Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

5 420 2
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Trương Thành Long Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Hùng Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại theo hướng sa ̉ n xuất hàng hóa. Thứ hai, Tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số địa phương ở các tỉnh bạn, qua đó rút ra những bài học áp dụng cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Thứ ba, Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Thứ tư, Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020. Keywords. Kinh tế trang trại; Phát triển kinh tế; Nông nghiệp; Kinh tế chính trị Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh, phân vùng đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc thù của nông nghiệp. Sự phát triển kinh tế trang trại đóng góp phần lớn trong tổng khối lượng nông sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh vốn có của các vùng, miền trong cả nước. Việc nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại, để tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội đối với đất nước. Yêu cầu đặt ra trong những năm tới là phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế trang trại gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn Việt Nam văn minh, tiến bộ…Để làm được điều đó, trước hết cần có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trên mỗi vùng đất cũng như mỗi địa phương. Những năm qua, kinh tế trang trại hình thành và phát triển ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình khuyến khích các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa. Huyện Quảng Ninh có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên việc phát triển loại hình kinh tế này còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm làm ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế trang trại ở địa phương chưa đồng bộ và chưa phát huy hiệu quả. Các chủ trang trại vẫn thiếu sự hỗ trợ về vốn, giống và quy trình chăm sóc, khai thác, chất lượng lao động còn thấp, thiếu các mối liên kết và hỗ trợ quản lý…Do đó, cần có những giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế của huyện để thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” được học viên lựa chọn nghiên cứu để tìm ra những hướng đi thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại, tận dụng thế mạnh, tiềm năng của địa phương, khai thác hợp lý các nguồn lực để kinh tế trang trại góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần chung vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 2. Mục tiêu va ̀ nhiê ̣ m vu ̣ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. 2.2. Nhiê ̣ m vu ̣ : Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ ba ̉ n về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển kinh t ế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành, phát triển kinh tế trang trại của địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh , hiệu quả kinh tế của các loa ̣ i hình kinh tế trang trại có trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên được tiến hành tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập từ năm 2011-2013, ngoài ra tham khảo số liệu từ 2003-2010. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian 6-7 năm đến. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích thực chứng Phương pháp phân tích chuẩn tắc Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pha ́ p luâ ̣ n Duy vâ ̣ t biê ̣ n chư ́ ng va ̀ Duy vâ ̣ t li ̣ ch sư ̉ Phương pháp so sánh Phương pháp thống kê 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục các bảng, đồ thị, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chương 4: Quan điểm và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020. References. TIẾNG VIỆT 1. Bùi Quang Bình, 2012. Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011. Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Hà Nội. 3. Chi cục Thống kê huyện Quảng Ninh, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh. Quảng Ninh. Quảng Bình. 4. Phạm Văn Chung, 2011. Phát triển Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đà Nẵng. 5. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 6. Trần Quốc Đạt, 2012, Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển. Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 7. Đinh Phi Hổ, 2004. Giáo trình Kinh tế phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế. 8. Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2007. Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Đại học kinh tế Thái Nguyên. 9. Huyện ủy Quảng Ninh, 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Ninh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Quảng Ninh. 10. Nguyễn Thành Nam, 2008. Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp. Đại học kinh tế Thái Nguyên. 11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh, 2014. Quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Ninh đến năm 2020. Quảng Bình. 12. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh, 2014. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020. Quảng Ninh. 13. Vũ Đình Thắng, 2006. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Trần Đình Trân, 2011. Phát triển Kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển. Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 15. Lê Trọng, 2000. Phát triển và quản lý trang trại nông lâm nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 16. UBND huyện Quảng Ninh, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết HĐND về phát triển kinh tế- xã hội năm 2010, 2011, 2012 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2011, 2012, 2013. Quảng Ninh. 17. UBND huyện Quảng Ninh, 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020. Quảng Bình. 18. UBND huyện Quảng Ninh, 2007. Chương trình phát triển kinh tế trang trại và vùng gò đồi giai đoạn 2007-2010, định hướng đến 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 252/QĐ- UBND, ngày 30/7/2007. Quảng Bình. 19. UBND huyện Quảng Ninh, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013. Quảng Bình. WEBSITE 20. Phan Nga, 2013. Huyện Nga Sơn: Phát triển kinh tế trang trại gắn với xây dựng nông thôn mới <http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n107712/Huyen-Nga-Son:-Phat-trien-kinh-te-trang- trai-gan-voi-xay-dung-nong-thon-moi>, [Ngày truy cập: 22/8/2014] 21. Hoàng Ngà, 2013. Phát triển kinh tế trang trại ở huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh <http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTMSites/vi-VN/76/tapchi/130/136/6161/Default.aspx>, [Ngày truy cập: 16/8/2014] 22. Công Cường, 2013. Quảng Điền: Tỷ phú trên vùng trang trại rú cát bạch sa<http://www.trt.vn/tabid/58/itemid/16223/categoryId/0/type/1/ Default.aspx>, [Ngày truy cập: 04/9/2014] 23. Nguyễn Hoàng, 2011. Nông nghiệp Israel kỳ tích trên hoang mạc <http://www.utb.edu.vn/index.php/2013-05-25-09-32-25/news/423-na-n-na-ng-nghia-p-israel-sa- tha-n-ka-tra-n-hoang-ma-c>, [Ngày truy cập: 03/9/2014] 24. CRI online, 2012. Phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, Trung Quốc đang phát triển tưng bừng <http://vietnamese.cri.cn/621/2012/05/28/1s173529.htm>, [Ngày truy cập: 04/9/2014] 25. Đ.Cảnh - H.Thiệu - X.Mỹ, 2014. Hà Tĩnh “bức tử” môi trường tại các trang trại chăn nuôi <http://tainguyenmoitruong.com.vn/ha-tinh-%E2%80%9Cbuc-tu%E2%80%9D-moi-truong-tai- cac-trang-trai-chan-nuoi.html>, [Ngày truy cập: 06/8/2014] 26. Phạm Khánh, 2010. Lời ruột gan cho mô hình kinh tế trang trại <http://ipsard.gov.vn/news/tID4548_Loi-gan-ruot-cho-mo-hinh-kinh-te-trang-trai.html>, [Ngày truy cập: 06/9/2014] 27. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2014. Phát triển kinh tế trang trại – hướng đi bền vững <http://wcag.mard.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=35667>, [Ngày truy cập: 06/9/2014] . nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020. Keywords. Kinh tế trang trại; Phát triển kinh tế; Nông nghiệp; Kinh tế chính trị. tế trang trại. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển có hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh,. với điều kiện thực tế của huyện để thúc đẩy sự phát triển của loại hình kinh tế này. Vì vậy, đề tài Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình được học viên

Ngày đăng: 24/08/2015, 20:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan