Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

22 461 0
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và qui mô. Trong những năm qua, hoạt động của các NHTM nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn và cung cấp vốn cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển. Hệ thống NHTM thực sự là ngành có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, có thể nói NHTM chiếm một trong những vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều biến động, do vậy vai trò của ngân hàng (NH) trở nên đặc biệt quan trọng trong việc vực dậy và đưa nền kinh tế phát triển trở lại. Trong đó hoạt động tín dụng (TD) giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em vẫn thường tự hỏi nhân viên tín dụng cá nhân làm những công việc gì, hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng bao gồm những hoạt động gì? . Khi đó những khái niệm mơ hồ về tín dụng cá nhân hình thành trong đầu em là chỉ cho vay cá nhân. Nhưng trong thời gian thực tập ngắn ngủi vừa qua tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, em đã dần tìm ra câu trả lời được cho câu hỏi đó. Tín dụng cá nhân không có nghĩa là chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân mà đồng thời còn thực hiện cả nghiệp vụ huy động vốn với tư cách là một tư vấn viên tài chính. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song nó vẫn còn chứa đựng nhiều tồn tại cần được khắc phục. Đặc biệt hiện nay các tổ chức TD ra đời trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân phải có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN hơn nữa trong thời gian tới. Và đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

MỤC LỤC - GÓI SẢN PHẨM THANH TOÁN M-FAMILY – KẾT NỐI TÀI CHÍNH, CHIA SẺ YÊU THƯƠNG 15 - BỘ SẢN PHẨM M1 ACCOUNT 15 - TÀI KHOẢN THANH TOÁN ĐA TIỆN ÍCH M-MONEY 15 - TIỀN GỬI TIẾT KIỆM: 15 TIẾT KIỆM VẠN TOÀN 15 TIẾT KIỆM ONG VÀNG 15 TIẾT KIỆM "RÚT GỐC TỪNG PHẦN" 15 SẢN PHẨM BẢO HIỂM (BANCASSURANCE) 15 SẢN PHẨM THẺ 15 DỊCH VỤ NHẬN CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM 15 DỊCH VỤ NHẬN CHUYỂN TIỀN TỪ TRONG NƯỚC 16 1 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng và qui mô. Trong những năm qua, hoạt động của các NHTM nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn và cung cấp vốn cho lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển. Hệ thống NHTM thực sự là ngành có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, có thể nói NHTM chiếm một trong những vị trí chủ chốt trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, hiện nay nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều biến động, do vậy vai trò của ngân hàng (NH) trở nên đặc biệt quan trọng trong việc vực dậy và đưa nền kinh tế phát triển trở lại. Trong đó hoạt động tín dụng (TD) giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp vốn cho các cá nhân, doanh nghiệp, công ty và hộ gia đình nhằm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em vẫn thường tự hỏi nhân viên tín dụng cá nhân làm những công việc gì, hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng bao gồm những hoạt động gì? . Khi đó những khái niệm mơ hồ về tín dụng cá nhân hình thành trong đầu em là chỉ cho vay cá nhân. Nhưng trong thời gian thực tập ngắn ngủi vừa qua tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, em đã dần tìm ra câu trả lời được cho câu hỏi đó. Tín dụng cá nhân không có nghĩa là chỉ thực hiện nghiệp vụ cho vay cá nhân mà đồng thời còn thực hiện cả nghiệp vụ huy động vốn với tư cách là một tư vấn viên tài chính. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, song nó vẫn còn chứa đựng nhiều tồn tại cần được khắc phục. Đặc biệt hiện nay các tổ chức TD ra đời trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân phải có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN hơn nữa trong thời gian tới. Và đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2 Bài báo cáo thực tập tổng hợp gồm ba phần sau đây: Chương I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chương II: Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân Chương III: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 1.1.1 Giới thiệu về Maritime Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (gọi tắt là Maritime Bank) chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng ngày 12/07/1991, theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trở thành định chế tài chính tiên phong về mô hình Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Tên đầy đủ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt : MARITIME BANK hoặc MSB Trụ sở chính : Tòa A, Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (84.4) 3771 8989 Website : www.msb.com.vn Vốn điều lệ : 5.000.000.000.000 đồng Giấy phép hoạt động : Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991 Giấy CNĐKKD : Giấy CNĐKKD lần đầu số 055501 do Trọng tài Kinh tế TP.Hải Phòng cấp ngày 10/03/1992, đã chuyển thành Giấy CNĐKKD số 0200124891 (số cũ là 0103008429) do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp lần đầu ngày 01/07/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 17/12/2010 Mã số thuế : 02.001.24891 Ngành nghề kinh doanh • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; • Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển; • Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; • Chiết khấu giấy tờ có giá; • Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế • Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước; • Tài trợ thương mại; • Kinh doanh ngoại hối; 4 • Các dịch vụ ngân hàng khác 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Trong buổi đầu thành lập, Ngân hàng đã gặp không ít những khó khăn khi chỉ có số vốn điều lệ 40 tỷ đồng với 24 cổ đông và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn. Thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã tạo ra không ít khó khăn cho chúng ta. Tuy nhiên bằng nội lực và bản lĩnh của mình Maritime Bank đã không ngừng phát triển và lớn mạnh như ngày hôm nay. Tháng 8/2005, Maritime Bank chuyển Hội sở từ Hải Phòng lên Hà Nội, mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài ngành Hàng Hải và các khách hàng cá nhân. Tính đến tháng 07/2009, sau 18 năm hoạt động, các chỉ tiêu hoạt động cơ bản như tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đều tăng gấp đôi qua mỗi năm. Sau hơn 21 năm hoạt động, bằng sức mạnh tập thể, bằng sự giúp đỡ của các cổ đông lớn như tập đoàn bưu chính viễn thông (19.3%), tổng công ty Hàng hải Việt Nam (7.28%), tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (9.73%), công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam Vosco (4.1%), công ty Gemadept (4.45%), ngoài ra còn có tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt, tổng công ty dệt may…Mairirime Bank đã có những bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của mình. Đến nay Mairirime Bank được coi là thành công với sự tăng trưởng mạnh mẽ trên chặng đường phát triển của Ngân hang, vốn điều lệ đã tăng lên 8.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận kinh doanh đạt 1084 tỷ đồng, mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch phát triển không ngừng để có thể phục vụ tốt hơn cho mọi đối tượng khách hàng, hiện tại, Ngân hàng đã có trên 230 chi nhánh và điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương… Với mục tiêu đúng đắn là xây dựng MSB trở thành một Ngân hàng thương mại cổ phần lớn, có uy tín, có công nghệ hiện đại, phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có lợi nhuận cao, từ năm 2005 trở lại đây là thời gian Ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công và đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hoạt động tài chính Việt Nam. Maritime Bank đã đạt được nhiều giải thưởng nổi bật như giải thưởng quả cầu vàng năm 2007, giải thưởng doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008, giải thưởng thanh toán quốc tế, giải thưởng thương hiệu mạnh 5 trong 2 năm liên tiếp năm 2007 và năm 2008, sao vàng đất Việt năm 2009…Bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình, MaritimeBank luôn quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng và xã hội thông qua các chương trình từ thiện như “Ngày hội Maririme Bank hiến máu nhân đạo”, tặng quà trung thu cho trẻ em ung thư Lĩnh vực kinh doanh của MSB là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ tài chính, tiền tệ, Ngân hàng nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển của khách hành thuộc các ngành nghề kinh tế được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của MSB và tuân thủ các quy định của luật các tổ chức tín dụng. Hiện tại MSB có những dịch vụ sau: • Khách hàng cá nhân bao gồm: - Tiền giử thanh toán - Tiền giử tiết kiệm - Sản phẩm thẻ - Dịch vụ chuyển tiền - Sản phẩm cho vay - Sản phẩm và dịch vụ khác như ứng vốn giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, dịch vụ thu đổi ngoại tệ. • Khách hàng doanh nghiệp bao gồm: - Dịch vụ tài khoản - Sản phẩm bao thanh toán - Thanh toán quốc tế - Bảo lãnh Ngân hàng - Sản phẩm cho vay - Sản phẩm và dịch vụ khác như chi hộ lương, chi hộ tiền mặt, thu hộ tiền mặt, thư tín dụng nội địa • Ngân hàng điện tử bao gồm: - Internet banking - Mobile banking Với phương châm “ tạo lập giá trị bền vững” luôn lấy chữ tín trọng mọi hoạt động kinh doanh, Maritime Bank hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại dẫn đầu thị trường về khả năng cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Tôi tin rằng Maritime Bank sẽ không ngừng phát triển trong tương lai. 6 1.2. Quá trình tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Hình 1: Quá trình tăng Vốn Điều lệ của Maritime Bank 1.3. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hình ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 5.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, và tính đến tháng 07/2012, Maritime Bank đã có 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. - Trụ sở chính: 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam. - Chi nhánh MIỀN BẮC: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình… - Chi nhánh MIỀN TRUNG: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng… - Chi nhánh MIỀN NAM: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây 7 Ninh, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang… • Điểm giao dịch: Tính đến hết năm 2011, hệ thống mạng lưới của Maritime Bank đã có 202 điểm giao dịch trên toàn quốc trong đó mở mới là 62 điểm. Đến tháng 07/2012, Maritime Bank đã có 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. • ATM Năm 2011, số máy ATM trên toàn hệ thống là 230, trong đó đã triển khai tăng thêm 120 máy. Ngoài ra, Maritime Bank đã kết nối thành công với tổ chức thẻ quốc tế Master Card, cho phép các chủ thẻ Master Card thực hiện giao dịch trên mạng lưới ATM của Maritime Bank. • POS Maritime Bank đ. kết nối liên thông với các tổ chức liên minh thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ của Ngân hàng có thể thực hiện giao dịch tại 14.000 POS trên toàn quốc. • Ngân hàng điện tử M-banking - Internet banking: Triển khai thành công phiên bản mới và được sự đánh giá cao của khách hàng. Dịch vụ này cho phép khách hàng quản lí tài chính dễ dàng mọi nơi, chuyển khoản không giới hạn, thanh toán hóa đơn đa dịch vụ, nạp tiền dịch vụ trả trước, gửi tiết kiệm trực tuyến và nhiều tiện ích cao cấp khác. - Mobile banking: Triển khai thành công phiên bản ứng dụng Mobile App dành cho khách hàng sử dụng Iphone và Android với các tính năng và dịch vụ gắn kèm điện thoại thông minh. Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ Mobile banking bằng tất cả các điện thoại di động có trình duyệt internet qua ứng dụng Mobile web của Maritime Bank. - SMS banking: Tiếp tục nâng cấp dịch vụ SMS banking giúp khách hàng có thể chuyển khoản cùng hệ thống và nạp tiền dịch vụ trả trước chỉ bằng tin nhắn SMS. Bên cạnh đó, dịch vụ SMS brandname giúp khách hàng nhận diện được thương hiệu Maritime Bank dễ dàng hơn. - Thanh toán trực tuyến bằng dịch vụ M-Paynow: Chủ thẻ M1 của Maritime Bank có thể thanh toán tiền mua hàng trực tiếp trên hơn 300 website thương mại điện tử tại Việt Nam với các dịch vụ tiêu biểu như mua vé máy bay Airmekong, Jetstar, vé xem phim Megastar, Muachung, Nhommua, các siêu thị Nguyễn Kim, Mediamart và hàng loạt dịch vụ khác 1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 8 Đại hội đồng Cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Maritime Bank, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Maritime Bank quy định. Hội đồng Quản trị Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hằng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Hiện tại HĐQT của MSB có 7 thành viên. Ban Kiểm soát Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính 6 tháng và hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Hiện tại BKS có 3thành viên. Các Hội đồng, Ủy ban, Ban Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có các Hội đồng, Ủy ban sau: - Hội đồng tín dụng Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác. - Ủy Ban Nhân sự Tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng. - Ủy Ban Quản lý rủi ro Tham mưu, đề xuất với Hội đồng quản trị trong việc xây dựng hệ thống, quy trình quản lý rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giám sát việc thực thi chính sách, cảnh báo mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa đối với các rủi 9 ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn. - Ủy Ban ALCO Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) có chức năng quản trị, điều hành thống nhất, an toàn, hiệu quả tài sản Nợ, tài sản Có của Ngân hàng để tối ưu hóa lợi nhuận trong mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và tuân thủ các quy định về quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và các quy định an toàn trong hoạt động tài chính, ngân hàng. Tổng Giám đốc Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc Khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 10 [...]... CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân - Hà Nội (Maritime Bank Thanh Xuân) là ngân hàng cấp 1, mới được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, là một ngân hàng có tiến độ phát triển nhanh và toàn diện Bộ máy tổ chức của Maritime Bank Thanh Xuân. .. năm 2009 12 CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 3.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 3.1.1 Hoạt động tín dụng huy động vốn: Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chu chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu Vậy tổ chức này làm cách nào để có thể chu chuyển được... khách hàng cá nhân 5763 /2008/QĐ-TGĐ13 14 3.2 Sản phẩm khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân * Các sản phẩm huy động vốn: - Gói sản phẩm thanh toán M-Family – Kết nối tài chính, chia sẻ yêu thương - Bộ sản phẩm M1 Account - Tài khoản thanh toán đa tiện ích M-money - Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm Vạn Toàn Tiết kiệm Ong Vàng Tiết kiệm "Rút gốc từng phần" - Sản... TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 3.3.1 Hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 3.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, công tác huy động vốn đã đạt được những thành công đáng kể Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Maritime Bank Thanh Xuân Hà Nội được... thấp - Cho vay hợp tác liên việt - Cho vay tài trợ vốn kinh doanh cá thể - Cho vay du học - Cho vay cán bộ nhân viên MSB - Cho vay thông thường - Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ chuyển tiền Western Union Dịch vụ nhận chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam 15 Dịch vụ nhận chuyển tiền từ trong nước - Dịch vụ hoàn thuế GTGT - Sản phẩm và dịch vụ khác 3.3 Hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt. .. và các phòng ban Chi nhánh bao gồm các đơn vị dưới đây: Trung tâm Khách hàng Cá nhân (KHCN) thuộc Ngân hàng Cá nhân do Giám đốc trung tâm KHCN phụ trách Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) thuộc Ngân hàng Doanh Nghiệp do Giám đốc trung tâm KHDN phụ trách Bộ phận kế toán Bộ phận Hành chính Sơ đồ cấu trúc tổ chức của chi nhánh Maritime Bank Thanh Xuân Chi nhánh Trung tâm/ Phòng Quản lý tín dụng cá. .. và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tín dụng trên địa bàn nhưng chi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân đã ngày càng phát triển và khẳng định được vị trí của mình Ngân hàng đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng nhiều từ các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư, cá nhân để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác Việc đem nguồn... rộng thị phần trong địa bàn Hài hòa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay để tạo sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra, từ đó ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, đẩy mạnh công tác thu nợ và giảm thiểu nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và trong toàn bộ hoạt động tín dụng nói chung Nhìn chung, kết quả hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân của chi nhánh qua... góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn đem lại lợi nhuận cho ngân hàn Từ đó hiệu quả huy động vốn và cho vay của ngân hàng được nâng cao Thực tế trong những năm qua các ngân hàng cổ phần đã có những đổi mới một cách rõ rệt theo chi u hướng tích cực như: Tác phong làm việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng được cải thiện, nâng cao thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện các... quân đầu vào của Ngân hàng qua các năm có sự biến đổi mạnh: năm 2007 là 6,47%; năm 2008 giảm xuống 5,69%; năm 2009 tiếp tục giảm xuống còn 4,58% nhưng năm 2010 lại tăng lên 5,11% Như vậy lãi suất bình quân của Ngân hàng là không đều, có giảm rõ rệt trong năm 2009 3.3.2 Hoạt động tín dụng cá nhâncủa Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 3.3.2.1 Doanh số cho vay của Ngân hàng Trong những . NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân -. HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN 3.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân 3.1.1 pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TDCN hơn nữa trong thời gian tới. Và đó cũng là lý do em lựa chọn đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hướng dẫn quy trình cho vay khách hàng cá nhân

  • - Gói sản phẩm thanh toán M-Family – Kết nối tài chính, chia sẻ yêu thương

  • - Bộ sản phẩm M1 Account

  • - Tài khoản thanh toán đa tiện ích M-money

  • - Tiền gửi tiết kiệm:

  • Tiết kiệm Vạn Toàn

  • Tiết kiệm Ong Vàng

  • Tiết kiệm "Rút gốc từng phần"

  • Sản phẩm Bảo hiểm (Bancassurance)

  • Sản phẩm thẻ

  • Dịch vụ nhận chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

  • Dịch vụ nhận chuyển tiền từ trong nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan