tiểu luận được 9,5 điểm môn quản lý tài chính trong giáo dục

52 825 12
tiểu luận được 9,5 điểm môn quản lý tài chính trong giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận bàn về 4 mệnh đề của các vị tiến nhân xưa: Bách niên thụ nhân, Phi sư bất thành, tôn tài đại thịnh, quy trí tất hưng. Một số điều về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay: Mục tiêu của giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước; Những thành tựu của Giáo dục đào tạo Việt Nam; Hạn chế, yếu kém chủ yếu của ngành Giáo dục đào tạo. Một số đề xuất cho chính sách giáo dục hiện nay

ĐỀ BÀI: Cho tứ giác đều ABCD. Trong đó: A: Bách niên thụ nhân. B: Phi sư bất thành. C: Tôn tài đại thịnh. D: Quy trí tất hưng. O: Giáo dục A B D O C a) Hãy luận về tứ giác đều ABCD ? b) Có những đề xuất gì cho chính sách giáo dục hiện nay? MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ. Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc là lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Các thế hệ người Việt chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về điều đó và vô cùng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước. Với truyền thống lịch sử vẻ vang như vậy, các thế hệ con cháu ngày nay phải không ngừng cố gắng, tiếp tục giữ vững và đưa đất nước ngày càng phát triển. Trong bối cảnh của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đang mở ra nhiều cơ hội cũng như cả thách thức với mọi quốc gia trên thế giới. Trong nước, chúng ta đang tiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho 3 thấy nước ta mới chỉ là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, mức sống, chất lượng cuộc sống mặc dù đã được cải thiện song chưa cao… Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải đưa đất nước phát triển hưng thịnh bền vững về sau và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Muốn thực hiện tốt điều đó thì con người chính là nhân tố quan trọng nhất, phải chăm lo đầu tư phát triển cho con người, nâng cao trình độ dân trí cho các tầng lớp nhân dân, coi trọng bậc hiền tài. Và giáo dục chính là yếu tố then chốt, đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc gia dân tộc. Đây cũng là nội dung cốt lõi được thể hiện trong tư tưởng của nhiều bậc tiền nhân xưa, mà tiêu biểu chúng ta phải kể đến bốn mệnh đề sau: A: Bách niên thụ nhân. B: Phi sư bất thành. C: Tôn tài đại thịnh. D: Quy trí tất hưng. Đây là bốn trụ cột cho sự phát triển bền vững quốc gia. Chúng tạo thành tứ giác đều ABCD, giáo dục ở tâm tứ giác đều này. Nó vừa là nhân tố mục tiêu, vừa thụ hưởng thành quả hoạt động của các lĩnh vực này. Với nội dung đã nêu trên, trong khuôn khổ của tiểu luận môn học em xin được thực hiện đề tài “Luận về tứ giác đều ABCD và có những đề xuất gì cho chính sách giáo dục hiện nay?”. Cấu trúc tiểu luận gồm: Mở đầu Chương 1: Luận bàn về bốn mệnh đề của các vị tiền nhân xưa. Chương 2: Một số điều về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay. Chương 3: Một số đề xuất cho chính sách giáo dục hiện nay. Kết luận. 4 Chương 1: LUẬN BÀN VỀ BỐN MỆNH ĐỀ CỦA CÁC VỊ TIỀN NHÂN XƯA 1.1. Vài nét về bốn vị tiền nhân xưa. 1.1.1 Quản Trọng (730 – 645 TCN). Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷 吾). Trọng là tên hiệu. Được Bảo Thúc Nha tiến cử, Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN. Ông nổi tiếng với "chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn. Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách. Về mặt chính trị, ông tập trung hóa quyền lực và phân chia nước thành nhiều làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền thuế trực tiếp tới mỗi đơn vị làng xã. Ông cũng phát triển một biện pháp lựa chọn người tài mới và có hiệu quả hơn. Dưới thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ chế độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp. Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng. Ông đưa ra một biểu thuế thống nhất. Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người đề xướng ra sự độc quyền nhà nước về hai mặt hàng này. Khi ông làm Tể tướng, nước Tề trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phong làm bá chủ chư hầu. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Quản Trọng là sách “Quản Tử” - bộ sách có tính giáo khoa đầu tiên của nhân loại về quản lý với những ý tưởng đặc sắc trong hai chương : “Quyền Tu” (Bàn về sự tu dưỡng của nhà cầm quyền) và “Mục dân” (Bàn về cách quản lý nhân dân). 1.1.2. Trình Di (1033 – 1107). 5 Ông Trình Di (1033 – 1107), người tỉnh Lạc Dương, tự là Chánh Thúc, em ruột ông Trình Hạo (1.032 – 1.085) nhà Tống (960 – 1.279) do Triệu Khuông Dẫn sáng lập. Trình Hạo và Trình Di, hai anh em là học giả có danh nhất về Nho giáo, có công lớn trong việc nghiên cứu, soạn tập, chú giải Ngũ kinh và Tứ thư, cho nên đời xưng chung cho hai anh em là Trình tử. Ông Trình hạo qua đời trước ông Trình Di hai mươi hai năm, Trình Di tiếp tục nghiên cứu, chú thích và truyền bá các kinh thánh truyện hiền của Nho gia. Bình sanh ông lấy đức Thành để làm căn bản tu thân và lấy thuyết Cùng lý để làm chủ đích học đạo. Người đồng thời tặng ông hiệu Y Xuyên. Ông cũng từng làm giáo sư ở Quốc tử giám là trường Đại học do triều đình lập ra ở kinh đô dể đào tạo nhân tài ra làm quan. Khi Trình Di mãn phần, ông được triều đình phong thụy hiệu là Chánh Công. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là sách “Minh đạo gia huấn”. Sách Minh đạo gia huấn này gồm 90 bài, toàn là những cách ngôn thâm thúy, khuyên bảo cho trở nên người đủ tư cách ở gia đình, xã hội, thấm nhuần lẽ thanh cao về triết học và tâm lý. Tuy nhan đề Giảng rõ để dạy con cháu trong nhà, nhưng thật là sách có giá trị có thể dùng để làm kim chỉ nam cho tất cả nhân dân ở các quốc gia chịu ảnh hưởng chủa Nho giáo. 1.1.3. Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954). Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889-1954) là một đại thần triều Nguyễn, nguyên Tham tri Bộ Hình, Phủ doãn Thừa Thiên, Quyền Tổng đốc Thanh Hóa. Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 tại làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ Nguyễn Khắc Niêm đã thông minh tuấn tú hơn người. Năm 1906, ông thi đậu cử nhân, trường thi Nghệ An. Năm 1907, ông thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp), khoa thi đình Đinh Mùi, tại Huế. Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vua 6 Thành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia, Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu. Tôn tộc đại quy Tôn lộc đại nguy Tôn tài đại thịnh Tôn nịnh đại suy. Ông được bổ nhiệm làm Giám khảo khoa thi Hội năm 1910 ở Huế, thi Hương năm 1912 ở Bình Định. Năm 1920, ông được bổ nhiệm Đốc học Nghệ An, đảm trách việc tổ chức các trường học Pháp Việt ở Nghệ An. Sau đó ông được điều về kinh đô giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tham tri Bộ Hình, hai lần giữ chức Phủ Doãn phủ Thừa Thiên (1936 và 1938), Tuần vũ tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu Cải lương hương ước ở Huế. Tháng 8/1941 là quyền Tổng đốc tỉnh Thanh Hóa. Tháng 2/1942, ông xin về hưu trước tuổi. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Khắc Niêm tích cực tham gia công tác tại địa phương: Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban phòng vệ huyện Hương Sơn, Ban văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Liên Việt, kiêm Trưởng Ban cứu trợ thương binh Liên khu 4. Năm 1952, ông được mời lên Việt Bắc họp hội nghị Liên Việt Trung ương, nhưng vì sức khỏe yếu không đi được. Trong cải cách ruộng đất ông bị đấu tố, bị bắt giam và qua đời tại quê nhà năm 1954. 1.1.4. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1721- 1784). Vương Phi Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1721-1784), là một vương phi của chúa Trịnh. Bà là vợ chúa Trịnh Doanh, mẹ Trịnh Sâm, bà nội của Trịnh Khải và Trịnh Cán. 7 Bà Ngọc Diễm, hồi còn nhỏ có tên là Khương, quê ở làng Linh Đường, huyện Thanh Trì, phía Nam kinh thành Thăng Long. Bà Diễm sinh ra và lớn lên tại ngôi làng cổ này và thuộc dòng họ Nguyễn Linh Đường, một dòng họ vẻ vang, uy thế. Cha của bà là Nguyễn Luân (1686 - 1739), tự là Đình Anh, Đình Tư nên người ta thường gọi ông là Nguyễn Đình Tư. Xuất thân trong một gia đình danh giá, cha giữ chức lớn trong triều, lại là thầy học của vua Lê chúa Trịnh; các anh trai đều làm quan, chị em gái đều làm vợ quận công, tướng lĩnh. Kế thừa truyền thống dòng tộc, lại là người thông minh, ham học nên đến tuổi cập kê, Nguyễn Thị Ngọc Diễm trở thành một người tài sắc, mẫn tiệp nổi tiếng. Chúa Trịnh Doanh nghe tiếng đã làm lễ xin cưới bà làm vợ, đưa vào phủ chúa phong làm chính phi và đặt mỹ hiệu là Hoa Dung. Bà đã sống vào những năm cuối của chính quyền chúa Trịnh, chứng kiến sự phục hưng phát triển cúa chính quyền chúa qua tài năng của chồng là Trịnh Doanh, con là Trịnh Sâm; nhưng đồng thời cũng là những năm tháng suy tàn, sụp đổ của nhà chúa khi Trịnh Sâm lại bỏ bê nghiệp chúa, say mê yêu chiều Tuyên phi Đặng Thị Huệ, làm hại cơ đồ nhà Trịnh, và rồi nhà chúa cũng kết thúc cơ đồ khi Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Bà nổi tiếng là người uyên bác, có tư duy chiến lược xây dựng đất nước, là người lập ra Ngũ Quy, tuy có điểm đồng nhất với tư tưởng Tứ Bất của Bảng nhãn Lê Quý Đôn (người cùng thời với bà) là: Phi nông bất ổn Phi công bất phú Phi thương bất hoạt Phi trí bất thành. 8 Nhưng tư tưởng Ngũ Quy đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Cho đến giờ, trong công cuộc xây dựng đất nước, tư tưởng chiến lược của người xưa vẫn còn nhiều điều khả thủ, gợi ý cho cuộc sống hôm nay. 1.2. Luận bàn về bốn mệnh đề của các vị tiền nhân xưa Bốn vị tiền nhân (hai Trung Quốc + hai Việt Nam) đã có các phát biểu, mà ngày nay liên kết lại là minh triết cho chiến lược Kinh tế - Giáo dục trong bối cảnh mới của đất nước. 1.2.1. Luận bàn về mệnh đề “Bách niên thụ nhân”. Trước hết, chúng ta hãy bàn luận đến mệnh đề A: Bách niên thụ nhân. Một trong “Tứ Thụ” của Quản Trọng (730 – 645 TCN) được nêu trong sách “Quản Tử”. “Nhất niên thụ cốc Thập niên thụ mộc Bách niên thụ nhân Thiên niên thụ đức” “Bách niên” có nghĩa là trăm năm, “Thụ” là trồng, là nuôi dưỡng; “Nhân” là người. cả câu “Bách niên thụ nhân” có nghĩa là tính kế trăm năm trồng người, phát triển con người. Con người, vốn con người chính là yếu tố, là nguồn lực quan trọng nhất. Con người có thể làm được mọi việc. Lịch sử nhân loại hàng nghìn năm đã minh chứng cho sức lao động và sáng tạo vô biên của con người. Những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Trung Hoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.…cùng hàng triệu những phát minh mà nhiều phát minh trong số đó đã làm thay đổi cả thế giới như chữ viết, các con số, lịch, máy tính, điện thoại, tivi… đều do con người tạo ra. Con người đã dần đi sâu tìm hiểu khám phá mọi ngóc cạnh của thế giới tự nhiên từ sa mạc, lên núi cao, xuống biển sâu… làm ra vô vàn của cải vật chất, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính con người là yếu tố giữ gìn 9 và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho nó ngày càng phong phú và phát triển thêm. Có thể nói vai trò của con người trong thế giới này là không gì có thể thay thế được; con người giúp duy trì, bảo tồn và phát triển các giá trị, làm cho chúng trường tồn mãi với thời gian. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Trong khi hầu hết các nguồn lực khác càng khai thác càng cạn kiệt thì nguồn lực con người, vốn con người càng khai thác thì càng có khả năng tái sinh. Khi nguồn lực con người được phát huy thì nó sẽ biết khai thác, sử dụng và quản lý, bảo vệ và tái tạo một cách hiệu quả nhất các nguồn lực khác. So với các nguồn lực khác, nguồn lực con người, vốn con người với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. V.I.Lênin đã chỉ ra “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Con người khi được làm chủ tư liệu sản xuất, được đào tạo một cách chu đáo sẽ có điều kiện khai thác một cách hiệu quả tiềm năng kinh tế. 10 [...]... mới làm được, giáo dục chính là then chốt Không có giáo dục thì không thể thực hiện tốt mục tiêu trồng người, phát triển con người tốt được Không có giáo dục thì cũng không thể bồi dưỡng được nhân tài, bồi 35 dưỡng được nguồn nhân lực có chất lượng cao Và nếu không có giáo dục thì không bao giờ có thể nâng cao được dân trí, quan trí, doanh trí Tóm lại là chúng ta đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư... có vô vàn tài năng ở các bộ môn khác nhau như múa, diễn xuất, hội họa, âm nhạc…), tài năng thể thao, (thể thao lại có những tài năng rất khác nhau, như đá bóng khác với cử tạ, bơi lội….), tài năng tư tưởng - triết học, tài năng quân sự, ngoại giao, tài năng kinh doanh, tài năng giáo dục Do đó mỗi kiểu tài năng hay từng cá nhân được coi là người có tài, (hay nhân tài) 28 có vai trò khác nhau trong hoạt... cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền Một nền giáo dục mới nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửi các học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có... có một số ít quốc gia quy định giáo dục là lĩnh vực ưu tiên quốc gia, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhưng bước sang thế kỷ XXI, ở hầu hết mọi quốc gia, giáo dục đều được đặt ở vị trí trung tâm trong các chiến lược phát triển đất nước Coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển bền vững Với nước ta, Đại hội Đảng X đã nhấn mạnh: “phải đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán…; khắc... Minh: "Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn" (Toàn tập, tập 8 tr 394) Hồ Chí Minh còn xây dựng các phạm trù "Gia đình học hiệu", "tiểu giáo viên", Người dạy: ngày nay xã hội ta mọi gia đình là trường học, mỗi người công dân là một thầy giáo cho thế hệ trẻ (Toàn tập, tập 5, tr 67) 1.2.3 Luận bàn về mệnh đề “Tôn tài đại... không nằm trong nhóm có điểm cao do hai nền giáo dục trong nước và nước ngoài khác nhau nhiều Cụ thể, điểm vật lý ở Pháp của anh Phương đạt 8 điểm, trong khi không ít người khác ở trong nước đạt 9,5 điểm Vậy là khi xét từ trên xuống, tiến sĩ Phương cũng không đạt Ban giám hiệu trường chuyên Hà Nội Amsterdam cũng cho biết thêm, tại trường cũng có một trường hợp giáo viên là thạc sĩ ở Anh cũng rơi vào tình... Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc cần phải 30 tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) Chính vì vậy, sau khi đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “Cần mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” và Giáo dục lại tinh thần nhân... hiến chương các nhà giáo ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT với nội dung “Từ nay, hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam” Ngày “Nhà giáo Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức trọng... nhân, các làng nghề để chọn ra những người tài, có tay nghề cao, kỹ thuật tinh xảo trong những nghề ấy Bên cạnh đó, để lựa chọn nhân tài, còn có hình thức tiến cử nhằm tìm kiếm nhân tài, bổ sung vào đội ngũ quan lại, do đó: “Tiến cử người hiền tài, loại bỏ kẻ bất tiếu, đó là việc lớn của chính trị”, hay “Muốn thịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử Cho nên người đứng... không nhỏ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Khi phát hiện và tuyển chọn được nhân tài rồi, chúng ta cần biết trọng dụng cho đúng tài năng của họ Các bậc minh quân thời xưa đã thấu hiểu 26 nguyên lý phát hiện nhân tài đã khó, biết quan tâm đến việc sử dụng nhân tài còn khó hơn Do vậy, các vương triều đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tôn trọng và tạo điều kiện để nhân tài phát huy . học em xin được thực hiện đề tài Luận về tứ giác đều ABCD và có những đề xuất gì cho chính sách giáo dục hiện nay?”. Cấu trúc tiểu luận gồm: Mở đầu Chương 1: Luận bàn về bốn mệnh đề của các. xưa. Chương 2: Một số điều về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay. Chương 3: Một số đề xuất cho chính sách giáo dục hiện nay. Kết luận. 4 Chương 1: LUẬN BÀN VỀ BỐN MỆNH ĐỀ CỦA CÁC VỊ TIỀN NHÂN. tế - Giáo dục trong bối cảnh mới của đất nước. 1.2.1. Luận bàn về mệnh đề “Bách niên thụ nhân”. Trước hết, chúng ta hãy bàn luận đến mệnh đề A: Bách niên thụ nhân. Một trong “Tứ Thụ” của Quản

Ngày đăng: 24/08/2015, 14:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan