyền của khu vực DNNN nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc mở cửa nền kinh tế, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thực thi các cam kết quốc tế và khu vực. Nhận thức được nhu cầu này, tôi đã quyết định chọn đề tài “Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để đánh giá tổng hợp và chi tiết về thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình CPH các DNNN trong điều kiện hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu. Về sách chuyên khảo, tạp chí có thể nêu: Giáo trình “Quy định mới về cổ phần hoá doanh nghiệp” của Lê Phú Hoành – Nhà xuất bản Tài chính, 2005. “Cổ phần hóa – Kinh nghiệm thế giới” của Hoàng Đức Tảo – Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội năm 1993. “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của Trần Sửu – Nhà xuất bản Lao Động, 2006. “Trăm mối lo hậu cổ phần hóa” của Ninh Kiều trên Thời báo kinh tế năm 2004. Nguyễn Hoàng Anh với bài “Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hóa”, đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 9/2002… Cũng có một số luận án, luận văn về CPH các DNNN như: Luận án “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ra đời từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” của Phạm Thị Huyền, trường đại học Thương Mại năm 2009. Luận án “Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Lê Hữu Thành, trường đại học Kinh tế quốc dân năm 2004. Nhìn chung, các nghiên cứu về CPH các DNNN ở Việt Nam không nhiều, chủ yếu do các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện nên chưa mang tính tổng hợp, chủ yếu phân tích về CPH DNNN, nâng cao sức cạnh tranh nói chung, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về CPH các DNNN ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các cam kết về CPH DNNN khi nước ta gia nhập WTO trùng với đề tài luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận, từ các số liệu thống kê thực tế đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Để thực hiện mục tiêu này, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau: Tổng hợp những vấn đề lý luận, chế độ, chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong các giai đoạn khác nhau ở Việt Nam; đánh giá thực trạng của hoạt động này những năm qua; tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Về phạm vi thời gian, luận văn nghiên cứu quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992 cho đến nay và định hướng những năm tới – khi nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích tính tất yếu của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử dụng nhằm nêu rõ quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Các phương pháp so sánh cũng được sử dụng để làm nổi bật tính đặc thù của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Phát hiện những vấn đề vướng mắc, bất cập trong cổ phần hóa mới phát sinh trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. 7. Kết cấu, nội dung của luận văn. Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay. Chương 3. Định hướng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, bản chất cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hóa các DNNN là biện pháp có tính đặc thù của quá trình đổi mới các DNNN, là quá trình chuyển các DNNN thành công ty cổ phần. Đó là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu Nhà nước sang sở hữu của nhiều chủ thể, trong đó tồn tại một phần sở hữu của Nhà nước; là quá trình huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, xử lý và khắc phục những tồn tại hiện thời của DNNN; tạo điều kiện cho người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. Tất cả nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm nhẹ gánh nặng của Nhà nước đối với doanh nghiệp. 1.1.2. Bản chất và vai trò của cổ phần hóa DNNN Xét về mặt bản chất, CPH DNNN chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp nền kinh tế thị trường, đáp ứng với yêu cầu của kinh doanh hiện đại. CPH giữ một vai trò quan trọng được thể hiện trên các mặt sau: - CPH nhằm chuyển đổi một phần sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm thu hút được nguồn vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo sự cân bằng giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, nâng cao tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. - Tiến hành CPH DNNN sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các DNNN sau khi CPH có khả năng cạnh tranh với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Quá trình CPH tạo cho mọi người lao động được thực sự làm chủ DN - Cổ phần hoá sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thành lập thị trường chứng khoán. Việc một thị trường chứng khoán đi vào hoạt động bền vững sẽ là điều kiện tốt để thúc đẩy quá trình CPH, thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước 1.1.3. Phân biệt cổ phần hóa và tư nhân hóa Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN là góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DNNN, huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, đồng thời thông qua CPH mà phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động. Trong khi đó, tư nhân hóa mục tiêu là xóa bỏ hẳn những DNNN mà Nhà nước xét thấy không cần thiết nắm giữ. Về hình thức, CPH đối với các DNNN được thực hiện tùy thuộc vào hình thức cụ thể mà DN lựa chọn trong những hình thức mà Nhà nước hướng dẫn rồi đề xuất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt ra quyết định. Hình thức tư nhân hóa DNNN lại chỉ là bán toàn bộ tài sản thuộc sở hữu Nhà nước ở các DNNN cho tư nhân và xóa bỏ luôn DNNN này. Về nội dung, tư nhân hoá là chuyển sở hữu tài sản của Nhà nước vào tay tư nhân hay nói rộng hơn là chuyển các lĩnh vực hoạt động trước đây do Nhà nước độc quyền sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cổ phần hoá là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực trước đây do Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả thành phần kinh tế Nhà nước. Kết quả cuối cùng của CPH là chuyển từ một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước thành một Công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty (nay là Luật Doanh nghiệp). 1.2. Tính tất yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1. Cổ phần hóa, một yêu cầu bức thiết của các DNNN Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối hoá kinh tế Nhà nước, coi kinh tế Nhà nước đồng nhất với DNNN, nên trong một thời gian dài đã phát triển hệ thống DNNN với số lượng lớn, đầu tư tràn lan. Trong quá trình hoạt động, DNNN đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN là một đòi hỏi tất yếu. Việc định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường, hội nhập KTQT đòi hỏi phải tạo ra cho nền kinh tế sức mạnh thực sự, trong đó DNNN là nòng cốt, để đủ khả năng dẫn dắt, điều tiết và đinh hướng các thành phần kinh tế khác. 1.2.2. Yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Cổ phần hóa DNNN là tiêu chí chủ đạo trong xu thế hội nhập. Một khi các DNNN được cổ phần hóa, mục tiêu và gánh nặng tăng trưởng cổ tức sẽ phá tan lề lối làm việc cố hữu, không mấy hiệu quả của những DNNN. Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng và những thay đổi thể chế đối với DNNN do việc hội nhập KTQT đã khiến cho các DNNN đứng trước yêu cầu tự đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. 1.3. Đối tƣợng và các hình thức cổ phần hóa DNNN 1.3.1. Đối tượng CPH DNNN Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hóa là những DNNN hoạt động công ích. Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa. Các loại DNNN hiện có không thuộc các đối tượng trên đều có thể thực hiện cổ phần hóa và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác. 1.3.2. Các hình thức cổ phần hóa DNNN Một là: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. Hai là: Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Ba là: Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá. Bốn là: Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. 1.4. Cổ phần doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.4.1. Khái quát về cổ phần hoá DNNN ở Trung Quốc Trung Quốc tận dụng triệt để được thời cơ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại bằng cách cải cách DNNN, đặc biệt là thực hiện việc đa nguyên hóa, CPH các DNNN do Nhà nước khống chế cổ phần. Các CTCP của Trung Quốc ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng. Trung Quốc đã thực hiện CPH DNNN một cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN. Thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà trước đây, Nhà nước luôn giữ vai trò độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nội bộ DN, tối ưu hóa kết cấu quản trị DN. Đây là lợi ích căn bản và lâu dài nhất của việc cải cách, CPH các DNNN ở Trung Quốc. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Sự thành công của CPH các DNNN ở Trung Quốc hiệu quả hơn so với Việt Nam là vì Trung Quốc đã đi khá xa chúng ta trên nhiều phương diện quan trọng như tỷ phần kinh tế của khu vực công trên nền kinh tế quốc gia, số DNNN có qui mô lớn được CPH tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998 và điều này mới chỉ xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Ngoài ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của chương trình CPH ở Trung Quốc là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc cũng phát triển sớm và ổn định hơn ở Việt Nam, hiện chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc gia, trong khi đó thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, chưa ổn định. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY 2.1. Về cơ chế chính sách Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc của Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1. Cơ chế chính sách về CPH DNNN khi hội nhập KTQT Là một bộ phận của chương trình cải cách DNNN, quá trình CPH ở nước ta được bắt đầu với chương trình thử nghiệm vào năm 1992 bằng QĐ số 202- CT ngày 08/06/1992 và QĐ số 84/Ttg ngày 04/04/1993. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, nhận thấy cần thiết phải có giải pháp CPH mạnh hơn, ngày 07/05/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28-CP “Chuyển đổi một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần”. Tiếp theo đó là Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, số 64/2002/NĐ-CP, số 187/2004/NĐ-CP, số 109/2007/NĐ-CP. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP nhằm cung cấp các hướng dẫn đối với việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP. Cùng với đó là việc thành lập và chính thức hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). 2.1.2. Các cam kết về cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam khi hội nhập KTQT Trong quá trình hội nhập KTQT, thế giới đã tập trung nhiều chú ý vào sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát tại Việt Nam. Khi gia nhập WTO, WTO không đưa ra các quy tắc đối với các Thành viên về việc ưu tiên một hình thức sở hữu nào đó hay trong việc thành lập và vận hành các DNNN. Điều này nghĩa là WTO không đưa ra yêu cầu bắt buộc phải CPH các DNNN. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc minh bạch hóa, nghị định thư gia nhập của tất cả các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi đều có nghĩa vụ thông báo hàng năm cho các Thành viên WTO khác về các chương trình CPH của họ. Giống như các nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết sẽ đảm bảo tính minh bạch tối đa của các chương trình CPH đang thực hiện, và để thực hiện mục tiêu này, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo thường niên về tình trạng chương trình CPH ở Việt Nam và tình trạng CPH các DNNN. 2.2. Quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam từ năm 1992 đến nay 2.2.1. Tổng quan về số lượng: Quá trình CPH DNNN bắt đầu thí điểm năm 1992 và trải qua các giai đoạn. Giai đoạn 1 (1990- 4/1996): Đây là giai đoạn thí điểm, cổ phần hóa tự nguyện. Kết quả là có 7 DNNN được cổ phần hóa. Giai đoạn 2 (5/1996-6/1998): Sau khi đánh giá kết quả của chương trình thí điểm, Chính phủ quyết định mở rộng chương trình này. Kết quả là có 25 DNNN được CPH, và một lần nữa không đáp ứng được kỳ vọng. Giai đoạn 3 (7/1998-2001): kế hoạch CPH kiên quyết hơn với sự ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Đây có thể nói là khuôn khổ pháp lý đầu tiên về cổ phần hóa ở Việt Nam. 745 DNNN được CPH. Số lượng DNNN CPH giai đoạn này đã bằng 149 lần so với giai đoạn thí điểm và bằng gần 30 lần so với giai đoạn mở rộng thí điểm CPH các DNNN. Giai đoạn 4 (2002-2005): Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Tính đến 31/5/2005, cả nước đã CPH được 2.935 DNNN. Giai đoạn 5 (2006 đến nay): Sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Giai đoạn 2006 đến nay được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Tính đến năm 2011, cả nước đã CPH được 3.953 DNNN. Và còn lại 1.309 DNNN. 2.2.2. Tổng quan về qui mô vốn Về qui mô vốn của các DNNN được CPH, nếu như giai đoạn đầu năm 2002 chỉ có 37% DN có qui mô vốn từ 10 tỉ đồng trở lên thì năm 2003 là 35%, năm 2004 là 41%, năm 2005 là 44%, năm 2006 là 50% trong những DNNN được CPH có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng thì giai đoạn 10 năm sau khi chính thức thí điểm chương trình CPH, 1992-2002, chỉ có 2 DNNN được CPH có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng (chiếm 12%). Giai đoạn 2006-2010, tuy số lượng các DNNN được CPH giảm mạnh nhưng qui mô của các DNNN lại lớn hơn thậm chí là rất lớn, cụ thể trong giai đoạn này tập trung đến 70% các DNNN lớn. Thời gian qua, Nhà nước luôn giữ một tỷ lệ cổ phần cao trong các DNNN cổ phần hóa và giai đoạn gần đây tỷ lệ này có xu hướng tăng lên và ổn định. 2.2.3. Tổng quan về tình hình sản xuất, kinh doanh Số doanh nghiệp sau CPH có lãi chiếm từ 84% đến 90%. Số công ty có lãi có xu hướng giảm và chững lại, trong khi đó số công ty thua lỗ có xu hướng tăng từ 8% những năm đầu lên 15% giai đoạn sau này. Xét về các mức độ khác nhau, hầu hết các DNNN sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH thể hiện trên tất cả các chỉ tiêu về vốn, giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận… Chi phí Nhà nước chi ra để thực hiện cái cách, chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần thấp hơn nhiều so với lợi nhuận DN thu được sau 2 năm hoạt động theo hình thức cổ phần. Một số các chỉ tiêu khác như năng suất lao động tăng 18,3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đầu tư tài sản cố định tăng bình quân 16,4%, đạt tốc độ tăng trưởng tương đương mức trung bình của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng của các DNNN. Điều này cho thấy nguồn lực tài chính để đầu tư của các DN sau CPH còn hạn chế so với DNNN. Tuy nhiên, nếu như mức tăng trưởng này xuất phát từ đầu tư mới và lợi nhuận tái đầu tư thì càng chứng tỏ tính bền vững của tăng trưởng trong các DN sau CPH. Lương bình quân tăng 11,4%, phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lao động. 2.3. Đánh giá kết quả của quá trình CPH các DNNN ở Việt Nam khi hội nhập KTQT 2.3.1. Kết quả đạt được Kết quả đầu tiên và cũng là thành tựu cơ bản nhất của tiến trình CPH các DNNN ở nước ta là việc cơ cấu lại hệ thống DNNN với kết quả là đã sắp xếp lại, thu gọn số lượng DNNN, qua đó nâng mức vốn bình quân của một DNNN lên. Sau gần 20 năm triển khai, đến hết năm 2011, cả nước đã CPH được gần 4.000 DNNN (chiếm 70% số DNNN tái cơ cấu) góp phần cơ bản vào việc xắp xếp DNNN, từ chỗ DNNN trước đây là 12.000, xuống còn 1.309. Thông qua CPH, không những giảm số lượng DNNN mà quy mô cũng tăng. 90% DNNN sau CPH có kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương CPH DNNN mà chúng ta đang thực hiện. Không có DNNN nào sa thải người lao động khi thực hiện CPH. Việc sắp xếp lao động và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được thực hiện đúng theo quy định hiện hành tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP. Thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp được CPH tăng 11,4%. Ngoài ra, người lao động là cổ đông trong các công ty cổ phần, hàng năm còn được nhận cổ tức từ phần vốn cổ phần mà họ có trong công ty. Về chính sách hỗ trợ người lao động mua cổ phần với giá ưu đãi là 60% giá đấu thấp nhất (thay vì giá ưu đãi 60% giá đấu giá thành công bình quân). 2.3.2. Những khó khăn của quá trình CPH DNNN - Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình CPH ở nước ta đó là sự nhỏ bé và yếu ớt của khu vực tư nhân. Sự nhỏ bé và yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản ánh trình độ chậm phát triển của nền kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh nghiệp một chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến. Do đó, hình thái công ty cổ phần còn xa lạ với hầu hết mọi người nên thiếu nguồn cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Song song với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là sự thiếu vắng một thị trường tài chính lành mạnh, công khai là thị trường chứng khoán. - Sau khi tiến hành cổ phần hóa, một số doanh nghiệp vẫn trong tình trạng cũ, ít có sự thay đổi về cơ cấu ban lãnh đạo, cơ chế quản lý, chiến lược sản phẩm… Một mặt nữa là do tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lẻ khá thấp nên họ hầu như không có quyền nào trong kiểm soát, mặt khác một số DNNN tuy không nắm giữ cổ phần chi phối nhưng tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của Nhà nước vẫn đến 51% dẫn đến việc CPH vẫn có thể sẽ hoạt động theo định hướng cũ. - Khó khăn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tính toán không chính xác, tình trạng CPH khép kín những năm trước đây cũng để lại những hậu quả không nhỏ. Điều này bộc lộ rất rõ trong việc giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp CPH chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai, đặc biệt là mức giá áp dụng, trình tự thủ tục… - Khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư chiến lược. Nhà đầu tư chiến lược có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trường…sẽ góp phần làm đổi mới nhân sự và làm cho Hội đồng quản trị mạnh lên, bổ sung và nâng cao tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa nhưng chúng ta chưa có kinh nghiệm tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Các văn bản pháp lý điều tiết việc CPH DNNN đã được thay đổi rất nhiều lần nhưng vẫn bất cập về giá bán và số lượng. - Các DNNN hầu hết có trang bị máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp - Nợ của DNNN: Các DNNN sau CPH vẫn còn ôm những món nợ do khi chuyển đổi không xác định rõ trách nhiệm người phải trả. - Lao động dôi dư: Lao động dôi dư là lực cản không nhỏ với sự phát triển của DN sau CPH, làm tăng thêm những khoản chi như đào tạo lại cho người có trình độ thấp mà nếu không có nó, DN có thể đầu tư mở rộng sản xuất hoặc tăng lương cho những người có chuyên môn cao để từ đó khuyến khích họ tích cực lao động và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của DN. - Về tư tưởng và tâm lý của đại đa số mọi người trong xã hội còn chưa quen với vấn đề mới mẻ này, thậm chí còn có những phản ứng nhất định ở những người đang sống yên ổn trong khu vực của Nhà nước. - Sự chưa ổn định trong chính sách vĩ mô của Nhà nước Nhà nước thiếu một nguồn tài chính cần thiết để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến chương trình cổ phần hóa. 2.3.3. Nguyên nhân của những thuận lợi và khó khăn trong quá trình CPH DNNN - Điều kiện về môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, hàng loạt các văn bản luật và dưới luật khác nhau nhằm thực hiện một cách công khai và có kế hoạch chương trình cổ phần hóa. - Nền kinh tế của nước ta đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định, mức lạm phát đã được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã được giữ giá, lãi suất đã ở mức khuyến khích, thu nhập của người dân được nâng cao. - Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất hiện đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh, người lao động trong các DN đã có ý thức, tác phong và hiệu quả công việc - Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài là sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường lành mạnh và điều kiện thuận lợi để Nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện CPH các DNNN tại Việt Nam. Về phía khách quan: Chúng ta tiến hành CPH DNNN trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện những bước quá độ từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường lại mới hình thành Mặt khác, do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ lại nhiều năm vận hành trong cơ chế cũ nên trình độ kiến thức và yếu tố tâm lý của ta còn bị ảnh hưởng nặng nề chưa thích ứng được với cơ chế mới. Về phía chủ quan: Thứ nhất, chưa làm tốt việc thấu suốt quan điểm chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Chính Phủ. Cho đến nay vẫn còn các cấp, ngành, địa phương chưa hưởng ứng tích cực chủ trương CPH vì cho rằng CPH chẳng khác gì tư nhân hoá nó sẽ làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa, làm suy yếu vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc phối hợp giữa các cấp chính quyền không đồng bộ, thiếu thống nhất làm cho CPH bị chậm chễ ngay từ khâu xây dựng phương án từ cơ sở. Thứ hai, việc điều hành triển khai CPH còn chậm và lúng túng. Điều này trước hết thể hiện ở một số nội dung trong các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai chưa rõ ràng và thiếu tính hệ thống. Thứ ba, chế độ chính sách trong các doanh nghiệp chậm được ban hành sửa đổi và chưa đủ sức hấp dẫn. CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CPH DNNN TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc. 3.1.1. Quan điểm tiếp tục cổ phần hóa DNNN Chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cổ phần hóa không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế Nhà nước, góp phần để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa CPH DNNN phải thực hiện trên cả phương diện vĩ mô (điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý, phân bổ lại nguồn lực, cơ cấu sở hữu, quản lý của khu vực DNNN) và cả phương diện vi mô (điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản trị, bố trí lại nguồn lực ở từng tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước), đồng thời phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Vừa thực hiện tái cấu trúc hệ thống DNNN (trên 5 phương diện chủ yếu: ngành nghề; tài chính; quản trị DN; quản lý Nhà nước; hệ thống pháp luật) vừa thực hiện tái cấu trúc theo thực thể (tại mỗi tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước). [...]... lại nền kinh tế quốc dân Việc thực hiện thành công CPH các DNNN đạt được các mục tiêu: Huy động vốn của toàn xã hội cả trong và ngoài nước để thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, đổi mới công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, chính sách làm chủ doanh nghiệp của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước Trong điều kiện Việt Nam chủ... doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 11 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 12 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 13 Chính phủ nước. .. của các nhà khoa học và độc giả để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! References Tiếng Việt 1 Bùi Quốc Anh (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Cổ phần hóa và sau Cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2 Nguyễn Hoàng Anh (2002), “Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp sau CPH”, Kinh tế và... chương trình CPH - Nhà nước phải qui định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xử lý các vướng mắc trong doanh nghiệp để tạo điều kiện cho cán bộ các cấp các ngành có thể giải quyết nhanh chóng các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện CPH ở từng doanh nghiệp 3.2.2 Giải pháp về cơ chế chính sách 3.2.2.1 Hệ thống hóa các qui định về Cổ phần hóa, nâng lên thành... thương mại thế giới (2007), WT/ACC/10/Rev.3 41 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (2008), giải thích các điều kiện gia nhập, MutrapII (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên), Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội 41 Leila Webster và Reza Amin (2003), Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam - Kinh nghiệm hiện tại, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân Các trang tin điện tử http://www.chinhphu.vn http://www.gso.gov.vn... hiện thoái vốn ở các DN đã CPH mà Nhà nước, tập đoàn, TCT không cần nắm giữ cổ phần chi phối Việc thoái vốn phải thực hiện công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường 3.2 Các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc trong thời gian tới 3.2.1 Giải pháp chung - Nhà nước cần phải thiết lập một kênh thông tin hiệu quả giữa các ngành, địa phương, giữa khối doanh nghiệp với các nhà hoạch định... hướng quản trị DNNN”, Thời báo kinh tế Việt Nam, (133) 28 Chu Đức Quý (1998), “Trung Quốc điều chỉnh chế độ sở hữu và cổ phần hóa DNNN”, Tạp chí Cộng sản (14), tr.56-59 29 Tô Huy Rứa (2006), “CPH các DNNN dưới góc nhìn phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (10), tr.3-7 30 Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nxb Lao động, Hà Nội 31 Đỗ... pháp cổ phần hóa DNNN 5 năm 2006-2010”, Báo cáo Chính phủ, (133), tr1-3 8 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1992), Quyết định số 202 ngày 8/6/1992 của Chính phủ về việc thí điểm chuyển DNNN thành công ty cổ phần 9 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1996), Nghị định số 28/1996/NĐ-CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 10 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. .. thống hóa các Nghị định, Thông tư,… thành văn bản Luật Cổ phần hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp có một hướng nhìn thấu đáo hơn về CPH Tạo tâm lý an tâm không chỉ cho DN mà còn cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong khi hoàn thiện các cơ chế, chính sách, từng bước tiến tới luật hóa các hướng dẫn của Nhà nước để đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN, đặc biệt là tiến trình CPH DNNN, Nhà nước. .. DNNN ở nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 36 Tổng cục thống kê (2005), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2003, 2004, 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội 36 Tổng cục thống kê (2008), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2006, 2007, 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội 36 Tổng cục thống kê (2011), Thực trạng doanh . pháp cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2. Thực trạng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam từ năm 1992. Keywords: Doanh nghiệp nhà nước; Cổ phần hóa; Hội nhập kinh tế; Kinh tế quốc tế Content. MƠ ̉ ĐÂ ̀ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt nền kinh tế

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan