Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la

62 664 1
Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh, sinh viên trường cao đẳng sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA  ___________  KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ     - 2015 SƠN LA, THÁNG 3 NĂM 2014 2 I.  UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA   KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ    - 2015 CỘNG TÁC VIÊN:  TRƢỞNG KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ SƠN LA, THÁNG 3 NĂM 2014 3  1. Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhân loại phải đối mặt với hàng loạt thách thức sống còn. Một trong những thách thức đó là môi trƣờng và biến đổi khí hậu. Điều này đã đƣợc khẳng định trong Tuyên ngôn thiên niên kỷ đƣợc 189 nƣớc thành viên Liên Hiệp Quốc kí kết tại hội nghị thƣợng đỉnh thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 2000 ở NewYork, Mỹ. Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, với bờ biển trải dài, những khu vực đồng bằng châu thổ ven sông thấp, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nên là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Thêm vào đó, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng sẽ góp phần làm gia tăng tính ảnh hƣớng của biến đổi khí hậu đến các nhóm dễ bị tổn thƣơng vì sự tập trung đông ở các khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Biến đổi khí hậu đang khiến đất nƣớc chúng ta phải gánh chịu hoàng loạt hậu quả nhƣ đói nghèo, tử vong, dịch bệnh, vấn đề liên quan đến giáo dục, ngập úng ở các đồng bằng, sạt lở bờ biển,… Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam của Bộ TN & MT năm 2011 áp dụng ở mức phát thải trung bình thì tác động của biến đổi khí hậu đến vùng núi phía Bắc đó là vành đai á nhiệt đới ở Tây bắc hiện nay ở độ cao trên 700 – 800 m sẽ lên đến 850 m vào năm 2020 (Bộ TN&MT, 2011), 950m – 1.000m vào năm 2050 và 1250 – 1300m vào năm 2100. Mùa lạnh (t<=20 0 ) bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn khoảng 5-7 ngày vào năm 2020; 14-16 ngày vào năm 2050 và 29-30 ngày vào năm 2100. Mùa nóng bắt đầu lớn hơn, kết thúc muộn hơn và kéo dài hơn. Nhiệt độ cao nhất lên đến 43,5 0 C vào năm 2020, 44 0 C vào năm 2050 và 45 0 C hoặc cao hơn nữa vào năm 2010. Tần số các fron lạnh ở các đới vĩ độ phía Bắc trong các thập kỷ sắp tới có thể giảm đi ít nhiều so với các thập kỷ vừa qua. Mùa fron lạnh có thể đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, thời kỳ cực thịnh vào mùa đông có thể không thật rõ rệt. Nhiệt độ thấp nhất tăng lên rất nhiều so với hiện nay và không mấy nơi có nhiệt độ dƣới 0 0 C. Lƣợng mƣa mùa hè tăng lên 2,4 % vào năm 2020; 6,2% vào năm 2050 và 11,9 % vào năm 2100. Ngƣợc lại lƣợng mƣa mùa xuân giảm đi 1,1% vào năm 2020; 2,9 vào năm 2050 và 5,6% vào năm 2100. Kỷ lục của mùa mƣa đều tăng lên đồng thời với gia tăng tần số các đợt mƣa lớn diện rộng cũng nhƣ các đợt hạn hán 4 khốc liệt, mƣa phùn trở nên ít hơn. Lũ lụt nhất là lũ quét trên các triền núi đe doạ thƣờng xuyên hơn trong mùa mƣa, tần số hạn gia tăng vào mùa khô. Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.174,44 km² với dân số 1.150.500 ngƣời (2013), với địa hình vùng núi chia cắt sâu và nhiều tiểu vùng khí hậu đã khiến cho tỉnh hàng năm phải chịu nhiều thiên tai (mƣa đá, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ) gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, gây ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội và giáo dục của tỉnh. Do đó vấn đề tìm hiểu nhận thức, thái độ về biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh Sơn La là rất cần thiết để từ đó có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai và nội dung này phù hợp với chủ trƣơng của Bộ giáo dục đào tạo theo Quyết định số: 329/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2014 Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trƣờng học giai đoạn 2013-2020”. Xuất phát từ các yêu cầu thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu nhận thức về biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên trường Cao đẳng Sơn La” 1.2 Đƣa ra đƣợc giải pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho HSSV qua đó gián tiếp tuyên truyền tới ngƣời dân trong tỉnh Sơn La. 1.3 - Đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức, thái độ của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho HSSV trong trƣờng cao đẳng Sơn La. 1.4 - Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp; - Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn; - Phƣơng pháp chuyên gia; - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích thông tin; - Phƣơng pháp xử lý thống kê bằng phần mềm excel, 5 1.5.   - HSSV trong trƣờng Cao đẳng Sơn La. 1.  - Trƣờng Cao đẳng Sơn La, từ ngày 01/4/2014 đến 01/4/2015 1.7 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La - Tổng quan về trƣờng Cao đẳng Sơn La; - Thực trạng nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đánh giá nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH cho học sinh, sinh viên trong trƣờng cao đẳng Sơn La 1. - Tổng quan về trƣờng Cao đẳng Sơn La (Tháng 4 – Tháng 6/2014); - Thực trạng nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu (Tháng 8 – tháng 9/2014); - Đánh giá nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu (Tháng 10 – tháng 11/2014); - Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH cho học sinh, sinh viên trong trƣờng cao đẳng Sơn La (Tháng 12/2014 – tháng 1/2015). - Viết báo cáo đề tài (Tháng 02 – tháng 3/2015). 6 II.   2.1.   2.1.1. Nhận thức Theo từ điển tiếng việt phổ thông, viện ngôn ngƣ học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Chu Bích Thu và các cộng sự cho rằng: 1. (Danh từ) Nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tƣ duy, quá trình con ngƣời nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. 2. (Động từ) Nhận ra và biết đƣợc. - Theo sách Tâm lý học đại cƣơng, khoa Giáo dục học, Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và nhân văn: Nhận thức: Nhờ hoạt động nhận thức mà con ngƣời phản ánh hiện thực xung quanh và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con ngƣời có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. 2.1.2. Thái độ Theo từ điển tiếng việt phổ thông, viện ngôn ngƣ học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Chu Bích Thu và các cộng sự cho rằng: Thái độ (danh từ): 1. Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của ngƣời nói đối với ngƣời hoặc việc. 2. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hƣớng nào đó trƣớc một vấn đề, một tình hình. 2.1.3. Hành vi Theo từ điển tiếng việt phổ thông, viện ngôn ngƣ học, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Chu Bích Thu và các cộng sự cho rằng: Hành vi (danh từ): Toàn bộ nói chung những phản ứng, biểu hiện ra ngoài của một ngƣời trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. 2.1.4. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của hiện thực xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. Mặc dù vậy hai quá trình cũng có những nét riêng biệt: nhận thức thì phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới, còn thái độ thì thể hiện mối quan hệ gắn bó với nhau, hai quá trình tâm lý cơ bản này tạo nên cấu trúc của hiện tƣợng ý thức. 7 Thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm, mà nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là cơ sở của tình cảm, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con ngƣời tìm tòi chân lý. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với sự vật hiện tƣợng có liên quan đến nhu cầu của họ. Vì vậy nhận thức có mối liên hệ với thái độ. Nhận thức chi phối thái độ, nhận thức là cơ sở nền tảng nảy sinh thái độ. Con ngƣời phảo có thông tin về đối tƣợng để có thái độ nhất định đối với đối tƣợng đó. Trƣớc một sự vật hiện tƣợng nào chúng ta luôn luôn phải suy nghĩ để biết, hiểu nó là cái gì, nó nhƣ thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống nơi mà nó đang tồn tại. Biết đối tƣợng là gì, có quan trọng, có ý nghĩa gì đối với mình hay không để từ đó xuất hiện thái độ tích cực hay tiêu cực với đối tƣợng để tránh xảy ra những thái độ không nhƣ mong muốn. Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhƣng nó cũng tác động ngƣợc lại nhận thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu hứng thú nhận thức của chủ thể đƣợc nâng lên. Nhƣng có nhiều khi con ngƣời lại không nhƣ vậy nhiều lúc nhận thức đúng nhƣng không có thái độ tích cực và ngƣợc lại có thái độ đúng đắn nhƣng lại bị hạn chế về mặt nhận thức. 2.1.4. Sinh viên 2.1.4.1. Khái niệm Danh từ sinh viên hiện nay đang dùng để gọi những ngƣời đang học các trƣờng đại học, trên thế giới đều đƣợc hiểu theo nghĩa tiếng Pháp (estudiant) có nghĩa là ngƣời nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga… cũng đồng nghĩa nhƣ vậy. Danh từ “estudiant” của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là :etude” (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng la tinh là “stadium” nghĩa là sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề. Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ học việt nam, thì nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kỹ lƣỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra hiểu biết mới. để nghiên cứu một vấn đề, ngƣời nghiên cứu (sinh viên) cần có hai điều kiện căn bản: phải nắm vững phần kiến thức tổng quát và phải biết vận dụng sự tìm tòi suy nghĩ độc lập của bản thân mình. 2.1.4.2. Đặc điểm của sinh viên Sinh viên hầu hết là những ngƣời có độ tuổi từ 18 đến 25 là những ngƣời đang học tập ở các trƣờng đại học, cao đẳng , trung cấp chuyên nghiệp. theo tâm lý học phát triển Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là ngƣời có đặc điểm hoàn thiện về sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, đƣợc xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công 8 dân. hoạt động chủ đạo của sinh viên là học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội chuẩn bị lập gia đình và có cuộc sống riêng. + Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực sức khỏe, năng lực va thể lực, luôn hƣớng về những ƣơc smow hoài bão, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, họ là những ngƣời nhạy cảm với cái mới, cái chân thiện mỹ hƣớng về lý tƣởng. + Tình yêu và khát vọng là một đặc điểm đặc trƣng của sinh viên. Nhiều thanh niên, sinh viên coi trọng tình yêu đôi lứa nhƣ tín ngƣỡng cuộc đời họ, vì tình yêu đôi lứa là nhu cầu khát vọng về sự trinh phục và hy sinh, vừa có tính hiến dâng vừa có sự chiếm hữu. ở thanh niên, sinh viên có sự lôi cuốn nghiêm túc, một tình yêu chân thành với những rung cảm sâu sắc. sự dậy thì giới tính tạo ra sắc thái ái tình mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp nhân cách sâu sắc và sự hài hòa với ngƣời mình yêu thƣờng gần vói hình mẫu về “cái tôi” hơn là gần với hình mẫu ngƣời thật. + Xu hƣớng về cái kết luận hấp tấp, vội vàng và điểm hạn chế trong bƣớc trƣởng thành của thanh niên, sinh viên, do sớm mong muốn khẳng định mình song lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. + Tự trọng và chức năng của tự trọng: biểu hiện tính cách của tuổi trẻ, đó là một đặc tính đẹp của thanh niên, sinh viên. Thanh niên, sinh viên nghiêng về phía đòi hỏi không thực tế và thổi phồng bản thân, họ đánh giá năng lực và vị trí bản thân họ trong tập thể. Sự tự tin không có cơ sở làm cho ngƣời khác bất angay ra xung đột và va chạm các nhân cách. + Độ nhạy cảm và lòng nhiệt tình trong cuộc sống và tinh thần tập thể cao, thannh niên, sinh viên nỗ lực để đƣợc ngƣời khác chấp nhận. + Tính lãng mạn làm thanh niên, sinh viên sôi nổi và luôn vui vẻ hoạt bát, nhƣng rất khó thoát ra khỏi tính phiến diện, không nhẫn lại, dễ dàng bỏ cuộc. + Thanh niên, sinh viên khát khao tự khám phá và thƣờng đối chiếu cảm xúc lý tƣởng, ƣớc mơ của mình với ngƣời khác. Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ con và ngƣời lớn. vị trí của trẻ em đặc trƣng là sự phụ thuộc vào ngƣời lớn và cũng xuất hiện nhiều hơn vai trò của ngƣời lớn nhờ sự lớn dần của tính độc lập và tinh thần trách nhiệm. tính không nhất quán của vị trí và các yêu cầu đối với tuổi thanh niên đã tạo ra nét tâm lý đặc trƣơng của lứa tuổi này. 9 2.2.  2.2.1 Khái niệm thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, thiên tai 2.2.1.1. Khái niệm về thời tiết Thời tiết đƣợc biểu hiện bằng trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định nhƣ: nắng, mƣa, mây, gió, nóng lạnh , thƣờng thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn: một ngày,một buổi hoặc ngắn hơn. 2.2.1.2. Khái niệm về khí hậu Tổng hợp của thời tiết đƣợc đặc trƣng bởi các trị số thống kê dài hạn của các yếu tố khí tƣợng biến động trong một khu vực địa lý.Thời kỳ trung bình thƣờng là vài thập kỷ.Tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO) định nghĩa: "Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó ". Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (ví dụ nhƣ một tỉnh, một nƣớc hay một châu lục). Khi ta nói, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nƣớc ta thƣờng xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao và lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn, đồng thời có sự thay đổi theo mùa. Khí hậu thƣờng ít thay đổi và có tính ổn định tƣơng đối, còn thời tiết thay đổi mạnh. 2.2.1.3. Khái niệm về biến đổi khí hậu Theo UNFCCC (1994) thì sự BĐKH đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự BĐKH tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên, lạnh đi ). Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. BĐKH có tác động rất lớn đến sự sống cũng nhƣ hoạt động của con ngƣời. Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6 0 C (± 0,2 0 C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001). Tƣơng ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nƣớc trung bình của đại dƣơng cũng tăng lên 10 - 25cm (trung bình 1 - 2mm/năm trong thế kỷ XX) do băng tan và giãn nở nhiệt đại dƣơng. Từ cuối những năm 1960, phạm vi lớp phủ 10 tuyết giảm khoảng 10%. Độ dày của lớp băng biển ở Bắc cực trong thời kỳ từ cuối mùa hạ đến đầu mùa thu giảm xuống khoảng 40% trong vài thập kỷ gần đây và khoảng 20 năm gần đây, ngƣời ta đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các dị thƣờng khí hậu với hiện tƣợng ENSO. 2.2.1.4. Khái quát lịch sử biến đổi khí hậu toàn cầu a. Biến đổi khí hậu trong thời kỳ địa chất Trong lịch sử tồn tại của Trái đất, khí hậu đã trải qua nhiều lần biến đổi. Những biến đổi diễn ra trong khoảng thời gian hàng trăm triệu năm đã làm thay đổi căn bản sự phấn bố biển và lục địa, điều kiện địa hình, các dòng hải lƣu, hoạt động của núi lửa, thành phần của khí quyển…. Khoảng 45 triệu năm về trƣớc, một thiên thạch khổng lồ va vào Trái đất làm bề mặt Trái đất bị bao phủ một lƣợng khói bụi dày đặc, và Trái đất bị chìm trong bóng tối một thời gian dài do không có ánh sáng Mặt trời. Trái đất bị lạnh đi và loài khủng long bị tiêu diệt.Khoảng 2 triệu năm trƣớc công nguyên, Trái đất cũng trải qua nhiều lần băng hà lạnh lẽo và gian băng ấm áp, với chu kỳ mỗi lần khoảng 100 nghìn năm.Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa kỳ băng hà và gian băng khoảng 5 - 7 o C, riêng ở vùng cực khoảng 10 - 15 o C.Thời kỳ gian băng khoảng 125 nghìn đến 130 nghìn năm trƣớc công nguyên, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp (1750) khoảng 2 o C và mực nƣớc biển trung bình cao hơn trong thế kỷ XX từ 4 - 6 m. Thời kỳ băng hà cuối cùng kết thúc cách đây khoảng 10 - 15 nghìn năm.Sau thời kỳ này,Trái đất ấm dần lên, các sinh vật mới dần dần phát triển. Sa mạc Sahara trong khoảng 12 nghìn đến 4 nghìn năm trƣớc công nguyên có cây cỏ và chim muông. Khoảng 5 - 6 nghìn năm trƣớc công nguyên, nhiệt độ Trái đất cao hơn hiện nay.Về nguyên nhân biến đổi khí hậu xảy ra trong thời kỳ địa chất, có 3 giả thuyết về quá trình biến đổi khí hậu sau đây: - Giả thuyết thiên văn: cho rằng biến đổi khí hậu do nguyên nhân vũ trụ gây nên, đó là những ảnh hƣởng từ bên ngoài địa cầu. Ngƣời ta cho rằng, quỹ đạo địa cầu, độ nghiêng hoàng đạo, tâm sai của quỹ đạo và điểm xuân phân đã có những thay đổi lớn giữa các thời đại địa chất, do vậy khí hậu đã biến đổi. - Giả thuyết địa chất: cho rằng biến đổi lục địa về hình dạng và tỷ lệ phân bố hải-lục trong các thời đại địa chất đã gây ra biến đổi khí hậu.Giả thuyết này cho rằng các châu lục trên trái đất luôn di động trƣợt trên lớp đệm nằm sâu trong lòng đất.Vì thế các châu lục thƣờng có quá trình trôi dạt bên cạnh các quá trình tạo sơn và đứt gãy gây ra biến đổi khí hậu. [...]... dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La; - Tổng quan về trƣờng cao đẳng Sơn La; - Thực trạng nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức và kĩ năng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai cho học sinh, sinh viên trong trƣờng cao đẳng Sơn La 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập... tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Học sinh, sinh viên trƣờng Cao đẳng Sơn La 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về nhận thức và thái độ của HSSV về biến đổi khí hậu trong trƣờng Cao đẳng Sơn La 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài - Địa điểm nghiên cứu của đề tài: Trƣờng Cao đẳng Sơn La - Thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng... (Viện KH KTTVMT, 2006); - Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH KTTVMT, 2007); - Kịch bản biến đổi khí hậu xây dựng bằng phƣơng pháp tổ hợp (phần mềm MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê (Viện KH KTTVMT, 2008); - Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Việt Nam đƣợc xây dựng... pháp thu thập các số liệu thứ cấp nhƣ: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Sơn La; các số liệu về trƣờng Cao đẳng Sơn La Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân các phƣờng Chiềng Sinh, Ủy ban nhân dân Thành phố Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La; Phòng Công tác HSSV, Phòng Đào tạo; Phòng QLKH & QHQT trƣờng Cao đẳng Sơn La 3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số... Điều đó phù hợp với sự thể hiện không rõ của chu kỳ 11 năm trong khí hậu bề mặt Trái đất Tóm lại, các quan trắc trực tiếp cho thấy sự biến đổi ánh sáng Mặt trời ảnh hƣởng không đáng kể đối với biến đổi khí hậu Để nghiên cứu các cơ chế khác của biến đổi khí hậu Trái đất, do đó ngƣời ta giả thuyết rằng sự chiếu sáng của Mặt Trời rất ổn định trong mô hình khí hậu c Núi lửa và các hiện tượng tự nhiên khác... Việt Nam - Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về biến đổi khí hậu ở châu Á do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ; - Kịch bản biến đổi khí hậu trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, (Viện KH KTTVMT, 2003); 24 - Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp tổ hợp (phần mềm MAGICC/SCEN GEN 4.1) và phƣơng pháp... 11 năm của vết đen rất đáng quan tâm, nhƣng nó chỉ ảnh hƣởng rất nhỏ đối với khí hậu Ánh sáng Mặt Trời thay đổi 1Wm-2 tác động tới khí hậu với lƣợng 0,175 Wm-2, với độ thích ứng của khí hậu R = 0,5 K/(Wm -2) mang lại thích ứng của cân bằng khí hậu < 0,10C Hơn nữa, chu kỳ 11 năm ngắn hơn đáng kể so với thời gian ổn định của khí hậu do nhiệt dung lớn của lớp xáo trộn đại dƣơng Vì vậy, giá trị của thích... vấn: Học sinh sinh viên trong trƣờng Cao đẳng Sơn La - Hình thức phỏng vấn + Phát phiếu điều tra: Tiến hành phát phiếu điều tra theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng cho 367 HSSV (Tổng số phiếu điều tra là: (4389/(1+4389(0.05)^2)) = 367 phiếu, thuộc trƣờng Cao đẳng Sơn La Tổng số phiếu điều tra ứng với các khóa học thể hiện ở bảng: Bảng 3.1 Số lượng phiếu điều tra tương ứng với các khóa học của. .. dung của đề tài tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo và những ngƣời có chuyên môn về quản lý HSSV, về xã hội học, về quản lý môi trƣờng và biến đổi khí hậu 3.4.5 Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn Việc trực tiếp điều tra trên giảng đƣờng, khu vực ký túc xá của trƣờng, để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng nhận thức và thái độ của. .. của trƣờng đại học Hawaii (http://ilikai.soest.hawaii.edu/uhslc); - Tổng hợp của IPCC về các kịch bản nƣớc biển dâng trong thế kỷ 21 ở các báo cáo đánh giá năm 2001 và năm 2007; - Các báo cáo về nƣớc biển dâng của Tổ chức Tiempo thuộc Đại học Đông Anh (http://www.cru.uea.ac.uk/tiempo) 2.3.2 Các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam - Kịch bản biến đổi khí hậu đƣợc xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về biến đổi . Tổng quan về trƣờng Cao đẳng Sơn La; - Thực trạng nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đánh giá nhận thức của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; -. thực trạng nhận thức, thái độ của HSSV trƣờng cao đẳng Sơn La về biến đổi khí hậu; - Đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho HSSV trong trƣờng cao đẳng Sơn La. 1.4. biến đổi khí hậu của học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh Sơn La là rất cần thiết để từ đó có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan