Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la

42 382 1
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã chiềng mung   huyện mai sơn   tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM ∞∞∞ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI XÃ CHIỀNG MUNG – HUYỆN MAI SƠN – TỈNH SƠN LA Người thực hiện: Hà Thị Phú Lớp CĐ Khoa Học Cây Trồng K47 Người hướng dẫn: Th.S. Dương Thị Thanh Nga Giảng viên bộ môn Khoa học cây trồng Khoa Nông Lâm – Trường CĐ Sơn La 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, của các thầy cô giáo và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: - Th.S. Dương Thị Thanh Nga giảng viên trường Cao Đẳng Sơn La, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện các nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. - Các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Nông Lâm Trường Cao Đẳng Sơn La. - Ủy ban nhân dân và nhân dân xã Chiềng Mung huyện Mai Sơn đã phối hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu. Sự quan tâm gúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Sơn La, tháng 4 năm 2013 Tác giả Hà Thị Phú 3 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn ở trên 100 nước, mà còn vì hạt lạc chứa 22- 26% prôtêin và 45- 50% lipít, là nguồn bổ sung đạm, chất béo quan trọng cho con người, hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Bên cạnh giá trị to lớn về dinh dưỡng cho con người và là nguyên liệu cho các ngành khác, cây lạc còn là cây quan trọng nhất trong hệ thống luân canh cây trồng đạt hiệu quả cao vì nó còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng ở các quốc gia trên thế giới. Từ những ưu điểm trên, cây lạc đang được quan tâm phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2013 sẽ đưa diện tích lạc và sản lượng trồng lạc lên 400.000 ha và sản lượng đạt khoảng một triệu tấn, để thực hiện được kế hoạch đó cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và triển khai áp dụng tiến bộ cho nông dân trên đồng ruộng. Theo các nhà khoa học đã khẳng định một trong nghững nguyên nhân làm hạn chế năng suất lạc là do chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chưa khai thác, tận dụng hết tiềm năng để sản xuất có hiệu quả. Vì vậy việc tập trung nghiên cứu tìm ra các giải pháp kỹ thuật, giúp nông dân thâm canh tăng năng suất lạc đòi hỏi cấp bách, trong sản xuất. Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc, có nhiều tiềm năng để mở rộng và phát triển cây lạc, nhưng năng suất chưa cao. Năng suất lạc còn thấp là do nhiều nguyên nhân như: trình độ thâm canh của người nông dân còn hạn chế, bộ giống mới đưa vào sản xuất còn ít, tỷ lệ diện tích sử dụng giống mới chưa cao, ảnh hưởng của khí hậu, tập quán canh tác,…Để khắc phục được những nguyên nhân 4 trên cần phải quân tâm đến các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài là bố trí giống, tìm ra những giống lạc phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác để nâng cao năng suất lạc. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã Chiềng Mung – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La’’. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và địa phương. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 3 giống lạc ĐP1, ĐP2 và L14. - So sánh năng suất của 3 giống lạc ĐP1, ĐP2 và L14. - Đánh giá đặc điểm hình thái của 3 giống lạc ĐP1, ĐP2, và L14. 5 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc của cây lạc Căn cứ trong tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ học, nhiều nhà khoa học đã xác định rằng lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Theo Skie (E.G.S quier) thì quả lạc được tìm thấy ở các ngôi mộ cổ Ancôn – thủ đô của Peru vào năm 1897. Lạc được đựng trong các chum vại khác nhau. Nhờ khảo cổ học và địa thực vật học con người đã xác định được nguồn gốc cây lạc. Những ghi chép đầu tiên về cây lạc do thuyền trưởng Gorzalo Fernandez, ông cũng là người đầu tiên phổ biến tên “mani” của cây lạc. Từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ bằng nhiều con đường, lạc được đưa từ Peru tới Mexico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền tới Philippin và đi khắp các vùng trên thế giới, nó nhanh chóng thích ứng với các vùng có điều kiện thích hợp. Người da đỏ Inca ở Peru đã đạt tới một nền văn minh nông nghiệp khá cao và họ đã trồng lạc dọc suốt các vùng ven biển Peru. Theo Gregory (1979-1980) tất cả các loài hoang dại thuộc chi arachis chỉ tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố vùng Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ biển nam Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso. Về mặt lich sử học, chắc chắn người Inđiêng đã biết ăn lạc theo nhiều cách: rang, luộc, giã nhỏ, nấu canh, ép dầu, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã biết ép dầu trước khi kỹ nghệ ép dầu lạc xuất hiện ở Châu Âu. Sau khi xâm chiếm Xênnêgan, Pháp đã chú ý tới khả năng phát triển lạc ở vùng này để có thu nhập một lượng lạc lớn dùng cho công nghiệp. Nhà hóa họ c Pháp Roussean năm 1841 lần đầu tiên đã nhập vào Pháp một lượng lớn 70 tấn lạc cho nhà máy ép dầu. Lịch sử Việt Nam tới nay chưa xác minh được rõ ràng cây lạc có nguồn gốc từ đâu. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán danh từ „„Lạc‟‟ có thể do từ Hán „„Hoa Sinh‟‟ là người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII, XVIII. [2]. 6 2.2. Sự phân bố cây lạc trên thế giới Những tài liệu ghi chép sớm nhất về cây lạc của người châu Âu là ở thế kỷ 16. Năm 1587 nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha Gabriel Soares de sauza đã mô tả cây lạc và Jean de Lery (1578) mô tả kỹ về quả lạc. Có lẽ cây lạc đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ (Peru) tới Châu Âu vào năm 1574 theo báo cáo của Nicolas Monardes. Krapovickas (1968) cho rằng lạc được đưa từ bờ biển phía Tây Peru tới Mêxicô và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền Tây Ban Nha tới Philippin và các vùng thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hoa Kỳ, thành công trồng lạc sớm nhất là đối với các giống quả nhỏ, dạng cây bò và có thời gian sinh trưởng dài (Var. hypogeace), có lẽ được đưa từ châu Phi tới. Còn dạng quả nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn thuộc dạng Spanish (Var. vulgaris) có thể do Thomat B.Rowland đưa từ Tây Ban Nha tới năm 1871 (Anonymous, 1918), Dạng Valencia (Var.fastigata) được đưa từ Paragoay và trung tâm Braxin. Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường lạc đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt đã tìm được mảnh đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Lạc được đưa trở lại châu Mỹ và châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nhiều vùng gen thứ cấp và làm phong phú thêm hệ nguồn gen của lạc. 2.3. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Trong các loại cây trồng làm thực phẩm cho con người, lạc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới (đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và sản lượng). Mặc dù lạc đã có từ lâu đời, nhưng tầm quan trọng kinh tế của lạc chỉ mới được xác định trong khoảng 125 năm trở lại đây. Khi công nghiệp ép dầu lạc được phát triển ở Pháp (xưởng ép dầu ở Max xây) bắt đầu nhập cây lạc từ Tây Phi để ép dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc đầu tiên trên quy mô lớn. Công 7 nghiệp ép dầu được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước Châu Âu và trên toàn thế giới. Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của một số nƣớc trên thế giới Nguồn: Faostat, http://faostat.fao.org Diện tích từ năm 2007 đến năm 2010 trên thế giới diện tích trồng lạc biến động khá cao, năm 2008 diện tích trồng lạc tăng 2,97 triệu ha so với năm 2007, đạt 24,59 triệu ha; năm 2009 và 2010 có chiều hướng giảm về diện tích, năm 2010 chỉ đạt 20,6 triệu ha. Tuy nhiên một số nước có diện tích trồng lạc lớn như Trung Quốc, Nigeria, Inddonessia, diện tích sản xuất đều tăng so với năm 2007 . Ở Việt Nam, giai đoạn này không có sự biến động nào về diện tích trồng lạc. Năm 2007, diện tích trồng lạc của Việt Nam chiếm 1,24% tổng diện tích trồng lạc của thế giới. Đến năm 2008, diện tích trồng lạc của Việt Nam vẫn không thay đổi trong khi diện tích trồng lạc thế giới không ngừng tăng, do vậy diện tích trồng lạc của Việt Nam chỉ còn chiếm 1,06% tổng diện tích trồng lạc của thế giới. Chỉ tiêu Nƣớc Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (triệu tấn) 2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 Thế giới 21,62 24,59 21,27 20,06 1,54 1,55 1,62 1,64 33,23 38,20 34,43 32,92 Ấn Độ 6,40 6,85 4,63 6,10 1,03 1,07 1,02 1,05 6,60 7,34 5,00 6,40 Trung Quốc 4,60 4,62 4,16 4,70 3,04 3,10 1,06 3,15 14,00 14,34 12,72 14,80 Nigeria 1,25 2,30 1,25 1,19 1,25 1,70 1,24 1,30 1,55 3,90 1,55 1,55 Senegal 0,65 0,67 0,47 0,64 0,65 0,97 0,95 0,98 0,42 0,65 0,45 0,63 Inđonesia 0,72 0,64 0,79 0,78 1,60 1,22 1,58 1,60 1,15 7,74 1,25 1,25 Mỹ 0,48 1,17 0,52 0,55 3,51 3,09 3,20 3,47 1,70 3,60 1,65 1,92 Việt Nam 0,26 0,26 0,25 0,23 1,77 2,09 2,09 2,10 0,46 0,53 0,50 0,49 8 Về năng suất: Giai đoạn 2007 – 2010, năng suất lạc thế giới tăng không đáng kể từ 1,54 tấn/ha đến 1,64 tấn/ha. Đặc biệt ở các nước có ngành nông nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc năng suất còn biến động theo chiều giảm. Trong khi các nước có trình độ thâm canh thấp hơn như: Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam năng suất lạc lại tăng khá nhanh. Về sản lượng: Sản lượng lạc thế giới giai đoạn này biến động không ổn định, năm 2008 tăng khá cao (tăng 14,9% so với năm 2007), đạt 38,20 triệu tấn; năm 2010 lại giảm xuống còn 32,92 triệu tấn. Sản lượng tăng, giảm chủ yếu do biến động về diện tích gieo trồng. Nước có sản lượng dẫn đầu vẫn là Trung Quốc 14,80 triệu tấn, Ấn Độ 6,40 triệu tấn, Mỹ 1,9 triệu tấn. Sản lượng lạc của Việt Nam cũng có xu hướng giảm đạt 0,49 triệu tấn. Nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được sản xuất ra hàng năm, chủ yếu do một số nước có sản lượng lạc cao là các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Trong số các nước trồng lạc thì Ấn Độ, Trung Quốc, Nigieria, Mỹ là những nước có sản lượng lạc hàng năm cao nhất. [1]. Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và năng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. Hiện nay, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới bình quân chỉ đạt 1,11 – 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 – 1998 tăng lên 1,39 triệu tấn và đến năm 2010 – 2011 đạt 2,35 triệu tấn. Trong đó Châu Mỹ và châu Á là 2 khu vực xuất khẩu nhều nhất chiếm 70% sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm 80 của thế kỷ 20, xuất khẩu lạc hàng năm chỉ đạt 0,32 triệu tấn/năm. Trong đó, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều. 9 Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ trung bình hàng năm xuất khẩu 67,3 nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới. Achentina là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới. Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 – 2000, trung bình hàng năm nhập khẩu 39,8 ngìn tấn, chiếm 13,9% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu 34,3 nghìn tấn. 2.3.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Những năm gần đây Việt Nam do còn thiếu lương thực nên trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất cây lương thực, vì vậy cây lạc chưa được quan tâm chú trọng đúng, năng suất, sản lượng lạc thấp. Những năm gần đây do có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng và sản xuất hàng hóa đã góp phần thúc đẩy tăng về diện tích, năng suất và sản lượng lạc. Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1955 – 2005. Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (nghìn tấn) 1955 17,70 8,30 14,50 1965 85,90 9,42 80,90 1985 313,00 9,50 202,40 1996 262,80 13,60 300,00 2000 244,900 14,50 355,30 2005 269,600 18,10 489,30 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011 Trong những năm chiến tranh (1955- 1965) diện tích lạc cả 2 miền Nam- Bắc năm cao nhất chỉ đạt 85.000 ha, nhưng ngay sau ngày thống nhất đất nước, sản xuất lạc tăng nhanh và trong những năm 80 diện tích lạc đã vượt lên 200.000 10 ha với sản lượng trên 200.000 tấn/năm. Đến năm 1996 diện tích đạt 262,80 nghìn ha, sản lượng đạt trên 300.000 tấn với mức tăng trưởng nhanh như vậy, sản phẩm lạc không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Trong 5 năm từ năm 1996 - 2000, năng suất cao nhất là (14,50 tạ/ha) năm 2000; thấp nhất là (12,80 tạ/ha) năm 1999. Như vậy, có thể nhận thấy rằng diện tích giảm, năng suất tăng. Sản lượng đạt 355 nghìn tấn năm 2000. Từ năm 2000 – 2005 giai đoạn này diện tích trồng lạc tăng lên 24,7 nghìn ha, năng suất tăng 3.6 tạ/ha và sản lượng là 133,7 nghìn tấn. Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (1000tấn) 2005 269,6 18,2 489,3 2006 246,7 18,6 462,5 2007 254,5 19,8 510,0 2008 255,3 20,8 530,2 2009 245,0 20,9 510,9 2010 231,0 21,0 485,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2011 Trong giai đoạn 2005 – 2010, diện tích gieo trồng lạc cả nước đạt 269,6 nghìn ha, đến năm 2010 cả nước chỉ đạt 231 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha (bình quân mỗi năm giảm 2,9% diện tích trồng). Năng suất lại có chiều hướng tăng đều qua các năm, năm 2005 năng suất đạt 18,2 tạ/ha, đến năm 2010 tăng lên 21,0 tạ/ha (bình quân mỗi năm tăng 0,56 tạ/ha). Tuy năng suất ở giai đoạn năm 2005 – 2010 tăng ở mức khá cao nhưng do diện tích gieo trồng giảm khá nhanh nên tổng sản lượng năm 2010 chỉ đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 3,6 nghìn tấn. Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc chính như sau: [...]... [1] Một số nước khác trồng lạc trên thế giới đã chọn tạo được nhiều giống lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được với một số loại sâu bệnh như Inđônexia đã chọn tạo giống Mahesa, Badak, Brawar và Komdo có năng suất, phẩm chất lốt, chín sớm và kháng sâu bệnh Ở Thái Lan đã chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống Khon Kean 60-3; Khon Kean 60- 2; Khon Kean 60-1 và Tainan 9 có năng suất. .. Vườn thực nghiệm khoa Nông Lâm thuộc Xã Chiềng Mung – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La 3.1.3.Thời gian nghiên cứu Tiến hành từ tháng 02 /2013 đến tháng 04 /2013 3.2 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Công thức thí nghiêm - Công thức 1: Giống ĐP1 (đ/c) - Công thức 2: Giống L14 - Công thức 3: Giống ĐP2 3.2.2 Bố trí thí nghiệm - Số ô thí nghiệm: 3 x 3 = 9 (ô) - Diện tích một ô thí nghiệm: 10 m2 (không kể... nhiễm bệnh cao Viện nghiên cứu lạc tỉnh Sơn Đông đã chọn được một số giống mới có năng suất cao là Luahua 6, Luhua 8, Luhua 9, 1830, đạt năng suất 50- 75 tạ/ha Viện cây lấy dầu Vũ Hán đã lai tạo được giống Zhoghua No4 chín sớm và có năng suất cao Trong những năm 1980, các giống chin sớm với những đặc tính nông học tốt như Shan you 116, Yeu suan 58, Yue you 92 đã thay thế những giống thuộc loại chín... tỉnh miền Trung và miền Nam Trung Quốc [1] Mỹ là một nước không ngừng cải tiến kỹ thuật, cơ cấu giống lạc và đã chọn tạo được nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng sâu bệnh như: giống lai F2VA93B chín sớm, hạt to, năng suất cao, giống Florigant được trồng rộng rãi ở nhiều vùng ở nước Mỹ, VGP9 có khả năng kháng bệnh thối trắng thân, bệnh thối quả (Cofelt và cộng sự 1994) Giống. .. trồng lạc nhỏ nhất cả nước, năm 2010 đạt 11.100 ha, chiếm 4,8% Tuy nhiên năng suất lạc lại cao nhất so với các vùng trong cả nước, đạt 35,6 ta/ha; sản lượng đạt 39.500 tấn, chiếm 8,1% cả nước Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Long An, Trà Vinh 2.4 Một số nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam 2.4.1 Nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới Mục tiêu của các nhà chọn tạo giống. .. nhiều giống mới bằng các phương pháp khác nhau như: đột biến sau khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp Hơn 200 giống lạc đã được phát triển và phổ biến cho sản xuất từ những năm cuối của thập kỉ 50, với những giống có năng suất cao là Haihua 1, Xuzhou 68- 4, hua 37 các giống có chất 14 lượng tốt như Baisha 1016, Hua 11, Hau 17, Luhua 10 đưa vào sản xuất phục vụ cho xuất khẩu Một số giống. .. sau: ĐP2>L14>ĐP1 4.3 Khả năng phân cành của các giống lạc Ở mỗi thân chính trên cây lạc đều có khả năng phân cành, tuy nhiên khả năng phân cành nhiều hay ít phụ thuộc vào từng giống và từng biện pháp kĩ thuật tác động Cành cùng với thân làm nên bộ khung của cây, cành mang lá, hoa và là bộ phận gián tiếp góp phần tăng năng suất của cây Ở lạc thường có hai loại cành đó là cành cấp 1 và cành cấp 2 Cành... quan trên viện nghiên cứu ngô, Viện di truyền nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đang lưu giữ những tập đoàn giống để phục vụ cho công tác cải tiến giống 18 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu Gồm có 3 giống lạc: Giống ĐP1, ĐP2, L14, trong đó giống ĐP1 làm đối chứng 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Vườn thực nghiệm... NC12C là giống hạt to, có khả năng kháng bệnh đốm lá, gỉ sắt và héo xanh vi khuẩn, năng suất cao 30- 50 tạ/ha Ấn Độ cũng là một nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chọn giống Trong chương trình hợp tác cới ICRISAT, bằng cong đường thử nghiệm các giống lạc của ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc chín sớm phục vụ rộng rãi trong sản xuất, đó là BSR (D.Sudhakar và CS,... thấy số cành của các giống biến động từ 4,2 đến 4,6 cành Trong đó giống có số cành thấp nhất là giống ĐP2 đạt 4,2 cành, giống có số cành cao nhất là giống L14 đạt 4,7 cành Tuy giống ĐP2 có số cành đạt thấp nhất nhưng về tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất so với giống đối chứng và giống L14 với tốc độ tăng trưởng đạt 0,3 cành tăng hơn so với đối chứng 0,1 cành Sự khác nhau ở khả năng phân cành cấp 1 của giống . trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc vụ xuân năm 2013 tại xã Chiềng Mung – huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La ’. 2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Nghiên cứu khả năng sinh. ĐẲNG SƠN LA KHOA NÔNG LÂM ∞∞∞ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI XÃ CHIỀNG MUNG – HUYỆN MAI SƠN. sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc có năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và địa phương. 2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 3 giống lạc

Ngày đăng: 23/08/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan