Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La

51 325 0
Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các nhu cầu về vốn của các cá nhân và tập thể muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn và giữ vai trò "bà đỡ" của mọi nền kinh tế. Trong các hoạt động của ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng, vì thế đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên những nguyên tắc và sự phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ rủi ro. Trong số các hoạt động của tín dụng thì cho vay là hoạt động chiếm tới 67% trong bảng tổng kết tài sản của các NHTM, tuy nhiên tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn nhiều, có thể chiếm tới 80 – 85% và đây là nguồn tạo thu nhập từ lãi lớn nhất nhưng cũng là hoạt động mang lại rủi ro lớn nhất bởi Ngân hàng là một ngành kinh tế nhậy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Rủi ro là khó tránh khỏi nên làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cao cho các Ngân hàng luôn là một bài toán khiến cho các nhà quản trị Ngân hàng phải trăn trở. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường La là một chi nhánh ngân hàng của tỉnh Sơn La, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội ; vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được Chi nhánh đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mường La” đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường La cùng một số giải pháp giúp cho Ngân hàng có thể tham khảo trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Hồ Thị Thanh Xuân Lớp: NHC10A Khóa: 3 Tôi xin cam đoan: Toàn bộ nội dung của bài luận văn cuối khóa “ Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La” được trình bày dưới đây là do quá trình thực tiễn thực tập tại đơn vị do bản thân tự tìm tòi nghiên cứu. Các số liệu trong đề tài là trung thực phản ánh tình hoạt động kinh doanh thực tế tại đơn vị thực tập. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cam kết trên là không đúng sự thật. Sơn La, ngày tháng 5 năm2013 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Thanh Xuân SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh CBTD Cán bộ tín dụng DPRR Dự phòng rủi ro SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNN&PTNT chi nhánh huyện Mường La giai đoạn 2010-2012 12 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh huyện Mường La 15 Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn của NHNN&PTNT chi nhánh huyện Mường La 19 Bảng 5:Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Mường La 22 Bảng 6:Tình hình nợ xấu tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Mường La 24 Bảng 7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Mường La 27 SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, trước hết nó đáp ứng các nhu cầu về vốn của các cá nhân và tập thể muốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng lại thiếu vốn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại ngày càng xâm nhập sâu sắc hơn vào mọi hoạt động của nền kinh tế, trở thành một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là “cầu nối” giữa người có vốn và người cần vốn và giữ vai trò "bà đỡ" của mọi nền kinh tế. Trong các hoạt động của ngân hàng thì tín dụng đóng một vai trò quan trọng, vì thế đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu, là nhân tố quan trọng để cạnh tranh và phát triển của mỗi ngân hàng thương mại. Trước mỗi quyết định tài trợ, ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lời dựa trên những nguyên tắc và sự phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, mang tính khoa học cao để hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ rủi ro. Trong số các hoạt động của tín dụng thì cho vay là hoạt động chiếm tới 67% trong bảng tổng kết tài sản của các NHTM, tuy nhiên tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn nhiều, có thể chiếm tới 80 – 85% và đây là nguồn tạo thu nhập từ lãi lớn nhất nhưng cũng là hoạt động mang lại rủi ro lớn nhất bởi Ngân hàng là một ngành kinh tế nhậy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Rủi ro là khó tránh khỏi nên làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cao cho các Ngân hàng luôn là một bài toán khiến cho các nhà quản trị Ngân hàng phải trăn trở. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường La là một chi nhánh ngân hàng của tỉnh Sơn La, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội ; vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được Chi nhánh đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nông thôn Huyện Mường La” đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Mường La cùng một số giải pháp giúp cho Ngân hàng có thể tham khảo trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường La Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng vả rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường La Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT huyện Mường La Trong quá trình hoàn thành luận văn do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, ngân hàng, bạn bè quan tâm để giúp đề tài em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA 1.Khái quát về NHNN&PTNT Huyện Mường La 1.1 Sự ra đời và phát triển của NHNN&PTNT huyện Mường La Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mường La là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, được thành lập theo Quyết định số 208/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 28/5/2004 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam. Là một NHTM quốc doanh có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn. Từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT huyện Mường La luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng. Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn của một thành phần kinh tế trên địa bàn, tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư đối với các đơn vị kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh, hộ thiếu vốn sản xuất theo đúng quy chế, thể lệ của Ngành. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mường La với mô hình tổ chức gồm có 1 Trung tâm và 4 Phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh hoạt động kinh doanh của mình đơn vị còn phải chịu yếu tố cạnh tranh cùng các đơn vị Ngân hàng khác trên địa bàn như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Quyết Thắng. Trong khi địa bàn huyện rất nhỏ hẹp, do vậy có thể nói thị phần của mỗi Ngân hàng là rất hạn hẹp, đòi hỏi chiến lược kinh doanh và đề ra các biện pháp triển khai, thực hiện là rất linh hoạt, hiệu quả. Đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ quy định. Đồng thời phải đúng Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng. SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La, được thành lập trên nền của một ngân hàng Nông nghiệp Thị xã Sơn La từ trước khi thực hiện Quyết định 53 về tách hai hệ thống Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp với chức năng kinh doanh về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Do vậy từ khi thành lập Ngân hàng đã có một bề dày về kinh nghiệm trong lĩnh vực này và hơn thế nữa đã có một lực lượng khách hàng truyền thống đã gắn bó với hệ thống Ngân hàng đã lâu và có được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, chính vì thể khi khách hàng đến với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Huyện Mường La là rất tín nhiệm, yên tâm, tin tưởng. Với địa bàn hoạt động thuận lợi là trung tâm của huyện, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo, trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La. Là khu vực trung tâm của huyện do vậy có nhiều các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn đầu tư lớn, cũng như nhu cầu về gửi tiền nhàn rỗi, môi trường kinh doanh hoạt động sôi động hơn các huyện khác trong huyện. Điều kiện, cơ hội để người dân tiếp cận, giao lưu và hoạt động kinh doanh với các tỉnh khác trong nước và hoạt động thương mại với các tỉnh nước bạn Lào thuận lợi. 1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của Huyện Mường La. Huyện Mường La (được Chính phủ ban hành Nghị định thành lập huyện từ 01/9/2008) là trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của huyện Mường La có diện tích tự nhiên là 3.520 km 2 chiếm 24,77% diện tích của cả tỉnh. Tổng dân số đến 31/12/2007 là 18,3 nghìn người. Là huyện của một tỉnh miền núi có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, đời sống vật chất tinh thần còn thấp kém nhiều so với một số vùng trong cả nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, HĐND, UBND huyện, các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Huyện Mường La đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường vượt SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp qua khó khăn trở ngại cùng với một số thời cơ, thuận lợi như: Đất nước đang trên con đường đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội giữ vững ổn định chính trị. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của toàn tỉnh được Chính phủ, các bộ ngành Trung ương ủng hộ tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện và thu hút được nhiều Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến với tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mường La nói riêng làm ăn hợp tác thu hút nhiều nguồn nhân lực cho đầu tư và phát triển. Năm 2012 nền kinh tế của huyện Mường La tiếp tục phát triển theo hướng tích cực và khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao đạt 20,6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng của một số ngành đạt được là: GDP nông lâm nghiệp 18,28% giảm 3,22% so với năm 2011, công nghiệp và xây dựng là 37,43% tăng 2,86% so với năm 2011, ngành thương mại dịch vụ 44,29% tăng 0,81% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người là 5,156 triệu đồng /năm tăng 18,8% so với năm 2011. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá nhanh, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 318 tỷ đồng tăng 15,8% so với năm 2011, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 110 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2011. Hoạt động thương mại dịch vụ, có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng đạt 17,47%. Trong năm 2012 các dịch vụ khách sạn, các cơ sở kinh doanh các điểm du lịch văn hoá tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các loại hình dịch vụ Tài chính, Ngân hàng, Bưu chính Viễn thông, Giao thông đã đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển, đời sống nhu cầu thông tin của các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình và đi lại của nhân dân. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 9.125 tấn, sản lượng cà phê nhân là 2.053 tấn, sản lượng quả tươi các loại 4.378 tấn. Đàn gia súc phát triển khá ổn định, đàn trâu có 3.502 con tăng 28 con so với cùng kỳ năm trước, đàn bò 4.477 con tăng so với năm trước là 522 con, đàn lợn có 31.138 con tăng 9.138 con so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách năm 2011 đạt 275.621 triệu đồng, tăng 28,9% so với năm 2011. Chi ngân sách 269.186 triệu đồng. Các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển khá, đổi mới cơ cấu đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kinh tế. Tổng vốn đầu tư năm 2012 đạt trên 2.500 tỷ đồng. 1.4 Mô hình tổ chức. Tổng số cán bộ trong biên chế toàn chi nhánh tính đến ngày 30/12/2012 là 50 cán bộ, trong đó: nam 21 cán bộ, nữ 29 cán bộ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ đại học: 39 cán bộ chiếm tỷ lệ 78%/tổng CBNV. Trình độ trung cấp, cao cấp nghiệp vụ, cao đẳng: 9 đoàn viên, tỷ lệ 18%. Sơ cấp, CN kỹ thuật: 2 đoàn viên, tỷ lệ 4% Trình độ tin học: 48/50 cán bộ đã được dào tạo tin học cơ bản trở lên, trong đó có 100% cán bộ đã được đào tạo tin học cơ bản có khả năng khai thác các chương trình ứng dụng tin học trên máy vào công việc được giao. Sơ đồ mô hình tổ chức: Ban Giám đốc Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban. Ban Giám đốc: Nguyễn Chí Văn Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, phụ trách chung về công tác tổ chức, nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị và trực tiếp phụ trách mảng tài chính của đơn vị. Một Phó Giám đốc phụ trách Kế toán, Ngân quỹ: Chỉ đạo điều hành công tác kế toán, ngân quỹ ký duyệt các chứng từ kế toán. Phòng Kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 9 Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Phòng Tín dụng trung tâm Phòng Hành chính Các phòng giao dịch trực thuộc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phát sinh hàng ngày, xây dựng kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ số liệu và hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo chấp hành quy định về an toàn công tác kho quỹ, chấp hành chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước và của ngành, trực tiếp giao dịch thu chi tiền mặt, giao dịch nhận và trả tiền gửi tiết kiệm với khách hàng. Chỉ đạo các phòng giao dịch trực thuộc, làm báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm và là trung tâm điều khiển mạng lưới hệ thống máy móc, thiết bị toàn chi nhánh. Phòng Tín dụng: Có nhiệm vụ cho vay, đôn đốc thu nợ và có trách nhiệm tìm kiếm phát triển khách hàng, lập kế hoạch tín dụng, kiểm tra trước, sau và trong khi khách hàng còn quan hệ tín dụng, làm báo cáo theo đúng chế độ, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng tới các phòng giao dịch trực thuộc. Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực hiện các nghiệp vụ của các phòng ban, các phòng giao dịch trực thuộc theo đúng quy định chế độ nguyên tắc của ngành và của Nhà nước, tư vấn pháp chế trong việc thi hành các nhiệm vụ cụ thể. Phòng Hành chính: Có nhiệm vụ bảo vệ đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn tài sản chung toàn đơn vị. Thực hiện công tác hành chính khác như: Văn thư, lễ tân khánh tiết, phôtô văn bản Các phòng giao dịch: Có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đối với các tầng lớp dân cư trên địa bàn, chịu sự chỉ đạo, tổ chức, quản lý, nghiệp vụ của ban giám đốc, hàng tháng, quý gửi báo cáo thống kê, kế toán… về phòng kế toán ngân quỹ và phòng tín dụng của trung tâm giao dịch chính để tổng hợp gửi NHNo cấp trên. 1.5 Các hoạt động cơ bản của NHNo&PTNT huyện Mường La: Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài dưới các hnh thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. Tiền gửi là một trong những nguồn thu quan trọng, ngân hàng mở dịch vụ SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A 10 [...]... khách hàng cũng như mọi rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Mỗi loại khách hàng chứa đựng một loại rủi ro riêng có, áp dụng một biện pháp cho tất cả mọi khách hàng là một điều không khả thi Dưới đây là 1 số biện pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Mường La: 3.2.1 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 3.2.1.1 Nâng cao chất... nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Rủi ro là bạn đồng hành của lợi nhuận Ngân hàng không thể loại bỏ mọi rủi ro trong quá trình hoạt động Tuỳ theo loại rủi ro mà ngân hàng chấp nhận ( hạn chế ), giảm thiểu, tránh hay chuyển tiếp chúng Biện pháp quản lý cụ thể nào là thích hợp sẽ tuỳ thuộc vào loại rủi ro cần kiểm soát Các giải pháp không thể áp dụng cho tất cả với mọi khách hàng. .. phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, còn cần có sự chấp hành nghiêm chỉnh của các ngân hàng Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra bình thường, đảm bảo các khả năng thanh khoản… 2.6 Đánh giá công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT chi nhánh huyện Mường La 2.6.1 Kết quả đạt được Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh Về kết... trường, vận dụng linh hoạt khéo léo lãi suất sao cho phù hợp với các quy định hiện hành Có những đề xuất kiến nghị với NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam để tháo gỡ những vướng mắc tồn tại từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh SV: Hồ Thị Thanh Xuân 31 NHC10A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG LA 3.1 Định... luôn có các biện pháp quyết liệt để khống chế nợ xấu và nợ quá hạn ở mức thấp và giảm dần qua các năm ngay cả trong tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có những biến động theo chi u hướng không có lợi về phía ngân hàng Ngân hàng đã có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, hệ số khả năng bù đắp rủi ro ở mức cao Ngân hàng luôn có những biện pháp chủ động và tích cực trong ngăn ngừa hạn chế rủi ro 2.6.3... sâu rộng về các vấn đề sau: Các loại hình tín dụng (tín dụng khách hàng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng…), đặc trưng của từng loại hình tín dụng, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó Chu trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng, giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi... khách hàng Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đặc biệt là những khách hàng chi n lược trong mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ Đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ và xây dựng; là các hợp tác xã, các hộ chăn nuôi sản xuất lớn Triển khai thành công dự án Hiện đại hoá ngân hàng, phát triển các ứng dụng. .. hướng phát triển của chi nhánh 3.1.1 Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, định hướng mục tiêu đầu tư phát triển của tỉnh và bám sát sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Việt Nam về công tác tín dụng trong năm 2012 là " Gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với: phát triển các. .. 2011 Các số liệu thực tế cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh được mở rộng qua các năm, đây là 1 tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Kết quả đạt được là do ngân hàng đã làm tốt việc quảng cáo truyền bá hình ảnh của ngân hàng tới người dân Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh chi m lĩnh thị trường, thị phần Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện Mường La đã thực sự được người dân trong huyện. .. huyện Mường La và NHNN&PTNT tỉnh Sơn La là 1 trong số ít địa bàn trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam có mức tăng trưởng đều đặn và cao trong các năm 2010-2011 2.2 Tình hình huy động vốn SV: Hồ Thị Thanh Xuân 13 NHC10A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động Ngân hàng Trong những năm gần đây Ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động . rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mường La Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng vả rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát. và đang được Chi nhánh đặt ra hàng đầu trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, đề tài: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi. và phát triển của NHNN&PTNT huyện Mường La Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mường La là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, được

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

  • 3.2.1.3 Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng

  • 3.2.2.2. Xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi

  • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

    • Tạo môi trường pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Trong điều kiện nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều vấn đề cơ bản của cơ chế thị trường chưa được nghiên cứu kỹ. Do những tác động cả chủ quan và khách quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa đồng bộ, chưa thực sự là cán cân công lý trong kinh doanh. Trong điều kiện đó, phương pháp tốt nhất để hoàn thiện pháp luật kinh tế là cần tiến hành hai công việc: vừa xây dựng các văn bản pháp quy về kinh tế, vừa nghiên cứu để ban hành bộ luật mới nhằm thống nhất các quy định pháp luật trong văn bản luật kinh tế.

    • Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và vay vốn ngân hàng.Để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất trước tiên Nhà nước cần phải tạo lập được một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách ổn định và hợp lý. Mọi quyết định mà Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra một quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoang mang.

    • 3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan