Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

5 250 0
Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trần Quốc Phong Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Thành Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong điều kiện hội nhập Kinh tế quốc tế (KTQT). Phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của Ngân hàng VPBank so với các đối thủ cạnh tranh, rút ra những nguyên nhân của những tồn tại trong NLCT của VPBank. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao NLCT của ngân hàng VPBank trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập KTQT. Keywords. Kinh tế tài chính; Năng lực cạnh tranh; Ngân hàng thương mại Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Vì vậy, các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnh tranh. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng, tăng thị phần huy động vốn cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Tuy vậy, so với sự cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác, cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc thù nhất định. Chính những đặc thù này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải có được những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), từ ngày 1-1-2011 các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ được đối xử đầy đủ như đối với các NHTM trong nước. Nhưng không phải chờ đến khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì các ngân hàng nước ngoài mới bắt đầu tìm hiểu thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam. Trước đó, các ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường tiền tệ Việt Nam bằng cách thông qua góp vốn cổ phần trong các NHTM cổ phần nội địa. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều nằm trong “top 1.000” ngân hàng lớn trên thế giới. Với thế mạnh của một ngân hàng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp nhiều sản phẩm tiện ích đa dạng, các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh hơn hẳn các ngân hàng trong nước rất nhiều. Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã được thành lập năm 1993 ngay sau khi có chính sách mở cửa của nhà nước Việt Nam. Năm 2005 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của VPBank nói riêng và hệ thống NHTMCP ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, VPBank vẫn chưa được đánh giá cao về năng lực cạnh tranh. Điều này sẽ là một thách thức lớn đối với VPBank khi Việt Nam thực hiện các cam kết với WTO về mở cửa thị trường. Mục tiêu cuối cùng là phải nâng cao NLCT của VPBank trong điều kiện hội nhập nhằm tạo ra một không gian phát triển bền vững, mang lại hiệu quả tốt hơn cho các cổ đông, khách hàng và người lao động. Vậy hiện tại năng lực cạnh tranh của VPBank đang ở đâu? NLCT hiện nay của VPBank mạnh yếu ở điểm nào so với các đối thủ cạnh tranh? Nguyên nhân của những điểm yếu trong NLCT của VPBank hiện nay là gì? Nhân tố nào quyết định lớn nhất đến NLCT của VPBank? Giải pháp nào để nâng cao NLCT của VPBank trong điều kiện hội nhập hiện nay? Để góp phần giải đáp các câu hỏi này, Tôi đã lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn Thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM của Việt Nam nói chung như: “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” của Nguyễn Thị Quy (2005), “Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế” của Nhà xuất bản Thống kê do nhiều tác giả tham gia hội thảo ngành ngân hàng (2006). Đây là những công trình nghiên cứu đã đưa hệ thống hóa được lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực NH, đã đưa ra được tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) và đánh giá NLCT của các NHTM của Việt Nam nói chung, đánh giá các cơ hội, thách thức của các NHTM khi Việt Nam tham gia hội nhập. Tuy nhiên các số liệu phân tích trong cuốn sách được phân tích trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của cuốn sách là cả hệ thống NHTM của Việt Nam nói chung trong khi ở điều kiện mới các NHTMCP chưa được phân tích sâu và cụ thể. “Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn từ góc độ quản trị” của Phạm Văn Kiên (2008), “Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng” của Thùy Trang (2007), “Các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của tổ chức tín dụng Việt Nam” của Nguyễn Trọng Nghĩa (2007), “Những cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế” của Tô Ánh Dương (2009). Các nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh trong hoạt động, NLCT của NHTM nói chung trong điều kiện cạnh tranh hội nhập WTO. Ngoài ra tác giả còn tiếp cận nội dung của nhiều cuộc hội thảo, dự án nghiên cứu về việc nâng cao NLCT của ngành ngân hàng Việt Nam như: “Nâng cao NLCT của NHTM trong bối cảnh hội nhập – kinh nghiệm của Đài Loan” của Viện nghiên cứu Châu Âu phối hợp với Học viện ngân hàng Đài Loan tổ chức (2007), “Hoạt động của hệ thống NHTM sau một năm gia nhập WTO” của Học viện ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (2008). Do mục đích, yêu cầu nghiên cứu khác nhau nên các nghiên cứu, đánh giá tại các cuộc hội thảo chỉ nghiên cứu, đánh giá NLCT ở một số khía cạnh cụ thể như: công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, nhìn từ góc độ quản trị, các sản phẩm dịch vụ, thương hiệu ngân hàng, mà chưa có đánh giá toàn diện cũng như chưa đưa ra lập luận cho một sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh cụ thể của một NHTMCP cụ thể trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Tác giả cũng đã tiếp cận một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu, đánh giá NLCT của các nghiên cứu sinh trong nước như: Đánh giá NLCT của Ngân hàng TMCP Á Châu; Đánh giá NLCT của Ngân hàng TMCP An Bình; Đánh giá NLCT của Ngân hàng TMCP SHB; Đánh giá NLCT của Ngân hàng TMCP Techcombank; Đánh giá NLCT của Ngân hàng Viecombank; Hầu hết các luận văn đều hệ thống hóa các lý thuyết về cạnh tranh, đưa ra hệ thống tiêu chí để đánh giá về NLCT của các NH đó. Các luận văn chỉ giới hạn đánh giá NLCT của các NH trong bối cảnh thị trường các năm 2006, 2007, 2008 và có một số đề tài đã đánh giá trong năm 2009. Tuy nhiên mỗi NH có những đặc điểm riêng và việc đánh giá NLCT luôn mang tính thời sự khi bối cảnh cạnh tranh luôn thay đổi. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá về NLCT của VPBank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCT của VPBank. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài xác định những nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và NLCT nói chung và của hệ thống NHTMCP nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT). - Phân tích, đánh giá thực trạng về NLCT của VPBank. - Đề xuất các giải pháp nâng cao NLCT của VPBank. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: NLCT của VPBank trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của VPBank trong điều kiện hội nhập KTQT trong mối tương quan so sánh với ba đối thủ chính là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng quốc tế (VIB). + Thời gian: Từ năm 2004 đến nay. Đây là quãng thời gian đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của VPBank nói riêng và của hệ thống NHTMCP của Việt Nam nói chung. Năm 2006 cũng là năm Việt Nam gia nhập WTO và thị trường dịch vụ ngân hàng có sự hội nhập ngày càng sâu rộng. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận: Luận văn sử dụng lý thuyết về cạnh tranh để đánh giá NLCT của VPBank. - Các phương pháp sử dụng: Phương pháp khảo sát, phân tích, thống kê, tổng hợp. - Ngoài ra, luận văn cũng sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố và tham khảo ý kiến chuyên gia, 6. Những đóng góp mới của luận văn: Đề tài nghiên cứu với những đóng góp như sau: - Làm rõ có sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao NLCT của các NHTM điều kiện hội nhập KTQT. - Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của Ngân hàng VPBank so với các đối thủ cạnh tranh, rút ra những nguyên nhân của những tồn tại trong NLCT của VPBank. - Đề xuất một số giải pháp chính nhằm nâng cao NLCT của ngân hàng VPBank trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập KTQT. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về NLCT và hội nhập KTQT của NHTMCP Chương 2: Thực trạng NLCT của VPBank Chương 3: Các giải pháp nâng cao NLCT của VPBank trong điều kiện hội nhập KTQT. References Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thị Kim Anh (2008), “Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của hệ thống ngân hàng sau 1 năm gia nhập WTO”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (420), tr. 25-27. 2. Báo cáo thường niên của ACB, Sacombank, VIB, Techcombank, VIBank, VPBank năm 2008 và 2009. 3. Báo cáo kết quả kinh doanh 03 tháng và 06 tháng của VPBank năm 2010. 4. Báo cáo về chiến lược phát triển của Hội đồng quản trị VPBank năm 2009 5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước các năm 2007, 2008, 2009. 6. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, (52), tr.1-7. 7. Bộ kế hoạch và đầu tư (2006), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, Dự án VIE/02/009. 8. Tô Ánh Dương (2009), “Những có hội và thách thức của các NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (18), tr 6-7. 9. Nguyễn Dũng (2009), “Bàn về giải pháp nâng cao NLCT của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (14), tr 24-25. 10. Phạm Văn Kiên (2008), “Năng lực cạnh tranh ngân hang nhìn từ góc nhìn quản trị”, Tạp chí ngân hàng, (26), tr 15-16. 11. Nguyễn Thị Hiền (2006), “Một số giải pháp nâng cao NLCT của hệ thống NHTMCP Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (5), tr.17-19. 12. Lê Công Hoa (2006), “Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận”, Tạp chí kinh tế phát triển, (12), tr. 7-8. 13. Nguyễn Đắc Hưng (2007), “NHTMCP nâng cao NLCT trước yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (21), tr 18 14. Trịnh Thanh Huyền (2010), “Hệ thống ngân hàng Việt Na năm 2009 và những bài toán đặt ra cho năm 2010”, Tạp chí kinh tế phát triển, (223), tr.20-22. 15. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu, Các công trình nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng (Quyển 7), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 16. Lê Xuân Nghĩa (2006), “Tầm nhìn và những bước đi cần thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn mới”, Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Cổng thông tin kinh tế Việt Nam (VNEP). 17. Nguyễn Trọng Nghĩa (2007), “Các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của tổ chức tín dụng Việt Nam”, Tạp chí kinh tế phát triển, (23), tr 15-16. 18. Phan Minh Ngọc, Phan Thuý Nga (2006), “Tác động của việc gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), tr.1-2. 19. Nguyễn Thanh Phong (2009), “Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí ngân hàng, (22) tr 14 – 15. 20. Nguyễn Thị Quy (2005), NLCT của NHTM trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 21. Trần Sửu (2006), NLCT của DN trong điều kiện toàn cầu hoá, Nxb Lao Động, Hà Nội. 22. Nguyễn Hữu Thắng (2009), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” , Tạp chí kinh tế phát triển, (15) tr 12-13 23. Thùy Trang (2007), “Cạnh tranh trên thị trường dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí kinh tế phát triển, (25), tr 18-19. 24. Trường đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2008), Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Nxb Thống kê, Hà Nội Tiếng Anh: 25 Daniel V (2002), Moving money: Banking and Finance in the industrialized world, Cambridge University Press. 26 FitchRatings (2008), Vietnamese Banks: A Home – Made Liquidity Squeeze (June 2008) 27 FitchRatings (2010), Outlook on Vietnamese Banks: Another Year of Hight Growth Adds to Concerns (March 2010) 28. George S (2008), The new paradigm for financial markets: The credit crisis of 2008 and what it means, Public Affairs. 29. Jochen K (2006), Optimal risk-return trade-off of commercial banks and the suitability of profitability measures for loan portfolios, Springer – Verlag. 30. Leung, Suiwah (2009), “Banking and Financial Sector Reforms in Vietnam,” ASEAN Economic Bullentin, Vol. 26 (1) 31. Michael P (1998), Competitive advantage, The Free press, New York. 32. Michael P (2008), The five competitive forces that shape strategy, Havard Business Review 33. Moody’s Investors Service (2009), Banking System Outlook: Vietnam (August 2009) 34. International financial statistics (2005), IMF staff, International Monetary Fund. Các trang web: - Các trang web của các ngân hàng như: 35. Ngân hàng TMCP Á Châu: www.acb.com.vn 36. Ngân hàng TMCP An Bình: www.abbank.vn 37. Ngân hàng TMCP Sài Gòn: www.scb.com.vn 38. Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam: www.vib.com.vn 39. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: www.vpb.com.vn 40. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín: www.sacombank.com.vn 41. Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam: www.techcombank.com.vn 42. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội: www.shb.com.vn - Các trang web của các hiệp hội, cơ quan nhà nước, tổ chức nước ngoài: 43. Hiệp hội ngân hàng: www.vnbaorg.info 44. Ngân hàng nhà nước: www.sbv.gov.vn 45. Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org 46. Ngân hàng thế giới: www.worldbank.org, 47. Bảo hiểm tiền gửi: www.div.org.vn - Các trang web của các báo: 48. Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn, 49. Công thông tin kinh tế: www.vnep.org.vn, 50. Công nghệ ngân hàng: www.inntron.com/core banking.html 51. Bách khoa toàn thư mở: www. vi.wikipedia.org . Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBANK) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trần Quốc Phong Trường Đại học Kinh tế Luận. như: Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập của Nguyễn Thị Quy (2005), “Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế . thế mạnh hơn hẳn các ngân hàng trong nước rất nhiều. Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã được thành

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan