Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học phần “điện tử cơ bản”

76 432 0
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học phần “điện tử cơ bản”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ___________ ThS. TRẦN THỊ THANH NGA KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN “ĐIỆN TỬ CƠ BẢN” ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 2 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA ThS. TRẦN THỊ THANH NGA KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN “ĐIỆN TỬ CƠ BẢN” ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 CỘNG TÁC VIÊN: LÊ TOÀN THẮNG GIẢNG VIÊN KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Đối tƣợng nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của trắc nghiệm 4 1.2. Trắc nghiệm khách quan - Trắc nghiệm tự luận. 5 1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm 5 1.2.2. Trắc nghiệm tự luận (TNTL) 5 1.2.3. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) 6 1.2.4. So sánh TNKQ –TNTL 8 1.3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thƣờng dùng 10 1.3.1. Loại câu điền khuyết 10 1.3.2. Trắc nghiệm “đúng- sai” 11 1.3.3. Loại câu ghép đôi 11 1.3.4 Loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn 12 1.4. Một số chỉ dẫn về phƣơng pháp soạn câu hỏi trắc nghiệm 13 1. 4. 1 Những chỉ dẫn chung 13 1. 4. 2. Những chỉ dẫn riêng cho từng loại câu hỏi 14 1.5. Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm 15 1.5.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động đánh giá 15 1.5.2. Quy trình triển khai một bài kiểm tra – đánh giá 16 1.6. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan bằng phân tích thống kê 17 1.6.1. Cơ sở chung 17 1.6.2. Độ khó của câu hỏi đƣợc tính bằng công thức (K) 18 1.6.3. Độ phân biệt của một câu hỏi đƣợc tính bằng công thức (D) 18 1.7. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan 19 1.7.1. Độ khó của bài trắc nghiệm 19 1.7.2 Độ tin cậy: 19 4 1.7.3 Độ giá trị: 20 Chƣơng 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 24 2.1. Mục tiêu giảng dạy Điện tử cơ bản ở trƣờng Cao đẳng Sơn La 24 2.1.1. Đặc điểm của việc giảng dạy Điện tử cơ bản 24 2.1.2. Yêu cầu của việc giảng dạy Điện tử cơ bản 24 2.1.3. Mục tiêu môn học Điện tử cơ bản ở trƣờng cao đẳng Sơn La 24 2.2. Nội dung giảng dạy Điện tử cơ bản ở trƣờng cao đẳng Sơn La. 25 2.3.Thực trạng của kiểm tra đánh giá và những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phƣơng pháp trắc nghiệm trong KTĐG. 25 2.4. Soạn thảo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học phần Điện tử cơ bản 27 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 54 3.1. Mục đích thực nghiệm 54 3.2. Địa bàn, thời gian và đối tƣợng thể nghiệm 54 3.2.1. Địa bàn thể nghiệm 54 3.2.2. Thời gian tiến hành thể nghiệm 54 3.2.3. Đối tƣợng thể nghiệm: 54 3.3. Nội dung kiểm tra 54 3.4. Kết quả thể nghiệm 54 3.5. Những kết luận rút ra từ thể nghiệm 55 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay chất lƣợng giáo dục đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt là chất lƣợng giáo dục đại học. Trong khi nguồn lực tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế, chƣa đủ đáp ứng kịp thời việc tăng nhanh quy mô và các loại hình đào tạo thì vấn đề chất lƣợng đào tạo trong giáo dục đại học hiện đang là điểm nóng rất cần đƣợc quan tâm. Một trong những nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học chính là việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, trong đó có việc đổi mới về phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học. Có thể nói việc kiểm tra đánh giá là hoạt động không thể thiếu của quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời học sẽ phát hiện những sai sót, những lỗ hổng về kiến thức… từ đó giúp giáo viên và học sinh tự điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học. Theo cách thức thực hiện hệ thống các câu hỏi của quá trình dạy học, lý luận giáo dục xem xét kiểm tra và đánh giá nhƣ là một nhóm phƣơng pháp dạy học. Từ xƣa tới nay kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nói chung thƣờng sử dụng 2 hình thức thi chủ yếu là: thi viết (tự luận) và thi vấn đáp. Thực tế, hai hình thức này chƣa kiểm tra, đánh giá đầy đủ kiến thức đã học của ngƣời học một cách nhanh gọn, toàn diện và khách quan. Thi viết (tự luận) và thi vấn đáp, phạm vi đề ra còn hạn chế về kiến thức, nhất là đối với kỳ thi học kỳ hoặc thi tốt nghiệp thì nội dung đề ra không thâu tóm, không bao quát hết chƣơng trình môn học và không đánh giá đƣợc chính xác năng lực của ngƣời học. Mặt khác, hai hình thức thi này còn hạn chế về tính khách quan, giáo viên thƣờng huy động kiến thức của một bài hoặc một chƣơng để ra đề thi, dễ dẫn đến học sinh học tủ, học lệch, quay cóp… Hƣớng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của ngƣời học, để đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá ngƣời ta bổ sung các hình thức đánh giá khác nhƣ sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan; chú ý tới việc đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của ngƣời học; quan tâm tới việc tích cực hoá hoạt động học tập của ngƣời học… Trên cơ sở nắm chắc kiến thức đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục, cần tiến hành xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hoá cho từng môn học. Sử dụng ngân hàng này, ngƣời học có thể tự ôn tập kiểm tra kiến thức, giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá học sinh. Để làm đƣợc điều này, phải bắt đầu từ việc đào tạo đội ngũ chuyên gia về đánh giá trong giáo dục và bồi dƣỡng các kiến thức về khoa học đo lƣờng 2 đánh giá trong giáo dục cho giáo viên ở mọi cấp học, bậc học. Công cuộc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở trƣờng đại học hiện nay đang đƣợc đặc biệt quan tâm, các giảng viên đƣợc tập huấn về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. Sử dụng ngân hàng câu hỏi và thi trắc nghiệm khách quan hiện đang đƣợc các trƣờng khuyến khích,do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học phần “ Điện tử cơ bản’’. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cần thiết góp phần vào quá trình nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc dạy – học 2. Mục đíchnghiên cứu - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho học phần Điện tử cơ bản. - Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. - Làm rõ sự khác biệt về đổi mới kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trác nghiệm khách quan và phƣơng pháp tự luận 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của đề tài đặt ra nhƣ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp trắc nghiệm, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. - Nghiên cứu cấu trúc, đặc điểm nội dung học phần Điện tử cơ bản từ đó xác định mục tiêu nhận thức sinh viên cần đạt đƣợc. - Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học phần Điện tử cơ bản - Thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hệ thống câu hỏi đã soạn thảo 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: về việc kiểm tra đánh giá phân môn điện tử cơ bản từ các tài liệu có liên quan. Phương pháp điều tra: đƣợc tiến hành dƣới các hình thức + Dùng phiếu điều tra + Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh + Dự một số tiết kỹ thuật điện tử ở trƣờng để tìm hiểu thực tiễn công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phương pháp phân tích thống kê: tổng hợp các số liệu điều tra từ thực tế để phân tích, làm cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm 3 khách quan để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học phần điện tử cơ bản của học sinh. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm tại Trƣờng Cao đẳng Sơn La để phân tích đánh giá vai trò, tác dụng của hệ thống câu hỏi đã thiết kế để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học phần Điện tử cơ bản. 5. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Kiến thức Điện tử cơ bản - Khách thể nghiên cứu: Học sinh sinh viên trƣờng Cao đẳng Sơn La 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan. Khi sử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể lựa chọn hai loại trắc nghiệm đó là trắc nghiệm chuẩn hoá và trắc nghiệm do giáo viên thiết kế. - Nghiên cứu về loại trắc nghiệm do giáo viên tự thiết kế. Sao cho các giáo viên có cơ sở để thiết kế các đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan có chất lƣợng, bám sát chƣơng trình và kiểm tra đƣợc một cách chính xác nhất khả năng học tập của học sinh. - Do phạm vi điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu phân môn Điện tử cơ bản dành cho sinh viên kỹ thuật chuyên ngành điện – điện tử 7. Cấu trúc của đề tài Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chƣơng 2: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học phần Điện tử cơ bản Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của trắc nghiệm Từ thế kỷ 19 ngƣời ta đã sử dụng trắc nghiệm để đo các khả năng của con ngƣời. Đến thế kỷ 20, E. Toocdaica là ngƣời đầu tiên dùng trắc nghiệm để đo trình độ kiến thức của học sinh đối với một số môn học Năm 1940 đã xuất hiện nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh, tuy nhiên việc áp dụng phƣơng pháp này còn ít và phạm vi áp dụng còn nhiều hạn chế. Cùng với việc ứng dụng của công nghệ thông tin vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thì trắc nghiệm cũng có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1961, ở Mỹ đã xây dựng một bộ gồm 2000 câu hỏi trắc nghiệm chuẩn để đánh giá kết quả học tập của học sinh - sinh viên và sử dụng cho các kỳ thi tuyển sinh. Năm 1963 ngƣời ta đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ máy tính trong việc xử lý kết quả trắc nghiệm trên diện rộng tạo điều kiện phát triển cho phƣơng pháp trắc nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Những năm gần đây hầu hết các nƣớc trên thế giới đều đã xử dụng phƣơng pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến vào quá trình dạy học ở tất các các cấp học, bậc học, Ví dụ nhƣ tại Mỹ, Anh, Pháp… Còn ở nƣớc ta khoa học về đo lƣờng trong giáo dục ở trong tình trạng khá lạc hậu và phát triển rất chậm. Mãi đến năm 1974 một hoạt động đáng lƣu ý là kỳ thi tú tài lần đầu tiên đƣợc tổ chức ở Miền Nam bằng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan. Ở Miền Bắc nƣớc ta trƣớc đây khoa học này ít đƣợc lƣu ý vì trong hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũ, kể cả Liên Xô, khoa học này rất kém phát triển. Vào những năm sau 1975 ở phía Bắc nƣớc ta có một số ngƣời có nghiên cứu về khoa học đo lƣờng trong tâm lý. Chỉ đến năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới mời một số chuyên gia nƣớc ngoài vào nƣớc ta phổ biếnTừ năm 1995 trắc nghiệm đƣợc quan tâm nghiên cứu trở lại. Bộ Giáo dục và đào tạo và các truờng đại học đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo trao đổi thông tin, tập huấn về việc cải tiến phƣơng pháp KTĐG kết quả học tập của học sinh sinh viên .Các khóa huấn luyện cung cấp những hiểu biết về lƣợng giá trong giáo dục và các phƣơng pháp trắc nghiệm. Từ năm 1997 đến nay các hoạt động đổi mới phƣơng pháp đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục ở các trƣờng đại học lắng xuống. Cho đến mùa thi tuyển đại 5 học năm 2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới tổ chức kỳ thi tuyển đại học “3 chung”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng” vào ngày 18/7/2003 theo Nghị định số 85/2003/NĐ – CP để cải tiến việc thi cử và đánh giá chất lƣợng các trƣờng đại học, và quyết định sẽ dùng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan để làm đề thi tuyển đại học vào các mùa thi 2005, 2006, 2007, 2008 và tiếp theo nữa. Đây là cơ hội phát triển của khoa học về đo lƣờng trong giáo dục ở nƣớc ta trong thời gian đã qua và sắp tới. Ngoài ra các sở giáo dục trong cả nƣớc cũng đã thành lập phòng khảo thí và kiểm định chất lƣợng. Mục đích của các phòng này lập ra để triển khai công tác quản lí đánh giá chất lƣợng và đổi mới phƣơng pháp kiểm tra đánh giá cho các trƣờng trong Sở. Nhƣng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm công tác kiểm tra đánh giá này hầu nhƣ không có hay có cũng không đƣợc đào tạo cơ bản. Nên kéo theo sự kiện mở lớp đào tạo thạc sỹ đo lƣờng đánh giá trong giáo dục do Trung tâm đảo bảo chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc trƣờng Đại học Quốc gia đảm nhiệm đào tạo 1.2. Trắc nghiệm khách quan - Trắc nghiệm tự luận. Hiện nay việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đang đƣợc sự quan tâm từ phía học sinh, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục và cả dƣ luận xã hội.Với mong muốn sau đổi mới, giáo dục sẽ có những thay đổi căn bản cả về hình thức lẫn chất lƣợng đào tạo. Để đạt đƣợc mục tiêu của giáo dục đề ra, bƣớc đầu chúng ta xuất phát từ việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, kết hợp các hình thức kiểm tra thông thƣờng và kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan. 1.2.1. Khái niệm trắc nghiệm Trắc nghiệm là một loạt câu hỏi hay bài tập hoặc phƣơng tiện để đo kỹ xảo tri thức, trí tuệ, năng lực của một cá nhân hay một nhóm. Trong giáo dục trắc nghiệm là một phƣơng pháp để thăm dò một số dặc điểm năng lực trí tuệ của ngƣời học hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của ngƣời học. Trắc nghiệm thƣờng đƣợc chia làm hai loại : Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. 1.2.2. Trắc nghiệm tự luận (TNTL) * Khái niệm: TNTL là phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lƣờng là các câu hỏi đóng hoặc mở, học sinh trả lời dƣới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trƣớc. 6 TNTL cho phép học sinh một sự tự do tƣơng đối nào đó để trả lời một câu hỏi trong bài kiểm tra. Để trả lời câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách chính xác rõ ràng. Bài TNTL trong một chừng mực nào đó đƣợc chấm điểm một cách chủ quan và điểm cho bởi những ngƣời chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thƣờng có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời. * Ưu điểm của trắc nghiệm tự luận - Câu hỏi TNTL đòi hỏi học sinh phải tự soạn câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình vì vậy nó có thể đo đƣợc nhiều trình độ kiến thức, đặc biệt là ở trình độ phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá… Nó không những kiểm tra đƣợc kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra đƣợc kĩ năng giải bài tập định tính cũng nhƣ định lƣợng. - Có thể kiểm tra – đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở thích và khả năng diễn đạt tƣ tƣởng. - Hình thành cho học sinh kĩ năng sắp xếp ý tƣởng, suy diễn, khái quát hoá, phân tích, tống hợp… phát huy tính độc lập, tƣ duy sáng tạo. - Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn ít tốn công hơn, so với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. *Nhược điểm của trắc nghiệm tự luận - Bài kiểm tra theo kiểu tự luận thì số lƣợng câu hỏi ít, việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ ngƣời chấm do đó có độ tin cậy thấp. - Cũng do phụ thuộc vào tính chủ quan của ngƣời chấm nên nhiều khi cùng một bài kiểm tra, cùng một ngƣời chấm nhƣng ở hai thời điểm khác nhau hoặc cùng một bài kiểm tra nhƣng do hai ngƣời khác nhau chấm, kết quả sẽ khác nhau, do đó phƣơng pháp này có độ giá trị thấp. - Vì số lƣợng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chƣơng trình, làm cho học sinh có chiều hƣớng học lệch, học tủ. 1.2.3. Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) * Khái niệm TNKQ là phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi TNKQ gọi là “ khách quan” vì cách chấm điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào ngƣời chấm. [...]... dậy học, nâng cao chất lƣợng của công tác kiểm tra đánh giá, chúng tôi thực hiện đề tài theo hƣớng xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả của sinh viên trong học phần Điện tử cơ bản dành cho sinh viên năm thứ nhất của trƣờng Cao đẳng Sơn La 2.4 Soạn thảo ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho học phần Điện tử cơ bản Trong quá trình biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm. .. phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị của hệ thống câu hỏi TNKQ cũng nhƣ đề kiểm tra TNKQ 23 CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 2.1 Mục tiêu giảng dạy Điện tử cơ bản ở trƣờng Cao đẳng Sơn La 2.1.1 Đặc điểm của việc giảng dạy Điện tử cơ bản - Tháng 11/2008 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT cho phép trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Sơn La... của câu hỏi trắc nghiệm căn cứ vào tỷ lệ giữa số học sinh trả lời đúng câu hỏi đó trên tổng số học sinh tham dự Với: N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra NH là số học sinh nhóm giỏi chọn câu đúng NM là số học sinh nhóm trung bình chọn câu đúng NL là số học sinh nhóm kém chọn câu đúng K càng lớn thì câu hỏi càng dễ: 0 ≤ K≤ 0,2: Là câu hỏi rất khó 0,2≤ K≤ 0,4: Là câu hỏi khó 0,4≤ K≤ 0,6: Là câu. .. nghiệm cho kiến thức Điện tử cơ bản đã tham khảo các câu hỏi ở cuốn “ Câu hỏi trắc nghiệm Linh kiện điện tử của tác giả Lê Thị Hồng Thắm Ngoài ra tôi còn sƣu tầm các câu hỏi của đồng nghiệp, câu hỏi trong các đề thi đại học và cao đẳng trong những năm trƣớc và câu hỏi trắc nghiệm trong những trang Web trực tuyến của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo nhƣ “ 123doc.vn hay TaiLieu.vn” Trong quá trình tham khảo các câu hỏi. .. càng dài, bài càng có nhiều câu hỏi thì điểm số có đƣợc từ bài trắc nghiệm đó càng đáng tin cậy Vấn đề quan trọng hơn là các câu hỏi trong bài trắc nghiệm tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức mà học sinh cần phải đạt đƣợc qua mỗi bài học, môn học hay học phần Bước 6: Tổ chức thi, chấm thi Tổ chức thi bằng cách nhân đề cho học sinh (Để nhân sao đề cho học sinh thì giáo viên phải dùng phần mềm đảo đề để có các... gợi ý câu trả lời cho học sinh - Câu chọn : Thƣờng gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không nên quá ít (2 câu ) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê Trong câu chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu + Câu đúng : là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn - Câu sai : Là câu kém chính xác nhất phải lựa chọn + Câu nhiễu... lĩnh vực dạy học, môn học, tức là khi các câu hỏi của một bài trắc nghiệm bao trùm thoả đáng nội dung của môn học thì bài trắc nghiệm đó đƣợc coi là có giá trị về nội dung Các trắc nghiệm kết quả học tập ở lớp thƣờng đƣợc đánh giá một cách tốt nhất trên cơ sở độ giá trị về nội dung Với bài trắc nghiệm tự luận thì độ giá trị về nội dung thấp hơn là 20 trắc nghiệm khách quan vì số lƣợng câu hỏi ít nên... cao 1.7 Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan 1.7.1 Độ khó của bài trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm tốt không phải gồm toàn câu hỏi khó hoặc toàn câu hỏi dễ mà sẽ bao gồm các câu hỏi có độ khó trung bình vừa phải Độ khó của bài trắc nghiệm đƣợc xác định bằng cách đối chiếu điểm số trung bình của bài trắc nghiệm với điểm trung bình lý tƣởng - Điểm trung bình của bài trắc nghiệm có đƣợc bằng cách cộng... đổi mới giáo dục bắt đầu từ đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên của Bộ Giáo Dục và đào tạo Nhà trƣờng bƣớc đầu đổi mới kiểm tra đánh giá bằng việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan để kết thúc học phần và kết thúc môn học cho các môn học cơ bản Với loại câu hỏi đƣợc xây dựng nhiều nhất là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm mục đích đổi mới về nội... sinh đó cảm thấy không thoả mãn - Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo đƣợc khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc nghiệm tự luận soạn kỹ - Tốn kém giấy mực khi in loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi - Câu hỏi loại này có thể dùng để thẩm định . KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN “ĐIỆN TỬ CƠ BẢN” ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 . NGA KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN “ĐIỆN TỬ CƠ BẢN” ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 . bài trắc nghiệm khách quan 19 1.7.1. Độ khó của bài trắc nghiệm 19 1.7.2 Độ tin cậy: 19 4 1.7.3 Độ giá trị: 20 Chƣơng 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHO HỌC PHẦN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan