Đề khảo sát hè lớp 10 môn vật lý

5 712 4
Đề khảo sát hè lớp 10 môn vật lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/2 - Mã đề thi L101 SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT HÈ, NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Vật lý 10. Thời gian làm bài: 45 phút; (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi L101 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Hãy chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống. Đường sức từ là những đường cong … A. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam. B. Không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. C. Mà độ mau thưa được vẽ một cách tùy ý. D. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc. Câu 2: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng thành nhiệt năng. C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng . Câu 3: Đặt một kim nam châm trên mũi nhọn gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng. A. Nó xác định ngay vị trí cân bằng mới (vị trí mà ta đã quay đến). B. Sau khi buông tay, kim nam châm quay ngược trở lại 180 0 . C. Sau khi đã trở lại vị trí cân bằng, kim nam châm vẫn định hướng giống như vị trí trước khi xoay. D. Sau khi buông tay, kim nam châm quay một góc 90 0 . Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu đúng: A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ tăng bấy nhiêu lần. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ giảm bấy nhiêu lần. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ tăng thêm không theo tỉ lệ nào. D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó sẽ giảm bấy nhiêu lần. Câu 5: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm? A. Cực nam và cực bắc của nam châm được ký hiệu lần lượt là chữ S và chữ N. B. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam. C. Cực bắc của nam châm thường được sơn màu đỏ còn cực nam thường được sơn màu xanh. D. Các cực cùng tên hút nhau và khác tên thì đẩy nhau. Câu 6: Mắt cận có điểm cực cận 10 cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, thì người đó: A. Có thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50cm. B. Chỉ có thể nhìn rõ một vật ở khoảng cách nhỏ hơn 10cm. C. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 10cm. D. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 50cm. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mối dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây. Trang 2/2 - Mã đề thi L101 Câu 8: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Con số 220V cho biết điều gì? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Hiệu điện thế tối đa mà bóng đèn có thể chịu được (không bị cháy). B. Hiệu điện thế tối thiểu của bóng đèn, nếu dưới giá trị này thì bóng đèn không sáng. C. Hiệu điện thế thực tế khi bóng đèn đang sử dụng. D. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn. Câu 9: Cần làm một biến trở 20 Ω bằng một dây niken, có tiết diện 3mm 2 thì chiều dài của dây dẫn là bao nhiêu? Biết rằng điện trở của niken là 0,4.10 -6 Ω m. A. 200m. B. 50m. C. 150m. D. 100m. Câu 10: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật lớn hơn hai lần vật và cách thấu kính 30cm. Hỏi vật AB cách thấu kính là bao nhiêu? A. 15cm. B. 60cm. C. 30cm. D. 10cm. Câu 11: Trong số các vật được làm từ vật liệu trong suốt dưới đây, vật nào là thấu kính phân kỳ: A. Giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. B. Giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cầu và có phần rìa dày hơn phần giữa. C. Giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cầu. D. Giới hạn bởi một mặt phẳng và một mặt cầu và có phần rìa mỏng hơn phần giữa Câu 12: Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Công suất điện của bàn là có thể là giá trị nào sau đây: A. P = 800kW B. P = 800N C. P = 800J D. P = 800W II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1 (4 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B không đổi là 12 V. Biến trở R có giá trị lớn nhất là 10Ω. Bóng đèn ghi 6V – 7,2W. a) Khi biến trở có giá trị là R 1 = 4Ω. Hãy tính hiệu điện thế hai đầu bóng đèn và hai đầu biến trở R, cường độ dòng điện chạy qua đèn. Cho biết đèn có sáng bình thường hay không? b) Để đèn sáng bình thường thì biến trở phải có giá là bao nhiêu? c) Hãy xá định giá trị của biến trở để công suất trên biến trở là lớn nhất. d) Biến trở R được làm từ dây constantan có tiết diện s = 0,5 mm 2 . Hãy tính chiều dài của dây làm biến trở biết constantan có điện trở suất là ρ = 0,50.10 -6 Ωm. Bài 2 (3 điểm): Một vật sáng AB cao 2 cm đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm. a) Khi AB cách thấu kính 30 cm thì ảnh của AB qua thấu kính là A’B’ cách thấu kính bao nhiêu? Chiều cao của A’B’ là bao nhiêu? Vẽ hình. b) Để ảnh thật của vật AB cách thấu kính 30 cm thì vật AB phải cách thấu kính bao nhiêu? HẾT A R Đ B Trang 1/2 - Mã đề thi L102 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN Khảo sát chương 1 Thời gian làm bài: 45 phút; (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi L102 Câu 1: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi: A. Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng thành nhiệt năng. C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng . Câu 2: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Con số 220V cho biết điều gì? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn. B. Hiệu điện thế tối thiểu của bóng đèn, nếu dưới giá trị này thì bóng đèn không sáng. C. Hiệu điện thế tối đa mà bóng đèn có thể chịu được (không bị cháy). D. Hiệu điện thế thực tế khi bóng đèn đang sử dụng. Câu 3: Mắt cận có điểm cực cận 10 cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, thì người đó: A. Có thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50cm. B. Chỉ có thể nhìn rõ một vật ở khoảng cách nhỏ hơn 10cm. C. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 10cm. D. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 50cm. Câu 4: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm? A. Cực nam và cực bắc của nam châm được ký hiệu lần lượt là chữ S và chữ N. B. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam. C. Cực bắc của nam châm sơn màu đỏ còn cực nam được sơn màu xanh. D. Các cực cùng tên hút nhau và khác tên thì đẩy nhau. Câu 5: Trong số các vật được làm từ vật liệu trong suốt dưới đây, vật nào là thấu kính phân kỳ: A. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong. B. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong và có phần rìa mỏng hơn phần giữa C. Tạo bởi một mặt phẳng và một mặt cong và có phần rìa dày hơn phần giữa. D. Tạo bởi hai mặt cong hoặc một mặt phẳng và một mặt cong. Câu 6: Hãy chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống. Đường sức từ là những đường cong … A. Không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. B. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam. C. Mà độ mau thưa được vẽ một cách tùy ý. D. Mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc. Câu 7: Hãy chọn câu phát biểu đúng: A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó sẽ giảm bấy nhiêu lần. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ tăng thêm không theo tỉ lệ nào. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ giảm bấy nhiêu lần. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó sẽ tăng bấy nhiêu lần. Câu 8: Cần làm một biến trở 20 Ω bằng một dây niken, có tiết diện 3mm 2 thì chiều dài của dây dẫn là bao nhiêu? Biết rằng điện trở của niken là 0,4.10 -6 Ω m. A. 200m. B. 50m. C. 150m. D. 100m. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Ôm? A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của mỗi dây. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, với điện trở của mối dây. Trang 2/2 - Mã đề thi L102 C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của mỗi dây. Câu 10: Đặt một kim nam châm trên mũi nhọn gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? Chọn câu trả lời đúng. A. Nó xác định ngay vị trí cân bằng mới (vị trí mà ta đã quay đến). B. Sau khi buông tay, kim nam châm quay ngược trở lại 180 0 . C. Sau khi đã trở lại vị trí cân bằng, kim nam châm vẫn định hướng giống như vị trí trước khi xoay. D. Sau khi buông tay, kim nam châm quay một góc 90 0 . Câu 11: Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Công suất điện của bàn là có thể là giá trị nào sau đây: A. P = 800kW B. P = 800N C. P = 800J D. P = 800W Câu 12: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật hai lần lớn hơn vật và cách thấu kính 30cm. Hỏi độ lớn của ảnh AB. Hỏi vật AB cách thấu kính là bao nhiêu? A. 15cm. B. 60cm. C. 30cm. D. 10cm. HẾT SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT HÈ, NĂM HỌC 2015-2016. Môn: Vật lý 10. I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mã đề Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 L101 A D C A D A C D C A B D L102 D A A D C B D C A C D A II. TỰ LUẬN (7 điểm) Bài 1 (4 điểm): a) Phân tích được mạch: R nt Đ 0,25 đ Tính được điện trở của đèn: R Đ = … = 5 Ω 0,25 đ Tính được điện trở của mạch: R m = R 1 + R Đ = … = 9Ω 0,50 đ Tính được cường độ dòng điện mạch chính: I = U/R m = 12/9 = 4/3 A 0,25 đ Tính được U R = I.R 1 = 16/3 (V) và U Đ = I.R Đ = 20/3 (V) 0,50 đ Kết luận độ sáng của đèn: U Đ > U đm nên đèn quá mức bình thường (có thể bị cháy) 0,25 đ b) Nêu được điều kiện để đèn sáng bình thường U Đ = U đm hoặc I Đ = I đm hoặc P Đ = P đm 0,25 đ Tính được U R = 6 (V) 0,25 đ Tính được R = 5 Ω 0,50 đ c) Viết được biểu thức công suất trên R 0,25 đ Biện luận được để P R cực đại thì R = 5 Ω 0,25 đ d) Dùng công thức tính được l = 10 m 0,50 đ Bài 2 (3 điểm): a) Vẽ hình đúng tỉ lệ 0,25 đ Viết được hai hệ thức tỉ lệ từ 2 cặp tam giác đồng dạng 0,50 đ Viết được F’A’ = OA’ – OF 0,25 đ Tính được OA’ = 60 cm 0,50 đ Tính được A’B’ = 4 cm 0,50 đ b) Viết được hai hệ thức tỉ lệ từ 2 cặp tam giác đồng dạng 0,50 đ Viết được F’A’ = OA’ – OF 0,25 đ Thay vào hai hệ thức tính được OA = 60 cm 0,25 đ HẾT . đề thi L101 SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT HÈ, NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Vật lý 10. Thời gian làm bài: 45 phút; (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi L101 I B. 60cm. C. 30cm. D. 10cm. HẾT SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT TỐNG VĂN TRÂN ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT HÈ, NĂM HỌC 2015-2016. Môn: Vật lý 10. I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mã đề Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 L101 A D C A D A C D C A B D L102 D A A D C B D C A C D A II 0,4 .10 -6 Ω m. A. 200m. B. 50m. C. 150m. D. 100 m. Câu 10: Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật lớn hơn hai lần vật và cách thấu kính 30cm. Hỏi vật

Ngày đăng: 24/08/2015, 15:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan